SKKN Một số biện pháp tích cực để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc

docx 35 trang binhlieuqn2 07/03/2022 6451
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp tích cực để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_tich_cuc_de_lam_tot_cong_tac_chu_nhiem.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp tích cực để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường Tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc

  1. - Phải đảm bảo tính khách quan, chính xác trong kiểm tra. - Phải có chuẩn đánh giá thích hợp với từng nội dung kiểm tra. - Phải đảm bảo tính dân chủ, công khai trong kiểm tra. Bước 2: Tổ chức thực hiện - Thực hiện kiểm tra theo kế hoạch đã định. - Trao đổi chia sẻ rút kinh nghiệm sau hoạt động kiểm tra, đánh giá. - Thực hiện nhiều hình thức kiểm tra đánh giá, đa dạng về nội dung, thu thập thông tin kiểm tra từ nhiều chiều dựa trên nguyên tắc lấy chất lượng hiệu quả công việc, vì sự tiến bộ của học sinh được đánh giá. Bước 3: Chỉ đạo và giám sát công tác kiểm tra đánh giá. - Thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, đột xuất theo kế hoạch có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế. - Bàn nhiều hình thức, nguồn thông tin, giáo viên chủ nhiệm giám sát, kiểm chứng kết quả kiểm tra đánh giá của học sinh. Bước 4: Đánh giá công tác kiểm tra - Giáo viên chủ nhiệm cần đánh giá kết quả thực hiện công tác kiểm tra đánh giá về tác dụng, tính hữu ích, sự cần thiết, những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện. - Lưu trữ, thống kê, công khai đánh giá, xếp loại theo từng tuần, từng tháng, từng kỳ, từng đợt thi đua - Động viên, khen chê kịp thời để khích lệ, rút kinh nghiệm với cá nhân tham gia kiểm tra đánh giá. d. Điều kiện thực hiện biện pháp - Kiểm tra đánh giá phải thực chất công bằng, khách quan, không thiên vị và có tiêu chí đánh giá chuẩn, không gây áp lực và vì sự tiến bộ của đối tượng được đánh giá. - Giáo viê chủ nhiệm lớp phải nhận thức được sự cần thiết của việc đổi mới kiểm tra đánh giá lấy chất lượng, hiệu quả công việc và sự tiến bộ của học sinh làm đầu.
  2. - Học sinh cần nhận thức đúng ý nghĩa của kiểm tra đánh giá, nhận được sự chia sẻ, giúp đỡ, tư vấn của giáo viên. - Khen ngợi, động viên khích lệ kịp thời đối với học sinh, nhất là những học sinh có thành tích. 7.2.6.Tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi cấp trường hàng năm a. Mục đích và ý nghĩa Qua hội thi giáo viên chủ nhiệm lớp giáo viên chủ nhiệm có cơ hội được cọ sát, trau rồi kiến thức, được thi đua cùng đồng nghiệp qua đó giúp giáo viên nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ. b. Nội dung biện pháp - Giáo viên chủ nhiệm lớp cần chủ động đăng kí tham gia hội thi. - Nội dung Hội thi sẽ bám sát vào nội dung cuộc thi cấp tỉnh và cấp huyện tổ chức: + Nội dung 1: Thi hồ sơ (Hồ sơ gồm: Sổ chủ nhiệm; Báo cáo thành tích trong công tác chủ nhiệm lớp; Sáng kiến kinh nghiệm hoặc sản phẩm nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng có tác dụng nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trong công tác chủ nhiệm lớp). + Nội dung 2: Thi hiểu biết (Nội dung của bài thi có liên quan đến chủ trương, đường lối, định hướng đổi mới giáo dục và các chỉ đạo của ngành có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp). + Nội dung 3: Thi xử lí tình huống (Giáo viên dự thi sẽ được xử lý các tình huống có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp). + Nội dung 4: Thi năng khiếu (Giáo viên có thể chọn một trong những hình thức để dự thi như:kể chuyện, múa, hát, tiểu phẩm, có liên quan đến công tác chủ nhiệm lớp). c. Cách thức tiến hành - Xây dựng kế hoạch dự thi, chuẩn bị tốt nội dung các bài thi. - Tự đánh giá rút kinh nghiệm sau hội thi. d. Điều kiện thực hiện - Giáo viên chủ nhiệm có tinh thần, trách nhiệm, có mong muốn được
