SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non

doc 22 trang Đinh Thương 15/01/2025 260
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_chat_luong_trong_viec_to_chuc.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao chất lượng trong việc tổ chức hoạt động chơi ngoài trời cho trẻ 5-6 tuổi ở trường Mầm non

  1. Trẻ tham gia chăm sóc cây, hoa trong vườn thiên nhiên của trường nhằm phát triển óc tò mò ở trẻ: quan sát sự thay đổi hàng ngày của cây xanh ,phân loại cây, hoa. 3.6. Vai trò của giáo viên trong định hướng tổ chức cho trẻ: Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu, đáp ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ. Luôn có ý tìm tòi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá để hướng trẻ quan sát thử nghiệm. Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao yêu cầu từ trò chơi đó. Luôn có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động. Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới. Giáo viên luôn tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình 3.7. Lấy trẻ làm trung tâm Tổ chức các hoạt động lấy trẻ làm trung tâm là giáo dục trẻ trên quan điểm người giáo viên phải có những hiểu biết về trẻ ( sở thích, nhu cầu, mong nuốn, khả năng của trẻ) để từ đó tạo ra môi trường giáo dục vui tươi, tạo ra những trải nghiệm thúc đẩy sự tìm tòi ham hiểu biết của trẻ. Phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm: - Cho trẻ quyền được lựa chọn hoạt động - Khuyến khích sự sáng tạo của trẻ. - Tạo cơ hội, động viên trẻ phát biểu, nhận xét, đặt câu hỏi. Bản thân tôi là một giáo viên trực tiếp đứng lớp tổ chức các hoạt động theo hướng lấy trẻ làm trung tâm tôi nhận thấy trẻ có nhiều cơ hội được” học mà chơi” chơi mà học”giúp trẻ tiếp thu kiến thức một cách dễ dàng mà không bị gò bó áp đặt trẻ. 16
  2. Trong giờ hoạt động ngoài trời cô luôn lấy trẻ làm trung tâm, trẻ phải được tự mình cảm nhận bằng giác quan(sờ, nắn, nhử nhìn )và nhận xét, đánh giá và nói lên ý thích của mình, từ đó trẻ được cung cấp kiến thức sâu rộng về thế giới xung quanh. Cô luôn quan tâm, phát huy tính tích cực của trẻ trong khi chơi bằng cách khai thác kinh nghiệm thực tế của trẻ, tận dụng môi trường sẵn có và cho trẻ được thực hành nhiều nhất. Tạo được nhiều các tình huống cho trẻ phải suy nghĩ giải quyết tình huống đó và sáng tạo nhiều nội dung chơi, chủ đề chơi phong phú hơn. Giáo viên luôn hướng trẻ chơi theo một chủ đề thích hợp, mở rộng kỹ năng chơi và giao tiếp. Trẻ được hoạt động một cách tích cực nhất, từ đó gây nhiều hứng thú cho trẻ khi chơi.Trong giờ chơi cô luôn tạo cho trẻ cảm giác gần gũi, thoải mái và để trẻ hoà mình vào thiên nhiên từ đó gây hứng thú cho trẻ. Khi chơi ngoài trời trẻ được tiếp xúc trực tiếp với thiên nhiên chính là trẻ được khám phá, học hỏi. Đó là điều kiện để trẻ phát triển những cảm xúc tích cực để trẻ biết yêu và bảo vệ thiên nhiên. (Hình ảnh trẻ sáng tạo xếp hình với nút chai) 4. Hiệu quả do sáng kiến đem lại: Thông qua sáng kiến kinh nghiệm, giáo viên có thể tổ chức tốt hoạt động ngoài trời cho trẻ bằng cách sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, mọi thời điểm khác nhau 17
  3. Thực tế cho thấy, nếu thiếu không gian vui chơi, trẻ sẽ mất đi sự linh hoạt một cách nghiêm trọng, ngôn ngữ phát triển không thuận lợi. Do đó, trẻ sẽ nhút nhát khó hòa đồng và sau này khó thích nghi với cuộc sống. Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được chạm tay vào mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình. Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống động, cuốn hút và luôn luôn kích thích trí tò mò. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa ngoài thiên nhiên, thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình. Chính vì thế, chúng ta cần thường xuyên tổ chức cho trẻ được hoạt động ngoài trời một cách tích cực. Sau khi sử dụng các biện pháp trên tôi nhận thấy rằng trẻ đặc biệt thích thú và say mê khám phá thế giới xung quanh. Bên cạnh đó ngôn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, các trẻ nhút nhát đã trở nên mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp rất nhiều, kỹ năng tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ bạn. Đó không chỉ là niềm vui của các cô giáo mà còn là niềm vui của cha mẹ trẻ. Mặt khác, tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, hoạt bát hơn trong các môn học khác. Trẻ được tự mình học hỏi, khám phá, nhiều đồ chơi, trang thiết bị trong nhà vẫn không thể thay thế được nhu cầu tự do vui chơi ngoài trời của trẻ. Với trẻ, vạn vật đang diễn ra trong thế giới này đều mới mẻ, sống động, cuốn hút và luôn luôn kích thích trí tò mò. Khi trẻ đùa nghịch, chơi đùa với thiên nhiên, thực chất là trẻ khám phá, học hỏi và có điều kiện phát triển tốt nhất những cảm xúc tích cực của mình. Không gì khiến trẻ thấy thoải mái, tự tin và vui vẻ hơn khi trẻ được cham tay và mọi thứ xung quanh và tự khám phá sự việc bằng các giác quan, cảm xúc của mình. Với sự cố gắng nỗ lực của cô và trẻ, kết quả đạt được rất đáng khả quan, trẻ đã tập trung chú ý, rất hào hứng, mạnh dạn thể hiện mình, có nhiều sáng tạo và tỏ ra rất phấn khởi, trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời một cách nhiệt tình, hăng say khám phá thế giới xung quanh. Đối với một số trẻ còn thụ động khi 18
