SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_lam_quen.docx
Mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_hoat_dong_LQVH_cho_tre_MG_4-5_tuoi_426b4a64bf.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi
- Ví dụ: Khi trẻ gặp khó khăn với việc đặt lời kể, cô sử dụng các câu hỏi để hỗ trợ trẻ như: Thỏ anh làm gì?; Thỏ em nhìn thấy gì? sau đó giúp trẻ ghép các câu trả lời vào câu chuyện. Khi dạy trẻ đọc thơ, kể chuyện diễn cảm, tôi sử dụng rất nhiều phương pháp và hình thức tổ chức học tập khác nhau như: Dạy trẻ học cách đọc, cách kể từ cô, bắt chước theo cô; dạy trẻ học từ bạn bè; học bắt chước theo băng đĩa kết hợp với tranh ảnh đồ dùng trực quan; dạy trẻ tự sáng tạo theo cách riêng của mình. Để gây hứng thú giúp trẻ nhanh chóng hiểu nội dung truyện, nhớ truyện, thuộc truyện và đọc kể diễn cảm, kể chuyện sáng tạo, tôi thay đổi các hình thức tổ chức hoạt động. Mỗi câu chuyện, bài thơ tôi lại thiết kế một cách khác để phát huy tính tò mò, ham hiểu biết thế giới xung quanh của trẻ, giúp trẻ hứng thu trong hoạt động đọc thơ, kể chuyện diễn cảm. 3.5. Giải pháp 5. Phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội: Như chúng ta đã thấy môi trường tiếp xúc của trẻ chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy việc kết hợp giữa gia đình và nhà trường và xã hội là một biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh là nhân tố quyết định trong việc tạo nguồn nguyên vật liệu để chúng tôi làm đồ dùng các góc, nhất là góc làm quen với văn học. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tổ chức họp phụ huynh trao đổi về nội dung đề tài tôi nghiên cứu, từ đó xây dựng kế hoạch thực hiện giải pháp này để nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học tại lớp tôi. Tôi thường xuyên trao đổi với cha mẹ trẻ vào các giờ đón, trả trẻ để tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ đi học đều được làm quen với trường lớp, với các bạn, với một số môn học có liên quan đến lĩnh vực nhận thức, phát triển ngôn ngữ Ngoài ra tôi còn trao đổi với phụ huynh về vấn đề chăm sóc và giáo dục trẻ ở trường cũng như ở nhà để cô giáo và phụ huynh cùng kết hợp dạy trẻ làm quen văn học trong môi trường nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội. Tôi thường dành thời gian hướng dẫn phụ huynh kể chuyện cho trẻ nghe trước khi đi ngủ ở nhà, rèn cho trẻ cách nói đủ câu, không nói ngọng, nói lắp, đặc biệt không nói ngọng theo con. Trực tiếp đề cập đến tầm quan trọng của 19
- hoạt động “làm quen với văn học” vì đây là hoạt động giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách mạch lạc, rõ ràng, phát triển khả năng cảm thụ văn học. (Hướng dẫn phụ huynh dạy trẻ xem sách truyện ở nhà) Có kế hoạch mời phụ huynh thăm lớp, dự giờ, dự hoạt động trẻ như: làm đồ dùng, đồ chơi, tổ chức cho trẻ trưng bày các sản phẩm đồ dùng, đồ chơi mà cô và cả lớp đã làm cho phụ huynh xem. Đồng thời mời cha mẹ trẻ tham gia vào các ngày lễ hội của các cháu như: hội thi “Bé kể chuyện hát hay” hay “Bé vui tết trung thu” (Phụ huynh học sinh tặng truyện tranh cho lớp) 20
- Vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu như: giấy, sách, lọ nhựa, vải vụn để làm rối kể chuyện cho trẻ; tặng sách truyện bổ sung cho các góc thư viện của lớp, thư viện cộng đồng của trường. Đối với những trẻ tiếp thu chậm tôi trực tiếp trao đổi với phụ huynh để cùng đưa ra những biện pháp giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Ngoài các biện pháp trên, tôi đã tham tham mưu với ban giám hiệu nhà trường tổ chức các hoạt động tập thể như: Hội thi “Bé kể chuyện, hát hay”, Ngày hội thể dục thể thao, Hội diễn văn nghệ chào mừng ngày 20/11, ngày 08/3, Đêm hội trăng rằm, Lễ hội mùa xuân, đặc biệt các hoạt động tập thể cuối chủ đề của khối lớp 4 tuổi. Các hoạt động này giúp trẻ được giao lưu với các bạn cùng độ tuổi, khác độ tuổi trong trường, giúp trẻ được tự giới thiệu về mình, được trao đổi, đối thoại, được học hỏi tích luỹ các kỹ năng nghe, nói và làm quen với đọc viết. Cũng tại các hoạt động này là cơ hội trẻ được học tập tích luỹ thêm các kỹ năng giao tiếp, đọc nói và kể chuyện diễn cảm từ các bạn, từ các cô giáo trong trường, từ phía phụ huynh và các bác, các cô chú đại diện các tổ chức xã hội tại địa phương. Qua hoạt động này bản thân cá nhân tôi cũng như nhà trường có dịp khẳng định chất lượng giáo dục, chất lượng lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đặc biệt chất lượng hoạt động làm quen văn học của lớp, của nhà trường trong năm học. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Trên đây là một số giải pháp tôi đã thực hiện tại lớp 4 tuổi B trường mầm non thị trấn rạng Đông, sau khi áp dụng một số biện pháp cho trẻ cảm thụ văn học trong năm học đã cho thấy: + Trẻ thông minh sáng tạo hơn khi tham gia hoạt động làm quen văn học. + Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc hơn. + Trẻ thích được đóng kịch. + Trẻ thích đọc thơ, kể truyện. + Trẻ ghi nhớ, thuộc thơ, truyện lâu hơn. + Trẻ có khả năng tự sáng tạo và thể hiện tính cách nhập vai một cách nhẹ nhàng, linh hoạt. 21
