SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non

doc 40 trang binhlieuqn2 07/03/2022 7271
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_to_chuc_tro_choi_n.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4-5 tuổi tại trường Mầm non

  1. Nhận biết mối quan hệ giữa chữ số và nhóm số lượng. Phát triển tư duy. 3. Trò chơi: “Chiếc nón kỳ diệu” 3.1. Mục đích: - Giúp trẻ phát triển nhận thức, phát triển tư duy trực quan hình ảnh, gọi tên (đồ dùng đồ chơi, đồ dùng gia đình, các con vật, củ quả ) theo chủ đề và gắn chữ cái tương ứng. - Củng cố nhận biết chữ số từ 1-> 5, biết thêm bớt trong phạm vi 5. - Rèn kỹ năng đếm, tách nhóm, so sánh phân biệt và phát triển ngôn ngữ khi chơi trò chơi. - Giáo dục trẻ biết phối kết hợp cùng bạn trong khi chơi 3.2. Chuẩn bị: Mâm, nón, đề can, keo, sơn, vỏ sò. Trục quay : Chốt vít, bạc đạn (ổ bi), thẻ chữ số, thẻ chữ cái rời, lô tô. 3.3. Cách làm: * Chân đế: Được làm bằng 3 thanh gỗ vuông (2 thanh ngắn bằng nhau có chiều dài 40cm, mặt rộng 3 cm, 1 thanh dài có chiều dài 60 cm, mặt rộng 6 cm - Hai thanh gỗ ngắn bằng nhau ta vẽ lấy điểm chính giữa sau đó mở miệng rộng 3 cm, sâu 1,5 cm. - Tiếp theo ta dùng thanh gỗ dài một đầu mở miệng chữ thập rộng 3 cm, sâu 3 cm. Đầu còn lại, chính giữa khoan 1 lỗ tròn có đường kính 2,5 cm, sâu 4 cm tạo thành lỗ rỗng. Mặt bên cũng khoan 1 lỗ tròn tương tự, để khi cần thiết ta có thể gắn bảng quay theo chiều dựng đứng. - Bắt chéo 2 thanh ngắn chồng lên nhau tạo thành chữ thập. 19
  2. - Sau đó đóng chặt bạc đạn có gắn chốt vít cố định vào để làm trục quay. * Nón quay: Là một cái mâm nhựa có đường kính 74 cm ở giữa có khoan 1 lỗ tròn đường kính 1cm. Được chia ra làm 5 phần bằng nhau trang trí bằng đề canl (xanh, vàng, đỏ, tím, hồng) , 3 vòng tròn màu đồng tâm, vòng tròn thứ nhất gắn chữ số, vòng thứ 2 gắn tranh lôtô tùy theo số lượng. - Gắn nón vào trục quay chân đế . * Thẻ từ chữ số: 1 2 3 4 5 * Thẻ từ Lô tô: 3.4. Cách chơi: Gắn 5 chữ số bất kỳ từ 1-> 5vào 5 phần nón quay, chia lớp thành 3 đội,hai đội chơi còn 1 đội kiểm tra, hai đội chơi đứng xung quanh nón quay chuẩn bị chơi. 20
  3. Bước 1: Cử 1 trẻ trong nhóm lên quay nón. Khi nón quay dừng lại, nhóm đó phải thực hiện bài tập trên phần ô trước mặt của mình. Ô của trẻ có chữ số nào, thì trẻ phải chọn thẻ bài có số lượng tương ứng với chữ số đó gắn lên nón quay. Bước 2: Tiếp theo tách số lượng đó thành 2 nhóm bất kỳ bằng 2 thẻ bài khác có hình ảnh giống với thẻ bài trên. Bước 3: Cô nâng cao yêu cầu lên: Trẻ sẽ tìm các tranh lô tô có số lượng tương ứng với chữ số đã quay gắn lên nón quay vào ô chính giữa của 2 nhóm. Khi hai nhóm thực hiện xong cô mời nhóm 3 lên kiểm tra. Nhóm nào hoàn thành bài tập của mình trước, đúng sẽ là người thắng cuộc. Ví dụ: Trẻ đứng trước ô có chữ số 5, trẻ chọn thẻ bài có 5 cái muỗng gắn lên nón quay. 3.5.Công dụng: Với trò chơi này có thể áp dụng cho tuổi mẫu giáo (Lớp chồi, lá tuỳ theo chủ điểm), tùy theo lứa tuổi cô nâng cao yêu cầu, sử dụng với các đề tài khác nhau. 3.6 Kết quả: Qua trò chơi giúp trẻ phát triển khái quát hoá. Nhận biết mối quan hệ giữa chữ số và các nhóm số lượng Phát triển tư duy trẻ biết sử dụng kỹ năng tách nhóm từ 1 nhóm cho trước. 21
