SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ lớp 4-5 tuổi số 2 trường mầm non Hương Mạc 1

docx 10 trang Đinh Thương 15/01/2025 690
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ lớp 4-5 tuổi số 2 trường mầm non Hương Mạc 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_hoat_dong.docx
  • pptxThuyet_trinh_son_169b0.pptx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ lớp 4-5 tuổi số 2 trường mầm non Hương Mạc 1

  1. 4 - Chủ đề: Bản thân: Chải tóc, cột tóc, thắt bím tóc cho bạn, cột dây giày, gấp quần áo, Hoạt động trải nghiệm có thể được tổ chức ở nhiều thời điểm trong ngày, tuỳ vào nội dung cần cung cấp mà tôi chọn thời điểm cho phù hợp để tổ chức cho trẻ. Tôi đã chọn các nội dung ở các thời điểm trong ngày như sau: Hoạt động học: Ngoài các giờ học quan sát, trò chuyện thông thường qua tranh ảnh, tôi thường tổ chức cho trẻ làm các thí nghiệm đơn giản để trẻ được tự tay làm thí nghiệm, được tự quan sát và kiểm tra kết quả. Ví dụ: Trải nghiệm“Lọc nước bẩn bằng sỏi và bông gòn”, chủ đề: Nước- hiên tượng thiên nhiên. Chuẩn bị: Chai nhựa cắt rời, bông gòn, cát, sỏi, chai chứa nước bẩn. Hướng dẫn và thực hiện các thao tác làm thí nghiệm: Tôi lấy bông gòn đặt và ấn chặt vào phía dưới phểu, sau đó dùng muỗng múc cát bỏ vào trên lớp bông gòn, cuối cùng là cho sỏi lên trên cùng. Trẻ đoán xem điều gì xảy ra khi tôi chế chai nước bẩn này vào? Tiếp theo, tôi cho nước bẩn vào để trẻ xem kết quả. Cho trẻ thí nghiệm và nói kết quả của mình. Khi làm thí nghiệm này, trẻ rất chú ý, hào hứng vì trẻ đã lọc được từ nước bẩn thành nước nước sạch, trẻ thích thú reo lên: “ Cô ơi, hay quá, thành nước sạch rồi”. Hoạt động ngoài trời: Tôi cho trẻ thực hành một số hoạt động trải nghiệm ở vườn rau như xới đất, nhổ cỏ, tưới nước, bắt sâu, thu hoạch rau Trẻ nào cũng hứng thú, vui vẻ tham gia hoạt động. Bên cạnh đó, tôi còn tổ chức cho trẻ tham gia lao động cùng cô và các bạn để tạo thói quen tốt biết bảo vệ môi trường xung quanh như cho trẻ nhặt rác, tưới cây, nhổ cỏ tại các bồn hoa, khu vui chơi ở trên sân trường, từ đó hình thành cho trẻ một số kĩ năng lao động. Hoạt động chơi ở các góc: Khi trao đổi về chủ đề chơi tôi cho trẻ đưa ra ý tưởng trải nghiệm rồi cho trẻ lựa chọn công việc sẽ tham gia vào các nhóm khác nhau, trong nhóm tự phân công công việc cụ thể cho các thành viên. Trong quá trình trải nghiệm tôi hướng dẫn chú ý rèn kỹ năng mới cho trẻ, khuyến khích trẻ quan tâm giúp đỡ chia sẻ với nhau trong công việc tạo các tình huống tương tác với nhau. Kết thúc hoạt động tôi cho trẻ tự đánh giá kết quả hoạt động cuối cùng cho các cháu lao động vệ sinh. c. Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa Hoạt động tham quan dã ngoại nằm trong chuỗi hoạt động trải nghiệm của trẻ. Đây là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu vận động, nhu cầu vui chơi, đem lại niềm vui, tiếng cười cho trẻ. Ngoài các hoạt động trải nghiệm ở hoạt động học, hoạt động ngoài trời, trẻ còn được trải nghiệm thực tế nhiều qua hoạt động ngoại khóa cụ thể như: “Đêm hội trăng rằm”, “ Xuân yêu thương”, “ Noell”