- + Biết kể truyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách có trình tự, kể chuyện có mở đầu kết thúc. Vốn từ của trẻ được phát triển, trẻ biết lắng nghe, trao đổi với người đối thoại một cách tự tin, bắt chước giọng nói, cử chỉ điệu bộ của nhân vật trong truyện theo yêu cầu của cô. * Kết quả trên trẻ như sau: Tỷ lệ tăng Đầu năm Cuối năm Nội dung giảm Số Số trẻ Tỷ lệ Số trẻ Tỷ lệ Tỷ lệ trẻ Trẻ hứng thú vào hoạt động thơ, truyện 25/35 71,42% 35/35 100% 10 28,58% Trẻ hiểu nội dung bài thơ, câu chuyện 20/35 57,14% 33/35 94,28% 13 37,14% Trẻ trả lời câu hỏi rõ ràng, mạch lạc (lắng nghe, trao 18/35 51,42% 30/35 85,71% 12 33,75% đổi) Trẻ đọc thuộc thơ, ca dao, đồng dao 25/35 71,42% 35/35 100% 10 28,58% Trẻ kể lại truyện có mở đầu, có kết thúc 18/35 51,42% 33/35 94,28% 13 37,14% Bắt trước giọng nói, điệu bộ của nhân vật trong 19/35 54,28% 29/35 82,85% 10 28,57% truyện. Cầm sách đúng chiều, “đọc vẹt” theo tranh ảnh minh 20/35 57,14% 35/35 100% 10 28,58% họa Nhận ra kí hiệu thông thường trong cuộc sống 27/35 77,14% 33/35 94,28% 6 17,14% Với kết quả nghiên cứu được đánh giá tương đối chính xác, sát và phù hợp với thực tiễn, tâm lý của trẻ. Theo đánh giá chủ quan của cá nhân tôi, đề tài này không chỉ vận dụng cho nâng cao chất lượng làm quen văn học ở lứa tuổi mẫu giáo 4-5 tuổi mà còn có thể áp dụng cho mọi lứa tuổi trẻ trong các trường mầm non. 22
- IV. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ: Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này, tôi thấy phụ huynh rất phấn khởi khi thấy con mình đã tiến bộ hơn rất nhiều, vốn từ của trẻ phong phú hơn, trẻ thích được nghe kể chuyện, tự kể chuyện sáng tạo, thuộc nhiều bài thơ ca dao, đồng dao; trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, nói rõ ràng không ngọng lắp, đọc to, diễn cảm Các bậc phụ huynh học sinh thường xuyên hỗ trợ cho giáo viên về nguyên vật liệu để làm đồ chơi cho trẻ. Tích cực đọc thơ, ca dao, đồng dao cùng trẻ, kể chuyện cho trẻ nghe trong thời gian chơi cùng trẻ, trước lúc đi ngủ. Bản thân giáo viên luôn tự tin khi truyền đạt cho trẻ các tác phẩm văn học bằng chính sự say mê, bằng lòng yêu nghề mến trẻ, đem lại cho trẻ những hiểu biết, những tình cảm yêu quê hương đất nước, người thân trong gia đình, bạn bè và môi trường xung quanh bé * Bài học kinh nghiệm cho bản thân: Với sáng kiến kinh nghiệm đã thực hiện và kết quả nêu trên bản thân tôi tự rút ra những bài học kinh nghiệm sau: Ngay từ đầu năm học người giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để có những phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ đầu một cách hợp lý. Thường xuyên luyện giọng đọc, giọng kể diễn cảm, thể hiện được nét mặt, cử chỉ, điệu bộ của các nhân vật trong truyện. Tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Sử dụng tốt đồ dùng trực quan: mô hình rối dẹt, rối tay, rối que Tích cực làm đồ dùng, đồ chơi theo chủ đề, đồ dùng minh họa cần phong phú, đa dạng, hấp dẫn. Giáo viên phải sử dụng khoa học, linh hoạt, gọn gàng, đúng lúc, tránh lạm dụng, ôm đồm. Tham khảo thêm một số kịch bản đã được biên soạn sẵn và tập cho trẻ đóng kịch. Tham mưu tốt với phụ huynh hỗ trợ thêm một số tranh truyện, sách báo Biết tích hợp lồng ghép nhẹ nhàng chuyên đề vào các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi. 23
- Bản thân luôn tự học hỏi để nâng cao trình độ chuyên đề thông qua dự giờ đồng nghiệp và việc tiếp thu chuyên đề do nhà trường tổ chức. Tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động tập thể mang tính nghệ thuật: ngày hội, ngày lễ, hoạt động sân khấu Trên đây là báo cáo sáng kiến kinh nghiệm về: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động làm quen văn học cho trẻ 4-5 tuổi”. Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo sáng kiến trên không có sự sao chép hoặc vi phạm bản quyền của người khác. Do khả năng nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiệm còn hạn chế chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Hội đồng xét duyệt các cấp, bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn và được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn, bản thân tôi có thêm nhiều kinh nghiệm để thực hiện tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi xin chân thành cảm ơn! Rạng Đông, ngày 28 tháng 12 năm 2018 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Thị Xiêm 24
- CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) . PHÒNG GD & ĐT HUYỆN NGHĨA HƢNG (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) . 25