SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ trong giảng dạy mầm non

pdf 9 trang vanhoa 7211
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ trong giảng dạy mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_phat_trien_the_chat_cho_tre_trong_gian.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ trong giảng dạy mầm non

  1. MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT CHO TRẺ TRONG GIẢNG DẠY MẦM NON A. ĐẶT VẤN ĐỀ Bác Hồ đã từng nói: “ Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu ”. Học tập là nghĩa vụ vẻ vang của trẻ em đối với Tổ quốc và dân tộc. Trẻ em là mầm non là tương lai của gia đình và dân tộc, là thế hệ nối bước ông cha để xây dựng và bảo vệ đất nước, là chủ nhân tương lai của đất nước. Trong thời đại khoa học kỹ thuật đang từng ngày phát triển như vũ bão, công cuộc xây dựng quê hương đất nước đang ngày một đổi mới. Do đó việc đổi mới phương pháp giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục là tất yếu, phù hợp với sự phát triển không ngừng của xã hội. Sức khỏe là cái vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Một đứa trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn, khéo léo sẽ là tiền đề, là cơ sở tốt cho việc phát triển trí tuệ, nhận thức. Giáo dục thể chất cho trẻ ở lứa tuổi mầm non đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển toàn diện cơ thể trẻ, là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Dựa trên công văn Số: 808/BGDĐT-GDMN, ngày 25 tháng 2 năm 2014 về việc Hướng dẫn xây dựng kế hoạch và thực hiện chuyên đề “Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển vận động cho trẻ trong trường mầm non, giai đoạn 2013 - 2016”, năm học 2015 - 2016 nhà trường cũng đã tổ chức tham luận chuyên đề phát triển vận động, nhằm giúp cho giáo viên hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển thể chất cho trẻ. Qua đó giúp giáo viên nhận thức được việc chăm sóc giáo dục trẻ em ngay từ những năm tháng đầu tiên của cuộc sống là việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Thông qua các hoạt động thể dục nó thúc đẩy sự hoạt động của cơ thể, các gân, cơ, khớp cùng phối hợp vận động và phát triển. Từ đó trẻ được rèn luyện
  2. sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Đối với trẻ mầm non trong các giờ tập luyện điều quan trọng là phải giáo dục được những cảm xúc tích cực, đảm bảo sự sảng khoái, trạng thái vui tươi, biết vượt qua những trạng thái tâm lý tiêu cực. Qua thời gian nghiên cứu, tôi rất tâm đắc với đề tài “Một số biện pháp phát triển thể chất cho trẻ trong giảng dạy mầm non”. B. NỘI DUNG * Thực trạng: Đặc điểm tình hình: Trường mẫu giáo nơi bản thân tôi đang công tác, nhà trường và các giáo viên đã rất chú ý trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục thể chất cho trẻ. Nhà trường đã xây dựng và thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt hàng ngày hợp lý và tổ chức tập luyện phát triển vận động cho trẻ một cách khoa học. Tuy nhiên qua một thời gian nghiên cứu tôi đã nhận thấy một số thuận lợi, khó khăn như sau: Thuận lợi: - Trường có diện tích khá rộng, phòng lớp sạch sẽ, thoáng mát. - Luôn được sự quan tâm, giúp đỡ từ phía Ban giám hiệu nhà trường về cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp khá đầy đủ. - Trường tổ chức ăn bán trú cho 100% trẻ nên thuận tiện cho việc chăm sóc sức khỏe của trẻ. - Được nhà trường tạo điều kiện cho tham gia lớp tập huấn chuyên đề phát triển vận động cho trẻ. - Bản thân luôn thích tìm tòi, khám phá nhất là những gì có liên quan đến trẻ mầm non. - Trẻ lớp tôi rất hiếu động, thích khám phá những điều mới lạ. - Đồng thời, tôi cũng nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía phụ huynh học sinh về sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Khó khăn: - Diện tích phòng học còn chật hẹp, chưa có góc phát triển vận động. - Trang thiết bị dụng cụ cho trẻ tập luyện ở nhóm lớp còn thiếu