  3. nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. 7.2.7. Đặt mục tiêu trong công tác thi đua, khen thưởng a. Mục đích và ý nghĩa Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”. Vì vậy trong mỗi năm học người giáo viên chủ nhiệm lớp cần đặt ra mục tiêu cần phấn đấu.Từ đó có hướng phấn đấu để đạt được mục tiêu đó. b. Nội dung biện pháp - Ngay từ đầu năm học giáo viên chủ nhiệm lớp đăng kí thi đua, đăng kí tham gia các cuộc vận động và các cuộc thi, đăng kí sáng kiến kinh nghiệm, - Lập kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Cần phát huy tối đa năng lực của bản thân. - Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hồ sơ, quản lý học sinh và tham gia các cuộc thi. c. Cách thức tiến hành Bước 1: Xây dựng kế hoạch - Dựa trên cơ sở thực tế, xây dựng các chỉ tiêu cần đạt được trong năm học. - Lên kế hoạch, đăng kí danh hiệu thi đua. - Đưa ra các biện pháp và cách thức thực hiện các biện pháp đó. Bước 2: Tổ chức thực hiện - Tổ chức các hoạt động thi đua theo kế hoạch đã đề ra. - Tự đánh giá một cách khách quan, công bằng, sau mỗi đợt thi đua. - Kịp thời sửa đổi, bổ sung kế hoạch nếu thấy cần thiết. Bước 3: Đánh giá công tác thi đua khen thưởng Sau mỗi đợt thi đua cần rút kinh nghiệm để phát huy những mặt mạnh và tìm nguyên nhân, biện pháp khắc phục những mặt hạn chế, khuyết điểm. d. Điều kiện thực hiện Giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có lập trường tư tưởng vững vàng; Chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, nội quy và quy định của cơ quan; Có lối sống lành mạnh, trong sáng;
  4. Có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, 7.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến 7.3.1. Tại lớp tôi trực tiếp chủ nhiệm Những biện pháp nêu trên được tôi áp dụng vào lớp mình chủ nhiệm trong năm học 2016-2017. Trong năm học đó lớp tôi chủ nhiệm đã đạt được rất nhiều những kết quả, cụ thể như sau: a. Công tác phổ cập giáo dục đúng độ tuổi - Tổng số học sinh của lớp là 31 (nữ: 16), học sinh đúng độ tuổi: 31. - Trong năm học, tôi luôn quan tâm đến mọi đối tượng học sinh, đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên các em nên không có hiện tượng học sinh bỏ học, nghỉ học không có lí do. b. Nề nếp học sinh - 100% học sinh trong lớp thực hiện nghiêm túc các nội quy, quy định của trường, của lớp. Không có hiện tượng học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường. - Các em đều chăm ngoan, lễ phép, đoàn kết và giúp đỡ bạn bè. c. Kết quả giáo dục toàn diện - Năm học 2016-2017 kết quả đánh giá, xếp loại học sinh được thực hiện theo Thông tư 22/2016/TT-BGDĐT ngày 22/9/2016 sửa đổi bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT. Quá trình thực hiện kiểm tra, đánh giá, xếp loại học sinh đều thực hiện nghiêm túc, đúngthực chất, coi trọng sự tiến bộ của học sinh trong học tập và rèn luyện, nhất thiết không để học sinh chưa đạt chuẩn kiến thức vẫn được lên lớp. - Chất lượng giáo dục của lớp ngày càng ổn định và đi vào chiều sâu, chất lượng giáo dục mũi nhọn học sinh năng khiếu có chiều hướng chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục đại trà được quan tâm, coi là khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, kết quả cụ thể: Bảng 8: Kết quả học tập
