Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động vẽ theo đề tài

doc 13 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5031
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động vẽ theo đề tài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_to_chuc_cho_tre_4_5_t.doc

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp tổ chức cho trẻ 4-5 tuổi hoạt động vẽ theo đề tài

  1. * Điều tra thực tiễn: Kết quả khảo sát đầu năm TS Trung Tốt Khá Nội dung trẻ bình SL % SL % SL % Khả năng thể hiện nội dung đề tài 30 3 10 13 43,3 14 46,7 Khả năng vận dụng các kỹ năng 30 6 20 8 26,7 16 53,3 Bố cục, tô màu 30 3 10 16 53,3 11 36,7 Kết quả cho thấy, sự tiếp thu và kĩ năng để trẻ học tốt được môn tạo hình đang là một vấn đề cần được giải quyết. Vì vậy, tôi luôn băn khoăn, lo lắng và suy nghĩ tìm tòi mọi biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình vẽ theo đề tài ở trẻ 4-5 tuổi. Và tôi đã sử dụng một số giải pháp để phục vụ cho việc tổ chức hoạt động tạo hình ngày được tốt hơn như sau: 2.2. Các giải pháp thực hiện: Giải pháp 1: Xây dựng kế hoạch: Để hoạt động “Vẽ theo đề tài” có hiệu quả thì trước hết giáo viên phải xây dựng kế hoạch hợp lý, cụ thể. Kế hoạch phải xây dựng từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó. Khi xây dựng kế hoạch cần chú ý bám sát vào kế hoạch của trường, tình hình thực tế của lớp, đặc điểm nhận thức và chương trình thực hiện của trẻ, để có hướng giáo dục phù hợp với độ tuổi. Kế hoạch phải có sự phê duyệt, chỉnh sữa của nhà trường. Xây dựng kế hoạch trước hết phải lưu ý đến thực hiện quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Muốn xây dựng kế hoạch tốt, trước hết bản thân cần nắm vững nguyên tắc và cân nhắc kỹ nội dung, yêu cầu cần truyền đạt. Với chủ điểm này thì giáo viên cần làm gì? Yêu cầu trẻ đạt được là gì? Trẻ hiểu được những nội dung gì? Sau mỗi chủ đề, cô giáo cần đánh giá xem trẻ nắm được những nội dung gì? Thực hiện những kỹ năng gì? Từ đó, giáo viên có biện pháp giáo dục thích hợp và đề ra những yêu cầu, nội dung về kiến thức, kỹ năng cho chủ đề tới. Bên cạnh đó, để lôi cuốn trẻ đi vào hoạt động “Vẽ theo đề tài” thì giáo viên cần phải tìm tòi những sáng kiến mới, những thủ thuật sư phạm, phong cách đứng lớp thật tự tin, vui vẻ gây sự chú ý của trẻ và từ đó dùng ngôn ngữ của mình để truyền đạt tới trẻ một cách sinh động và lôi cuốn. Hoạt động tạo hình “Vẽ theo đề tài” là hình thức tạo hình mang tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này, giáo viên trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, giúp trẻ phát triển trí nhớ hình tượng. Dạy trẻ biết lựa chọn đối tượng thể hiện phù hợp với đề tài đã cho và tạo sản phẩm theo ấn tượng của trẻ, cũng cố những kiến thức kĩ năng đã học. Hình thức này thể hiện ở ý tưởng của trẻ là chủ yếu vì thế giáo viên chỉ gợi ý và định hướng cho trẻ, khuyến khích trẻ nói lên ý tưởng của mình là chính. Chính vì vậy kế hoạch phải thể hiện rõ trong một năm học có bao 4
