SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động của trẻ 4-5 tuổi trong giáo dục thể chất
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động của trẻ 4-5 tuổi trong giáo dục thể chất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_bien_phap_nham_phat_huy_tinh_tich_cuc_van_dong_c.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động của trẻ 4-5 tuổi trong giáo dục thể chất
- Sau giờ thể dục sáng tôi tổ chức cho trẻ chơi nhẹ nhàng với các trò chơi dân gian, vận động những bài hát đơn giản, không làm xáo trộn đội hình của hình thức này, trẻ không những được tham gia trò chơi mà trẻ còn được ôn luyện lại các bài hát, trò chơi trong chủ đề, từ đó trẻ được khắc sâu hơn nữa kiến thức cô giáo dạy. Tôi đã sưu tầm được những bài hát có vận động nghộ nghĩnh, các trò chơi với các ngón tay, các trò chơi dân gian có luật chơi đơn giản, những trò chơi trẻ đã được chơi ở trên lớp và tất cả trẻ có thể cùng chơi. Ví dụ: Trò chơi gieo hạt, trời nắng trời mưa, lộn cầu vồng, năm chú vịt, dung dăng dung dẻ, quả bóng Trong trường mầm non giáo dục thể chất giáo dục về những hoạt động vận động nhiều dạng của trẻ tạo nên một chế độ vận động nhất định cần thiết cho sự phát triển đầy đủ về thể chất và củng cố sức khỏe cho trẻ. Trong giờ học thể dục của mỗi chủ đề khác nhau tôi thường dẫn dắt vào các hội thi để tạo hứng thú cho trẻ. Nhờ thực hiện tốt việc gây hứng thú cho trẻ, tôi luôn chủ động, sáng tạo, tìm tòi và đổi mới vận dụng vào phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ giúp trẻ khắc sâu kiến thức khoa học một cách có hệ thống, theo trình tự từ dễ đến khó. Khi đưa những hình thức mới lạ, hấp dẫn trẻ để phù hợp với độ tuổi trẻ rất thích thú. Không chỉ giúp trẻ phát huy tính tích cực vận động mà trẻ còn được tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh trẻ, trẻ hứng thú đến trường đúng giờ để tập thể dục sáng, tập các bài tập vận động cùng cô và các bạn những cháu nhút nhát nhất trong lớp có nhiều chuyển biến rõ rệt, cháu mạnh dạn tự tin tham gia các giờ học giáo dục thể chất. 2.2.4. Lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng. Để thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ, người ta tiến hành thông qua nhiều hình thức giáo dục như trong tiết học và ngoài tiết học, bao gồm thể dục sáng, thể dục chống mệt mỏi, trò chơi vận động, dạochơi, thăm quan, hội khỏe, giáo dục cá biệt, nhưng hình thức tiết học là cơ bản vì trên tiết học thể dục các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo vận động được truyền thụ một cách có mục đích, hệ thống, tổ chức và có kế hoạch. Toàn bộ nội dung giáo dục thể chất được diễn ra trên tiết học, còn các hình thức khác chỉ rèn luyện một khía cạnh nào đó của giáo dục thể chất. Hiệu quả của việc phát triển tính tích cực vận động không chỉ phụ thuộc vào cánh lựa chọn các phương pháp dạy học, mà con phụ thuộc đáng kể vào các hình thức dạy học. Vì vậy trong tiết học giáo dục thể chất tôi đã sử dụng các hình thức sau: - Hình thức tập cả lớp đồng loạt: Khi áp dụng hình thức này có nghĩa là tôi cho tất cả trẻ cùng thực hiện một bài tập vận động giống nhau. Hình thức dạy học này cho phép giáo viên cùng một lúc chỉ đạo toàn bộ trẻ, tăng lượng vận động, tạo điều kiện củng cố kỹ năng vận động, phát triển tố chất thể lực, tính tập thể, khả năng phối hợp vận động khi thực hiện bài tập.