  4. 4. Trò chơi: “Chiếc chong chóng đa năng” 4.1. Mục đích: - Giúp trẻ phát triển nhận thức, kích thích tư duy nhận biết các nhóm đối tượng, biết thêm bớt, chia tách trong phạm vi 5 một cách chính xác. Đồng thời giúp trẻ nhận dạng các đối tượng: trái cây, rau, các nguyên vật liệu, dụng cụ chế biến các món ăn, các nhóm chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể bé và biết ráp các chữ cái tương ứng. - Rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn, cẩn thận, thao tác khéo léo chính xác và khả năng phối kết hợp cùng các bạn khi tham gia trò chơi. - Phát triển khả năng quan sát định hướng trong không gian, phát triển khả năng ngôn ngữ và khả năng tính toán khi chơi. 4.2. Chuẩn bị: - Hai miếng bitis hình vuông 40 x 40. - Gai đính, kẽm, keo 502. - Ống nước nhựa dài 1,2 m đường kính 5cm. - Một thanh gỗ cao 25 cm ngang 35 cm làm chân. - Ống hút cứng làm đệm luồn kẽm vào trong và luồn vào trong ống nước. - Kéo, dao rọc giấy, keo súng. 4.3. Cách làm: * Chong chóng: - Hai miếng bitis hình vuông 40 x 40 vẽ và cắt chừa từ trung điểm các đường chéo hình lục giác đều 3cm. Hình 1a 22
  5. - Sau đó dán xen kẽ ½ góc của hình vuông đã cắt làm đôi bằng keo 502 sẽ thành hình chong chóng. - Sử dụng một miếng bitis tròn nhỏ dán vào điểm giữa chong chóng. Hình 1b Hình 1c Hình 1d - Sau đó dùng kẽm và ống hút là đệm xỏ vào chong chóng. - Miếng gỗ làm chân trụ có lỗ khoan ở giữa đường kính 5cm. Hình 1e Hình 1h (Hai chong chóng hoàn chỉnh) 23
  6. - Chân của chong chóng - Miếng gỗ 25 x 35, lỗ khoan ở giữa 5cm - Hoàn thành hai chong chóng. * Mũi tên: - Hai miếng bitis 12 x 4 cm, cắt thành 2 mũi tên để dán vào tâm của chong chóng Hình 2a (Kim quay trên chong chóng) - Ghi chú: Ống nước làm trụ được dán trang trí bên ngoài bằng giấy báo. - Sau đó gắn 2 chóng chóng lên cây cho hoàn chình và cho trẻ chơi. 4.4. Cách chơi: Cô hoặc trẻ quay ngẫu nhiên 2 chong chóng. Khi chong chóng dừng, mũi tên chỉ vào đâu trẻ sẽ thực hiện theo yêu cầu đó. Ví dụ: Mũi tên chỉ vào số nào ứng với món ăn nào thì trẻ sẽ chọn các nguyên liệu, dụng cụ để làm nên món ăn đó. 24
  7. Nâng cao yêu cầu: Thay đổi chữ số tăng dần số lượng và cho trẻ xác định các hướng trong không gian: phía phải thì bước qua phải 5 bước . 4.5.Công dụng: Với trò chơi này sẽ áp dụng được cho tất cả các lứa tuổi lớp nhỏ thì đưa yêu cầu thấp hơn, lớp lớn thì cao hơn. Với đồ chơi này có thể chơi với tất cả các chủ điểm và tất cả các môn học trong trường mầm non như khám phá khoa học, làm quen với toán, giáo dục âm nhạc, làm quen chữ cái 4.6. Kết quả: Thông qua trò chơi giúp trẻ tổng hợp được kiến thức và phát triển tư duy logic, ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài ra giúp trẻ hứng thú và thoả mãn nhu cầu thích khám phá, ham học hỏi cho trẻ, và giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn. 5. Trò chơi: “Bàn cờ kỳ diệu” 5.1. Mục đích: - Củng cố nhận biết chữ số, số lượng, khả năng ghi nhớ chữ số, kích thích sự hứng thú của trẻ 25