  3. - Bên cạnh đó bản thân phải dạy lớp bán trú nên ít có thời gian trong việc tham khảo, học hỏi sáng tạo ra những cái mới. - Số lượng trẻ trong lớp khá đông, nhiều trẻ bị suy dinh dưỡng, béo phì, đa số trẻ đi học năm đầu tiên chưa qua lớp mầm, nên chưa có nề nếp học tập, còn rụt rè, nhút nhát. - Nhiều phụ huynh chưa có nhận thức đúng đắn về hoạt động thể dục. Chưa thật sự quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ một cách đúng đắn. * Một số biện pháp pháp triển thể chất cho trẻ trong giảng dạy mầm non: Biện pháp học tập, nghiên cứu, trau dồi để nâng cao hiểu biết cho bản thân về mọi mặt. Như chúng ta đã biết, kiến thức là vô hạn còn sự hiểu biết của mỗi người thì có hạn. Do đó, bản thân tôi: - Luôn có ý thức tích cực, tham gia học tập đầy đủ các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ do ngành, trường tổ chức để nâng cao tay nghề, nâng cao khả năng thực hiện chuyên môn, nắm vững chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. - Tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề phát triển vận động. - Dự giờ, dự chuyên đề, thao giảng ở trường cũng như ở các trường khác trong huyện để trao đổi và học hỏi kinh nghiệm về nội dung giáo dục, về các hình thức tổ chức hoạt động. - Thường xuyên tham gia các diễn đàn trên Iternet nhằm trao đổi về chuyên môn, cách thiết kế các hoạt động phát triển thể chất cho trẻ. - Thường xuyên tham khảo các tài liệu như: Tài liệu phục vụ cho giáo viên nghiên cứu chương trình giáo dục mầm non, tạp chí giáo dục, sách báo, có nội dung liên quan đến chương trình giáo dục mầm non. - Mỗi ngày tôi đều dành thời gian khoảng 1 giờ để nghiên cứu về cách thiết kế các hoạt động thể dục trong và ngoài giờ học. Xây dựng kế hoạch chương trình giáo dục thể chất ngay từ đầu năm
  4. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tìm hiểu và nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý của lớp mình phụ trách, đồng thời bám sát vào chương trình giáo dục mầm non lựa chọn các bài tập vận động cũng như trò chơi vận động cho từng chủ đề. - Lên ý tưởng nội dung, lựa chọn dụng cụ phù hợp cho bài tập. - Trao đổi ý tưởng, tham khảo ý kiến của bộ phận chuyên môn trong trường. - Lên mạng Internet tìm tư liệu cần thiết và tham khảo các bài tập có cùng nội dung đó. - Sau khi đã tập hợp được đầy đủ các điều kiện trên, tôi bắt tay vào thiết kế nội dung của từng bài. Ví dụ: Đối với những bài tập vận động cơ bản là “bật xa hoặc bật nhảy từ trên xuống” thì nhiệm vụ chính của trẻ là biết nhún chân. Vì vậy khi lựa chọn bài tập phát triển chung thì giáo viên nên chọn những bài tập có động tác đứng lên ngồi xuống nhiều hơn. Hay đối với những bài tập vận động cơ bản là “ném xa” thì khi chọn bài tập phát triển chung, giáo viên cần chú ý chọn những bài tập có động tác đưa từ dưới lên cao và động tác này số lần tập sẽ nhiều hơn các động tác khác. Bên cạnh đó giáo viên cần kết hợp lựa chọn các dụng cụ vận động như: nơ, cờ, gậy thể dục, xen kẽ trong từng động tác phù hợp với vận động nhằm kích thích sự hứng thú tham gia của trẻ, giúp cho tiết học bớt nhàm chán. Chuẩn bị tổ chức các hình thức giáo dục thể chất cho trẻ - Trước hết, giáo viên cần xác định nhiệm vụ cụ thể đối với việc tập luyện cho trẻ, lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi phù hợp với nhiệm vụ, với mức độ chuẩn bị thể lực của trẻ. - Xác định thứ tự thực hiện các bài tập đã lựa chọn, cách tiến hành như: Phương pháp hướng dẫn, hình thức tổ chức, liều lượng, dụng cụ, nhạc đệm, Tất cả những dự kiến đó được thể hiện trong giáo án. - Chuẩn bị trước nơi tập, kiểm tra độ bền vững, an toàn của dụng cụ, lựa chọn dụng cụ, bố trí dụng cụ cho buổi tập. Trước buổi tập, kiểm tra vệ sinh, thông thoáng phòng tập. Phát triển thể chất cho trẻ thông qua giờ học thể dục