  5. 100% học sinh từ Hoàn thành trở lên, cụ thể như sau Học tập Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành (Môn học và HĐGD) SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Tiếng Việt 24 77,4 7 22,6 0 0 Toán 23 74,2 8 25,8 0 0 Khoa học 25 80,6 6 19,4 0 0 Lịch sử và Địa lí 23 74,2 8 25,8 0 0 Ngoại ngữ 20 64,5 11 35,5 0 0 Tin học 18 58,1 13 41,9 0 0 Đạo đức 23 74,2 8 25,8 0 0 Âm nhạc 23 74,2 8 25,8 0 0 Mĩ thuật 23 74,2 8 25,8 0 0 Kĩ thuật 23 74,2 8 25,8 0 0 Thể dục 23 74,2 8 25,8 0 0 Bảng 9: Kết quả Năng lực, phẩm chất 100% học sinh tử Đạt trở lên, cụ thể như sau Tốt Đạt Cần cố gắng Năng lực, phẩm chất SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % SL Tỷ lệ % Tự phục vụ, tự 23 74,2 8 25,8 0 0 quản Năng Hợp tác 23 74,2 8 25,8 0 0 lực Tự học, giải quyết 23 74,2 8 25,8 0 0 vấn đề Chăm học, chăm 23 74,2 8 25,8 0 0 làm Phẩm Tự tin, trách 23 74,2 8 25,8 0 0 chất nhiệm Đoàn kết, yêu 23 74,2 8 25,8 0 0 thương Bảng 10: Kết quả tham gia các hội thi, sân chơi Thành tích đạt được Tên cuộc thi Nhất Nhì Ba KK
  6. Thi viết chữ đẹp cấp Quốc gia 01 Thi tin học trẻ không chuyên cấp thành phố 01 Thi Violympic Toán Tiếng Việt cấp trường 03 01 Thi ViolympicToán Tiếng Anh cấp trường 01 05 Thi thách thức tư duy thuật toán Bebras 02 01 02 Thi Giao lưu kĩ năng sống cấp thành phố 01 01 Thi văn nghệ cấp trường 01 Thi kéo co và trò chơi dân gian cấp thành phố 01 01 Thiết kế bài giảng Elearning cấp huyện dành 01 02 cho GV Tổng số giải 04 03 09 09 Ngoài ra còn 02 học sinh vào vòng 2 cuộc thi “Tìm kiếm tài năng toán học trẻ” MYTS 7.3.2. Tại một số trường tiểu học trong tỉnh Vĩnh Phúc Những biện pháp đề xuất ở trên đã được 01 Phó Hiệu trưởng và 5 giáo viên tại 6 trường tiểu học khác nhau trong tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng năm học 2017-2018. Sau một năm áp dụng các biện pháp được đề xuất ở trên đã mang lại những kết quả hết sức tích cực. Tôi đã tiến hành xin ý kiến của 18 người, trong đó Hiệu trưởng :6 người, Phó hiệu trưởng: 6 người, giáo viên chủ nhiệm: 6 người. Nội dung phiếu hỏi: Để nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở trường tiểu học, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về tính chất cần thiết của các biện pháp được đề xuất: Kết quả khảo sát được thể hiện dưới bảng thống kê sau: Bảng 13: Kết quả khảo sát tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất Mức độ cần thiết Không Ghi TT Các biện pháp đề xuất Rất cần Cần cần chú thiết thiết thiết 18 0 0 1 Kế hoạch hóa công tác chủ nhiệm (100%) (0%) (0%) Tổ chức bồi dưỡng, tự bồi dưỡng 18 0 0 2 kỹ năng chủ nhiệm lớp (100%) (0%) (0%) Chú trọng giáo dục kỹ năng sống 17 1 0 3 và khả năng thích ứng của học (94,4%) (5,6%) (0%) sinh 4 Phối hợp chặt chẽ với các lực 18 0 0
  7. lượng giáo dục trong và ngoài (100%) (0%) (0%) nhà trường Đổi mới việc kiểm tra đánh giá 17 1 0 5 trong công tác chủ nhiệm (94,4%) (5,6%) (0%) Tham gia hội thi giáo viên chủ 16 2 0 6 nhiệm giỏi cấp trường hàng năm (88,9%) (11,1%) (0%) Đạt mục tiêu trong công tác thi 16 2 0 7 đua, khen thưởng (88,9%) (11,1%) (0%) 100 80 60 RÊt cÇn thiÕt CÇn thiÕt 40 Kh«ng cÇn thiÕt 20 0 BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6 BP7 Biểu đồ: Khảo sát tính cần thiết của các biện pháp được đề xuất Qua bảng thống kê trên cho thấy cả 7 biện pháp đề xuất trên đều được đánh giá cao.Trong đó biện pháp 1, 2, 4 được 100% ý kiến đánh giá rất cao. Từ kết quả khảo nghiệm trên cho thấy các biện pháp mà chúng tôi đề xuất trong sáng kiến của mình cơ bản có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường tiểu học, đáp ứng được mong muốn của lãnh đạo, giáo viên chủ nhiệm cũng như học sinh và phụ huynh học sinh. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến một cách hiệu quả nhất là: - Ban giám hiệu nhà trường nhận thức đầy đủ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác chủ nhiệm, lựa chọn và phân công giáo viên làm công tác chủ nhiệm một cách hợp lý; phân công đúng người, đúng việc, làm sao để giáo viên chủ nhiệm lớp phát huy hết được năng lực của bản thân.