  8. - Giúp phát triển ngôn ngữ và khả năng tư duy cho trẻ khi chơi trò chơi. 5.2. Chuẩn bị: - Bàn cờ: bìa cattông: 80 cm x 80 cm - Giấy màu, đề cal - Lô tô, chữ số. - Quân xúc xắc: làm bằng hộp thuốc có 6 mặt, tỷ lệ các mặt là 4 cm ( Các mặt gắn chữ số, chữ cái hoặc hình ảnh theo chủ đề (Hoa quả, con vật, đồ dùng, đồ chơi, rau củ ) 5.3. Cách làm: * Bàn cờ: Bìa cattông cắt thành hình vuông có cạnh 80 cm x 80 cm, sau đó kẻ chia ra làm 4 phần bằng nhau, từ điểm chính giữa của hình vuông kẻ 2 đường thẳng vuông góc, từ điểm chính giữa ta kẻ 4 hình vuông nhỏ để gắn thẻ từ lôtô chủ điểm (Ví dụ trong hình trên là chủ đề: Quả). * Thẻ hình lô tô theo chủ đề: 26
  9. * Thẻ hình chữ số: * Quân xúc sắc: Làm bằng hộp thuốc có dạng khối vuông được bao bằng đêcanl màu, 6 mặt của hình khối dán lô tô theo chủ đề, chữ số. 5.4. Cách chơi: Cách 1: 4 cháu chơi trên một bàn cờ, trước khi chơi cho các cháu “oẳn tù tì” cháu nào thắng sẽ được đổ quân xúc xắc trước: cháu cho quân vào hộp sữa lắc nhiều lần rồi đổ ra, mặt trên của quân xúc xắc có chữ số nào tương ứng với chữ số ghi trên bàn cờ thì cháu được lấy một hạt đặt vào ô ghi chữ cái đó trên bàn cờ, nếu cháu nào đổ quân xúc xắc có chữ số trùng với chữ số đã có quân đi rồi là mất lượt cháu nào có quân xếp kín các ô trên bàn cờ là cháu đó thắng cuộc. Cách 2: Các mặt của xúc xắc có gắn các loại quả với số lượng khác nhau, mặt trên của quân xúc xắc có số lượng là bao nhiêu thì trẻ chọn 1lô tô có số lượng tương ứng đặt vào chữ số tương ứng số lượng trong bàn cờ. 5.5. Công dụng: Với trò chơi này sẽ áp dụng được cho lứa tuổi lớp nhỡ, dạy thông qua góc học tập, hoạt động chiều, hoặc chơi mọi lúc mọi nơi. 27
  10. Với đồ chơi này có thể chơi với tất cả các chủ điểm và tất cả các môn học trong trường mầm non như khám phá khoa học, làm quen với toán, giáo dục âm nhạc 5.6. Kết quả: Thông qua trò chơi giúp trẻ tổng hợp được kiến thức và phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ. Ngoài ra giúp trẻ hứng thú và thoả mãn nhu cầu vui chơi, ham học hỏi và giúp trẻ tiếp thu bài tốt hơn. 6. Trò chơi: “Cờ quay” 6.1. Mục đích: - Giúp trẻ phát triển nhận thức, kích thích tư duy nhận biết các nhóm phương tiện giao thông. - Giúp trẻ nhận dạng các loại phương tiện giao thông, nơi hoạt động của chúng. - Rèn cho trẻ tính nhanh nhẹn, thao tác khéo léo óc quan sát tập trung chú ý. - Giúp trẻ có khả năng tính toán trong khi chơi. 6.2. Chuẩn bị: - Giấy bìa cứng làm bàn quay đường kính 40cm. - 5 tấm xốp bốn màu khác nhau có đường kính mỗi tấm là 50cm. ốc vít đinh. - Giấy đề can, tranh lô tô, thẻ số, thẻ chữ cái, hệ thống câu hỏi để trẻ trả lời. - Chuông reo. 6.3. Cách làm. * Bàn cờ quay. 28