  4. được cô khuyến thích, động viên đã trở nên nhanh nhẹn, mạnh dạn và tự tin hơn so với lúc trước. Ngoài ra, động tác chạy và trèo làm cho trẻ phát triển những kỹ năng thể lý, củng cố cơ bắp và thực tập thế cân bằng. Vì ngoài sân trẻ ít bị giám sát hơn trong lớp nên sân chơi cũng là nơi hoạt động chung để học những bài học có tính xã hội. Ngoài sân, trẻ học cách chia sẻ và thay phiên nhau, bày trò để chơi chung. Giúp trẻ giải tỏa căng thẳng, trẻ khỏe mạnh và hoạt bát hơn, khi tham gia các hoạt động đều đặn và có sự phối hợp chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, trẻ sẽ phát triển thể chất một cách tối đa và cơ thể luôn có sức đề kháng cao. Trẻ dễ dàng thu nạp vitamin D giúp trẻ hấp thụ canxi tốt, giúp cho các tế bào tạo xương xây đắp cho xương đặc hơn, rắn chắc hơn và dẻo dai hơn. - Kết quả khảo nghiệm cho thấy : Cuối năm STT Nội dung Chưa Đạt đạt Số lượng 27/31 4/31 1 Nhận thức Tỉ lệ 87% 13% Số lượng 25/31 6/31 2 Ngôn ngữ Tỉ lệ 81% 19% Số lượng 26/31 5/31 3 Mạnh dạn trong giao tiếp Tỉ lệ 84% 16% Số lượng 29/31 2/31 4 Thể lực Tỉ lệ 94% 6% Số lượng 27/31 4/31 5 Sự tò mò và khả năng sáng tạo Tỉ lệ 87% 13% Số lượng 31/31 0/31 6 Kỹ năng giữ an toàn cá nhân Tỉ lệ 100% 0% 19
  5. III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ Qua thời gian cho trẻ hoạt động ngoài trời theo các biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ tích cực và chủ động hơn rất nhiều trong hoạt động khám phá thế giới xung quanh. Trẻ biết đặt ra nhiều câu hỏi lý thú cho cả cô và các bạn khác cùng suy nghĩ, trả lời. Với sự cố gắng nỗ lực của cô và trẻ, kết quả đạt được rất đáng khả quan, trẻ đã tập trung chú ý, rất hào hứng, mạnh dạn thể hiện mình, có nhiều sáng tạo và tỏ ra rất phấn khởi, trẻ tham gia các hoạt động ngoài trời một cách nhiệt tình, hăng say khám phá thế giới xung quanh. Đối với một số trẻ còn thụ động khi được cô khuyến thích, động viên đã trở nên nhanh nhẹn, mạnh dạn và tự tin hơn so với lúc trước. Như vậy, qua quá trình thực hiện các phương pháp trên vào các hoạt động vui chơi và khảo sát chất lượng trên trẻ. Ta thấy rằng kết quả đạt được rất khả quan. Điều đó cho thấy rất cần sự nỗ lực, cố gắng giữa cô và trẻ. Cô càng có nhiều kinh nghiệm và tích lũy được nhiều biện pháp giáo dục trong công tác giảng dạy, biết tận dụng mọi thứ, ở mọi nơi mọi lúc để cung cấp kiến thức cho trẻ thì trẻ lĩnh hội và tiếp thu càng vững vàng. Qua đây tôi có một số kiến nghị: - Cần phải cố gắng học hỏi kinh nghiệm, luôn tìm tòi những cái hay, cái lạ, có sự sáng tạo để làm giàu thêm vốn kiến thức của mình, tự bản thân cần có sự nỗ lực phấn đấu và cầu tiến trong công tác, biết tiếp thu những cái mới của hệ thống giáo dục, những chương trình mới kết hợp với kinh nghiệm của thế hệ đi trước để hoàn thiện vốn kiến thức cho bản thân. - Trong chuyên môn: Đối với những cái khó nắm bắt và thực hiện cô phải tìm cách truyền đạt từ từ, động viên, khuyến khích trẻ cố gắng hơn chứ không nên la mắng, áp đặt trẻ. Cô còn là người có những sáng kiến hay, mới lạ để tổ chức các hoạt động cho trẻ, muốn vậy cô phải có kế hoạch, có sự đầu tư về đồ dùng, đồ chơi, nắm vững cách thức tổ chức hoạt động - Đối với những trẻ còn rụt rè chưa mạnh dạn cô nên khuyến khích trẻ tính thi đua, đoàn kết, động viên trẻ hòa nhập với tập thể, nhóm bạn, Cô phải tỏ ra cảm 20
  6. thông với trẻ khi trẻ chưa làm được, đặc biệt nhất cô phải là người có niềm say mê với công tác giảng dạy và có tấm lòng mến thương với trẻ. - Giáo viên cũng cần kiên trì chủ động tìm ra các mặt mạnh, mặt yếu để có hướng khắc phục làm chuyển biến nhận thức và khả năng tham gia của trẻ. - Trong khuôn viên trường cần xây dựng các mô hình vườn rau, vườn cây để có điều kiện tốt nhất cho trẻ hoạt đông vui chơi. Trên đây là một số biện pháp tôi đã thực hiện, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều thiếu sót. Rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu nhà trường, Quý cấp trên để bài viết được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn ! Rạng Đông, ngày tháng năm 2019 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Xác nhận, đánh giá, xếp loại) 21