SKKN Một số biện pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên hiện tại trường tiểu học 2 Phong Lạc

docx 6 trang vanhoa 6651
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số biện pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên hiện tại trường tiểu học 2 Phong Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_bien_phap_ve_xay_dung_doi_ngu_giao_vien_hien_tai.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên hiện tại trường tiểu học 2 Phong Lạc

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. - Với xu thế phát triển của xã hội hiện đại, ngành giáo dục đã và đang không ngừng tự hoàn thiện, đổi mới nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục để góp phần hoàn thành nhiệm vụ “ Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phát triển nhân tài cho đất nước”. Muốn tiến hành công nghiệp hoá hiện đại hoá thắng lợi, phải phát triển mạnh Giáo dục - Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự phát triển mạnh và bền vững. - Chúng ta ai cũng đều biết rằng, trong các nhà trường đội ngũ giáo viên có vai trò quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng của giáo viên có tốt thì chất lượng giáo dục mới tốt. - Trường có đội ngũ giáo viên có năng lực thì mới có nhiều lớp đạt chất lượng cao, đội ngũ giáo viên trong trường tiểu học là nhân tố quyết định hiệu quả giáo dục của các khối lớp. Muốn có phong trào toàn diện mạnh thì phải có đội ngũ giáo viên vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ, và giỏi về chỉ đạo các phong trào khác. - Để có đội ngũ giáo viên có năng lực, có giáo viên dạy tốt các môn tự chọn nhưng làm như thế nào để họ phát triển tốt chuyên môn của mình thì vai trò này lại của các nhà quản lý. Vì vậy người Hiệu trưởng phải có những giải pháp trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực để nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. - Trong những năm gần đây ngành giáo dục chúng ta hiện nay đang trên đà chuyển biến với chiều hướng tích cực đồng hành cùng với sự vươn lên cùng với sự phát triển của xã hội. Vậy những điều nào đã tạo ra sự chuyển biến ấy ? Câu trả lời có lẽ trong chúng ta ai cũng hiểu, đây là một trong những điều cơ bản ấy chính là những thầy cô giáo trong nhà trường. Bởi vậy, nâng cao chất lượng đội ngũ là một việc làm rất cần thiết đối với người quản lí trường học là làm thế nào cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên có năng lực chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức vững vàng trong giảng dạy để đáp ứng được nhu cầu phát triển của đất nước hiện nay. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Sáng kiến được thực hiện tại trường tiểu học 2 Phong Lạc , và áp dụng được cho tất cả các trường tiểu học. 3. Mô tả về sáng kiến: Sáng kiến của tôi gồm có ba phần Phần 1: Đặt vấn đề Phần 2: Giải quyết vấn đề
  2. Phần 3. Kết thúc vấn đề * Thuận Lợi: Trường tiểu học 2 Phong Lạc là trường được đặt tại trung tâm của xã Phong Lạc, cơ sở vật chất của trường được xây dựng mới, đã bước đầu đáp ứng được nhu cầu dạy và học. Trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Trần Văn Thời, Đảng ủy UBND xã Phong Lạc, Ban đại diện cha mẹ học sinh. Có được tập thể anh chị em giáo viên, luôn luôn đoàn kết nhất trí, trẻ khỏe nhiệt tình, có tâm huyết với nghề, phần lớn giáo viên đều có chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. - Giáo viên được đào tạo chính quy và có hệ đào tạo chuẩn và trên chuẩn đạt 100%. - Có ý thức cao trong công tác tự rèn luyện và tự học . - Đảm bảo được về kiến thức, kỹ năng và nắm bắt chương trình giảng dạy tốt. - Các tổ chuyên môn được biên chế hợp lý, hoạt động thường xuyên và có hiệu quả. - Chuyên môn của trường, được Phòng giáo dục chọn