  8. - Các cấp lãnh đạo, Chính quền địa phương, Ban giám hiệu nhà trường cần đầu tư cho giáo viên chủ nhiệm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học như: máy tính, máy chiếu, các loại sách, báo tranh ảnh tham khảo, phục vụ quá trình giảng dạy và học tập. - Tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên chủ nhiệm được tham gia các lớp bồi dưỡng về công tác chủ nhiệm lớp của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và trường tổ chức nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ dạy, học và làm công tác chủ nhiệm lớp được tốt hơn . - Nhà trường phối hợp với các trường khác trong cụm tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn trao đổi kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm lớp giữa các giáo viên trong trường, trong huyện nhằm tìm ra phương pháp tối ưu để nâng cao chất lượng trong công tác chủ nhiệm lớp. - Nhà trường cần làm tốt công tác thi đua khen thưởng; đánh giá, xếp loại giáo viên cần khách quan, chính xác. Quan tâm đến chế độ, chính sách đối với giáo viên chủ nhiệm lớp. - Giáo viên nói chung và giáo viên chủ nhiệm lớp nói riêng cần nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của mình trong sự nghiệp giáo dục toàn diện học sinh. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong mọi nhiệm vụ được giao, là tấm gương sáng về đạo đức, nhân cách, hành vi, lối sống để các thế hệ học sinh noi theo. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Tính đến thời điểm hiện tại sáng kiến mà tôi đưa ra đã được áp dụng tại lớp tôi chủ nhiệm được ba năm. Từng đó thời gian không phải là nhiều nhưng cũng không phải là ít, sau hơn hai năm áp dụng sáng kiến tôi đã thu về rất nhiều kết quả đáng khích lệ cụ thể như sau:
  9. - Trong ba năm học vừa qua, bản thân tôi cũng như các đồng nghiệp cùng cơ quan luôn nhận được sự quan tâm động viên cả về cơ sở vật chất và tinh thần của các các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh, Ủy ban nhân dân huyện, Ủy ban nhân dân xã và trường sở tại nơi tôi đang công tác, Tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên của trường luôn đề cao tinh thần tương thân, tương ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau vượt khó vươn lên để hoàn thành các nhiệm vụ được giao. - Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn luôn có những chỉ đạo sát sao cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp. - Sự phối hợp của các ban ngành, đoàn thể trong và ngoài nhà trường trong mọi hoạt động đã góp phần giúp giáo viên chủ nhiệm lớp hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong công tác chủ nhiệm lớp. - Bản thân tôi được đánh giá là một giáo viên chủ nhiệm lớp có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng; có lòng yêu nghề, mến trẻ; có trách nhiệm trong công việc. - Học sinh lớp tôi chủ nhiệm luôn ngoan ngoãn, lễ phép, có ý thức học tập, tu dưỡng bản thân. Các em có đầy đủ sách vở, đồ dung học tập và các dụng cụ cần thiết phục vụ cho việc học tập. - Hầu hết phụ huynh học sinh rất quan tâm đến tình hình học tập của con em mình. Giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh học sinh có sự phối hợp, liên lạc trong việc giáo dục, uốn nắn học sinh. - Chất lượng giáo dục của lớp ngày càng ổn định và đi vào chiều sâu, chất lượng giáo dục mũi nhọn học sinh năng khiếu có chiều hướng chuyển biến tích cực. Chất lượng giáo dục đại trà được quan tâm, coi là khâu then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, kết quả cụ thể: + Về học tập: 100% học sinh từ Hoàn thành trở lên. + Về năng lực phẩm chất: 100% học sinh tử Đạt trở lên. + Lớp tôi trực tiếp chủ nhiệm đã đạt được rất nhiều thành tích trong các cuộc thi và các sân chơi trí tuệ trong 3 năm học. a. Thi viết chữ đẹp cấp Quốc gia
  10. + 01 giải Ba b. Thi tin học trẻ không chuyên cấp Thành phố + 01 giải Ba c. Thi Violympic toán tiếng Việt cấp Trường + 03 giải Ba + 01 giải KK d. Thi ViolympicToán Tiếng Anh cấp Trường + 01 giải Ba + 05 giải KK đ. Thi Giao lưu kĩ năng sống cấp Thành phố + 01 giải Ba + 01 giải KK e. Thi thách thức tư duy thuật toán Bebras + 02 giải Nhất + 01 giải Nhì + 02 giải Ba g. Thi văn nghệ cấp Trường + 01 giải Nhất h. Thi kéo co và trò chơi dân gian cấp Thành phố + 01 giải Nhì + 01 giải Ba i. Thi Tìm kiếm tài năng toán học trẻ MYTS Có 02 học sinh vào vòng 2 Trong ba năm học vừa qua cá nhân tôi cũng đạt được thành tích, cụ thể: Thi thiết kế bài giảng E-lerning đạt: + 01 giải Nhất cấp thành phố năm học 2016-2017; + 01 giải KK năm học 2017- 2018; + 01 giải KK năm học 2018- 2019