- - Hình thức thực hiện theo nhóm: Khi áp dụng hình thức này, trong thời gian cho trẻ thực hiện tôi chia lớp thành 2 hoặc 3 nhóm , mỗi nhóm tập bài tập ở các vị trí khác nhau và có giáo viên hoặc trẻ có năng lực tổ chức phụ trách. Trong khi thực hiện bài tập theo nhóm, nếu vận động mới có một bài tập vận động cơ bản thì tập theo kiểu nhóm không chuyển đổi, các nhóm tập xong bài tập đã cho thì cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Nếu bài tập vận động mới có 2 vận động cơ bản thì tôi cho trẻ tập theo kiểu nhóm chuyển đổi, chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 tập xong vận động thứ nhất, cùng lúc nhóm 2 tập xong vận động thứ hai. Sau đó nhóm 1 tập vận động 2 đồng thời nhóm 2 tập vận động 1. Cuối cùng cả lớp chuyển sang phần tiếp theo của buổi tập. Tôi đưa hình thức tập theo nhóm này vào buổi tập giúp cho trẻ phát triển khả năng tự lực và tự tổ chức theo tốp nhỏ, tăng lượng vận động và rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ. - Hình thức thực hiện cá nhân Khi tiến hành hình thức này, trẻ tập lần lượt một bài tập, giáo viên hướng dẫn, kiểm tra chất lượng bài tập các trẻ còn lại quan sát và nhận xét ưu, nhược điểm của trẻ khi thực hiện bài tập . Không chỉ vậy mà khi tổ chức vận động kĩ năng cơ bản ở trẻ, giáo viên cần thu hút trẻ bằng những lời nói sinh động để tạo hứng thú cho trẻ và cho trẻ cảm nhận học mà chơi, chơi mà học. Ví dụ: Dạy trẻ thực hiện bài tập “Ném xa - chạy nhanh” giáo viên cho trẻ ném xa – chạy nhanh lấy cờ theo yêu cầu của cô. Trong khi trẻ thực hiện các vận động cơ bản cô kết hợp bật nhạc các bài hát về chủ điểm, trẻ rất hứng thú và chạy nhanh để lên lấy được nhiều lá cờ theo yêu cầu của cô, trong thời gian 1 bản nhạc. Khi giáo viên biết phối hợp nhiều biện pháp, linh hoạt, gợi mở một cách nhẹ nhàng làm trẻ hào hứng, vận động không nhàm chán. Nội dung phong phú chặt chẽ trong một thể thồng nhất, giúp quá trình giáo dục phù hợp với quá trình nhận thức và phát triển toàn diện của trẻ, trẻ cảm thấy thực sự học bằng chơi – chơi mà học. Ví dụ: Dạy trẻ thực hiện bài tập “Bò thấp chui qua cổng” Chủ điểm: Thế giới thực vật Giáo viên sử dụng các biện pháp như: Dạy trẻ vận động kết hợp với âm nhạc, thay đổi điều kiện học tập như giáo viên cho học dưới hình thức tổ chức cho trẻ “vườn cổ tích” hái nhiều hoa thơm trái ngọt trong vườn cổ tích, cổng chui cô quấn những chiếc lá, bông hoa và tạo ra tình huống nếu bạn nào bò khéo, không làm đổ cổng thì hái được nhiều quả, còn bạn nào chạm vào cổng làm đổ cổng sẽ không tìm được gì mà bị cổng đổ vào người. Trẻ rất tò mò hào hứng bò cho khéo và cùng thi đua. Trong lúc trẻ thực hiện bò cô mở bài hát “vườn cổ tích”,“Quả” các bài hát có nội dung về thế giới thực vật vừa bò rèn luyện kỹ
- năng khéo léo vừa nghe nhạc, giáo dục tích hợp “Hái được quả gì” trẻ học một cách nhẹ nhàng, vận động thấy thoải mái, không mệt mỏi hay đối với những bài tập tổng hợp bao gồm từ 2-3 động tác mà yêu cầu kỹ năng đòi hỏi phối hợp nhiều, trong thực hiện liên hoàn các động tác mà không bị gián đoạn giáo viên sử dụng hình thức biện pháp hội thi “Bé nhanh trí”,“Bé khỏe bé ngoan” nhờ có biện pháp lựa chọn hình thức tổ chức phong phú đa dạng mà trẻ ở lớp tôi rất hứng thú tham gia hoạt động phát triển thể chất. 2.2.5. Tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ Có rất nhiều cách để phát triển trò chơi đó là: Nâng cao