  2. nhiêu tiết dạy vẽ theo đề tài, các tiết đề tài đó sử dụng chất liệu gì, ngoài các tiết học ra giáo viên phải xây dựng các hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi như hoạt động ở các góc, vẽ theo ý thích ở nội dung chơi tự do của hoạt động ngoài trời. Ví dụ: Tháng 9 Vẽ các bộ phận còn thiếu trên khuôn mặt (chủ đề Bản thân) Tháng 10 Vẽ ngôi nhà của bé (chủ đề gia đình) Tháng 11 Vẽ theo ý thích Tháng 4 Vẽ Ông mặt trời (chủ đề HTTN) Giải pháp2: Công tác phối kết hợp với phụ huynh: Để thực hiện hoạt động tạo hình cho trẻ đem lại hiệu quả, công tác phối hợp với phụ huynh đóng một vai trò hết sức quan trọng. Qua những lúc đón trẻ, trả trẻ, những buổi họp phụ huynh tôi trao đổi với phụ huynh về tầm quan trọng của việc cho trẻ tập tạo hình, về phương pháp, nội dung của môn học. Từ đó, phụ huynh sẽ nhận thức được ý nghĩa của hoạt động và tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm bồi dưỡng, phát huy năng khiếu của trẻ lúc ở nhà. Phối hợp với phụ huynh trong việc mua sắm đầy đủ đồ dùng học tập phục vự lĩnh vực hoạt động tạo hình cho trẻ như: Vỡ vẽ, giấy A4, bút chì, sáp màu, bút long, màu nước , những gia đình có điều kiện động viên mua giá vẽ cho trẻ, Giáo viên tạo ra những mảng để trưng bày sản phẩm của trẻ cũng như triển lãm những bức tranh đẹp, thu hút sự chú ý của những bậc phụ huynh, từ đó có thể tiếp cận trao đổi thông tin một cách thân thiện và thường xuyên thăm hỏi cách thức phụ huynh hướng dẫn cho trẻ ở nhà để nắm được những khó khăn mắc phải để cùng nhau tháo gỡ những vướng mắc đó. Những sản phẩm do trẻ làm nên cần cho trẻ giữ lại để từ đó trẻ hiểu được từ những lá cây rụng ngoài thiên nhiên cũng có thể tạo nên những con vật ngộ nghĩnh và dễ thương. Thông qua tác phẩm của trẻ, phụ huynh biết được năng khiếu của con mình và tôi có thể phối hợp với phụ huynh để bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu về tạo hình. Đối với những trẻ có năng khiếu tạo hình tôi luôn trao đổi phối kết hợp với phụ huynh để chắp cánh ước mơ cho trẻ, tạo điều kiện tốt nhất cho trẻ thể hiện được năng khiếu của mình. Giải pháp 3. Tạo môi trường, chuẩn bị đồ dùng, phương tiện dạy học: Đây là một trong những điều kiện cần thiết và rất quan trọng trong việc giúp cho trẻ hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động ”Vẽ theo đề tài” nói riêng được tốt hơn, bỡi nó hỗ trợ và làm giàu vốn biểu tượng phong phú phục vụ cho giờ học của trẻ. Do vậy, ở mọi lúc mọi nơi cô giáo phải biết tận dụng mọi điều kiện tốt nhất, thường xuyên tổ chức cho trẻ được trải nghiệm, quan sát các biểu tượng sống động xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ có thể ghi nhớ được các đối tượng qua xúc cảm của mình. Bên cạnh đó tôi cũng đã tiến hành tạo môi trường học tập trong và ngoài lớp học sạch sẽ và đẹp mắt. Tận dụng những sản phẩm của trẻ để tạo môi trường, thông qua đó, trẻ có thể quan sát, khám phá, tìm hiểu cái đẹp và cái chưa đẹp. Từ đó trẻ yêu thích cái đẹp và mong muốn tạo ra cái đẹp. 5
  3. Ngoài ra, chỉ cho trẻ thấy được vẽ đẹp của những mảng màu sơn trên tường hoặc những vật dụng trang trí, của những bức tranh hay xem băng đĩa có các cảnh quan đẹp rõ nét để trẻ minh họa cho những tiết vẽ đề tài của mình thêm sinh động hơn. Muốn trẻ tham gia vào hoạt đông tạo hình “Vẽ theo đề tài” có hiệu quả thì giáo viên phải chuẩn bị những bức tranh đẹp mắt và mang tính nghệ thuật cao, phù hợp với khả năng của trẻ, phù hợp với từng chủ đề mà trẻ đang học. Ví dụ: Đề tài”Vẽ hoa mùa