  2. 5 Tổ chức cho trẻ ăn tiệc buffet: Với thực đơn đa dạng, phong phú có nhiều món ăn ngon, cách trình bày đẹp mắt, hấp dẫn đã khiến trẻ vô cùng thích thú và hào hứng như cơm cuộn, bắp xào, trứng cút bọc thịt chiên, khoai tây chiên, súp, bánh mì, sữa chua, trái cây Qua hoạt động này trẻ học được cách trình bày món ăn, thói quen lịch sự văn minh trong ăn uống, văn minh khi ăn buffet Các buổi tham quan ngoại khóa tại các khu trang trại giáo dục: Trẻ được trải nghiệm cảm giác đi xe bus với các bạn, được trải nghiệm các trò chơi mới thú vị của khu trang trại, trẻ được đóng vai thành người lớn trải nghiệm nghề nghiệp trong tương lai, Ngoài ra, tôi còn tổ chức các buổi tham quan các khu di tích lịch sử của địa phương, qua đó giáo dục trẻ biết yêu quê hương, đất nước. d. Biện pháp 4: Phối kết hợp với phụ huynh để tổ chức tốt các hoạt động cho trẻ trải nghiệm. Hoạt động trải nghiệm thực tế giúp cho cha mẹ hiểu trẻ nhiều hơn, là sợi dây vô hình gắn kết giữa gia đình, nhà trường và con trẻ. Cha mẹ cũng là những nhân tố tích cực trong việc tạo cho trẻ cơ hội để được trải nghiệm thực hành. Hoạt động trải nghiệm cần nhiều đồ dùng, nguyên vật liệu thật cho trẻ trải nghiệm. Ở mỗi chủ đề, mỗi hoạt động, mỗi ngày lễ phụ huynh lớp tôi luôn tích cực ủng hộ tạo điều kiện cho cô và trẻ được hoạt động tốt nhất như: ủng hộ nguyên vật liệu trong hoạt động nặn bánh trôi nước tết 3/3, cắm hoa tươi tặng mẹ tặng bà ngày 20/10, 8/3, gói bánh chưng ngày tết, trang trí bánh bích quy Noel, Qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ, nhóm Zalo của lớp, tôi thường xuyên trao đổi, tuyên truyền và gửi các hình ảnh, video về các hoạt động của trẻ ở trường, lớp, qua đó giúp phụ huynh nắm được các nội dung và hoạt động của con tại trường, khi các con ở nhà bố mẹ cũng mở rộng thêm kiến thức cho con bằng cách cho con trải nghiệm cùng gia đình. Từ đó các bậc phụ huynh thông cảm hơn với những khó khăn của các cô, tạo mối quan hệ gắn kết giữa gia đình, nhà trường và giáo viên. 3. Kết quả đạt được a. kết quả đạt được Sau một năm nghiên cứu và áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ lớp 4-5 tuổi số 2 trường mầm non Hương Mạc 1” tôi đã thu được một số kết quả như sau: * Đối với trẻ: Trẻ hứng thú khi tham gia hoạt động trải nghiệm cùng cô và các bạn, ngày càng mạnh dạn tự tin hơn trong giao tiếp, chủ động tích cực hơn trong các hoạt động ở lớp. Trẻ học hỏi được một số kiến thức từ thực tế trải nghiệm, có một số kỹ năng mới như biết cách chăm sóc cây trồng, vật nuôi, có kỹ năng lao động.
  3. 6 Trẻ phối hợp tốt với cô và bạn, khéo léo, thực hiện theo dướng dẫn của cô khi tham quan trải nghiệm. * Đối với giáo viên: Tận dụng được các điều kiện thực tế để tổ chức cho trẻ trải nghiệm, có kinh nghiệm khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế. Phối hợp tốt với Ban giám hiệu nhà trường và phụ huynh, mạnh dạn tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho trẻ. * Đối với phụ huynh: Các bậc phụ huynh đã quan tâm đến hoạt động của con tại trường, yên tâm tin tưởng các cô khi gửi con đến lớp, phấn khởi khi thấy con em mình có những kỹ năng trải nghiệm thú vị, hữu ích. b. Những điều chỉnh bổ sung sau khi thực nghiệm Trong quá trình giảng dạy trẻ, bản thân tôi đã rút ra được một số bài học để điều chỉnh và bổ sung trong việc tổ các hoạt động trải nghiệm: Cần đổi mới, sáng tạo khi tổ chức các hoạt động trải nghiệm thực tế, các thí nghiệm khoa học cho trẻ để trẻ được trải nghiệm nhiều hơn. Cô cần xử lý linh hoạt các tình huống khi tổ chức các hoạt động cho trẻ, giải đáp kịp thời mọi thắc mắc của trẻ, đồng thời cô cần chú ý tới yếu tố khác biệt của từng trẻ. Khi tổ chức các hoạt động cần có sự phối hợp nhịp nhàng và thống nhất giữa hai giáo viên trong lớp về nội dung hoạt động và đảm bảo an toàn cho trẻ. 4. Kết luận Khi tham gia các hoạt động trải nghiệm thực tế, trẻ được cung cấp các kiến thức, kỹ năng mới từ đó hình thành những năng lực, phẩm