làm cộng tác viên thanh tra nhiều năm liền, do đó được dự giờ các đơn vị bạn nhiều, rút được kinh nghiệm cho trường mình. * Khó Khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên nhà trường còn có một số khó khăn: - Giáo viên đa số còn trẻ, vào ngành chưa lâu, trình độ chuyên môn chưa đồng đều, chưa có kinh nghiệm trong việc xử lý tình huống sư phạm. - Hiện nay trường đang tổ chức học mô hình trường học mới tại Việt Nam, phương pháp còn mới mẻ, giáo viên còn lúng túng. - Do địa bàn trường quá rộng có 1 điểm trung tâm và 3 điểm lẻ, địa phương chuyển đổi cơ cấu sản xuất một vụ lúa trên đất nuôi tôm không có hiệu quả, đời sống của học sinh gặp không ít khó khăn. - Từ nhận thức về xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực như trên, là một cán bộ quản lý tôi nhận thấy cần quan tâm đặc biệt tới công tác xây dựng đội ngũ giáo viên. Trong những năm qua trường chúng tôi đã tập trung chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp quản lý có hiệu quả để xây dựng đội ngũ giáo viên, duy trì nề nếp, hoạt động chuyên môn trong nhà trường ổn định, góp phần tạo nên chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển.Tôi xin đưa ra kinh nghiệm “Một số biện pháp về xây dựng đội ngũ giáo viên ” Một số biện pháp đã áp dụng thực hiện trong các năm học vừa qua u đâyúng tôi đã làm thế nào của các trường nói chung và của trường Lê ;ai nói riêng___ a. Đối với nhà trường: - Có kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ;
  3. Trên cơ sở chương trình bồi dưỡng của Bộ, Sở và Phòng giáo dục về chuyên môn nghiệp vụ và chương trình kế hoạch bồi dưỡng chính trị hè hàng năm do ngành tổ chức, nhất là những năm gần đây về việc đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên tiểu học theo QĐ 14/2007/QĐ- BGD-ĐT càng đi vào chiều sâu sát thực với đội ngũ, vì thế tôi đề ra kế hoạch để cho cán bộ, giáo viên tham gia học tập bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và chính trị như sau; - Về tư tưởng chính trị; +Tạo mọi điều kiện cho tất cả cán bộ, giáo viên được tham gia dự các lớp bồi dưỡng chính trị, quán triệt các Nghị quyết, chủ trương của Đảng trong hè . + Đầu năm học tổ chức cho cán bộ, giáo viên tham gia học tập, quán triệt đầy đủ điều lệ trường tiểu học, luật giáo dục, pháp lệnh công chức, + Hàng tháng họp hội đồng đều có đánh giá công tác chính trị tư tưởng trong đội ngũ. + Tổ chức cho giáo viên, đoàn viên tham gia tìm hiểu về Đảng về Bác, lịch sử Đảng bộ huyện + Tổ chức tốt các phong trào thi đua mang tính chủ đề các ngày lễ, ngày truyền thống để tăng thêm giá trị nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên. - Về chuyên môn: + Không những Ban giám hiệu là những người quản lý, giúp giáo viên định hướng được công việc cần thực hiện, cần tuân thủ mà còn là người bạn cùng sát cánh với mình trong công tác giáo dục và giảng dạy. Luôn xây dựng mối quan hệ, đoàn kết, thân ái, gần gũi, chan hòa, chia sẽ, với giáo viên. + Luôn khuyến khích, động viên giáo viên trong các hoạt động. Luôn đề cao tiêu chí dạy vì học sinh không tự tạo áp lực nặng nề cho tiết dạy và nhất là không phải dạy để đối phó . Người CBQL phải thể hiện được mình là chỗ dựa của người giáo viên theo hướng tích cực và động viên, giáo viên luôn sẵn sàng bày tỏ những khó khăn, vướng mắc của mình để kịp thời giúp đỡ giải quyết. + Giúp cho giáo viên nhận thức rõ: Ở tiểu học kiến thức khoa học không nhiều, không phải là tất cả mà điều quan trọng nhất là dạy cho học sinh cách lĩnh hội kiến thức đó như thế nào? Đây là yếu tố cốt lõi nhằm thay đổi tư duy, nhận thức của giáo viên về phương pháp dạy học mới. + Yêu cầu đối với giáo viên đứng lớp phải xác định đúng mục đích yêu cầu của từng bài học ( đảm bảo nhẹ nhàng ), cân nhắc để lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp để tổ chức cho học sinh được hoạt động một cách tự nhiên không gò ép và thông qua các hoạt động của mình dưới sự hướng dẫn của giáo viên học sinh tự lĩnh hội kiến thức, hình thành và rèn luyện được kĩ năng và như vậy hoạt động dạy học chắc chắn sẽ đạt được chất lượng tốt và thực sự có hiệu quả. Vì vậy trong công tác tổ chức ngay từ đầu năm học, BGH đã họp và bàn bạc, thống nhất phân công giáo viên chủ nhiệm lớp: + Khi phân công, Ban giám hiệu cần nắm được điểm mạnh, điểm hạn chế