dần yêu cầu của trò chơi: Với mỗi trò chơi dân gian đều có những cách chơi, luật chơi nhất định, phù hợp với từng giai đoạn của trẻ. Là giáo viên trực tiếp chăm sóc giáo dục trẻ, giáo viên hiểu trẻ của mình đã đạt đến mức độ nào, chơi trò chơi như thế nào thì phù hợp. Tuy nhiên, không phải tất cả trò chơi dân gian đều đáp ứng được những yêu cầu đó, nhiều trò chơi dân gian nếu giáo viên chỉ cần lưu ý một chút, nâng cao dần độ khó của trò chơi thì sẽ mang đến hiệu quả tốt cho trẻ. Ví dụ: Với trò chơi “ Ném vòng cổ chai” khi thấy khoảng cách từ vạch ném đến cổ chai là 1 mét trẻ ném rất thành thạo giáo viên có thể nâng cao yêu cầu của trò chơi bằng cách tăng thêm khoảng cách từ vạch ném đến các cổ chai là 1,2 mét, 1,4 mét Ví dụ: Trò chơi “Kéo co” Kết hợp một số trò chơi tạo thành những luật chơi mới: Việc kết hợp các trò chơi dân gian không những cùng một lúc trẻ được tham gia nhiều hoạt động mà thực chất sự kết hợp này còn làm tăng hứng thú của trẻ khi tham gia hoạt động. Thông thường đây là những bài tập tổng hợp, những bài luyện tập, đánh giá kết quả hoạt động của trẻ mà không làm trẻ nhàm chán. Để thực hiện tốt nội dung này, người giáo viên cần: Nắm được nhu cầu hứng thú, trình độ và năng lực nhận thức, khả năng hoạt động của trẻ, trên cơ sở đó điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức chơi phù hợp với tập thể, nhóm và từng cá nhân trẻ. Hơn nữa, người giáo viên cần nắm được nội dung, mục đích giáo dục trẻ để phát triển trò chơi cho phù hợp với nội dung, mục đích ấy. Hiểu rõ trò chơi, nhìn thấy được ưu điểm và hạn chế của từng trò chơi để đặt chúng vào những yêu cầu khác nhau trong quá trình tổ chức các trò chơi dân gian cho trẻ. Thế giới của trẻ em là thế giới của những trò chơi. Làm sống lại kho tàng trò chơi dân gian, phát triển và nuôi dưỡng nó trong tâm hồn trẻ thơ là nhiệm vụ của mỗi cô giáo mầm non. Thời gian tổ chức các hoạt động hàng ngày cho trẻ có hạn, để tổ chức cho trẻ trò chơi dân gian đạt hiệu quả, mỗi cô giáo mầm non cần quan tâm đến các biện pháp tổ chức, vận dụng tích hợp trò chơi dân gian vào hoạt động học tập, vui chơi của trẻ để trò chơi dân gian luôn đồng hành với đời sống của trẻ thơ.
- 2.2.6. Lồng ghép âm nhạc vào hoạt động thể dục sáng và thể dục giờ học trong lĩnh vực phát triển thể chất. Theo chương trình giáo dục trẻ mầm non cấu trúc một tiết học giáo dục thể chất bao gồm 3 phần: Phần khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Thường thì các giáo viên tổ chức phần khởi động cho trẻ hát bài: “một đoàn tàu” đi các kiểu chân sau đó về hàng tập bài tập phát triển chung là các động tác tay- bụng - chân với nhịp hô của cô, nếu tiết thể dục nào tôi cũng cho trẻ tập như vậy thì trẻ sẽ chán, uể oải trong giờ học, không phát huy tính tích cực vận động ở trẻ. Nói đến giáo dục thể chất mọi người thường nghĩ tới sự khô khan, cứng nhắc, nhưng khi nó được kết hợp với âm nhạc thì nó không còn cứng nhắc nữa mà nó còn tạo cho trẻ hứng thú và yêu thích thể dục, từ đó giờ hoạt động của trẻ sẽ đạt được kết quả cao hơn. Vì vậy tôi đã mạnh dạn đưa yếu tố âm nhạc vào trong giờ dạy thể dục. Bản thân tôi sau khi tham khảo 1 số bài hát vui nhộn của Hàn Quốc tôi thấy những bài hát này giai điệu rất vui nhộn dễ nhớ phù hợp với chương trình giáo dục thể chất cho trẻ mầm non Việt Nam. Từ thực tế của lớp mình tôi nhận thấy với mỗi 1 chủ điểm nên sử dụng các bài hát phù