  5. - Cấu trúc một giờ hoạt động thể dục gồm có ba phần: Khởi động, trọng động và hồi tĩnh. Tùy vào từng chủ đề giáo viên lựa chọn cách dẫn dắt, hình thức tổ chức cho phù hợp với từng bài tập. - Khởi động: Khi thực hiện giáo viên nên sử dụng các tín hiệu như: trống lắc, còi, kết hợp với nhạc để tăng sự hứng thú cho trẻ. - Trọng động: + Bài tập phát triển chung: giáo viên lựa chọn các động tác phù hợp với vận động cơ bản, phát triển và rèn luyện các nhóm cơ chính: cơ bả vai, cơ bụng, cơ chân. Đối với động tác nào hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản thì tăng số lần tập lên nhiều hơn các động tác khác. + Vận động cơ bản: Giáo viên cần làm mẫu kết hợp phân tích một cách rõ ràng, tỉ mỉ. Hiệu lệnh phải dứt khoát. - Trò chơi vận động: Giáo viên cần lựa chọn trò chơi vận động củng cố rèn luyện và hỗ trợ cho bài tập vận động cơ bản. Nếu vận động cơ bản giúp phát triển cơ chân thì vai trò của trò chơi vận động là phát triển cơ tay cho trẻ. Phát triển thể chất cho trẻ thông qua các hoạt động ngoài giờ học Phát triển thể chất cho trẻ thông qua thể dục buổi sáng - Thể dục sáng là một phận không thể thiếu được trong sinh hoạt ngày của trẻ. Tập thể dục sáng thường xuyên sẽ giúp trẻ tập hít thở sâu, điều hòa nhịp thở, tăng cường quá trình trao đổi chất và tuần hoàn trong cơ thể. Nó là biện pháp tốt để rèn luyện cơ thể, tăng cường thể chất cho trẻ. - Cần tổ chức cho trẻ tập ngoài trời, nơi có không khí thoáng mát, trong lành. Lựa chọn âm nhạc cho thể dục sáng phải căn cứ vào tính chất của động tác trong bài. - Giáo viên cần chú ý sắp xếp các động tác theo một trình tự hợp lý đảm bảo tính liên tục: động tác hô hấp, động tác tay vai, động tác bụng, động tác chân. Lựa chọn những động tác mà trẻ đã được làm quen trước trong các tiết học thể dục. - Khi trẻ thực hiện giáo viên cần theo dõi vận động của từng trẻ để sửa sai kịp thời, không dừng tập, động viên khuyến khích trẻ tập tốt hơn. Ngoài ra khi
  6. kết thúc mỗi động tác giáo viên cần chú ý cho trẻ vươn thẳng người, để tạo điều kiện phát triển cơ bắp, giữ tư thế đẹp, yêu cầu trẻ thở đúng và sâu. Phát triển thể chất cho trẻ thông qua thể dục chống mệt mỏi, các hình thức dạo chơi tham quan - Thể dục chống mệt mỏi hay còn gọi là phút thể dục, có tác dụng thay đổi trạng thái hoạt động của trẻ nhằm chống lại sự mệt mỏi, giúp trẻ dễ tập trung chú ý vào các hoạt động tiếp theo. Giáo viên có thể cho trẻ tiến hành tại chỗ một số động tác thể dục quen thuộc phù hợp với tính chất của tiết học như: Ví dụ: Đối với tiết tạo hình có thể cho trẻ tập các động tác với bàn tay, ngón tay, lắc vẫy cổ tay, co duỗi ngón tay, Ngoài ra có thể kết hợp các vận động mô phỏng động tác của các con vật hay động tác mô phỏng các loại phương tiện giao thông như: vun tay làm gà gáy, lái xe, làm máy bay, đi xe đạp, phi ngựa, chèo thuyền, - Trong giờ dạo chơi tham quan giáo viên cần tận dụng những hình ảnh xung quanh trẻ để mô phỏng các vận động của sự vật, hiện tượng xung quanh. Giáo viên cho trẻ đi bộ, tổ chức các trò chơi dân gian, trò chơi vận động, qua đó phát triển được các cơ chân, tay, của trẻ. Phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao thể lực cho trẻ Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai, trẻ em sinh ra có quyền được chăm sóc và bảo vệ. Thể lực của trẻ không chỉ được rèn luyện ở nhà trường là đủ mà trẻ cần phải được rèn luyện ở mọi lúc mọi nơi. Do đó cần phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường để nâng cao thể lực cho trẻ. - Thông qua các buổi họp phụ huynh tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ em cho cha mẹ trẻ. Chủ động phối hợp với gia đình trẻ để thực hiện mục tiêu giáo dục trẻ em. - Thông báo tình hình sức khỏe, thể trạng của trẻ qua các đợt cân đo. - Thông qua các giờ đón trẻ, trả trẻ trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe, ăn ngủ, vận động của trẻ trong ngày. - Luôn thường xuyên cập nhật các bài tuyên truyền về dinh dưỡng cho trẻ ở bảng thông tin của lớp.
