SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_cong_tac_tu_van_tam.docx
- Lê Thị Long - Nguyễn Thị Hồng Oanh THPT chuyên Phan Bội Châu(1).docx
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác tư vấn tâm lí cho học sinh trường THPT chuyên Phan Bội Châu
- nhiệm. Họ phải biết thương yêu, tôn trọng, quý mến học sinh của mình mà căn cứ vào hoàn cảnh, cá tính từng học sinh mà giáo viên chủ nhiệm có cách lắng nghe, thấu hiểu, chia sẻ, gợi mở, dẫn dắt học sinh để mỗi trò có đủ những giá trị làm người như: Yêu thương, khoa dung, tôn trọng để chúng luôn biết sống tự chủ, tự tin, tự chịu trách nhiệm về các hành vi của mình . GVCN phải là người có năng lực có kinh nghiệm về công tác giáo dục giá trị kĩ năng sống, có bản lĩnh trung thực, tinh thần trách nhiệm cao, nhạy bén trong công việc, người lãnh đạo phải biết khơi dậy tiềm năng sẵn có tại nhà trường. Chính vì thế, GV phải luôn trau dồi năng lực chuyên môn và tu dưỡng đạo đức xứng đáng “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”, luôn “Tất cả vì học sinh thân yêu”. Đồng thời mỗi GVCN cần có đủ kiến thức cơ bản về tâm lý học, về giáo dục học phù hợp lứa tuổi học sinh họ đang làm chủ nhiệm. Từ những yêu cầu giáo dục chung, giáo viên chủ nhiệm cũng như cha mẹ học sinh còn phải biết kích thích đúng những sở trường cá nhân, những ham muốn của nhóm học sinh và từ đó đưa ra những hình thức sinh hoạt tập thể cũng như hướng dẫn cá nhân hoạt động. Đây là một trong những biện pháp giáo dục hữu hiệu với nhiều học sinh. Bên cạnh việc gieo những nhu cầu mới cho học sinh, các lực lượng giáo dục luôn luôn phải biết đứng đằng sau tổ chức, tạo ra những điều kiện để học sinh dần dần thực hiện được các yêu cầu giáo dục. 4. Kết quả thực hiện đề tài Qua quá trình thực hiện đề tài tại trường THPT chuyên Phan Bội Châu, chúng tôi thu được kết quả như sau: Công tác tư vấn tâm lý cũng hỗ trợ học sinh rèn luyện kỹ năng sống; tăng cường ý chí, niềm tin, bản lĩnh, thái độ ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ xã hội; rèn luyện sức khỏe thể chất và tinh thần, góp phần xây dựng và hoàn thiện nhân cách. Mặt khác, công tác tư vấn tâm lý cũng cần đảm bảo quyền được tham gia, tự nguyện, tự chủ, tự quyết định của học sinh và bảo mật thông tin trong các hoạt động tư vấn tâm lý theo quy định của pháp luật. Hầu hết học sinh đều tin 43
- tưởng vào thầy cô. Các em cảm thấy được quan tâm, được ghi nhận và được tạo điều kiện học tập từ nhà trường. Phòng tư vấn tâm lý học đường trường đã hoạt động thường xuyên hơn, hiệu quả hơn, đã tiến hành hỗ trợ, tư vấn học sinh ý thức học tập. giúp đỡ một số học sinh vượt qua giai đoạn khủng hoảng, căng thẳng về tinh thần do áp lực học tập hoặc chưa làm quen được với môi trường mới. Tư vấn giúp các em những kiến thức về đời sống, sức khỏe vị thành niên nhờ đó kĩ năng mềm của học sinh được nâng cao. Tư vấn hướng nghiệp cho học sinh gặp khó khăn trong chọn ngành, chọn trường góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh theo đúng năng lực, sở trường của mình. Công tác quản lí học sinh, an ninh được đảm bảo, nề nếp ổn định, trường học xanh-sạch- đẹp-an toàn. Trường được đánh giá cao trong tỉnh về nề nếp cũng như chất lượng dạy và học. Về phía học sinh: Đời sống tâm lí học đường được nâng lên rõ rệt, các em đã được nâng cao hiểu biết về tâm sinh lí lứa tuổi, kĩ năng sống, văn hóa ửng xử phát triển. Ngày càng nhiều học sinh thể hiện niềm phấn khởi, tự tin phát huy năng lực của bản thân. Các câu lạc bộ hoạt động quy cũ, bài bản, mang lại nhiều hiệu quả thiết thực. Học sinh còn thành lập thêm Câu lạc bộ tư vấn của mình để bạn bè cùng giúp nhau vượt qua những khó khăn trong cuộc sống. Học sinh nhà trường năng động, sang tạo, ứng xử văn minh, văn hóa, không có học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức cũng như vi phạm pháp luật. Học sinh Trường THPT chuyên Phan Bội Châu tự tin tỏa sáng trên các diễn đàn, các sân chơi trí tuệ, khẳng định thương hiệu Học sinh trường Phan. Đặc biệt, nhờ làm tốt công tác tư vấn tâm lý, quan tâm giúp đỡ học sinh mà đã có những trường hợp học sinh trong hoàn cảnh khó khăn mồ côi cha hoặc mẹ, gia đình nông dân nghèo khó vẫn vươn lên đạt nhiều thành tích xuất sắc trong học tập. Cụ thể: Em Nguyễn Hoàng Vũ học sinh lớp 12A2, là học sinh mồ côi cha 44
- nhưng đã đoạt Huy chương Bạc Tin học quốc tế 2021 và tiếp tục vào vòng 2 thi chọn đội tuyển khu vực, quốc tế 2022. Em Nguyễn Trung Quân lớp 12A2 mẹ mất khi em học lớp 11 nhưng hai năm liền là học sinh giỏi Quốc gia, năm lớp 11 giải nhì, lớp 12 giải nhất và lọt vào vòng II thi chọn đội tuyển khu vực quốc tế môn Tin học. Em Ngô Trí Cảnh quê Yên Thành, bố mẹ nông dân nghèo vẫn vươn lên hai năm là học sinh giỏi quốc gia, năm 2021 dự thi Vật lý Châu Âu, năm lớp 12 giải nhất Quốc gia và lọt vào vòng II thi chọn đội tuyển khu vực quốc tế môn Vật lý. Em Trần Thương Huyền học sinh lớp 12C7 đến từ huyện Miền núi Anh Sơn về Vinh ở trọ nhưng vẫn luôn nổ lực quyết tâm trong học tập và đã đạt giải nhất cuộc thi “Tuổi trẻ học tập làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh” năm 2021. Em Nguyễn Đình Duy Anh với sự nổ lực của bản thân và sự giúp đỡ của CLB Olympia đã đoạt giải 3 cuộc thi chung kết năm “Đường lên đỉnh Olympia” năm thứ 21. Nhà trường đạt 79 giải học sinh giỏi quốc gia, tiếp tục xếp vào tốp đầu cả nước và nhiều thành tích xuất sắc khác trên các mặt công tác. Một số hình ảnh thành tích nhà trường 45
- Phần III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Tư vấn tâm lý học đường là hình thức trợ giúp tâm lý đắc lực không những cho học sinh mà còn cho các lực lượng giáo dục khác từ ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm đến mỗi cá nhân giáo viên. Quá trình hoạt động tư vấn tâm lý học đường giúp học sinh gặp khó khăn trong các vấn đề tâm lý khác nhau nảy sinh trong học tập, trong hoạt động hướng nghiệp, trong các mối quan hệ (với bạn bè, thầy, cô giáo, người thân ) ở bất kỳ thời điểm nào. Để nâng cao công tác tư vấn tâm lí cho học sinh, bản thân mỗi giáo viên, GVCN, nhà trường cần nắm bắt tình hình nhằm chủ động tư vấn hay tư vấn phòng ngừa; không thụ động chờ học sinh tự đến nhờ tư vấn. Các thành viên Tổ Tư vấn tâm lý chủ động giới thiệu đến học sinh hoạt động của phòng tư vấn tâm lý qua trang tin điện tử của trường, trả lời thắc mắc của học sinh qua thư điện tử .tạo cho học sinh có nhu cầu và kích thích nhu cầu sử dụng tư vấn tâm lý học đường để nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập của các em. Ngoài việc tư vấn riêng khi học sinh có nhu cầu, Tổ tư vấn tâm lý cần tổ chức các buổi nói chuyện, hội thảo để tư vấn chung cho học sinh (tư vấn truyền thông) và tạo điều kiện để học sinh được đối thoại. Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường khi thấy cần thiết có sự hỗ trợ đặc 48
- biệt. Không chỉ tư vấn cho học sinh mà còn phải tư vấn cho cả cha mẹ học sinh để họ biết cách quản lý con cái và phát hiện sớm những tâm tư, biểu hiện của học sinh thì việc tư vấn cho học sinh mới thực sự hiệu quả. Giáo viên tư vấn hay mỗi giáo viên chủ nhiệm cần phải thân thiện, khéo léo, gợi mở để học sinh “trải lòng” và phải giữ bí mật thông tin mà học sinh tiết lộ, làm cho học sinh tin tưởng và thích đến phòng tư vấn tâm lý vào giờ ra chơi hay lúc rảnh rỗi để trò chuyện và được thấu hiểu. Ngoài ra, cần tổ chức các hoạt động hỗ trợ đời sống tâm lý cho học sinh như có tính chất phòng ngừa, đó là những sân chơi, những cuộc thi, những hoạt động trải nghiệm, nhân đạo, từ thiện để các em có đời sống tinh thần vui vẻ, thoải mái, giảm bớt những căng thẳng, áp lực cuộc sống và áp lực học tập giúp các em tránh xa tệ nạn xã hội, rèn luyện đạo đức, tác phong, tập trung học tập tốt hơn. Như vậy, việc nâng cao hiệu quả hoạt động tư vấn tâm lý thực sự cần thiết trong mỗi nhà trường, cần được sự quan tâm đúng mức và kịp thời của các cấp quản lý giáo dục, nhằm cung cấp cho học sinh “liều thuốc tinh thần”, giúp các em vượt qua những khủng hoảng tâm lý. Hoạt động này cũng giúp giải quyết những những khó khăn của học đường và của xã hội. 2. Kiến nghị Quá trình triển khai nghiên cứu và thực hiện đề tài, chúng tôi có một số kiến nghị sau: - Về phía giáo viên và GVCN: Mỗi giáo viên và GVCN phải luôn là người tiên phong trong công tác giáo dục giá trị kĩ năng sống, có bản lĩnh , kiên trì ,tinh thần trách nhiệm cao, nhạy bén trong công việc và biết khơi dậy tiềm năng sẵn trong mỗi học sinh. Phải tích cực, chủ động học tập các nội dung, kỹ năng, phương pháp tư vấn để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. - Về phía CMHS: Công tác giáo dục cho học sinh không phải là công việc một chiều của trường học. Việc hợp tác chia sẻ của phụ huynh là điều cần thiết. Vì thế muốn con em mình phát triển toàn diện về nhân cách, ý thức, bản thân mỗi phụ huynh cũng cần quan tâm đến mọi mặt đời sống của các em đặc biệt là những 49
- suy nghĩ, tình cảm, tư tưởng của học sinh . - Đối với Ban tư vấn nhà trường: Thường xuyên cập nhật các văn bản hướng dẫn công tác tư vấn, bố trí người trực phòng tư vấn đúng lịch sẵn sàng đón tiếp các em để trợ giúp kịp thời. Soạn và chia sẻ các chuyên đề tư vấn, tìm kiếm thêm tài liệu tư vấn lưu trữ khoa học tại phòng tư vấn và nhóm zalo của Ban tư vấn. - Về phía các cấp lãnh đạo trường THPT, Sở GD và ĐT: Cần thường xuyên có các buổi tập huấn nâng cao cho tất cả các GVCN nói riêng và cán bộ tư vấn học đường nói chung về công tác tư vấn. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tập huấn Bồi dưỡng GV thực hiện chương trình GDPT 2018 – Modun 5 2. Báo Giáo dục và thời đại- Ngày 22/4/2019 “Để xây dựng trường học hạnh phúc” Nguyễn Thanh Tâm, Vũ Minh Phượng, Đoàn Thị Diên, Trần Văn Công 50
- (2016), “Thực trạng lo âu và các hình thức ứng phó của học sinh trung học phổ thông”, Tạp chí Khoa học, 21, tr.24-30. 3. Nguyễn Trọng “ Tư vấn tâm lý cho học sinh - một giải pháp quan trọng và hiệu quả để giáo dục đạo đức lối sống và giảm thiểu bạo lực học đường” Bản tin ngành Giáo dục Nghệ An số 12 năm 2021. 4. Chuyên đề “Giáo viên chủ nhiệm với công tác tư vấn học đường”- TS Nguyễn Thị Nhân biên soạn. 5. Đàm Thị Bảo Hoa, Nguyễn Văn Tư, Trần Tuấn (2013), “Nghiên cứu nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh thành phố Thái Nguyên”, Tạp chí Y học Thực hành, 876, tr.8-11. 6. Lê Quang Sơn, Hồ Thanh Thủy (2014), “Đặc điểm nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT”, Kỷ yếu Hội thảo tư vấn tâm lý học đường lần thứ IV, tr.453- 459. 7. Luật Giáo Dục sửa đổi năm 2005: Nhiệm vụ GVCN trong điều lệ trường THPT theo quyết định số 07/2007/QĐ- Bộ GD - ĐT ngày 02/04/2007 của bộ trưởng bộ Giáo dục và đào tạo. 8. Trường Đại học Vinh “Bồi dưỡng năng lực tư vấn cho giáo viên phổ thông làm công tác tư vấn cho học sinh” 51
- PHẦN PHỤ LỤC 52