  11. - 4 tấm xốp màu xanh lá,vàng, xanh da trời, hồng , mỗi tấm kích cỡ 50x50cm. Trên mỗi tấm xốp chia làm 16 hình vuông nhỏ. Hình 1 * Bàn xoay. - Cắt tấm bìa cứng thành hình tròn có đường kính 40cm. Ở tâm khoan 1 lỗ rộng 1cm, cắt đề can làm viền bao xung quanh hình tròn để trang trí. Chia mặt hình tròn thành 8 phần bằng nhau , sau đó cắt đề can màu đỏ dán cách điều 3 phần hình tròn. Hình 2 * Chân đế. - Lấy miếng gỗ hình vuông 50x50cm , bề dày 3cm. - Ở tâm của miếng gỗ khoan 1 lỗ nhỏ đường kính 0,5cm, bắt ốc vít cao 10cm để gắn bàn xoay.mũi tên dán chặt vào ốc vít. - Dán 4 tấm xốp dưới 4 cạnh của chân đế. Sau khi ghép tất cả các hình lại ta được 1 bàn cờ quay hoàn chỉnh. 29
  12. Hình 3 Hình 4 - Dán hình phương tiện giao thông lên 5 phần của bàn xoay, trừ 3 phần màu đỏ. * Một số thẻ lô tô phương tiện giao thông 30
  13. * Hệ thống các câu hỏi. - Khi tới ngã tư có đèn tín hiệu, đèn màu nò bật sáng thì em được phép đi. - Máy bay hoạt động ở đâu? - Khi đi bộ em đi ở đâu? - Em hãy kể 5 loại phương tiện giao thông đường bộ? - Đến ngã tư đường phố muốn sang đường bé đi ở đâu? - Khi có đám cháy, xe gì đến chữa cháy ? * Chuông 6.4. Cách chơi: 31
  14. Cách 1: Cô mở 1 bài nhạc về chủ điểm giao thông , khi nghe tiếng nhạc đội có số lớn nhất được quay trước. Bàn xoay sẽ chuyển động tự do và dừng lại ở 1 vị trí bất kì.Ví dụ kim chỉ vào ô có phương tiện giao thông nào thì phương tiện giao thông đó được tiến lên 1 ô. Nếu quay vào ô đỏ thì sẽ mất lượt và đến lượt đội tiếp theo quay. Đội nào đi được 4 loại phương tiện giao thông lên hết các ô là thắng cuộc. - Luật chơi: Ai đi lên được hết tất cả các phương tiện giao thông ở tất cả các ô người đó sẽ thắng cuộc. - Tiến hành chơi: Chơi theo nhóm trẻ. Trẻ có thể lật thẻ số để tìm người được quay trước, thứ 2, thứ 3, thứ 4 (Ai có số lớn nhất được đi trước tiên). Tương tự có thể chơi tìm đồ dùng cho người điều khiển phương tiện giao thông. Cách 2: (Cô nâng yêu cầu cao hơn). Trên mỗi 1 ô của bàn xoay là 1 câu hỏi nằm dưới phương tiện giao thông. - Luật chơi: Khi vòng quay dừng mũi tên chỉ vào phương tiện nào thì trẻ sẽ được nghe câu hỏi đằng sau phương tiện đó. Nhưng mũi tên chỉ vào ô màu đỏ thì mất lượt. Những câu hỏi mà đội chơi không trả lời được sẽ mời đội khác trả lời. Khi chuông reo hết giờ phải dừng lại, không được quyền trả lời nữa. - Tiến hành chơi: Chia trẻ thành 4 đội Từng đội lần lượt quay. Mỗi đội cử 1 bạn đại diện quay. Quay vào ô nào thì người điều khiển sẽ đọc nội dung câu hỏi ứng với phương tiện nằm trong ô đó. Các bạn trong đội tham gia trả lời câu hỏi và bổ sung cho đến khi nghe chuông reo thì ngừng trả lời. Câu trả lời đúng thì phương tiện giao thông đó được tiến lên 1 ô. Đội nào đi được 4 loại phương tiện giao thông đến hết các ô là thắng cuộc. 6.5. Công dụng: 32