  7. C. KẾT LUẬN * Kết quả: Qua giờ học tôi đã tiến hành khảo sát thực tế học sinh của mình và cho kết quả như sau: Giờ học bình Giờ học có sử dụng Số trẻ (33 trẻ) thường các biện pháp trên Số trẻ % Số trẻ % Trẻ tập trung chú ý 21 63.64% 31 93.94% Trẻ tích cực tham gia vào hoạt động 19 57.58% 29 87.88% Trẻ khỏe mạnh, nhanh nhẹn 24 72.73% 28 84.85% Trẻ có kỹ năng, kỹ xảo vận động tốt 15 45.45% 26 78.79% Ngoài ra trong các giờ đón trẻ, trả trẻ, có nhiều trẻ còn biết tự tạo thành nhóm lấy đồ dùng thể dục ra tập luyện với nhau. Phụ huynh cũng có cái nhìn đúng đắn hơn, quan tâm hơn đến việc phát triển thể chất cho con em mình. * Bài học kinh nghiệm: Qua một thời thực hiện sử dụng một số biện pháp giúp trẻ phát huy tính tích cực trong hoạt động thể dục bản thân tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm cho bản thân như sau: - Trước hết giáo viên cần có nắm rõ đặc điểm tâm sinh lý trẻ của lớp mình. - Lên kế hoạch xây dựng chương trình học ngay từ đầu năm. Nội dung cần bám sát vào chương trình Giáo dục mầm non hiện hành. - Trao đổi thống nhất với giáo viên dạy cùng và bộ phận chuyên môn về nội dung và hình thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp với điều kiện thực tế của trường, lớp và địa phương. - Xây dựng các bài tập đảm bảo tính khoa học và hệ thống, đảm bảo tính vừa sức và chú ý đến phát triển cá nhân cho trẻ. - Tham gia tích cực các lớp bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, các buổi dự giờ, học hỏi kinh nghiệm từ các trường bạn,
  8. - Tìm tòi các tài liệu có liên quan đến chương trình giáo dục mầm non để tham khảo, học hỏi. - Duy trì tổ chức các hoạt động một cách đều đặn, thường xuyên, hợp lý. - Sử dụng những hình thức phong phú và đa dạng để lôi cuốn trẻ tích cực tham gia. - Bản thân ra sức tự học hỏi, bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng về chuyên môn, nghiệp vụ qua các kênh thông tin như báo, đài, Internet, diễn đàn giáo dục, * Kiến nghị & đề xuất: Đối với nhà trường: Tạo điều kiện đầu tư thêm trang thiết bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho hoạt động thể dục như: vòng, gậy, nơ, bóng, băng đĩa thể dục cho các lớp. Đối với phòng giáo dục & đào tạo: Cung cấp cho trường các loại thiết bị phục vụ cho phòng giáo dục thể chất như: Đồng phục biểu diễn, các loại dụng cụ thể dục. Mở thêm các lớp chuyên đề về phát triển vận động để bồi dưỡng thêm chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên. - Tóm lại: Đổi mới phương pháp dạy học trong ngành giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng bằng phương pháp dạy học tích cực là cả một quá trình lâu dài và đầy khó khăn thách thức. Nó không chỉ đòi hỏi sự quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất của nhà nước, ngành giáo dục đào tạo và các trường mầm non mà còn đỏi hỏi sự say mê nhiệt huyết với nghề của đội ngũ giáo viên mầm non. Để làm được điều này cần có sự chỉ đạo thống nhất và đoàn kết từ nhà nước đến các ban ngành và các trường mầm non, góp phần làm đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục và quản lý giáo dục mầm non. Bên cạnh đó, các cấp ngành, trường học cần quan tâm đến việc cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho giáo viên mầm non để giúp họ có thể yên tâm phát huy năng lực, trau dồi lòng yêu nghề và thực hiện tốt được yêu cầu của nhiệm vụ của người giáo viên mầm non.
  9. Minh Diệu Ngày tháng năm 201 Người viết sáng kiến Trương Thị Bích Ngân