SKKN Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

doc 20 trang vanhoa 6221
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_nang_cao_vai_tro_cua_to_truong_trong_c.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ

  1. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở lý luận Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em hôm nay - Thế giới ngày mai”. Và chúng ta cũng nhận thức được “Sức khỏe của trẻ em hôm nay là sự phồn vinh của đất nước ngày mai”. Trẻ em là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình, của toàn xã hội, là tương lai của đất nước, là lớp người kế tục sự nghiệp của cha anh, gánh vác mọi công việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Để trẻ luôn khoẻ mạnh và phát triển một cách toàn diện về đức trí, thể , mĩ, tình cảm, quan hệ xã hội thì việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học là hết sức quan trọng và cần thiết. Trong đó việc nuôi dưỡng trẻ theo khoa học được coi trọng, nó ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Chính vì vậy việc xây dựng được một chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý là câu hỏi đặt ra cho ngành Giáo dục nói chung và các trường mầm non nói riêng. Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ hình thành những yếu tố của nhân cách chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1, là nền tảng cho quá trình học tập suốt đời của trẻ. Để đạt được những mục tiêu đó thì việc kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ là điều tất yếu, giúp cơ thể trẻ khoẻ mạnh, phát triển cân đối và trang bị kiến thức cho trẻ để trẻ biết tự bảo vệ và giữ gìn sức khoẻ. Nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non là nhiệm vụ rất quan trọng. Nó góp phần thúc đẩy trẻ phát triển về thể lực, trí tuệ, sức khoẻ tạo nền móng phát triển nhận thức, thẩm mỹ giúp trẻ phát triển toàn diện. Đó là nhiệm vụ trọng tâm đặt lên đôi vai của mỗi nhà trường, trong đó góp phần không nhỏ là nhiệm vụ của tổ nuôi dưỡng chúng tôi. 2. Cơ sở thực tiễn Không giống như các cấp học khác có nhiệm vụ trọng tâm là giáo dục trẻ. Ở bậc học mầm non có nhiệm vụ đặc trưng hơn bao gồm cả chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ. Ở độ tuổi mầm non trẻ được chăm sóc bán trú nên thời gian trẻ ở trường là khá nhiều, được chăm sóc cả bữa ăn và giấc ngủ Chính vì vậy việc chăm sóc trẻ ở trường góp phần rất lớn vào sự phát triển chung của trẻ. Khi chọn ngành chế biến món ăn thực sự tôi không nghĩ là mình sẽ được làm trong ngành giáo dục. Lúc đó ước mơ của tôi là được trở thành đầu bếp của một khách sạn nào đó. Nhưng đúng là nghề chọn người, tôi ra trường đúng vào thời điểm trường mầm non đang tuyển nhân viên nuôi dưỡng, không hiểu sao 1/ 19
  2. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ lúc đó với lòng yêu nghề mến trẻ tôi quyết tâm nộp hồ sơ vào trường mầm non Đan Phượng, được tuyển dụng và bắt đầu công tác từ năm 2009. Được nhà trường phân công nhiệm vụ làm tổ trưởng tổ nuôi dưỡng phụ trách việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Với nhiệm vụ là một tổ trưởng, có vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ, tôi luôn tâm niệm trong lòng làm sao để xây dựng được một dây chuyền làm việc khoa học, phấn đấu đưa công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ của nhà trường trở thành trường điểm của Huyện. Với lòng yêu nghề mến trẻ, muốn trẻ được phát triển một cách tốt nhất, toàn diện nhất càng thôi thúc tôi tìm hiểu, nghiên cứu qua tài liệu, sách báo và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình làm việc để tìm ra một số biện pháp để giải quyết vấn đề. Và tôi cũng mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ” làm sáng kiến kinh nghiệm của mình. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Thông qua “Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ” tôi nghiên cứu, tìm ra các biện pháp và áp dụng các biện pháp đó vào quá trình làm việc, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ nhằm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi, tăng năng suất lao động. Một phần nữa góp phần cải thiện dinh dưỡng, nâng cao sức khoẻ trẻ và nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM - Trẻ trong độ tuổi từ 2 đến 5 tuổi trong trường. - Cường độ làm việc, thực hiện nhiệm vụ. - Kiến thức của bản thân về chăm sóc, nuôi dưỡng. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Nghiên cứu dựa trên cơ sở thực tiễn và tài liệu, sách báo có liên quan. - Nghiên cứu thông qua phương pháp trao đổi, toạ đàm. - Nghiên cứu thông qua quá trình tích lũy kinh nghiệm. - Nghiên cứu dựa trên nhiệm vụ được phân công - Nghiên cứu thông qua kiến thức đã học và những lần được đi học, tập huấn. - Nghiên cứu dựa vào kết quả điều tra số trẻ suy dinh dưỡng và trẻ thấp còi. Dựa vào số trẻ ăn ngon, ăn hết suất. Cường độ làm việc của nhân viên. VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Phạm vi: Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao vai trò của người tổ trưởng trong quá trình làm việc và trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. 2/ 19
  3. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Thời gian thực hiện: Bắt đầu từ tháng 9/2019 và kết thúc vào tháng 3/2020. B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1. Tình trạng khi chưa thực hiện a. Thuận lợi Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, Đảng uỷ, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân xã, các ban ngành địa phương luôn quan tâm sát sao, chỉ đạo kịp thời, tạo điều kiện thuận lợi cho trường về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ chăm sóc - giáo dục trẻ. Phòng Giáo dục huyện thường xuyên tổ chức kiến tập tại các trường điểm và mở lớp tập huấn công tác chuyên môn nói chung và công tác chăm sóc nuôi dưỡng nói riêng. Trường nằm ở địa bàn trung tâm xã rất thuận tiện và được công nhận là trường chuẩn Quốc gia vào tháng 12/2009 và được nhận quyết định công nhận lại vào năm học 2015 - 2016. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, trường được xây mới lại 2 dãy nhà dạy học, phòng chức năng, phòng hiệu bộ và toàn bộ khu vực bếp khang trang, có đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ: Có tủ sấy bát, tủ cơm điện, bộ hút mùi, dụng cụ đun nấu đầy đủ tiện nghi mới tốt, không gây độc hại khi chế biến cho trẻ. Được sự quan tâm của ban giám hiệu và tập thể giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Đặc biệt chị em nhân viên trong tổ nuôi dưỡng có trình độ chuyên môn đạt chuẩn, một số đồng chí có trình độ trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề đã luôn động viên giúp tôi khắc phục được những khó khăn để hoàn thành tốt công việc của mình và cấp trên giao. Bản thân là tổ trưởng với lòng yêu nghề mến trẻ tôi luôn tự học hỏi, đúc rút kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Trường có nhân viên y tế hỗ trợ công tác chăm sóc nuôi dưỡng và theo dõi sức khỏe trẻ được tốt hơn. Bếp ăn mới được xây dựng theo quy trình bếp một chiều, thuận lợi cho nhân viên trong quá trình làm việc, tăng năng suất và cường độ lao động. Tỷ lệ trẻ ăn bán trú cao đạt 100%. Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến quá trình ăn uống của trẻ. Về chăm sóc, nuôi dưỡng phụ huynh thường xuyên trao đổi với các cô về tình hình ăn uống của con mình ở nhà. Để các cô có thể hiểu hơn về tâm lý và sở thích món ăn của các cháu từ đó làm cho công tác chăm sóc của trường tôi tốt hơn. b. Khó khăn 3/ 19
  4. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ - Nền kinh tế địa phương còn chưa đồng đều, một số gia đình phụ huynh làm nông nghiệp. Nhiều bậc cha mẹ còn thiếu kiến thức trong việc chăm sóc trẻ vì vậy tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi còn khá cao. - Tổ nuôi dưỡng 100% là nữ nên gặp khó khăn trong một số công việc nặng. - Vì bản thân kiêm nhiệm một số nhiệm vụ nên còn gặp khó khăn trong công việc. - Tình hình dịch bệnh phức tạp, thời tiết hay thay đổi mà trẻ vẫn còn nhỏ sức đề kháng chưa cao, hay bị ốm nên hay nghỉ học. Do vậy việc chăm sóc một số trẻ bị gián đoạn không được liên tục. - Do mức ăn còn chưa cao, giá thực phẩm biến động thường xuyên nên suất ăn của trẻ giảm, ảnh hưởng đến tỷ lệ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ. 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện Đầu năm học tôi kết hợp với BGH, nhân viên y tế điều tra, theo dõi và khảo sát được những nội dung sau:(Bảng khảo sát ở phần minh chứng) II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN Để nâng cao, phát huy vai trò của người tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Bản thân tôi đã xây dựng và nghiên cứu các biện pháp để áp dụng cho bản thân, tổ nuôi dưỡng trong quá trình làm việc 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân Với yêu cầu nghề nghiệp, muốn phục vụ trẻ được tốt nhất thì các nhân viên nuôi dưỡng phải hiểu được tầm quan trọng của dinh dưỡng cần và đủ đối với trẻ trong từng độ tuổi. Có được những kiến thức đó thì mới tham mưu, đưa ra được những thực đơn phong phú, kết hợp nhiều loại thực phẩm với nhau, cung cấp cho trẻ những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đặc biệt là cân đối tỷ lệ các chất dinh dưỡng. Là những người trực tiếp nấu ra các món ăn hàng ngày cho trẻ nên mỗi nhân viên phải có những hiểu biết và kiến thức nhất định về giá trị dinh dưỡng của mỗi loại thực phẩm và biết cách phối hợp những loại thực phẩm nào với nhau nhằm đem lại giá trị dinh dưỡng cao nhất cho trẻ trong các bữa ăn. Đây là khâu đầu tiên cũng là khâu quan trọng nhất quyết định đến chất lượng bữa ăn. Để thực hiện tốt vấn đề này, các chị em trong tổ nuôi dưỡng nói chung và bản thân tôi nói riêng đã không ngừng học hỏi, tự bồi dưỡng kiến thức cho mình bằng cách: - Tích cực tham gia hội thi “Ngày hội dinh dưỡng” do nhà trường tổ chức. (Hình ảnh phần minh chứng) 4/ 19
  5. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ - Tham gia kiến tập chuyên đề tại các trường điểm, các lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn do phòng Giáo dục và Trung tâm y tế Huyện tổ chức. Qua các buổi kiến tập tôi phát huy những mặt tốt mà trường chúng tôi đã làm được và tiếp tục học tập, tiếp thu những điểm mạnh của trường bạn để áp dụng vào công tác nuôi dưỡng trường tôi được tốt hơn nữa. - Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bằng cách tham gia học lớp Kỹ thuật chế biến món ăn hệ Cao đẳng. - Thường xuyên cập nhật kiến thức, thông tin: Qua sách báo, tạp chí, ti vi, internet và các văn bản mới của Bộ y tế, Viện dinh dưỡng. - Theo dõi các chương trình truyền hình: Bếp Việt, Giai điệu lửa hồng, Chuẩn cơm mẹ nấu, Món ngon mỗi ngày, Siêu sao ẩm thực - Học kinh nghiệm dân gian qua bạn bè, người thân và chị em đồng nghiệp. Sau khi áp dụng các biện pháp trên, bản thân tôi đã tích lũy cho mình rất nhiều những kinh nghiệm trong việc thay thế, kết hợp các loại thực phẩm với nhau để có được những bữa ăn phong phú, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Nắm được tỷ lệ các chất P: L: G, Can xi, B1 phù hợp với từng lứa tuổi, đảm bảo lượng calo cần cung cấp cho trẻ ở trường, nắm được nguyên tắc xây dựng thực đơn nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ nuôi dưỡng cho từng năm học Đầu năm học, dựa vào hướng dẫn, công văn chỉ đạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học của Phòng Giáo dục và Đào tạo Huyện. Dựa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, dựa vào tình hình thực tế của tổ tôi đã xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ nuôi dưỡng và đặt ra phương hướng cho năm học tiếp theo. Trước tiên tôi chỉ ra tình hình đặc điểm của tổ, những thuận lợi, khó khăn để từ đó phát huy những thuận lợi và khắc phục những mặt còn khó khăn đó. Bước 2 là đặt ra nhiệm vụ trọng tâm và xây dựng biện pháp để thực hiện các nhiệm vụ đó, mỗi một nhệm vụ sẽ có biện pháp thực hiện tương ứng. a. Nhiệm vụ: - Xây dựng được khẩu phần ăn hợp lý, phù hợp với nhu cầu của trẻ. - Thực hiện tốt công tác chế biến nón ăn cho trẻ trong trường theo đúng thực đơn. đảm bảo khẩu phần ăn của trẻ, cân đối về dưỡng chất, món ăn đẹp mắt, hấp dẫn giúp trẻ ăn ngon ăn hết suất và phát triển khỏe mạnh. - Thực hiện tốt quy chế chuyên môn trong công tác nuôi dưỡng. Thực hiện đúng quy trình bếp một chiều, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trước trong và sau khi chế biến. 5/ 19
  6. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ - Món ăn của trẻ được đảm bảo hợp lý theo yêu cầu, bữa chính có trên 15 loại thực phẩm. Tỷ lệ dinh dưỡng trong bữa ăn đảm bảo tỷ lệ các chất theo đúng quy định tại thông tư 28. - Thực hiện chế biến 2 món xào/tuần cho trẻ. - 100% trẻ đảm bảo đủ nước uống, đảm bảo vệ sinh, phù hợp với thời tiết. Trẻ được sử dụng thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh. - Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý nuôi dưỡng. - Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt thực hiện “Đề án sữa học đường” giai đoạn 2018 - 2020 đạt mục tiêu 100% trẻ mẫu giáo được uống sữa. - Tích cực truyền thông cho phụ huynh và cộng đồng về thực đơn, các điều kiện, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. - Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp. Chăm sóc bữa ăn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. - Cùng nhà trường tổ chức “Ngày hội dinh dưỡng” cấp trường vào cuối tháng 11. Tham gia thi “Ngày hội dinh dưỡng” cấp Huyện phấn đấu đạt giải 3 trở lên. - Tăng tổng số trẻ toàn trường lên 671 trẻ. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng xuống còn 15 trẻ, chiếm 2.2% và thấp còi xuống còn 17 trẻ, chiếm 2.5% so với đầu năm học. - Duy trì lịch sinh hoạt chuyên môn 2 lần/tuần. b. Biện pháp thực hiện: - Kết hợp với nhà trường xây dựng được thực đơn hai mùa, 2 tuần chẵn lẻ phù hợp với điều kiện khu vực và nguồn thực phẩm dồi dào, tránh sử dụng thực phẩm trái mùa tồn dư lượng thuốc bảo quản không tốt cho sức khỏe của trẻ. Thực đơn phải đảm bảo được nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ, phù hợp với độ tuổi, đảm bảo đủ khẩu phần cho trẻ và giá cả hợp lý. - Thường xuyên học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, cải tiến phương pháp chế biến và nâng cao khả năng chế biến món ăn cho trẻ. Kết hợp các loại nguyên liệu hợp lý, phong phú để tạo được món ăn ngon, đầy đủ dưỡng chất. - Xây dựng được kế hoạch hoạt động hàng tháng, kế hoạch hoạt động tuần cho tổ để tổ nuôi dưỡng nắm vững chuyên môn và công việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong năm học. Phân công nhiệm vụ rõ ràng để mọi người hoàn thành tốt công việc của mình, tránh chồng chéo công việc. Hàng tuần có lịch phân công giao nhận thực phẩm. Thực hiện giao nhận hàng ngày có đầy đủ các thành phần để kiểm tra số lượng, chất lượng thực phẩm đầu vào theo đúng nguyên tắc tiếp phẩm, loại bỏ thực phẩm không đảm bảo tránh ngộ độc thực phẩm. Thực hiện đúng theo bảng phân công dây chuyền, tránh lây nhiễm chéo 6/ 19
  7. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nguồn thực phẩm. Thường xuyên kiểm tra khâu chế biến, vệ sinh dụng cụ nấu. Cùng với kế toán chia ăn đảm bảo hợp vệ sinh và đúng theo định lượng chia ăn đã tính. Ghi chép sổ sách đầy đủ, rõ ràng. Sổ kiểm thực ba bước được ghi chép theo đúng sự phân công. Lưu mẫu thức ăn hàng ngày đầy đủ, đúng quy định. - Xây dựng và cân đối khẩu phần ăn hợp lý với hơn 15 loại thực phẩm trong bữa chính, tính khẩu phần ăn theo nhu cầu khuyến nghị về năng lượng và các chất dành cho trẻ của Bộ y tế. Phối hợp với phụ huynh có chế độ ăn, chế độ vận động hợp lý đối với trẻ suy dinh dưỡng và trẻ có nguy cơ béo phì. - Đưa thêm 2 bữa xào/tuần vào thực đơn đối với trẻ mẫu giáo, nhà trẻ 1 bữa/tuần. Lựa chọn món xào phù hợp với trẻ. - Nhà trường thành lập ban chỉ đạo công tác thực phẩm, nước uống, sữa bột, thực hiện nghiêm túc quy trình lựa chọn, ký kết hợp đồng với các công ty cung ứng thực phẩm sạch, có đầy đủ các điều kiện theo quy định. Nước uống và nước sử dụng phải được kiểm định 6 tháng 1 lần. Mùa đông trẻ được dùng nước ấm. - Hàng ngày, công khai tài chính đúng quy định. Hồ sơ nuôi dưỡng khoa học, đúng quy định, đạt chất lượng theo yêu cầu. Duy trì sử dụng phần mềm dinh dưỡng Viettec tính khẩu phần ăn cho trẻ. - Chương trình sữa học đường: Cùng nhà trường tổ chức tuyên truyền đến phụ huynh bằng nhiều hình thức để 100% trẻ mẫu giáo được uống sữa. Thống nhất với cha mẹ trẻ thời điểm uống sữa vào 8h30 sau khi thể dục sáng. - Cải tiến, đổi mới hình thức truyền thông quảng bá bằng hình ảnh, tuyên truyền qua website của nhà trường hoạt động của nhân viên nuôi dưỡng, thực đơn và các bữa ăn của trẻ. - Tham gia trồng cây xanh, giữ vệ sinh môi trường. Chăm sóc tốt bữa ăn cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. - 100% nhân viên tham gia hội thi “Ngày hội dinh dưỡng” cấp trường và chuẩn bị thật tốt cho hội thi “Ngày hội dinh dưỡng” cấp Huyện để đạt kết quả tốt nhất. Xây dựng thực đơn tham gia hội thi phù hợp với tiêu chí, đặc sắc. - Tăng cường huy động trẻ trong độ tuổi đến lớp. Tham mưu với nhà trường, nhân viên y tế và phụ huynh làm tốt công tác nuôi dưỡng trẻ. Xây dựng kế hoạch chăm sóc trẻ suy dinh dưỡng và trẻ béo phì. Giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng và béo phì xuống mức thấp nhất có thể so với đầu năm học. - Thực hiện nghiêm túc lịch sinh hoạt tổ chuyên môn 2 tuần/lần vào ngày 15 và họp rút kinh nghiệm vào ngày 30 hàng tháng. 3. Biện pháp 3: Tham mưu với nhà trường bổ sung đồ dùng, trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng 7/ 19
  8. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Để chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng đạt hiệu quả cao, một yếu tố không thể thiếu được trong quá trình thực hiện đó là cơ sở vật chất. Cơ sở vật chất hiện đại, đảm bảo an toàn về vệ sinh an toàn thực phẩm là rất cần thiết đối với một bếp ăn nói chung và bếp ăn cho trẻ mầm non nói riêng. Nếu như các đồ dùng dụng cụ cũ, hỏng, xuống cấp sẽ dẫn đến gây mất an toàn và mất vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ và các nhân viên trong quá trình chế biến. Công tác tham mưu với nhà trường để bổ sung trang thiết bị là thực sự cần thiết và đặc biệt quan trọng. Là tổ trưởng, tôi cần phải nắm bắt nhìn nhận được đồ dùng nào là cần thiết, phù hợp với thực tế đặc thù của bếp và điều kiện của nhà trường để tham mưu mua mới hay sửa chữa, bảo dưỡng. Đầu năm học tôi cùng với đồng chí Phó hiệu trưởng phụ trách nuôi dưỡng thực hiện thống kê lại đồ dùng, trang thiết bị của nhà bếp. Từ đó dựa vào số lượng trẻ của trường, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học tôi đề xuất với nhà trường bổ sung mới, sửa chữa và bảo dưỡng lại những trang thiết bị đã cũ hỏng để đảm bảo tốt nhất cả về số lượng và chất lượng nhằm phục vụ trẻ một cách tốt nhất. Dựa vào số lượng trẻ đầu năm là 648 trẻ, dựa vào số lượng đồ dùng hiện đang có tôi tham mưu với nhà trường bổ sung, sửa chữa số lượng dự kiến như sau: STT Tên đồ dùng Đầu năm Đề nghị mua Sửa chữa, mới, bổ sung bảo dưỡng 1 Bát ăn cơm 632 100 2 Thìa nhỏ 642 100 3 Bát to 2 lớp 151 30 4 Đĩa inox để hoa quả 0 90 5 Cốc uống sữa inox 585 30 6 Cốc lưu mẫu 14 2 7 Dao cắt thái 10 3 8 Tủ sấy bát 1 1 9 Muôi nhỏ 152 20 10 Tủ cơm điện 0 1 11 Máy cắt thái 1 x 12 Máy xay thịt 1 x 13 Bếp ga 3 x 14 Bảng chia ăn 0 1 15 Bàn chia ăn 2 2 16 Máy hút mùi 1 17 Bàn xào 2 2 8/ 19
  9. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 18 Thớt chín 2 2 19 Quạt hơi nước 1 1 x 20 Xô inox đựng cốc 19 Ngoài ra trong quá trình làm việc có một số đồ dùng cần bổ sung thì tôi tiếp tục tham mưu với nhà trường như: đồ dùng bảo hộ lao động của nhân viên, giẻ rửa bát, dép đi trong nhà, tạp dề Nhờ công tác tham mưu bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà bếp đã giúp cho công việc của chúng tôi được thuận lợi, tăng cường độ và hiệu quả công việc lên rõ rệt. 4. Biện pháp 4: Xây dựng bảng phân công dây chuyền, lập sổ theo dõi và phân công nhiệm vụ hợp lý Việc lập các sổ theo dõi, phân công là rất cần thiết và quan trọng trong việc phân công nhiệm vụ cho các nhân viên trong tổ. Trước đây tổ có khá nhiều sổ, việc ghi chép và theo dõi khá mất thời gian. Năm học này tôi đã có những thay đổi trong việc ghép các đầu sổ vào chung 1 quyển sổ, vừa tiết kiệm lại khoa học và dễ ghi chép, theo dõi. Ví dụ: “Sổ theo dõi lịch phân công dây chuyền tổ nuôi, giao nhận thực phẩm và hỗ trợ trực trưa”. Ngoài việc được phân công nhiệm vụ hỗ trợ ăn trưa thì mỗi nhân viên có nhiệm vụ ghi vào sổ theo dõi chất lượng bữa ăn của trẻ. Khi phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ tôi linh hoạt trong việc sắp xếp để phù hợp với tính chất công việc và phù hợp năng lực của từng cá nhân. Ví dụ: Khi phân công 2 nhân viên nấu chính, tôi sẽ phân 1 đồng chí nhanh nhẹn, công tác lâu năm hơn, có kinh nghiệm hơn cùng với 1 đồng chí mới có ít kinh nghiệm hơn để mỗi nhóm các thành viên sẽ hỗ trợ, giúp đỡ nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Phối hợp dây chuyền và phân công cô nuôi là một khâu vô cùng quan trọng không thể thiếu trong công tác chăm sóc - nuôi dưỡng trẻ, nếu như thực hiện dây chuyền không linh hoạt, đều tay thì công việc chồng chéo, không đạt hiệu quả dẫn đến chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trẻ sẽ bị hạn chế. Chính vì vậy tôi và chị em trong tổ nuôi dưỡng luôn phối hợp với nhau một cách hài hòa, hợp lý để đạt hiệu quả cao trong công việc. (Hình ảnh phần minh chứng) Sau khi được đi kiến tập tại trường mầm non Thọ Xuân, Liên Hồng, cùng với bảng phân công dây chuyền do Ban giám hiệu đã xây dựng, tôi tham mưu với Ban giám hiệu bổ sung thêm một số công việc phù hợp với trường mình. Sau 2 tuần thực hiện, chúng tôi đã xây dựng được bảng phân công hợp lý, khoa 9/ 19
  10. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ học, không chồng chéo, được ban giám hiệu dự và nhận xét phù hợp với thực tế của trường, được đưa vào áp dụng từ tháng 9 năm học 2019 – 2020. Dưới đây là bảng phân công dây chuyền tổ nuôi dưỡng 10/ 19
  11. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ LỊCH PHÂN CÔNG DÂY CHUYỀN NHÂN VIÊN NUÔI DƯỠNG Nhân viên vị trí số 1 Nhân viên vị trí số 2 Nhân viên vị trí số 3 Nhân viên vị trí số 4 Thời gian Nấu ăn Sơ chế Chia ăn Phụ - Kiểm tra bếp, chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ nấu ăn. - Vệ sinh khu sơ chế, 7h - 7h30 - Giao nhận thực phẩm dụng cụ sơ chế. lần 1. - Ghi sổ kiểm thực (bước 1) - Sơ chế thực phẩm - Sấy bát, sấy khăn. 7h30 - 9h30 - Ghi sổ kiểm thực ( - Hỗ trợ sơ chế thực phẩm bước 2) - Nhận và chia sữa học - Giao nhận thực phẩm - Sơ chế thực phẩm của - Chia bát, khay đường cho các lớp MG. lần 2. CBCNV sau khi đã sơ - Chia thức ăn chín, món - Hỗ trợ sơ chế thực phẩm. - Nấu bữa chính trưa cho 9h30 - 10h15 chế xong thực phẩm xào, hoa quả - Vệ sinh khu sơ chế, rửa trẻ. cho trẻ. - Ghi sổ kiểm thực (bước 3) các dụng cụ đun nấu. - Lưu nghiệm thức ăn chín - Nấu cơm cho CBCNV - Chuyển cơm lên lớp và - Chuyển cơm lên lớp - Chuyển cơm lên lớp và 10h15 - 11h30 - 1 cô phụ lên kiểm tra phụ ăn. và phụ ăn. phụ ăn. bữa ăn trên lớp. - Thu bát ăn trên lớp. - Thu bát ăn trên lớp. - Thu bát ăn và đồ dùng. - Nấu bữa chiều cho trẻ - Chia cơm CBCNV. 11h30 - 12h30 - Rửa bát. - Rửa bát. (Những món ăn cần ninh - Vệ sinh khu chia ăn. 11/ 19