  15. Với trò chơi này sẽ áp dụng được cho tất cả các lứa tuổi, lớp nhỏ thì đưa yêu cầu thấp hơn, lớp lớn thì đưa yêu cầu cao hơn. Với đồ chơi này có thể chơi ở tất cả các chủ điểm và tất cả các môn học trong trường mầm non. 6.6. Kết quả: Phát triển tư duy logic trẻ biết sử dụng kỹ năng chọn thẻ cùng loại. Trẻ hứng thú tích cực tham gia vào hoạt động 7. Trò chơi: Tìm đường đi trong mê cung Mục đích: Dạng toán tìm đường đi trong mê cung giúp trẻ phát triển rất nhiều kỹ năng thông qua việc tìm đường đi trong mê cung như: khả năng quan sát, khả năng phân tích, rèn luyện tính kiên trì và rèn luyện tinh thần trách nhiệm. Chuẩn bị: Bút màu, bìa cattong, thước, vẽ 2 mặt cười như hình dưới. Cách chơi: Cho trẻ chơi theo nhóm, thảo luận giáo viên giao nhiệm vụ ‘ các con hãy tìm đường từ mặt cười nam đến mặt cười nữ. 8. Trò chơi: Ghép tranh Bài tập toán tư duy cho trẻ 4 tuổi ghép tranh là bài tập rèn cho bé khả năng quan sát và tư duy cực nhanh nhạy. Trẻ sẽ tự giác tìm và ghép tranh trong sự thích thú. Giáo viên có thể chuẩn bị những bài tập tìm mảnh còn thiếu của bức tranh hoặc tìm bóng cho đồ vật cho trẻ thực hiện ghép như hình dưới. 33
  16. Giải pháp 6: Tổ chức tốt trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ Khi chơi trẻ luôn luôn ở trạng thái vui vẽ, tinh thần phấn khởi, đó chính là điều kiện thuận lợi để tâm lý và tư duy trẻ phát triển tốt. Trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ thường là trò chơi có luật ( có nhiệm vụ chơi, hành động chơi, quy tắc chơi được quy định trước khi chơi ) nhằm phát triển tư duy cho trẻ. Nội dung của trò chơi hướng vào việc rèn luyện, hoàn thiện các kỹ năng về tư duy. Khi chơi 34
  17. với trò chơi đòi hỏi trẻ phải phối hợp để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra, qua đó tư duy của trẻ phát triển. Trong trò chơi luật lệ quy tắc chơi bao giờ cũng được quy định rõ ràng, cụ thể. Nếu luật chơi không được thực hiện thì trò chơi sẽ bị tan rã. Nội dung chơi chứa đựng các nhiệm vụ rèn luyện, mỗi trò chơi vận động đều có 3 yếu tố sau: - Nội dung chơi: Các nhiệm vụ này thường được thể hiện dưới một hình tượng nào đó như Mèo, Chuột do vậy nội dung chơi dễ gây hứng thú cho trẻ - Hành động chơi: Đó là những động tác trong khi chơi - Luật chơi: Đó là những quy tắc, quy định mà trẻ tuân theo khi thực hiện hành động chơi, khi giải quyết nội dung của trò chơi. + Nhiệm vụ chơi và các hành động chơi tạo nên nội dung của trò chơi + Hành động chơi và quan hệ giữa các thành viên tham gia vào trò chơi chịu sự chi phối, luật lệ, quy tắc chơi. + Có sự thống nhất giữa hành vi thật và hành vi chơi + Nhiệm vụ, hành động và luật lệ quy tắc chơi hướng tới việc rèn luyện, phát triển các kỹ năng, tố chất vận động cho trẻ. Giải pháp 7: Phối hợp với cha mẹ, cộng đồng tham gia Tôi thường xuyên phối hợp với cha mẹ và cộng đồng tham gia xây dựng môi trường giáo dục phát triển tư duy cho trẻ. Có thể thấy môi trường tiếp xúc của trẻ cơ bản chủ yếu là gia đình và nhà trường. Chính vì vậy, việc kết hợp giữa phụ huynh và gia đình là biện pháp không thể thiếu. Phụ huynh chính là một trong những nhân tố quyết định trong việc xây dựng môi trường cho trẻ. Không những thế, tôi thường chia sẽ những khó khăn, điều kiện của lớp giúp tôi nhận ra sự khác nhau của cha mẹ và cộng đồng, tạo điều kiện cho cha mẹ và cộng đồng tham gia vào xây dựng môi trường giáo dục cùng cô giáo. Ngoài ra, tôi còn phối hợp với cha mẹ trẻ tham gia vào các hoạt động trò chơi phát triển tư duy cho trẻ trong lớp: Hàng tháng tuyên truyền với phụ huynh qua các hình thức như giao bài tập, trao đổi 35