  11. Từ những thành tích đã đạt được cho thấy các biện pháp mà tôi đưa ra có tính khoa học, phù hợp với điều kiện thực tế và mang lại hiệu quả trong công tác chủ nhiệm lớp. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã áp dụng sáng kiến Sau một năm 01 Phó Hiệu trưởng và 05 giáo viên tại 06 trường tiểu học khác nhau trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc áp dụng sáng kiến kinh nghiệm trên vào quá trình làm công tác chủ nhiệm ở đơn vị đang công tác. Tôi đã tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi kết hợp phỏng vấn và quan sát những đối tượng đã khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến, tôi đã thu được kết quả như sau: Bảng 1: Bảng khảo sát thực trạng lập kế hoạch của giáo viên chủ nhiệm sau khi áp dụng sáng kiến Mức độ Đối tượng TT Tốt Khá Trung bình Chưa đạt khảo sát SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ QL 6 50 5 41,7 1 8,3 0 0 2 Giáo viên CN 4 66,7 2 33,3 0 0 0 0 Bảng 2: Bảng khảo sát về thực trạng bồi dưỡng, tự bồi dưỡng kĩ năng chủ nhiệm lớp sau khi áp dụng sáng kiến Mức độ đạt được Đối tượng TT Tốt Khá Trung bình Chưa đạt khảo sát SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ QL 7 58,4 4 33,3 1 8,3 0 2 Giáo viên CN 3 50 3 50 0 0 0 0 Bảng 3: Bảng khảo sát về thực trạng giáo dục kĩ năng sống và kĩ năng thích ứng của học sinh sau khi áp dụng sáng kiến TT Đối tượng Mức độ đạt được
  12. khảo sát Tốt Khá Trung bình Chưa đạt SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ QL 8 66,7 4 33,3 0 0 0 0 2 Giáo viên CN 4 66,7 2 33,3 0 0 0 0 3 Học sinh 26 86,7 4 13,3 0 0 0 0 4 Phụ huynh 20 83,3 4 16,7 0 0 0 0 Bảng 4: Bảng khảo sát về thực trạng phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sau khi áp dụng sáng kiến Mức độ đạt được Đối tượng TT Tốt Khá Trung bình Chưa đạt khảo sát SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ QL 5 41,7 6 50 1 8,3 0 0 2 Giáo viên CN 2 33,3 3 50 1 16,7 0 0 3 Phụ huynh 15 62,5 9 37,5 0 0 0 0 Bảng 5: Bảng khảo sát về thực trạng đổi mới kiểm tra đánh giá trong công tác chủ nhiệm lớp sau khi áp dụng sáng kiến Mức độ đạt được Đối tượng TT Tốt Khá Trung bình Chưa đạt khảo sát SL % SL % SL % SL % 1 Cán bộ QL 6 50 6 50 0 0 0 0 2 Giáo viên CN 4 66,7 2 33,3 0 0 0 0 Bảng 6: Bảng khảo sát về thực trạng giáo viên tham gia hội thi giáo viên chủ nhiệm giỏi sau khi áp dụng sáng kiến Hình thức đăng kí TT Đối tượng khảo sát Tự nguyện Phân công
  13. SL % SL % 1 Giáo viên chủ nhiệm 3 50 3 50 Bảng 7: Bảng khảo sát về thực trạng giáo viên đặt mục tiêu trong công tác thi đua khen thưởng sau khi áp dụng sáng kiến Hình thức đăng kí Khen cao (CSTĐ, Hoàn thành nhiệm vụ TT Đối tượng khảo sát Bằng khen, ) (LĐTT) SL % SL % 1 Giáo viên chủ nhiệm 4 66,7 2 33,3 Với kết quả khảo sát ở trên cho thấy sáng kiến đã mang lại những hiệu quả rõ rệt, cụ thể là: - Có lập trường tư tưởng vững vàng, kiên định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và địa phương. Giữ gìn sự thống nhất ý chí hành động và sự đoàn kết trong Đảng. - Trong quá trình công tác, các đồng chí luôn có tinh thần trách nhiệm, nghiêm chỉnh chấp hành cương lĩnh chính trị, Điều lệ, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Tích cực thực hiện việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thường xuyên trau rồi chuyên môn làm việc, qua giao tiếp, qua ứng xử, qua ý thức trách nhiệm trong học tập tu dưỡng, trao dồi chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và hoàn thành mọi nhiệm vụ của người đảng viên, cũng như nhiệm vụ chuyên môn của cơ quan. - Trong thực hiện nhiệm vụ công tác, luôn nói và làm theo Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Không có hành vi, việc làm hoặc có biểu hiện thái độ gây ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, hoặc tổn hại đến đạo đức, thuần phong, mỹ tục, văn hóa của dân tộc.