  4. từng giáo viên để xếp lớp cho phù hợp với khả năng, năng lực . + Bố trí trong các tổ khối giáo viên đều tay. Xếp lớp, phòng học cũng được nghiên cứu dựa trên yếu tố người có kinh nghiệm kế bên giáo viên mới ra trường, giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế để kịp thời hướng dẫn giúp đỡ. b. Đối với Tổ: - Chọn đồng chí giáo viên có năng lực nhất trong tổ làm tổ trưởng. Tổ trưởng là người gương mẫu, nhiệt tình biết quy tụ được các thành viên trong tổ mình, dìu dắt tổ mình cùng hoạt động, tất cả các thành viên là những anh chị em không những cùng nhau chia ngọt, sẻ bùi mà còn là nơi giúp nhau cùng tiến bộ, cùng nâng cao tay nghề. - Tổ khối lập kế hoạch thao giảng, dự giờ theo từng tháng, từng tuần và luôn đi sát để hướng dẫn và tạo điều kiện cho giáo viên trong khối được học tập kinh nghiệm giảng dạy của đồng nghiệp thông qua dự giờ, thao giảng, . - Xây dựng người Tổ trưởng biết việc và phải luôn năng động, biết cách tổ chức sinh hoạt trong khối để hoạt động khối đồng bộ với hoạt động chung của trường và mang tính thiết thực là nâng cao trình độ nghiệp vụ cho mỗi thành viên trong tổ. - Làm thế nào biến buổi sinh hoạt tổ khối thành nhu cầu thật sự đối với giáo viên. Muốn thế, trong các sinh hoạt khối cần có nội dung thật cụ thể, thật thiết thực. c. Xây dựng đội ngũ ý thức tự bồi dưỡng: - Đứng trước một yêu cầu cấp thiết của Ngành hiện nay là đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy thì vấn đề tự bồi dưỡng, tự nâng cao nhận thức của giáo viên vô cùng quan trọng, nhận thức về việc đổi mới có thông thì việc thực hiện đổi mới phương pháp mới có hiệu quả. Do đó, việc đổi mới có thành công hay không chính là việc đổi mới tư duy của từng cá nhân giáo viên. Vì vậy, trong mỗi buổi họp hội đồng sư phạm hoặc tổ Chuyên môn, Ban giám hiệu hoặc Tổ khối trưởng thường xuyên nhắc nhở bản thân Giáo viên nếu không tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, sẽ sớm bị đào thải bằng cách : + Đưa các yêu cầu thực hiện đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực học sinh vào các chuẩn đánh giá tiết dạy. Sau khi dự giờ, BGH sẽ giúp giáo viên nhận ra những điểm còn thiếu sót, những điểm mạnh cần phát huy. + Động viên đội ngũ nghiên cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy, nội dung chương trình qua các tài liệu tập huấn chương trình thay sách. Cung cấp các sách báo đến tận tổ như : Giáo dục sáng tạo, thế giới quanh ta, toán tuổi thơ. + Động viên tạo mọi điều kiện cho anh chị em tự đăng kí học cử nhân tiểu học, Cao đẳng sư phạm Mỹ thuật, âm nhạc để cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề. + Thường xuyên tổ chức các chuyên đề, thao giảng, hội giảng để rút kinh nghiệm. - Do đó, sau mỗi tiết dạy Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, đều ngồi lại phân tích những ưu khuyết điểm của từng hoạt động, của từng bài dạy. Việc làm này nhằm mục đích giới thiệu những điểm hay, điểm mới để giáo viên có thể vận dụng, bổ sung cho tiết dạy của mình,