xuân” tôi chọn tranh vẽ hoa đào, hoa cúc để giới thiệu cho trẻ bỡi những loại hoa đó đặc trưng cho mùa xuân. Bức tranh phải đẹp, có màu sắc hài hòa có như vậy trẻ mới thích thú tham gia hoạt động tạo hình và vẽ ra được những sản phẩm đẹp. Trong giờ hoạt động tạo hình có thể lồng ghép các bài hát, bài thơ, câu đố, trò chuyện cùng trẻ để làm cho giờ hoạt động diễn ra nhẹ nhàng hơn. Giáo viên cần phải chuẩn bị giáo án thật nhuần nhuyễn, đưa ra mục tiêu phù hợp với khả năng nhận thức của trẻ. Tác phong lên lớp nhẹ nhàng, tự tin, vui vẻ tạo sự chú ý của trẻ. Giải pháp 4. Công tác tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Bản thân tốt nghiệp trung cấp sư phạm mầm non song tôi không dừng lại ở đó, tôi tham gia học lớp Đại học SPMN nhằm nâng cao thêm trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phục vụ cho việc giảng dạy được tốt hơn trong suốt quá trình công tác của mình. Bồi dưỡng chuyên môn về các nội dung mới, tập trung vào nội dung giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Để xứng đáng với vị trí nhiệm vụ của mình trong nhà trường tôi thường xuyên chăm lo bồi dưỡng tay nghề, tích luỹ kinh nghiệm giảng dạy, tìm tòi học hỏi qua sách báo, qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bồi dưỡng thường xuyên là nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân tôi. Tham gia các tiết dạy sinh hoạt chuyên môn liên trường, thao giảng do Phòng, Cụm, Trường tổ chức. Thường xuyên dự giờ đồng nghiệp để học hỏi kinh nghiệm giảng dạy của những giáo viên dạy lâu năm. Luôn tìm kiếm, sưu tầm, sáng tạo những tiết dạy hay, những đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh đẹp, phong phú để phục vụ cho việc dạy học có hiệu quả cao. Thường xuyên làm đồ dùng, đồ chơi từ vật liệu sẵn có ở địa phương để trẻ khám phá từ đó giáo viên có thể hướng trẻ đi vào hoạt động dễ dàng hơn. Giải pháp 5. Tổ chức cho trẻ hoạt động trên tiết học: Một trong những hoạt động vô cùng quan trọng đó là tổ chức cho trẻ hoạt động tạo hình trên tiết học bởi trên tiết học trẻ sẽ được lĩnh hội kiến thức, cũng cố kiến thức để từ đó trẻ tái tạo lại những gì mà trẻ đã thu nhận được thông qua các hoạt động mà cô giáo hướng dẫn. Đây cũng chính là hoạt động để đánh giá được 6
  4. nhận thức của trẻ chính vì vậy mướn tổ chức hoạt động trên tiết học được tốt tôi phải: * Chuẩn bị tốt giáo cụ trực quan. Như chúng ta đã biết, lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tư duy trực quan hình tượng. Vì vậy, khi tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động, giáo viên cần phải chuẩn bị đầy đủ các giáo cụ trực quan nhằm thu hút sự chú ý tập trung của trẻ, lôi cuốn trẻ vào vấn đề. Hoạt động “Vẽ theo đề tài”, đòi hỏi tranh vẽ gợi ý phải rõ nét, màu sắc hài hoà đẹp mắt, cân đối, phù hợp với đặc điểm sở thích của trẻ. Tranh gợi ý phải đặt ở vị trí vừa tầm sao cho mọi trẻ dễ thấy, dễ quan sát. Một hoạt động “Vẽ theo đề tài” thường phải có từ 2-3 bức tranh gợi ý. Tranh dùng để gợi ý chứ không dùng để bắt trẻ phải thực hiện giống mẫu của cô. Do vậy, tranh gợi ý phải vẽ về các sự vật hiện tượng gần gũi với trẻ, nhằm giúp trẻ dễ hình dung và dễ nắm được đặc điểm của đối tượng. Sử dụng tranh vẽ phải chú ý đến đường nét, màu sắc. Đường nét