  12. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ nấu sớm). - Rửa bát, sấy bát 12h30 - 13h30 - Nghỉ trưa, ăn cơm. - Nghỉ trưa, ăn cơm. - Nghỉ trưa, ăn cơm. - Nghỉ trưa, ăn cơm. - Hoàn thành bữa phụ - Chuyển bữa phụ chiều - Chuyển bữa ăn chiều chiều(NT + MG). - Chia bữa phụ chiều cho lên lớp và phụ cho trẻ ăn 13h30 - 14h lên lớp và phụ cho trẻ - 1 cô phụ kiểm tra bữa trẻ nhà trẻ. chiều. ăn chiều. ăn trên lớp. - Thu bát ăn và đồ dùng - Hoàn thành bữa chính - Chia bữa chính chiều 14h - 15h giờ ăn trên các lớp. chiều cho trẻ nhà trẻ. cho trẻ nhà trẻ. - Chuyển bữa chính - Vệ sinh tủ cơm, khu - Chuyển bữa chính chiều chiều và phụ ăn chiều. 15h - 16h vực nấu ăn. và phụ ăn chiều. - Thu bát ăn và đồ dùng. - Rửa bát. - Khóa van ga. - Thu bát ăn. - Rửa bát. - Vệ sinh bếp. - Rửa bát. - Vệ sinh bếp. 16h - 16h30 - Vệ sinh bếp. Tên nhân viên 12/ 19
  13. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ 5. Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động trong nhà trường đều nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ. Trong đó chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của nhà trường. Để đáp ứng yêu cầu giáo dục trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, những năm gần đây ngành giáo dục đặc biệt quan tâm đổi mới phương pháp quản lý, đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của trẻ. Trong đó đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ chuyên môn cũng được coi trọng. Từ thực tế cho thấy tổ chuyên môn như một mắt xích cực kì quan trọng trong bộ máy hoạt động của nhà trường. Sinh hoạt tổ chuyên là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực làm việc của mỗi cá nhân, góp phần tháo gỡ những khó khăn, bất cập trong quá trình làm việc. Để việc sinh hoạt chuyên môn tổ đi đúng hướng, đạt được mục tiêu thì cần thiết phải xây dựng được nội dung buổi họp một cách khoa học, chặt chẽ và có những biện pháp phù hợp với thực tế của tổ nhằm thực hiện được nhiệm vụ nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng trong nhà trường và nâng cao chất lượng làm việc của tổ, đó là một nhiệm vụ khá quan trọng của một tổ trưởng như tôi. (Hình ảnh phần minh chứng) Để việc sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả cao thực sự thì cuộc họp phải có tính dân chủ, công khai. Mọi kế hoạch, nhiệm vụ, công việc tôi đều đưa ra cuộc họp để các thành viên bàn bạc, thảo luận và đưa ra ý kiến. Ngay từ đầu năm học khi xây dựng kế hoạch của tổ tôi đã lên lịch sinh hoạt tổ chuyên môn vào ngày 15 và 30 hàng tháng để có kế hoạch sắp xếp thời gian và công việc. Nội dung sinh hoạt được tôi đổi mới từ chỗ sinh hoạt chuyên môn chỉ là đánh giá chung chung hoạt động thời gian qua và triển khai nhiệm vụ thời gian tới mà sinh hoạt chuyên môn nay được đi vào chiều sâu, các thành viên trong tổ sẽ thảo luận về các vấn đề chuyên môn như: - Để chuẩn bị cho công tác xây dựng thực đơn, trong buổi họp tổ tôi sẽ đưa ra nội dung và lấy ý kiến, thảo luận về việc chọn lựa món ăn, thực phẩm. Từ đó tôi thu thập các ý kiến, sau đó chọn lọc các món phù hợp và đưa ra trong cuộc họp với Ban giám hiệu và kế toán để xây dựng được thực đơn phù hợp nhất. - Thảo luận về phương pháp chế biến và cách sử dụng nguyên liệu trong chế biến món ăn cho trẻ. Ví dụ: Tôi đưa ra nội dung: Khi chế biến món súp chúng ta nên cho bột đao, bột năng hay bột sắn để tạo độ sánh? Đề nghị các đồng chí cho ý kiến. Sau khi bàn bạc, thảo luận và lấy ý kiến tôi đưa ra kết luận: nhất trí lựa chọn bột 13/ 19
  14. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sắn để tạo độ sánh cho món ăn vì bột sắn có vị ngọt tự nhiên, mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa cảm mạo rất tốt và phù hợp với trẻ. - Hay thảo luận về phương pháp làm việc như cách ghi sổ sao cho tiết kiện được thời gian mà vẫn đảm bảo được thông tin chính xác, đầy đủ. Ví dụ: Bước 1 của sổ kiểm thực thay vì ghi đầy đủ thông tin ở cả 2 tuần chẵn và lẻ thì bây giờ thống nhất chỉ ghi đầy đủ thông tin sản phẩm ở ngày đầu tiên của tháng, còn những ngày sau thì ghi như ngày đầu và chỉ cần ghi bổ sung thông tin của những nguyên liệu mà hôm đầu tiên chưa có. Khi họp tổ tôi cũng đưa ra những vướng mắc, thiếu sót ở sổ theo dõi chất lượng bữa ăn của trẻ, từ đó mọi người rút kinh nghiệm và cùng tìm cách khắc phục. 6. Biện pháp 6: Cải tiến phương pháp chế biến món ăn Đối với trẻ em việc lựa chọn món ăn sao cho phù hợp với độ tuổi, sở thích cũng khá khó khăn. Khi tham gia xây dựng thực đơn tôi đã suy nghĩ và nảy ra một ý tưởng là cải tiến từ món ăn của người lớn để phù hợp với trẻ như: Món cá sốt ngũ liễu, bò sốt vang Sau đây tôi xin giới thiệu cách chế biến một số món ăn mới mà trường tôi đã áp dụng: Món cá sốt ngũ liễu + Nguyên liệu: Cho 10 trẻ ăn Cá quả: 400g Nấm hương, mộc nhĩ: 20g Thịt lợn: 200g Hành hoa, hành khô, thì là, gừng Cà rốt, hành tây: 200g Gia vị: Dầu ăn, mắm, bột canh, hạt nêm + Cách sơ chế: - Cá quả đánh vảy, lọc lấy thịt, xát muối, rửa sạch rồi xay nhỏ. Ướp cá với gia vị, gừng xay nhỏ khoảng 15 phút. - Thịt lợn thái miếng, chần qua nước sôi, rửa sạch, xay nhỏ. - Cà rốt, hành tây gọt vỏ, rửa sạch nạo sợi nhỏ. - Nấm hương, mộc nhĩ ngâm nước ấm cho nở, rửa sạch, thái nhỏ. - Gừng gọt vỏ, rửa sạch, giã nhỏ lọc lấy nước. - Hành khô bóc vỏ, rửa sạch, xay nhỏ. - Hành hoa, thì là nhặt rễ, rửa sạch, thái nhỏ. + Cách chế biến: - Bắc chảo lên bếp, cho dầu phi hành cho thơm, cho cá đã ướp vào xào săn, nêm chút mắm, đến khi cá chín thơm. - Thịt lợn xào săn, nêm gia vị cho vừa. Cho nước sâm sấp om tới khi thịt chín mềm thì cho cá vào om cùng, cho nước gừng đã lọc vào cùng. - Cho nấm hương, mộc nhĩ vào xào cho ngấm gia vị đến khi gần chín thì cho 14/ 19
  15. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ cà rốt, hành tây vào xào qua rồi cho tất cả vào om cùng cá và thịt. - Khi cá và thịt chín nhừ thì hòa bột đao với một chút nước và cho vào, khuấy đều cho sôi lại, cho hành hoa, thì là vào đảo đều là được. (Hình ảnh món ăn ở phần minh chứng) Món thịt bò sốt vang + Nguyên liệu: Cho 10 trẻ ăn Thịt bò: 200g Dầu hào: 10g; Gấc: 30g Thịt lợn: 200g Tỏi, gừng, hành hoa, rau mùi, hành khô Ngũ vị hương: 3g Gia vị: Dầu ăn, mắm, bột canh, hạt nêm + Cách sơ chế - Thịt bò thái miếng, chần qua nước sôi, rửa sạch, xay nhỏ. Cho một chút gia vị, dầu hào, ngũ vị hương, gừng đập dập vào ướp 15 phút cho ngấm gia vị. - Thịt lợn thái miếng, chần qua nước sôi, rửa sạch, xay nhỏ. - Gấc bỏ hạt nghiền nhỏ. - Tỏi, hành khô bóc vỏ đập dập. - Hành hoa, rau mùi nhặt rễ, rửa sạch, thái nhỏ. + Cách chế biến - Cho dầu vào chảo, phi tỏi cho thơm sau đó cho thịt bò đã ướp vào xào lửa to cho săn, cho gấc vào xào cùng. - Phi thơm hành khô, cho thịt lợn vào xào, nêm gia vị cho vừa, cho chút mắm cho thơm. Khi thịt đã chín cho vào om cùng thịt bò khoảng 2 giờ tới khi thịt mềm nhừ cho hành hoa, rau mùi đã thái nhỏ là được. Qua việc cải tiến phương pháp chế biến. Tôi đã chế biến được những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao, với tỷ lệ các chất cân đối, hợp lý, món ăn có mùi vị thơm ngon, màu sắc hấp dẫn kích thích vị giác trẻ. Trẻ ăn ngon và tăng cân rất tốt. III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN - Nhờ sự giúp đỡ Ban giám hiệu nhà trường và của chị em đồng nghiệp trong tổ nuôi dưỡng, và các giáo viên trong trường mà tôi đã hoàn thành tốt sáng kiến của mình và đã đạt được kết quả mà mình mong muốn. - Việc áp dụng hiệu quả các biện pháp nêu trên, cùng với sự đồng lòng của toàn bộ CB, GV, NV trong đó có vai trò đặc biệt của tổ trưởng tổ chuyên môn. Cuối năm học tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi đã giảm rõ rệt và đạt yêu cầu nhà trường đề ra. Năng suất làm việc của chị em trong tổ cũng tăng lên đáng kể. (Bảng khảo sát ở phần minh chứng) - Sau khi tích cực thực hiện biện pháp đổi mới trong phương pháp chế biến, tỷ lệ chất dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng cho bữa ăn của trẻ đã đạt yêu cầu và được thể hiện trong bảng tính khẩu phần hàng ngày của trẻ. (Bảng khẩu phần) 15/ 19
  16. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ - Việc lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ và phân công nhiệm vụ rõ ràng tạo hiệu quả rất cao trong công việc. Chị em trong tổ tạo thành một khối thống nhất, luôn đoàn kết, vui vẻ và giúp đỡ nhau trong công việc. - Nhà trường quan tâm, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác nuôi dưỡng được hiệu quả. Các đồ dùng cũ được sửa chữa, bảo dưỡng kịp thời. - Kiến thức của bản thân tôi về công tác chăm sóc nuôi dưỡng được nâng lên, khả năng chế biến và bao quát công việc tốt hơn. Có những thay đổi kịp thời, hợp lý trong chế biến món ăn cho trẻ. - Đặc biệt không để xảy ra tình trạng ngộ độc thực phẩm, không có các dịch bệnh do ăn uống như tiêu chảy, hay bất thường do phụ huynh kiến nghị khi trẻ ăn ở trường. C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Nhờ sự giúp đỡ của ban giám hiệu nhà trường, của giáo viên và các đồng nghiệp trong tổ nuôi dưỡng, tôi đã hoàn thành tốt công việc của mình và sáng kiến mà mình nghiên cứu. Sáng kiến đã được áp dụng vào thực tế và đã đạt được những kết quả nhất định góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ giúp trẻ phát triển đầy đủ và toàn diện hơn. Từ đó cũng làm giảm đáng kể tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng trong nhà trường và cũng khẳng định được vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Những thay đổi trong phương pháp chế biến món ăn và cách kết hợp nguyên liệu hợp lý đã mang lại cho trẻ những bữa ăn có giá trị dinh dưỡng cao dựa trên những cơ sở có tính khoa học. Sau một năm áp dụng sáng kiến vào trong thực tế tại trường tôi đã thu được kết quả rất tốt. Tôi thực sự rất vui mừng vì bản thân cũng góp một phần nho nhỏ vào công tác chăm sóc trẻ, đặc biệt là chăm sóc nhóm trẻ suy dinh dưỡng. Nhìn thấy các con vui vẻ, khoẻ mạnh, phát triển toàn diện càng thôi thúc tôi học hỏi, tìm tòi và nghiên cứu những đề tài hay hơn, có ích hơn nữa trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ. Đóng góp vào sự nghiệp chăm sóc, giáo dục trẻ của ngành giáo dục nói chung và của trường mầm non nói riêng. II. KHUYẾN NGHỊ Đề nghị các cấp lãnh đạo thường xuyên tổ chức kiến tập mô hình phòng chống suy dinh dưỡng, mở lớp tập huấn và bồi dưỡng nghiệp vụ chế biến để nhân viên nuôi dưỡng được nâng cao tay nghề, mở rộng hiểu biết để phục vụ cho công việc và chăm sóc trẻ tốt hơn nữa. Xin trân trọng cảm ơn! 16/ 19
  17. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ CÁC MINH CHỨNG STT Nội dung khảo sát Số trẻ Tỷ lệ (%) 1 Số trẻ suy dinh dưỡng 25/648 3.9 2 Số trẻ thấp còi 29/648 4.5 3 Số trẻ ăn ngon, hết suất 532/648 82.1 4 Cường độ làm việc của nhân viên 87 5 Kiến thức của bản thân về CSND 84 Bảng khảo sát đầu năm Đầu năm Cuối năm Đối chứng Nội dung khảo sát Số trẻ % Số trẻ % % Trẻ suy dinh dưỡng 25/648 3.9 16/673 2.4 - 1.5 Trẻ thấp còi 29/648 4.5 17/673 2.5 - 2.0 Số trẻ ăn ngon hết suất 532/648 82.1 645/673 95.8 +13.7 Cường độ làm việc của nhân viên 87 97 +10 Kiến thức của bản thân về CSND 84 96 +12 Bảng khảo sát cuối năm Hình ảnh: Món cá sốt ngũ liễu 17/ 19
  18. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Hình ảnh: Nhân viên nuôi dưỡng thực hiện phân công dây chuyền 18/ 19
  19. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ Hình ảnh: Ngày hội dinh dưỡng cấp trường Hình ảnh: Tổ nuôi dưỡng sinh hoạt chuyên môn 19/ 19
  20. SKKN: Một số biện pháp nâng cao vai trò của tổ trưởng trong công tác chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ MỤC LỤC A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1 I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1 1. Cơ sở lý luận 1 2. Cơ sở thực tiễn 1 II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU2 III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU2 IV. ĐỐI TƯỢNG KHẢO SÁT, THỰC NGHIỆM2 V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2 VI. PHẠM VI VÀ KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU2 B. BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ3 I. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU3 1. Tình trạng khi chưa thực hiện3 a. Thuận lợi3 b. Khó khăn3 2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện4 II. CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN4 1. Biện pháp 1: Tự bồi dưỡng kiến thức, nâng cao trình độ4 chuyên môn nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân 2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch hoạt động của tổ nuôi dưỡng 5 cho từng năm học a. Nhiệm vụ5 b. Biện pháp thực hiện 6 3. Biện pháp 3: Tham mưu với nhà trường bổ sung đồ dùng, 7 trang thiết bị phục vụ cho công tác nuôi dưỡng 4. Biện pháp 4: Xây dựng bảng phân công dây chuyền, lập sổ 9 theo dõi và phân công nhiệm vụ hợp lý 5. Biện pháp 5: Nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn 12 6. Biện pháp 6: Cải tiến phương pháp chế biến món ăn 13 III. KẾT QUẢ THỰC HIỆN 14 C. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 15 I. KẾT LUẬN 15 II. KHUYẾN NGHỊ 15 CÁC MINH CHỨNG 20/ 19