chất và kinh nghiệm. Hoạt động giáo dục trải nghiệm giúp trẻ tăng khả năng khám phá, mang đến cho trẻ những bài học thực tiễn bổ ích và lý thú, tạo cho trẻ có niềm say mê tìm hiểu. Hoạt động trải nghiệm thực tế cần được tổ chức thường xuyên để trẻ có nhiều cơ hội tham gia, từ đó góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện thể chất, nhận thức và kĩ năng 5. Những kiến nghị, đề xuất a. Đối với tổ chuyên môn: Trong các buổi sinh hoạt chuyên môn của tổ, cần phát huy việc trao đổi kinh nghiệm công tác giảng dạy, những biện pháp giúp trẻ học tốt các hoạt động của lứa tuổi nói chung và các hoạt động cho trẻ trải nghiệm thực tế nói riêng. Tổ khối thực hiện nhiều chuyên đề để giáo viên được đi dự giờ học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp về chuyên môn. b. Đối với nhà trường: Nhà trường đầu tư hơn nữa kinh phí mua thêm đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị để trẻ thực hành trải nghiệm. Nhà trường tổ chức thêm nhiều hoạt động trải nghiệm cho trẻ ngày càng đa dạng và phong phú.
  4. 7 Tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học tập của đơn vị bạn. c. Đối với cấp Phòng, Sở. Phòng, Sở Quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Tăng cường tổ chức các chuyên đề để giáo viên được tham gia các tiết dạy mẫu, được học tập trường bạn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP Sau khi áp dụng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm thực tế cho trẻ 4-5 tuổi số 2 trường mầm non Hương Mạc 1”, khảo sát trẻ với tổng số 28 học sinh tôi đã thu được kết quả như sau: Cuối năm học 2022-2023 TT Nội Dung Số lượng (đạt) Tỷ lệ % 1 Trẻ mạnh dạn nói lên ý kiến khi trải nghiệm. 26 93% 2 Khả năng phối hợp trong quá trình trải nghiệm. 27 96% Khéo léo, thực hiện theo hướng dẫn khi tham gia 3 26 92% trải nghiệm Bảng 2: Khảo sát sự mạnh dạn, khả năng phối hợp và khéo léo của trẻ khi tham gia trải nghiệm thực tế cuối năm học 2022-2023 PHẦN IV: CAM KẾT Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền, các biện pháp đã triển khai tại lớp mẫu giáo 4-5 tuổi số 2, trường mầm non Hương Mạc 1, thực hiện và minh chứng về sự tiến bộ của trẻ là trung thực. Nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm! Tôi xin chân thành cảm ơn! Hương Mạc, ngày tháng 11 năm 2023 Giáo viên Đàm Thị Nguyệt Quỳnh
  5. 8 MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1 1.Lý do lựa chọn đề tài 1 2.Mục đích của đề tài 1 2 PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 1.Thực trạng việc tổ chức hoạt động cho trẻ trải nghiệm thực tế 1 a.Những ưu điểm của vấn đề 1 b.Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân 2 c.Khảo sát các điều kiện thực trạng 3 2. Những biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức cho trẻ tham gia 2 hoạt động trải nghiệm thực tế a.Biện pháp 1: Tạo môi trường cho trẻ hoạt động trải nghiệm 2 b.Biện pháp 2: Hoạt động học theo hướng trải nghiệm 2 c.Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động ngoại khóa 4 3.Kết quả đạt được 5 a.Kết quả đạt được 5 b.Điều chỉnh bổ sung sau khi thực nghiệm 5 4. Kết luận 6
  6. 9 5.Kiến nghị, đề xuất 6 a.Đối với tổ chuyên môn 6 b.Đối với lãnh đạo nhà trường 6 c.Đối với Phòng GD&ĐT ; Sở GD&ĐT 6 3 PHẦN III: MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA BIỆN PHÁP 6 4 PHẦN IV: CAM KẾT 7
  7. 10 ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN . TỔ TRƯỞNG TỔ CHUYÊN MÔN Hoàng Thị Loan ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HIỆU TRƯỞNG HIỆU TRƯỞNG Đàm Thị Oanh