phải rõ ràng, cụ thể nhằm giúp trẻ dễ định hình. Không nên cầu kỳ hoặc chi tiết quá làm trẻ khó nắm bắt, khó tưởng tượng. Màu sắc khi sử dụng cũng phải phù hợp như: Màu bút sáp, màu bút long, màu nước nói chung là những màu đặc trưng cơ bản mà trẻ biết, trẻ gọi được tên dễ dàng. Không nên sử dụng các tranh vẽ có màu sắc mang tính nghệ thuật cao không phù hợp với khả năng, sở thích của trẻ. *Tìm hiểu khả năng nhận thức, đặc điểm tâm lý của trẻ, của lớp, tạo hứng thú cho trẻ. Trước khi cho trẻ tham gia vào hoạt động, phải tìm hiểu khả năng nhận thức, đặc điểm tâm lý của trẻ, của lớp. Soạn bài, làm đồ dùng và thâm nhập giáo án thật nhuần nhuyễn để truyền đạt kiến thức cho trẻ một cách có hiệu quả. Vận dụng linh hoạt sáng tạo, nhẹ nhàng các thủ thuật, biện pháp tạo sự hứng thú, hấp dẫn trẻ như: Trò chơi, câu đố, bài hát, vè Ví dụ: Khi thực hiện đề tài ''Vẽ hoa mùa xuân'', tôi cho trẻ hát bài ''Màu hoa''. Sau đó, tôi cùng trẻ đàm thoại về đặc điểm của một số loại hoa, cách thực hiện đề tài. Mặt khác, để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của trẻ trong giờ dạy cô phải đặc biệt chú ý đến lời giảng. Lời giảng của cô phải rõ ràng, chính xác, dễ hiểu, lời giảng phải kết hợp với câu hỏi. Vì câu hỏi là một phương tiện để giúp trẻ tích cực tham gia vào hoạt động, trẻ biết suy nghĩ, tìm ra câu trả lời. Từ đó, trẻ tập trung chú ý vào vấn đề. Tuy nhiên, câu hỏi đưa ra phải vừa sức với trẻ. Câu hỏi mang tính chất trao đổi giữa cô với trẻ, giữa trẻ với bạn. Tránh hiện tượng cô kể cho trẻ nghe làm cho trẻ thụ động, hạn chế tính tư duy. Cô sử dụng các câu hỏi để tạo điều kiện cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động. Ví dụ: Để vẽ được ''Hoa mùa xuân'', cô đàm thoại cùng trẻ: Hôm trước các con đã được vẽ về hoa rồi, vậy các con hãy suy nghĩ xem để vẽ được những bông hoa chúng ta cần vận dụng kỹ năng gì? Vẽ như thế nào nhỉ ? Nếu cô dùng màu đen 7
  5. mà tô bông hoa, lá hoa thì sao nhỉ? Vậy thì ta nên dùng màu gì để tô cho đẹp? (màu vàng - đỏ - tím để tô bông hoa, màu xanh tô lá hoa, cây cỏ ). Trong khi thực hiện, lời giảng của cô phải được kết hợp với các thao tác kỹ năng, lời giảng phải dẫn dắt trẻ đi từ tổng thể đến chi tiết, phát huy tính tích cực bằng cách cho trẻ quan sát, trải nghiệm, phát hiện những đặc điểm của đối tượng và kỹ năng tạo thành đối tượng. Ví dụ: Cô hỏi trẻ: + Cô có bức tranh gì đây? (Vườn hoa) + Bức tranh vẽ về những loại hoa gì? (Hoa đào, hoa mai, hoa cúc) + Hoa đào, mai, cúc có màu gì? Cánh hoa như thế nào? Qua theo dõi đánh giá cho thấy, trẻ có cùng một độ tuổi nhưng sự tiếp thu của trẻ không đồng đều và khả năng tạo hình của trẻ cũng khac nhau. Có trẻ rất thành thạo trong việc cầm bút và thể hiện sự sáng tạo trong sản phẩm tạo hình, nhưng cũng có những trẻ chưa biết cách chọn màu, cách cầm bút, bố trí tranh chưa hợp lý Trước thực tế đó, tôi phải quan tâm chú trọng từng cá nhân, theo dõi giúp đỡ những trẻ yếu, phát triển bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu, tôn trọng sản phẩm và ý định của trẻ, động viên khuyến khích trẻ yêu thích hoạt động tạo hình hơn, khen chê trẻ phải đúng mức, tránh việc quá khen hay quá chê làm cho trẻ tự kiêu, chủ quan hay tự ti, chán nản. *Tổ chức tiết dạy trên lớp: Hoạt động có thành công hay không là giáo viên phải xác định được mục tiêu của bài dạy, mục tiêu phải phù hợp với nhận thức của trẻ trong độ tuổi. Phải có thủ thuật để hướng trẻ vào tiết học và giao nhiệm vụ cho trẻ. Một nội dung không kém phần quan trọng đó là: Nắm chắc yêu cầu, nội dung của hoạt động, truyền thụ kiến thức cho trẻ rõ ràng, chính xác, có hệ thống, tổ chức hoạt động đúng phương pháp đặc trung của lĩnh vực. Giáo viên phải linh hoạt, sáng tạo, động viên khuyến khích trẻ kịp thời có như vậy tiết học mới thành công. Khi nhận xét sản phẩm cô phải nhận xét nhẹ nhàng, chủ yếu là tạo niềm tin, phấn khởi, tạo hứng thú đam mê cho trẻ trong những giờ học sau. Một tiết học vẽ theo đề tài thông thường chúng ta sử dụng các bước như sau: - Trò chuyên gây hứng thú giao nhiệm vụ - Quan sát đàm thoại tranh gợi ý, cho trẻ nêu ý định của mình - Trẻ thực hiện - Nhận xét sản phẩm Giải pháp 6. Thông qua hoạt động mọi lúc, mọi nơi: Cho trẻ hoạt động tạo hình mọi lúc, mọi nơi như giờ hoạt động ngoài trời giáo viên cho trẻ nhặt lá rơi rồi tạo nên những con vật dễ thương mà trẻ thích, qua đó giáo dục trẻ giữ gìn vệ sinh môi trường. Cho trẻ dùng phấn, que vẽ vẽ theo ý 8
  6. thích, cho trẻ làm quen với nhiều học liệu như màu nước, sáp màu, sơn để trẻ được làm quen và sử dụng vào các bài vẽ của mình. Trong những buổi sinh hoạt chiều hay là hoạt động góc, giáo viên cho trẻ quan sát những bức tranh, sản phẩm đẹp của các bạn trong lớp và ở lớp bạn, thông qua đó giáo viên khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ, khả năng cảm thụ thẩm mỹ, phát triển hứng thú của trẻ đối với hoạt động tạo hình, khiến trẻ hưởng ứng ngay mỗi khi cô cho trẻ nặn, vẽ, xé, cắt dán. Được quan sát nhiều, trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều kiện tích lũy, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật và đó chính là nền tảng để phát triển tính sáng tạo của trẻ trong hoạt động tạo hình. Đây là một hình thức quan trọng, nó hỗ trợ và làm giàu vốn biểu tượng phong phú phục vụ cho giờ hoạt động của trẻ. Do vậy, ở mọi lúc mọi nơi cô giáo phải biết tận dụng mọi điều kiện tốt nhất, thường xuyên tổ chức cho trẻ được trải nghiệm, quan sát các biểu tượng sống động xung quanh trẻ. Từ đó, trẻ có thể ghi nhớ được các đối tượng qua xúc cảm của mình. 2.3. Kết quả đạt được: Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế một cách hợp lý và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Kết quả khảo sát cuối năm TS Trung Tốt Khá Nội dung trẻ bình SL % SL % SL % Khả năng thể hiện nội dung đề tài 30 18 60 10 33 2 7 Khả năng vận dụng các kỹ năng 30 21 70 7 23 2 7 Bố cục, tô màu 30 17 56,7 8 26,7 5 16,6 Qua đó tôi rút ra được kết quả cụ thể như sau: * Đối với trẻ: - Trẻ lớp tôi có những chuyển biến rõ nét, từ chỗ trẻ cầm bút chưa đúng cách, ngồi chưa đúng tư thế, nay đã có 100% trẻ biết cách cầm bút thành thạo và ngồi đúng tư thế. - Hầu hết các tiết tạo hình vẽ theo đề tài 100% trẻ đều hoàn thành sản phẩm, nhiều trẻ còn thể hiện sản phẩm của mình rất sáng tạo. Đặc biệt trẻ rất hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình vẽ theo đề tài. - Lớp học, góc tạo hình đã có rất phong phú, có nhiều tranh đẹp, sáng tạo với nhiều chất liệu vẽ khác nhau để trưng bày. Hoạt động tạo hình thực sự trở thành món ăn tinh thần đối với trẻ, trẻ có sự cố gắng thi đua lẫn nhau rõ rệt có tiến bộ rất nhiều. - Tôi đã chọn ra những cháu có năng khiếu để bồi dưỡng thêm và kết hợp với phụ huynh có hướng bồi dưỡng năng khiếu cho trẻ, tạo tiền đề cho trẻ ở các độ tuổi tiếp theo (Mẫu giáo Lớn, trẻ vào lớp 1 ). 9