hợp với nội dung của bài dạy, tôi đã vận dụng 1 số bài hát khi cho trẻ vận động: Ví dụ: + Khi dạy trẻ chủ đề “Thế giới động vật” Tôi chọn nhạc bài hát “ Ba con gấu” trong phần khởi động. “Có 3 con gấu chung một nhà Gấu bố, gấu mẹ và gấu con Gấu bố thì béo Gấu mẹ thì gầy Gấu con rất dễ thương Nhún vai, nhún vai thật là hay.” Hoặc có thể từ các bài hát vui nhộn, nhí nhảnh với nhịp 2/4 như bài hát: Đàn gà trong sân; Đàn gà con. Với phần khởi động tôi dẫn dắt hoặc kể câu chuyện phù hợp với chủ đề cho trẻ hát một bài hát phù hợp với chủ đề và đi khởi động kết hợp các kiểu chân sau đó cho trẻ về đội hình hàng dọc điểm số, tách hàng để tập bài tập phát triển chung. Bài tập phát triển chung tôi lựa chọn là bài tập nhạc nhộn có động tác phù hợp với bài tập vận động cơ bản đầy đủ các động tác tay-bụng-chân có nhịp đầy đủ, có động tác nhấn mạnh cho vận động cơ bản. Ví dụ bài: con cào cào, nắng sớm Và khi tập vận động cơ bản, quá trình trẻ tập tôi cho trẻ tập cùng nhạc, nhạc là những bài hát phù hợp với chủ đề, khi tập cùng bài hát trẻ rất hào hứng thực hiện bài tập của mình. Ví dụ: Bài “Cả nhà thương nhau, Lý kéo chài, Cháu thương chú bộ đội, Anh phi công ơi
- Đến phần hồi tĩnh tôi cho trẻ vận động nhẹ nhàng như: Chim bay, cò bay, hoặc tập theo hình thức yoga kết hợp với nhạc du dương, nhẹ nhàng tạo cho trẻ thấy thoải mái và vui vẻ hoàn thành bài tập. Khi đưa biện pháp này vào dạy trẻ trong tiết học giáo dục thể chất tôi thấy trẻ lớp tôi học tốt hơn, hứng thú hơn và kiến thức, kỹ năng của trẻ được nâng lên rõ rệt, phát huy tính tích cực chủ động cho trẻ cũng như khả năng tự vận động. 2.2.7. Xây dựng bài tập vận động đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và coi trọng đặc điểm cá nhân của trẻ Khi giáo viên dạy giáo dục thể chất, cần phải hiểu rõ đặc điểm cá nhân của trẻ để từ đó xây dựng chương trình vận động, nội dung, phương pháp và khối lượng vận động sao cho phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ. Nếu bài dạy có nội dung quá đơn giản, khối lượng vận động quá ít sẽ khiến tác dụng rèn luyện cơ thể không cao và cũng khiến cho người tập không hứng thú. Ngược lại, nếu nội dung và lượng vận động quá cao có thể sẽ khiến người tập sợ hãi và không tiếp thu được bài tập. Bên cạnh đó, trong một lớp học, trình độ và sức khỏe của học sinh là không đồng đều, giáo viên ngoài việc quan tâm đến sức khỏe chung của toàn lớp còn cần phải tìm cách hướng dẫn riêng và giúp đỡ từng trẻ cá biệt trong lớp. Biện pháp này cần được thực hiện dựa trên sự quan tâm và thấu hiếu đặc điểm cá nhân từng trẻ của giáo viên. Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, trình độ, khả năng tiếp thu của trẻ mầm non, giáo viên cần phải xây dựng bài tập sao cho phù hợp, cân đối vận động giữa chân và tay, giữa cơ quan vận động và cơ quan nội tạng, giữa các tố chất nhanh, mạnh, bền, khéo của cơ thể Việc giảng dạy giáo dục thể chất cần phải có hệ thống cụ thể và toàn diện như vậy, cần nâng dần độ khó của các bài tập để cơ thể trẻ quen dần với vận động, các cơ quan và hệ thống trong cơ thể tăng dần khả năng thích ứng. Trong khi đưa vào giảng dạy cũng cần lưu ý dạy từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, khối lượng vận động từ ít đến nhiều, và phải thường xuyên luyện tập, theo dõi, cập nhật tình trạng phát triển của trẻ để làm cơ sở xây dựng các hệ thống tập luyện về sau. Để giúp trẻ được