  5. - Đồng thời với việc làm trên chính là cơ sở để xây dựng tâm lý vững vàng, xây dựng bản lĩnh sư phạm cho giáo viên đảm bảo được về kỹ năng đứng lớp của mình . - Thường xuyên thăm lớp tạo tâm lý ổn định cho giáo viên đồng thời giải quyết ngay các vướng mắc, những khó khăn mà giáo viên gặp phải trong từng bài dạy cụ thể. + Tạo điều kiện cho giáo viên dự giờ đồng nghiệp trong khối của trường cùng với Ban giám hiệu. + Tăng thời gian họp tổ để cùng góp ý xây dựng các tiết dạy các hình thức tổ chức hoạt động trên lớp, cho giáo viên. + Kiểm tra lại các ĐDDH cho mỗi hoạt động. + Đối với các kế hoạch dạy học, Ban giám hiệu cùng với tổ đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi ý. Nhiệm vụ chính trong việc định hướng, các hoạt động vẫn là người giáo viên. + Sau mỗi tiết dự giờ, gợi mở để giáo viên trình bày phương án giảng dạy của mình, qua đó Ban giám hiệu phân tích cụ thể để giáo viên lựa chọn được phương án giảng dạy hợp lý phù hợp với lớp mình. + Mục đích của việc làm này để giúp cho giáo viên có cơ hội thông qua công tác dự giờ, tham dự rút kinh nghiệm cùng với Ban giám hiệu sẽ từng bước hoàn thiện hơn về tay nghề của mình. * Nâng cao năng lực chuyên môn thông qua đào tạo và tự bồi dưỡng. + Song song với việc nâng cao chất lượng giảng dạy, tôi xây dựng kế hoạch, bố trí, sắp xếp tạo mọi điều kiện cho tất cả cán bộ, giáo viên được tham gia học nâng chuẩn và trên chuẩn theo từng giai đoạn.Đến nay đã có 100% CB- GV đạt chuẩn và trên chuẩn. - Để đạt được kết quả tốt, bản thân mỗi giáo viên cần có tinh thần và ý chí tự rèn, tự nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. 4. Kết quả mang lại: - Như vậy, qua các công việc đã thực hiện, điều thành công lớn nhất mà nhà trường đã đạt được chính là đã nâng cao sự hiểu biết, những kinh nghiệm qúy báu trong công tác giảng dạy cho đội ngũ giáo viên. Và điều quan trọng hơn cả, là mỗi giáo viên thấy được tầm quan trọng của việc dạy thật, học thật. - Qua các công việc đã thực hiện, nhà trường đã đạt kết quả đáng ghi nhận về công tác xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực. Cụ thể : - Năm học: 2012 - 2013 Toàn trường có: + 22 đ/c giáo viên dạy giỏi cấp trường + 12 đ/c giáo viên dạy giỏi cấp huyện + 6 đ/c giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. + Học sinh khá giỏi đạt 58,2%
  6. - Qua những kinh nghiệm trên. Người Cán bộ quản lý phải luôn năng động và đi sát với đội ngũ giáo viên để kịp thời hỗ trợ và giúp đỡ. - Luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi cho đội ngũ tiếp cận với điều hay của đơn vị bạn, của đồng chí giáo viên trong khối. - Có sự tin tưởng và nhận định đúng đắn về năng lực của đội ngũ. - Có biện pháp khơi gợi cho giáo viên tự nhận thấy những ưu và khuyết điểm trong từng hoạt động trên lớp và từ những ưu khuyết của mình, giúp giáo viên từng bước hoàn chỉnh phương pháp giảng dạy phù hợp với tình hình học sinh của lớp mình. - Bản thân mỗi giáo viên phải nâng cao tinh thần tự học, tự rèn luyện phấn đấu. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: - Qua những kinh nghiệm đã được thực hiện và đối chiếu với điều kiện thực tế ở nhà trường, bản thân tôi thấy sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng tất cả các nhà trường tiểu học, tuy nhiên vận dụng như thế nào để đạt được hiệu quả cao thì chúng ta cần cân nhắc sao cho phù hợp với đặc điểm của từng đơn vị trường học. 6. Kiến nghị đề xuất: Để nâng cao vai trò quản lý trong công tác xây dựng đội ngũ giáo viên có năng lực trong trường Tiểu học, ngành cần đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy có chất lượng đáp ứng tốt hơn về công tác dạy và học. Trên đây là những kinh nghiệm mà tôi đã đúc kết trong quá trình quản lý, bản thân tôi rất mong được sự đóng góp của Hội đồng khoa học các cấp cùng các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến này hoàn thiện hơn trong thực tế quản lý những năm tiếp theo.