  7. * Đối với giáo viên: - Quá trình thực hiện các biện pháp trên giúp tôi tự tin, vững vàng hơn khi lên lớp, các bước lên lớp có nhiều đổi mới, linh hoạt hơn. - Bên cạnh đó còn giúp tôi nắm bắt được đặc điểm tâm lý, mức độ nhận thức của trẻ để có hướng giáo dục trẻ được tốt hơn. - Từ những việc làm cụ thể như trên, bản thân đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm, đã nắm chắc được các phương pháp giáo dục trẻ. - Kỹ năng vẽ của tôi đã tốt hơn rất nhiều điều đáng nói là làm cho tôi đam mê và yêu thích vẽ hơn rất nhiều. * Đối với phụ huynh: - Luôn tạo điều kiện tốt cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình như: Cung cấp tranh ảnh, báo chí, các nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương mua sắm đồ dùng học tập, phối hợp với giáo viên để giúp trẻ ngày càng tiến bộ hơn. Cùng với nhà trường làm tốt hơn nữa công tác xã hội hóa giáo dục nhằm cùng với nhà trường nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Đây là tính hiệu rất đáng mừng vì vậy chúng ta cần trân trọng và phát huy. - Đa số các bậc phụ huynh phấn khởi và yên tâm hơn, vì thế mà phụ huynh đã có những cách nhìn nhận tốt hơn về năng lực của con em mình. * Bài học kinh nghiệm : Qua việc tạo môi trường cho trẻ hoạt động tạo hình vẽ theo đề tài, từ những giải pháp thực tế và kết quả đạt được. Bản thân tôi rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: - Giáo viên cần phải nắm chắc phương pháp, khả năng nhận thức của trẻ. Luôn tự học hỏi qua sách báo, các phương tiện thông tin đại chúng, dự giờ đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. - Phối hợp các phương pháp, biện pháp một cách linh hoạt, sáng tạo, lựa chọn nội dung, kiến thức phù hợp để tổ chức một giờ hoạt động tạo hình có hiệu quả cao. Ngoài ra tổ chức các cuộc dạo chơi trong thiên nhiên, tạo điều kiện phát triển ở trẻ óc thẩm mỹ, sáng tạo. - Giáo viên phải có khả năng tìm tòi, sáng tạo ra những cái mới để tạo ra những sản phẩm đẹp mắt, mang tính thẩm mỹ cao và phù hợp với nhận thức của trẻ qua đó thu hút sự chú ý của trẻ và tạo nguồn cảm hứng cho trẻ làm theo. - Cho trẻ tiếp xúc với các sản phẩm công mỹ nghệ, các bức tượng, tìm kiếm các loại tranh ảnh, tranh phong cảnh, tranh đồ họa, tranh dân gian cho trẻ quan sát từ đó làm giàu vốn biểu tượng của trẻ hơn. - Cần chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, các giáo cụ trực quan linh hoạt, đúng lúc để gây hứng thú, lôi cuốn trẻ vào vấn đề, giúp trẻ hiểu được vấn đề đó dễ dàng hơn, nhưng không được lạm dụng thái quá. - Biết tích hợp lồng ghép nhẹ nhàng chuyên đề vào các hoạt động mọi lúc, mọi nơi. 10