tham gia tập thể ở các hoạt động trong ngày tôi đã chỉ đạo đến các lớp đưa nội dung tổ chức các hoạt động giao lưu giữa các lớp trong khối, trong cụm vào các ngày không có hoạt động vận động để tránh sự quá sức đối với trẻ. Các trò chơi trong hoạt động giao lưu được xen kẽ động và tĩnh. Các hoạt động tĩnh thường phát triển nhiều các cơ nhỏ như trò chơi chuyền bóng, lăn bóng và di chyển theo bóng , trò chơi dân gian “Cắp cua bỏ giỏ”. Qua thực hiện các buổi giao lưu giáo viên đã nắm được phương pháp, thực hành tốt cách thức tổ chức trò chơi cho trẻ ở các lứa tuổi mẫu giáo. Các trò chơi nhằm phát triển cơ lớp như: Nhảy cao, Nhảy xa, nhảy lò cò, chạy các trò chơi dân gian như: Nhảy bao bố; Kéo co; Ném vòng cổ chai; Đua thuyền trên cạn
- Trẻ từ 4-5 tuổi tiếp thu các động tác nhanh và thành thạo hơn, khả năng vận động tại chỗ nhanh và tốt hơn, nhưng khi thực hiện 2 động tác cơ bản thì sự chuyển tiếp các động tác còn chậm và chưa liên tục. Ở lứa tuổi này cần nâng cao sức mạnh chuyên biệt như: Sức nhảy, sức ném, kéo, bắt bóng, tiếp súc với các vật chuyển động Trên cơ sở đó trẻ có khả năng phối hợp động tác của bản thân với động tác của bạn khác. Đối với trẻ chậm tiếp thu thì động tác mẫu có tác dụng rất lớn. Nội dung hướng dẫn và động tác làm mẫu cần ngắn gọn, đơn giản để trẻ dễ nhìn thấy, dễ hiểu. Không nên sửa động tác nhiều quá vì dễ làm cho trẻ mất hứng thú. Nếu trẻ không đạt như kết quả mong muốn thì giáo viên vẫn phải kiên trì động viên, khuyến khích trẻ để trẻ tiếp tục tập. Đối với trẻ mẫu giáo lời khen, lời động viên, khích lệ trẻ rất cần thiết, vì vậy giáo viên nên quan tâm đến những thành tích nhỏ nhất của trẻ cũng được công nhận và khen ngợi để trẻ thấy rằng mình đã cố gắng làm tốt. Việc lựa chọn địa điểm và trò chơi cho trẻ tập cũng rất quan trọng đến sức khoẻ của trẻ, nếu trời lạnh, mưa cần tập trong phòng học và phòng học cần thoáng và sạch sẽ. Các bài tập và trò chơi cần gắn với chủ đề, theo từng độ tuổi để gây hứng thú và phát huy tính tích cực của trẻ khi tham gia. Để tạo hứng thú giáo viên cần liên tưởng đến các hình thức vận động của các con vật, của cây trồng, các hiện tượng trong thiên nhiên. Cụ thể là: - Làm các hiện tượng thiên nhiên: Gió thổi, mưa rơi, lá rụng. - Làm các động tác phát triển của cây: Gieo hạt, hạt nảy mầm, cây lớn, cây ra nụ, cây ra hoa, ra quả, hái quả - Bắt chước dáng đi, tiếng kêu của các con vật như nhảy của thỏ, bay của chim, đi lạch bạch của vịt, hay tiếng gà gáy, tiếng chó sủa, lợn kêu, chim hót - Giả làm phương tiện giao thông: Tàu hỏa, máy bay, ô tô. Trong một giờ hoạt động học có thể có một vận động mới và một vận động ôn, giáo viên cần tổ chức vận động ôn cho trẻ thông qua trò chơi vận động. Lựa chọn bài tập và trò chơi cho trẻ 4 tuổi Ví dụ: Vận động cơ bản: Ném xa bằng 1 tay Trò chơi vận động: Nhảy bao bố Ví dụ: Vận động cơ bản: Đi dích dắc đổi hướng theo vật chuẩn Trò chơi: Ném vòng cổ chai Trò chơi cho trẻ 4 tuổi: Kéo co, cướp cờ, nhảy bao bố, đua thuyền, đôi bạn khéo léo, đi như gấu, nhảy như thỏ, rồng rắn lên mây, mèo đuổi chuột, nhảy lò cò, ném vòng cổ chai, vận chuyển hàng về kho Ví dụ: Tổ chức trò chơi đua thuyền cho trẻ 4- 5 tuổi Cách chơi: Trẻ dùng chân quắp vào người bạn ngồi phía trước, hai bàn tay chống xuống sàn nhấc người lên và đẩy người về phía trước. Luật chơi: Không bỏ chân làm đứt con thuyền, đội nào về đích trước là thắng cuộc.