  14. - 100% học sinh của lớp các đồng chí làm đều có ý thức chấp hành tốt mọi nội quy, quy định của lớp, của trường. Các em đều biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè; biết kính trọng, vâng lời thầy cô giáo, ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi. - Tập thể lớp tích cực tham gia vào các phong trào thi đua do nhà trường, Liên đội phát động và đạt nhiều thành tích cao trong các cuộc thi do Đội và nhà trường, Phòng giáo dục tổ chức. - Các đồng chí luôn nhận được sự quan tâm động viên cả về cơ sở vật chất và tinh thần của các các cấp lãnh đạo địa phương, Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn và các ban ngành, đoàn thể. Phụ huynh học sinh rất quan tâm đến tình hình học tập của con em mình. Giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ huynh học sinh có sự phối hợp, liên lạc trong việc giáo dục, uốn nắn học sinh. Qua trao đổi các đồng chí đều đánh giá rất cao sáng kiến tôi đưa ra và nhất trí tiếp tục áp dụng sáng kiến trong các năm học tiếp theo. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thửhoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có) Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến Một số biện pháp tích cực Phó Hiệu trưởng trường đểlàm tốt công tác chủ Tiểu học Minh Tân, huyện 1 Vũ Thị Bích nhiệm lớp trong trường Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc. tiểu học tại tỉnh Vĩnh (SĐT: 0962.068.488) Phúc. Một số biện pháp tích cực Giáo viên trường Tiểu học đểlàm tốt công tác chủ Ngô Quyền, TP Vĩnh Yên, 2 Trần Thị Thu Hà nhiệm lớp trong trường tỉnh Vĩnh Phúc. tiểu học tại tỉnh Vĩnh (SĐT: 0912.145.936) Phúc. Giáo viên trường Tiểu học Một số biện pháp tích cực 3 Trần Xuân Trường Hồ Sơn, huyện Tam Đảo, đểlàm tốt công tác chủ tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm lớp trong trường
  15. (SĐT: 0982.447.992) tiểu học tại tỉnh Vĩnh Phúc. Một số biện pháp tích cực Giáo viên trường Tiểu học đểlàm tốt công tác chủ Liên Minh, TP Vĩnh Yên, 4 Nguyễn Vũ Trung nhiệm lớp trong trường tỉnh Vĩnh Phúc. tiểu học tại tỉnh Vĩnh (SĐT: 0388.991.390) Phúc. Một số biện pháp tích cực Giáo viên trường Tiểu học đểlàm tốt công tác chủ Yên Đồng 2, huyện Yên 5 Trần Tiến Giang nhiệm lớp trong trường Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc tiểu học tại tỉnh Vĩnh (SĐT: 0388.635.273) Phúc. Giáo viên trường Tiểu học Một số biện pháp tích cực Hương Canh A, huyện đểlàm tốt công tác chủ 6 Đỗ Thị Năm Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh nhiệm lớp trong trường Phúc tiểu học tại tỉnh Vĩnh (SĐT: 097.496.0348) Phúc. Ngô Quyền, ngày tháng năm 2019 Ngô Quyền, ngày tháng năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Đặng Thị Phượng