  8. - Kết hợp chặt chẽ với phụ huynh để giúp phụ huynh nhận thấy được tầm quan trọng của việc cho trẻ hoạt động với tạo hình. Từ đó, phụ huynh đóng góp nguyên vật liệu, tạp chí, tranh ảnh tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ tham gia hoạt động. 3. Phần kết luận 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Như chúng ta đã biết, ở trường mầm non tạo hình giữ một vị trí quan trọng nhằm góp phần giáo dục thẩm mỹ và hình thành nhân cách của trẻ. Thông qua hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động “Vẽ theo đề tài” nhằm khơi gợi và phát huy khiếu thẩm mỹ vốn có ở trẻ. Gây cho trẻ hứng thú trước cái đẹp, tiến tới hình thành ở trẻ thị hiếu thẩm mỹ. Trẻ được hoạt động tạo hình là giúp trẻ bước đầu làm quen với các phương tiện và ngôn ngữ tạo hình như: Đường nét, hình dáng, màu sắc, bố cục thông qua đó phát triển năng lực quan sát phát triển trí nhớ, trí tưởng tượng sáng tạo. Việc dạy trẻ hoạt động tạo hình “vẽ theo đề tài'' là một điều không phải dễ. Vì vậy, để trẻ tham gia có hiệu quả thì phải có sự dẫn dắt của giáo viên. Trẻ tham gia hoạt động tạo hình nói chung và tiết vẽ theo đề tài nói riêng là một việc làm rất cần thiết nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt như đức, trí, thể, mỹ. Qua đó, vốn biểu tượng về thế giới xung quanh của trẻ càng phong phú hơn, trẻ có thể sử dụng các kỹ năng đơn giản để thể hiện được ý định của mình. Muốn thực hiện đạt hiệu quả cao khi tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ, giáo viên cần phải nắm chắc phương pháp, tác phong nhẹ nhàng, linh hoạt, đồ dùng, đồ chơi, tranh ảnh đẹp, bắt mắt với trẻ. Phải dạy trẻ ở mọi lúc mọi nơi, phối hợp với phụ huynh để cùng giúp đỡ trẻ. Từ thực tế lớp tôi phụ trách, với những khó khăn mà tôi gặp phải, tôi đưa ra những biện pháp tháo gỡ những vướng mắc trong việc cho trẻ hoạt động tạo hình nhất là tiết ''Vẽ theo đề tài''. Mong rằng những biện pháp này sẽ áp dụng có hiệu quả hơn khi được các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp góp ý, bổ sung thêm và tích cực đổi mới trong quá trình vận dụng để đưa chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ được ngày càng phát triển nhằm đáp ứng với yêu cầu giáo dục Mầm non mới trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: - Nhà trường, PGD tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Tăng cường công tác dự giờ, thao giảng học hỏi chuyên môn ở đồng nghiệp để nâng cao trình độ chuyên môn. Nhất là những tiết dạy có hiệu quả trong việc áp dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. - Đề nghị PGD tham mưu với các cấp hổ trợ kinh phí để nhà trường mua sắm bổ sung đồ dùng theo thông tư 02/BGD&ĐT đầy đủ nhằm cải thiện điều kiện cơ sở vật chất lớp học tạo môi trường học tập tốt cho các cháu. Trên đây là một vài kinh nghiệm trong việc giáo dục tổ chức dạy trẻ “Vẽ theo đề tài” của trẻ 4-5 tuổi mà bản thân tôt đã rút ra từ thực tiễn dạy học 11
  9. Đề tài này được áp dụng trong phạm vi là một lớp mẫu giáo 4-5 tuổi. Do đó, một số kinh nghiệm tôi đưa ra không tránh khỏi những thiếu sót. Qua đây, tôi rất mong nhận được sự góp ý, xây dựng bổ sung của các cấp lãnh đạo, Phòng giáo dục và Ban giám hiệu nhà trường cùng các bạn đồng nghiệp giúp tôi có được bài học kinh nghiệm tốt hơn để áp dụng trong quá trình công tác của bản thân, trong việc nâng cao chất lượng hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. 12
  10. XÁC NHẬN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO LỆ THỦY 13