- Thông qua trò chơi trẻ có được tính tự giác, chấp nhận vui vẻ khi bị thua cuộc. 2.2.8. Khuyến khích tính tự giác và tính tích cực ở trẻ. Giáo dục thể chất cho trẻ là một quá trình sư phạm, cho nên giáo viên không những phải dạy cho trẻ biết bắt chước, mô phỏng, làm đúng được các động tác vận động mà còn phải thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng cho trẻ những phẩm chất đạo đức, mà tiêu biểu trong đó là ý thức tự giác, tích cực, khả năng chịu đựng và tập trung ý chí trong hoạt động thể dục thể thao. Những giờ học giáo dục thể chất thường đòi hỏi trẻ phải vận động tích cực, đôi khi điều đó quá dồn dập so với những hoạt động thường ngày của trẻ, bên cạnh đó, cơ thể trẻ còn non nớt, khả năng tập trung kém, khiến trẻ khó mà theo kịp được nội dung bài học. Nhiệm vụ của cô là phải thường xuyên bồi dưỡng cho trẻ có thói quen lắng nghe những lời chỉ bảo trong quá trình tập luyện, đồng thời cũng khuyến khích trẻ tự giác, phát huy tích cực của mình trong hoạt động. Kèm theo đó cô cũng cần không ngừng cải tiến phương pháp dạy, lựa chọn nội dung cho phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, để trẻ có thể theo kịp bài học một cách tự nhiên nhất. 2.3. Kết quả đạt được. Với những biện pháp như trên tôi đã vận dụng vào tình hình thực tế một cách hợp lý và kết quả mang lại cho trẻ sức khoẻ tốt, trẻ nhanh nhẹn, mạnh dạn, tự tin và luôn phát huy được tính tích cực của mình trong mọi hoạt động, có ý thức kỷ luật tốt. Các hình thức tổ chức của giáo viên sáng tạo, linh hoạt, gây được hứng thú cho trẻ. Đồ dùng dạy học phong phú hơn. Tôi triển khai các hoạt động vận động trong lĩnh vực phát triển thể chất chuyển biến một cách rõ nét, giáo viên có kinh nghiệm nhiều hơn trong việc dạy các hoạt động vận động và tổ chức trò chơi vận động. Qua một học kì thực hiện đề tài các chỉ số phát triển thể chất của trẻ lớp tôi như sau: Các chỉ số phát triển thể dục thể chất Nội dung Trẻ Tỷ lệ % Sự tập trung chú ý, hứng thú của trẻ khi tham 24/24 100% gia vận động. Trẻ tích cực tự giác trong giờ học 24/24 100% Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có thể lực tốt 23/24 95,8% Trẻ có các kỹ năng kỹ xảo vận động tốt 23/24 95,8%
- 3. PHẦN KẾT LUẬN Qua việc nghiên cứu thực nghiệm một số biện pháp nhằm phát huy tính tích cực vận động cho trẻ phát triển thể chất. Tôi nhận thấy ở trẻ 4-5 tuổi hoàn toàn có khả năng tham gia vận động và thấy trẻ ở lớp tôi có thể lực, mạnh dạn, tự tin kể cả những môn học khác, những trẻ nhút nhát đã mạnh dạn, không e dè sợ sệt nữa, đa số trẻ đều có kiến thức và kỹ năng tập các bài tập vân động. Những trẻ lười vận động đến bây giờ đã chăm chỉ luyện tập hơn, có lúc các trẻ tự ra góc vận động lấy đồ dùng ra và tự tập với nhau, ngay cả khi giờ trả trẻ, có nhiều trẻ được bố mẹ đón ra ngoài, cho chơi đồ chơi ngoài trời nhưng có mấy trẻ tạo thành một nhóm tự ra góc vận động lấy đồ dùng thể dục ra và luyện tập lẫn nhau. Qua quá trình tổ chức giáo viên đã xây dựng được các tiết dạy hứng thú, sáng tạo, thu hút trẻ và đạt kết quả cao. Vì vậy đòi hỏi người giáo viên thực sự nhiệt tình, yêu nghề mến trẻ. Qua đó trẻ phát triển hoàn thiện hơn về mọi mặt như: Đức - Trí - Thể - Mĩ, qua thực hiện nghiên cứu và áp dụng tôi đã dùng các thủ thuật sư phạm, các biện pháp mới làm bất ngờ gây cho