  18. với phụ huynh về những trò chơi, yêu cầu phụ huynh về nhà cho trẻ chơi. Từ đó, phụ huynh nhận ra sự phát triển tư duy của con mình như thế nào và có biện pháp kích thích cho trẻ ngay tại gia đình, giúp phụ huynh hiểu rõ tầm quan trọng của việc cho trẻ chơi các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ để rồi đồng hành cùng cô giáo hỗ trợ, giúp đỡ, giám sát các hoạt động giáo dục phát triển cho trẻ. Kết quả nghiên cứu. Qua thời gian thực hiện, bản thân tôi cũng đã có những trải nghiệm lớn trong cách suy nghĩ, cách làm và đặc biệt là cách tổ chức các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ cho trẻ 4 - 5 tuổi. Dựa trên những nghiên cứu và áp dụng các biện pháp giáo dục tôi đã thu lại được kết quả: * Về phía trẻ: Trẻ ở lớp và trẻ trong toàn trường nói chung đã thái độ tích cực khi tham gia các trò chơi phát triển trí tuệ, giờ học sinh động và lôi cuốn hơn. Trẻ tự tin hơn khi tham gia các trò chơi, mạnh dạn trò chuyện với cô về nội dung chơi và nắm vững chắc hơn kiến thức về nội dung mà cô giáo muốn truyền đạt * Về phía giáo viên: Tôi tự tin hơn khi thiết kế bài dạy cho trẻ, trò chơi và đồ chơi có thể lồng ghép, áp dụng được ở nhiều lĩnh vực. Với những đồ chơi trong những năm qua tôi đã thực hiện và đã hướng dẫn trẻ thực hiện được giúp tôi có thêm một số đồ dùng tự tạo phục vụ cho các hoạt động, các chủ điểm. Với những đồ chơi này giúp tôi truyền thụ kiến thức và dạy trẻ một cách dễ dàng và phát triển tư duy một cách tích cực cho trẻ. Từ những cách làm đồ chơi tôi thường trao đổi với chị em đồng nghiệp cùng nhau tìm ra nhiều cách làm đồ dùng đồ chơi khác nhằm phục vụ cho giảng dạy, nâng cao tay nghề và phù hợp với tâm sinh lý trẻ. Sau khi thử nghiệm đưa những đồ chơi này vào trong 36
  19. giảng dạy và tổ chức các hoạt động cho trẻ, tôi thấy chất lượng ngày càng được nâng cao. Thông qua các trò chơi này còn giúp trẻ phát triển về nhiều mặt như: phát triển ngôn ngữ, phát triển tình cảm xã hội, đặc biệt là phát triển tư duy logic Thông qua trò chơi trẻ được giao tiếp cùng bạn bè, được thể hiện sự hợp tác và cùng nhau thực hiện nhiệm vụ, hình thành tình đoàn kết cho trẻ. * Về phía phụ huynh: Phụ huynh rất phấn khởi yên tâm khi thấy con em mình yêu thích đến trường, biết, nhớ nhiều trò chơi mang tính giáo dục cao, đặc biệt là các trò chơi nhằm phát triển tư duy. Đó là những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu và thể hiện sáng kiến của tôi. Từ kết quả trên cho thấy, sau khi áp dụng các trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ thì hiệu quả của các trò chơi phát triển trí tuệ và thái độ tích cực của trẻ khi tham gia chơi tăng lên rõ rệt, trẻ tiếp thu bài học tốt hơn. 3. Phần kết luận. 3.1. Ý nghĩa của đề tài. Sự phát triển tư duy là điều đặc biệt quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ. Tác động của giáo viên giúp hỗ trợ phát triển tư duy của trẻ trong những năm đầu tiên của cuộc đời có ý nghĩa nhiều hơn bất cứ điều gì khác. Giai đoạn trẻ 4 – 5 tuổi là giai đoạn trẻ vẫn trong quá trình phát triển tư duy logic. Vì vậy, chúng ta cần hiểu rõ sự phát triển tư duy của trẻ và áp dụng những trò chơi để phát triển tư duy cho trẻ cho phù hợp. Tóm lại, chúng ta là những người làm giáo dục, có trách nhiệm phải tạo cho trẻ sự hứng thú về trí tuệ để trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện tổ chức trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 - 5 tuổi, bản thân tôi đã đúc rút và đưa ra các giải pháp đã làm được sau để giải quyết những vấn đề khó khăn từ thực tế công tác tôi: 37
  20. Giải pháp 1: Lập kế hoạch tổ chức chơi cho trẻ 4 - 5 tuổi cụ thể, rõ ràng. Giải pháp 2: Xây dựng môi trường, lựa chọn các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho trò chơi phù hợp với độ tuổi cho trẻ. Giải pháp 3: Lựa chọn nội dung trò chơi phát triển tư duy phù hợp cho trẻ 4 – 5 tuổi. Giải pháp 4: Tăng cường tổ chức cho trẻ được chơi với các loại trò chơi để phát triển tư duy dưới nhiều hình thức chơi khác nhau. Giải pháp 5: Sưu tầm, tự thiết kế một số trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ 4 – 5 tuổi. Giải pháp 6: Tổ chức tốt trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ . Giải pháp 7: Phối hợp với cha mẹ, cộng đồng tham gia. Khi hiểu tầm quan trọng của thời gian dành cho việc chơi, học và những gì nó đem lại cho sự phát triển tư duy nhận thức của trẻ, chúng ta sẽ dành cho trẻ thời gian hợp lý và sự tương tác trong quá trình chơi. Trong khi chơi, trẻ có thể học được rất nhiều thứ, từ cách ứng xử, nói năng với bạn chơi đến cách biểu đạt hành vi thông qua các vai chơi trong các mối quan hệ xã hội, cách sử dụng các đồ vật, đồ chơi một cách đúng đắn Chính vì vậy, nhiều nhà giáo dục đã gọi trò chơi là phương tiện quan trọng và có hiệu quả nhất trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện và chuẩn bị cho trẻ đến trường phổ thông. 3. 2. Kiến nghị, đề xuất * Đối với ban giám hiệu - Tổ chức thi đua làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các trò chơi phát triển tư duy cho trẻ có hiệu quả. - Cung cấp tài liệu, bổ sung sửa chữa một số đồ dùng đồ chơi tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi tổ chức cho trẻ hoạt động. - Tăng cường bồi dưỡng, trao đổi chuyên môn về việc tổ chức các trò chơi phát triển tư duy cho giáo viên. 38
  21. * Đối với Phòng Giáo dục: - Cần tăng cường hơn nữa các lớp tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng tổ chức trò chơi vào chương trình giáo dục mẫu giáo 4 - 5 tuổi nói riêng và cho các lứa tuổi khác nói chung cho các đơn vị trường học Mầm non và cho giáo viên Mầm non. * Trên đây là một số kinh nghiệm thiết kế trò chơi nhằm phát triển tư duy cho trẻ mẫu giáo mà tôi đã thực hiện, bên cạnh rất nhiều trò chơi và đồ dùng nhằm giúp trẻ hình thành và phát triển toàn diện. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của BGH và chị em đồng nghiệp để kinh nghiệm ngày càng phong phú hơn. 39