trẻ sự chú ý và hứng thú hơn. Với bản thân tôi, tôi được trau dồi những kiến thức nhiều hơn và từ đó chuyên môn của tôi cũng vững vàng hơn. 3.1. Ý nghĩa của đề tài: Thông qua việc áp dụng ‘‘Một số biện pháp phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong giáo dục thể chất” ở trường mầm non tôi thấy các cháu lớp tôi đã tiến bộ lên rất nhiều, mạnh dạn, tự tin, khỏe mạnh, thích học thể dục, chăm chỉ luyện tập, sức đề kháng của trẻ tốt hơn, có thể lực khỏe mạnh vì vậy trẻ ít ốm hơn, đi học đều hơn. Với bản thân tôi “ Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Tạo ra sức khỏe cho trẻ là một công việc vô cùng có ý nghĩa. Nhằm giúp trẻ có đủ sức khỏe để bước vào thế giới của người lớn, thông qua việc chơi mà học, học mà chơi, qua hoạt động vận động vui chơi nhằm phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Giúp trẻ phát triển hài hòa về Đức - Trí- Thể- Mĩ. Chính vì những lý do trên bàn thân tôi không ngừng nỗ lực tìm tòi, tham khảo các tài liệu trong và ngoài chương trình, học hỏi các đồng nghiệp đi trước để nâng cao trình độ tay nghề, phải hết sức chịu khó, kiên trì để có khả năng vận động tốt và tạo ra nhiều đồ dùng đồ chơi, sân chơi vận động thể dục phục vụ cho việc học và chơi của trẻ. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: * Đối với các cấp lãnh đạo: Cần quan tâm hơn nữa về cở sở vật chất như trang cấp các dụng cụ, đồ dùng phục vụ cho hoạt động dạy học, đặc biệt là trang bị cho trường chúng tôi nhiều đồ chơi phát triển vận động cho trẻ hơn nữa để trẻ có thể tích cực tham gia tập luyện dưới mọi hình thức, phát triển nhiều cơ quan chức năng trên cơ thể trẻ. * Đối với giáo viên: Cần phải chủ động tích cực bám sát chương trình chăm sóc giáo dục trẻ và kế hoạch của ngành, nhà trường, tăng cường nghiên cứu về lĩnh vực phát triển
- thể chất phù hợp với mọi lứa tuổi để có cách dạy tốt hơn. Tạo cho trẻ có một môi trường học tập về phát triển thể chất tốt nhất. Thường xuyên tìm kiếm các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương làm thêm đồ dùng, đồ chơi ở lĩnh vực phát triển thể chất giúp cho trẻ có nhiều trải nghiệm, hứng thú hơn trong hoạt động giáo dục thể chất. * Đối với phụ huynh: Phải thường xuyên cho trẻ được trải nghiệm trực tiếp vào các hoạt động thể chất. Từ đó trẻ được học hỏi khám phá trải nghiệm nhằm phát triển Đức - Trí -Thể -Mĩ tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Trên đây là một số biện pháp và những kinh nghiệm nhằm phát huy tính tích cực vận động trong hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi mà tôi rút ra được trong quá trình giảng dạy nhằm giúp trẻ phát triển về mọi mặt đạo đức, nhân cách, phẩm chất, thẫm mỹ, trí tuệ, ngôn ngữ và tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình giảng dạy. Bên cạnh những kết quả thu được là trẻ mạnh dạn tự tin, khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phát triển tốt về thể lực. Rất mong sự góp ý bổ sung của quý cấp trên và các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm của tôi mang tính khả thi cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục mầm non trong giai đoạn hiện nay./.
- Ý KIẾN CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG Người viết SKKN Trần Thị Liên Ý KIẾN CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC