SKKN Một số biện pháp xây dựng mô hình vườn chuồng tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường Mầm non

doc 28 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp xây dựng mô hình vườn chuồng tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_xay_dung_mo_hinh_vuon_chuong_tao_nguon.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp xây dựng mô hình vườn chuồng tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường Mầm non

  1. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m« h×nh v­ên chuång t¹o nguån thùc phÈm s¹ch t¹i chç ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ ë tr­êng mÇm non Ảnh: mô hình chuồng chăn nuôi 17/27
  2. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m« h×nh v­ên chuång t¹o nguån thùc phÈm s¹ch t¹i chç ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ ë tr­êng mÇm non 4/ Biện pháp quản lý mô hình vườn chuồng: 4.1/ Phân công giám sát thu chi : - Đồng chí hiệu trưởng chịu trách nhiệm chung - Thường vụ hội cha mẹ học sinh chịu trách nhiệm giám sát. - Đồng chí chủ tịch công đoàn, hiệu phó nuôi quản lý giám sát thu chi mô hình vườn chuồng - Đồng chí phó chủ tịch công đoàn + Thanh tra nhân dân giám sát việc giao nhận thực phẩm và giám sát thu chi. + Phương thức giám sát: Đối với lợn, gà trên phiếu kê xuất nhập - Tổng hợp trên sổ giao nhận thực phẩm và sổ xuất nhập của nhà trường có ký nhận đầy đủ của các thành viên và giám sát của thanh tra nhân dân. + Phương thức thanh toán. - Mọi phương thức thanh toán trên, thanh toán vào sổ hàng ngày có ký nhận. Một lứa thanh toán một lần gồm các thành phần: bếp ăn, hiệu phó phụ trách trực tiếp mô hình với đồng chí hiệu trưởng chủ tịch công đoàn, thanh tra nhân dân. Cứ mỗi năm học nhà trường lại tổng hợp phiếu thu sản phẩm mô hình vườn chuồng 2 lần, dưới đây là mẫu phiếu thu của trường: PHIẾU THU SẢN PHẢM MÔ HÌNH VƯỜN CHUỒNG ĐỢT Năm học 2017-2018 Tổng số lợn, ga mua: . kg -Thành tiền . đồng Thức ăn xuất trong đợt: kg - Thành tiền: đồng Tổng số lợn thu được: .kg - Thành tiền: đồng Tổng số lợn thu được: .kg - Thành tiền: đồng Số dư: đồng ( bằng chữ: ) + Phương thức sử dụng sản phẩm. - Đầu tư sản xuất 2 phần - Người lao động 1 phần Nhìn mô hình xây dựng xong gọn gàng sạch đẹp, vườn cây ăn quả đã được nhân viên bảo vệ chăm sóc cắt tỉa đang bắt đầu ra, lợn gà nuôi nhanh lớn mọi người ai cũng phấn khởi, hồ hởi trồng rau, nuôi lợn, gà, tưới cây thật mau lớn để tạo nguồn thực phẩm sạch hỗ trợ bữa ăn của trẻ tại chỗ vừa an toàn chủ động giá thành rẻ tiền “ cô, trẻ không bị ngộ độc” tạo cho chất lượng thực đơn phong phú góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ gây được lòng tin cho các bậc phụ huynh học sinh đồng thời giúp cho công đoàn có kinh phí chăm lo đời sống tinh thần vật chất cho đoàn viên công đoàn. 18/27
  3. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m« h×nh v­ên chuång t¹o nguån thùc phÈm s¹ch t¹i chç ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ ë tr­êng mÇm non * Kết quả thu từ mô hình: Tuy bước đầu mô hình được xây dựng phải đầu tư nhiêu và kinh nghiệm còn hạn chế nhưng sau gần 2 năm hoạt động kết quả thu được từ mô hình vườn chuồng chúng tôi được quyết toán theo năm học cụ thể thu được gần 2 năm học như sau: STT Tên rau, thực phẩm Sô lượng Thành tiền 1 Rau cải các loại 2000kg 40.000.000đ 2 Rau muống 600kg 9.000.000đ 3 Rau dền 400kg 8.000.000đ 4 Rau cải cúc 500kg 7.5.00.000đ 5 Rau lang 750kg 9.000.000đ 6 Rau băp cải 700kg 10.5.00.000đ 7 Rau ngót nhật 300kg 4.5.00.000đ 8 Rau mồng tơi 800kg 16.000.000đ 9 Hành, Thì là 100kg 3000.000đ 10 Đu đủ 900kg 9.000.000đ 11 Các loại rau khác 800kg 16.000.000đ 12 Thịt lợn 1300 kg 110.500.000.000đ 13 Thịt gà 300kg 45.000.000đ Tổng 2.68.000.000đ Với tổng sản phẩm thu được từ mô hình vườn chuồng trong năm học 2016- 2017; 2017-2018 chúng tôi đã phục vụ cho các hoạt động tại trường là : 268.000.000đ - Chi trả vốn ban đầu: 33.000.000đ - Chi đầu tư sản xuất, chăn nuôi là : 150.000.000đ - Chi cho đoàn viên CĐ : 70.000.000đ - Còn lại vốn là: 15.000.000đ 4.2/ Quản lý mô hình: Là một người hiệu trưởng quản lý nhà trường, chịu trách nhiệm phụ trách chung mọi hoạt động của đơn vị mình, song bản thân tôi cũng biết sắp xếp công việc trọng tâm có mũi nhọn. Trong những năm gần đây có thể nói bậc học mầm non được các nhà báo vào cuộc quan tâm nhất đến một số vụ việc của nhà trường mầm non trên địa bàn hà nội về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ dù sao đó cũng là tiếng chuông cảnh báo cho toàn bậc học. Để giúp cho các nhà quản lý có một bài học kinh 19/27
  4. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m« h×nh v­ên chuång t¹o nguån thùc phÈm s¹ch t¹i chç ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ ë tr­êng mÇm non nghiệm, bản thân tôi đã tìm ra những phương pháp thực hiện mang tính khả thi cao trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng đó là : Ngay từ khi xây dựng kế hoạch mô hình vườn chuồng, tôi đã quan tâm những nội dung sau : + Cách phân bổ sắp xếp lao động, phải đúng người, đúng việc thì người đó mới có trách nhiệm, năng lực sở trường phát huy được hiệu quả cao trong công việc. + Chế độ chính sách cho người lao động phải hợp lý, quyền lợi phải đi theo trách nhiệm, phải công bằng và khách quan. + Dân chủ bàn bạc có nguyên tắc công khai thu, chi tài chính về xuất nhập thực phẩm đầu tư sản xuất giá cả hàng hoá. + Sử dụng nguồn vốn hợp lý, đúng mục đích bảo tồn được sự duy trì và phát triển. + Thu, chi phải công khai rõ ràng 4.3/ Quản lý giao nhận thực phẩm sạch từ mô hình vườn chuồng: Niềm vui đến với tôi là khi bất cứ có ai hoặc có đoàn kiểm tra nào đến với trường chỉ cần hỏi về mô hình vườn chuồng của trường hiện nay có trồng rau gì? nuôi con gì ? giao thực phẩm bằng phương pháp nào? có ai giám sát không thì lập tức từ giáo viên đến công nhân viên sẵn sàng trả lời câu hỏi một cách thống nhất mọi người đều được biết được bàn, được làm, được kiểm tra. Khi giao nhận thực phẩm bằng phiếu xuất giá cả rẻ hơn ngoài thị trường, rẻ hơn các công ty thực phẩm sạch và có đủ các thành phần giám sát ban giám hiệu, giáo viên trực giám sát, kế toán, bếp trưởng, thanh tra nhân dân đều phải ký nhận vào sổ. Kế toán công khai trên bảng hàng ngày và cuối tháng, có thanh quyết toàn có sơ kết và tổng kết động viên khen thưởng kịp thời nên đã tạo được bầu không khí đoàn kết trong nhà trường và có nguồn kinh phí tự có để chăm lo cho đời sống giáo viên vào những ngày hội lễ. Đặc biệt đưa vào bữa ăn cho trẻ làm giảm tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng đồng thời đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đó là nguồn vui nhất trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non Lệ Chi. 5. Biện pháp kiểm tra, đánh giá: Kiểm tra nội là một biện pháp quản lý của người hiệu trưởng nhằm xem xét, điều tra và theo dõi công việc, các mối quan hệ của các thành viên, các hoạt động, các công việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên, các bộ phận của nhà trường tiến hành đến đâu và đánh giá kết quả đạt được thế nào so với kế hoạch đặt ra, tìm ra các yếu tố, nhân tố tích cực, những vấn đề tồn tại cần giải quyết, 20/27
  5. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m« h×nh v­ên chuång t¹o nguån thùc phÈm s¹ch t¹i chç ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ ë tr­êng mÇm non nguyên nhân và biên pháp khắc phục, điều chỉnh nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc. 5.1/ Kiểm tra việc tăng gia sản xuất hàng ngày: Làm việc ở một tập thể khác hoàn toàn với làm việc ở từng gia đình, do vậy không tránh khỏi tình trạng “ Cha chung không ai khóc”. Để tránh được việc đó ngoài việc phân công công việc cho từng bộ phận, từng cá nhân thì bản thân tôi phải thường xuyên quan tâm kiểm tra sát sao việc làm và chăm sóc vật nuôi. + Đối với vườn rau: Cứ đầu giờ và cuối giờ làm việc hàng ngày tôi thường xuyên có thói quen đi xung quanh vườn trường theo dõi xem vườn rau phát triển như thế nào, có sâu bệnh gì, rau có được tưới đủ ẩm chưa, lô đất của từng tổ công đoàn tổ nào đã làm tốt, tổ nào làm còn chưa đến nơi đến chốn, Từ đó trao đổi trực tiếp với đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách nuôi, chủ tịch công đoàn để đồng chí có kế hoạch chỉ đạo từng bộ phận, từng tổ công đoàn, từng cá nhân thực hiện khắc phục những tồn tại thực tế và có biện pháp chăm sóc kịp thời từng loại rau của từng tổ công đoàn. Ngoài ra để biết được giáo, nhân viên trồng rau có đúng kỹ thuật không, hàng tuần cứ cuối giờ chiều thứ 5 các tổ công đoàn tiến hành lao động làm vườn 1 tiếng. Tôi trực tiếp ra vườn kiểm tra từng tổ công đoàn xem giáo viên, nhân viên trồng rau như thế nào, đã làm đất nhỏ chưa, lên luống đúng kỹ thuật chưa, mật độ trồng, giao hạt thế nào từ đó có biện pháp chỉ đạo và điều chỉnh kịp thời cho phù hợp. + Đối với vật nuôi: Việc chăm sóc vật nuôi tôi thường kiểm tra vào giờ nhân viên cho vật nuôi ăn, tôi quan sát xem nhân viên cho vật nuôi có đúng cách không, quan sát vật nuôi ăn thức ăn. Từ đó nếu phát hiện vật nuôi bỏ thức ăn hoặc quan sát thấy vật nuôi có biểu hiện bị bệnh gì để có biện pháp chỉ đạo, sử lý kịp thời. 5.2/ Kiểm tra thu hoạch rau củ, vật nuôi: Để biết được chất lượng rau, thịt có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm không, tránh tình trạng rau mới vãi phân đã thu hoạch, tôi đã chỉ đạo đồng chí nhân viên tổ nuôi phụ trách vườn rau có sổ theo dõi chăm sóc vườn rau, ghi rõ lô đất, loại rau, ngày giờ vãi phân, ai là người thực hiện cho từng loại rau của từng tổ công đoàn để thuận lợi theo dõi xem khi thu hoạch rau cho cô và trẻ ăn hàng ngày đã đảm bảo thời gian chưa, bình thường khi rau được bón phân từ 12 đến 15 ngày mới được thu hoạch. Ngoài ra tôi còn theo dõi khi thu hoạch rau, rau có biểu hiện bệnh thì phải bỏ không sử dụng vì dễ gây ngộ độc thực phẩm. Đối với thịt lơn, gà cũng vậy khi mổ tôi cũng rất quan tâm kiểm tra và chỉ đạo các bộ phận kiểm tra kỹ xem chất lượng thịt như thế nào, nếu thịt có biểu hiện 21/27
  6. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m« h×nh v­ên chuång t¹o nguån thùc phÈm s¹ch t¹i chç ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ ë tr­êng mÇm non khác thường thì phải bỏ ngay vì con vật đã ủ bệnh nhưng chưa phát bệnh nên khi mổ ra mới biệt được. Ảnh: Sổ theo dõi bón phân vườn rau 5.3/ Kiểm tra sơ chế rau củ quả, thịt: Khâu sơ chế và chế biến cũng rất quan trọng vì nếu thực phẩm sạch, thực phẩm chính tay mình làm ra nhưng sơ chế và chế biến không đúng cách cũng có thể gây ngộ độc. Do vậy tôi chỉ đạo nhân viên nhà bếp đã thực hiện đúng các nguyên tắc khi sơ chế, chế biến thực phẩm cụ thể như sau: - Trước khi sơ chế phải lựa chọn phần ăn được, loại bỏ các vật lạ, rửa sạch dưới vòi nước chảy hoặc rửa ít nhất 3 lần trở lên, đối với các rau cuộn lá như bắp cải phải gỡ từng tàu lá rau trước khi rửa, nếu lượng rau nhiều phải chia nhỏ ra rửa làm nhiều đợt và khi có thực phẩm tươi phải sơ chế và chế biến ngay. Trước khi chế biến cần chần thực phẩm vì chần giúp loại bỏ cặn bã và làm mềm thực phẩm giúp chế biến dễ dàng hơn, chẳng hạn thịt cần chần sơ qua để bỏ hết cặn và mùi tanh, củ quả chần giúp củ quả xanh - Chỉ đạo nhân viên nấu ăn rửa tay bằng xà phòng trước khi chế biến, thường xuyên mặc đồn phục, đeo tạp dề, đội mũ và đeo khẩu trang. 22/27
  7. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m« h×nh v­ên chuång t¹o nguån thùc phÈm s¹ch t¹i chç ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ ë tr­êng mÇm non - Tất cả các đồ dụng, dụng cụ sơ chế, chế biến phải sạch sẽ, kho ráo, đồ dùng dụng cụ đựng thực phẩm sồng và thực phẩm chín phải riêng biệt không dùng chung và không để thực phẩm sống lẫn thực phẩm chín. - Đun kỹ thực phẩm sao cho mọi phần của thực phẩm phải chín đều. - Cho trẻ ăn ngay thức ăn khi được nấu chín. - Bảo vệ thực phẩm không cho các loại côn trùng, loại gặm nhấm xâm hại vào thực phẩm - Sử dụng nguốn nước sạch để chế biến thực phẩm. IV. KẾT QUẢ: Qua quá trình thực hiện đề tài mô hình vườn chuồng để cung cấp thực phẩm sạch cho trẻ trong trường mầm non Lệ Chi, bản thân tôi dám nghĩ, dám làm không ngại khó, sợ khổ để tìm ra những biện pháp phù hợp với thực tế của trường mình để cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh cộng sự và sẻ chia để tìm ra hiệu quả cao phù hợp với điều kiện của trường và đạt được một số kết quả sau: - Phong trào xây dựng vườn rau xanh cho bé luôn được gắn liền với các nội dung như: Xây dựng trường chuẩn quốc gia; xây dựng môi trường thân thiện, học sinh tích cực; xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm Phong trào xây dựng vườn rau xanh cho bé từ đó đã phát triển mạnh mẽ với nhiều cách làm hay, sáng tạo. - Tuy vườn rau của các trường mầm non không bán ra ngoài thị trường nhưng rau xanh trồng được cũng được hạch toán một phần vào bữa ăn của trẻ, từ đó giúp nhà trường có thêm một phần quỹ nhỏ để phục vụ cho công tác công đoàn. - Bên cạnh việc cung cấp nguồn rau sạch an toàn cho trẻ, nhà trường đã phát huy được hiệu quả của mô hình, giúp trẻ có không gian vui chơi, hoạt động ngoài trời, làm giáo cụ trực quan cho trẻ được trải nghiệm trong môi trường lành mạnh, trẻ được làm quen với thế giới thực vật sinh động. Qua các giờ học ngoài trời trẻ được trực tiếp tham gia trồng, chăm sóc, chứng kiến quá trinh sinh trưởng và phát triển của cây, hưởng thu thành quả lao động của mình khiến vườn rau càng thêm ý nghĩa, từ đó tạo được niềm tin từ tất cả phụ huynh. - Bằng việc tạo ra vườn rau xanh, sạch, an toàn cũng như kiểm soát nghiêm đầu vào thực phẩm của bếp ăn tập thể, Trường mầm non hoa Pơ Lang đã thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ giáo dục đề ra. - Bản thân tôi đã thêm bề dày trong công tác quản lý chỉ đạo nhà trường. 23/27
  8. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m« h×nh v­ên chuång t¹o nguån thùc phÈm s¹ch t¹i chç ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ ë tr­êng mÇm non - Rất đồng bộ cho việc xây dựng thực đơn theo mùa, theo nhu cầu chất lượng bữa ăn trẻ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. - Từ khi có mô hình vườn chuồng chất lượng chăm sóc giáo dục đã được khẳng định đó là các cháu đến trường ngày càng đông, tỷ lệ suy dinh dưỡng giảm, khác hẳn so với chưa có mô hình vuờn chuồng. Chính vì vậy khi chưa áp dụng SKKN số trẻ ăn bán trú thấp và tỉ lệ suy dinh dưỡng cao. Qua 2 năm thực hiện SKKN này số trẻ ăn tăng lên, tỷ lệ suy dinh dưỡng, thấp còi giảm rõ rệt. Ví dụ: Năm học 2015-2016: Số trẻ ăn bán trú đạt 70% , tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng là 3,5%, tỷ lệ trẻ thấp còi 6%; Đến năm 2017-2018: Số trẻ ăn bán trú đạt 98%, tỷ lệ suy dinh dưỡng là 1,8%, tỷ lệ trẻ thấp còi là 3%. - Giúp cho tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên sôi nổi trong các phong trào thi đua dạy tốt học tốt, chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt, các phong trào văn hoá văn nghệ thể dục thể thao góp phần xây dựng nhà trường liên tục có giáo viên, nhân viên đạt giải chính thức cấp huyện, trường liên tục đạt trường tiên tiến cấp huyện, đạt trường chuẩn quốc gia mức độ 1, chất lượng của trường được công nhận “ đạt tiêu chuẩn cấp độ 3”. - Với công sức nhỏ bé của mình khi thực hiện mô hình vườn chuồng bản thân tôi đã đem lại niềm tin sâu sắc với tập thể cán bộ giáo viên nhân viên, lãnh đạo địa phương và phụ huynh trong công cuộc trồng người. - Nâng cao sự hiểu biết và kiến hức cho cán bộ giáo viên công nhân viên, phụ huynh trong nhà trường tỷ lệ trẻ ăn ở nhà trường ngày một tăng hơn Số trẻ ăn ngủ tại trường mỗi năm lại đông hơn, năm sau tăng hơn năm trước cụ thể: - Đặc biệt mô hình vườn chuồng luôn duy trì và phát triển được các đồng chí lãnh đạo, Hội cha mẹ học sinh, phòng giáo dục huyện gia lâm ghi nhận. Kết quả từ mô hình vườn chuồng đó cũng tô thêm kết quả thành tích của nhà trường. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua gần 2 năm thực hiện về mô hình vườn chuồng để tạo nguồn thực phẩm sạch an toàn tại chỗ được sử dụng cho trẻ trong trường mầm non, bản thân tôi cảm thấy rất vui mừng vì bên cạnh mình là giáo viên, nhân viên phụ huynh biết tôn trọng lẫn nhau tạo thành mối đoàn kết thống nhất, các đồng chí là bạn bè đồng nghiệp luôn công sự và chia sẻ với mình. Từ đó giúp cho tôi có thêm được vốn kiến thức trong công tác quản lý. Với kết quả của dự án mô hình vườn chuồng này tuy mới là bước đầu nhưng phải biết nâng niu trân trong giá trị của nó để duy trì và phát triển nó. Tôi khẳng định rằng kết quả đó chỉ là hiện tại nếu không biết phát huy khai thác nó thì một lúc nào đó nó sẽ mất đi, khi nó mất đi thì công tìm nó phải mất rất nhiều công phu. chính vì vậy, phải đòi hỏi người 24/27
  9. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m« h×nh v­ên chuång t¹o nguån thùc phÈm s¹ch t¹i chç ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ ë tr­êng mÇm non quản lý phải biết tự học hỏi bằng nhiều hình thức năng động sáng tạo trong mọi công việc phân công đúng người, đúng việc biết lắng nghe sàng lọc sử lý thông tin kịp thời. Nội dung hội họp có tập chung mũi nhọn phù phù hợp sát với thực tế, động viên khen thưởng kịp thời, xây dựng đóp góp thấu tình đạt lý, thể hiện tính dân chủ đoàn kết tốt trong nội bộ giáo viên tích cực trong công tác tham mưu tuyên truyền với mọi nhà mọi cấp khác để khai thác nó, dựa vào nó để làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục tạo nên sự thành công. Thành tích tuy nhỏ bé nhưng khi thực hiện nó cũng vô cùng khó khăn trở ngại, sóng gió từ nhiều phía. Nhưng qua nhiều năm làm quản lý đã giúp tôi có bài học kinh nghiệm. Phải biết sắp xếp việc gì trước việc gì sau một cách linh hoạt thì tôi tin rằng “ Đất sẽ không phụ lòng người lao động” cho chúng ta hiệu quả lao động như ý muốn. Với kinh nghiệm nhỏ bé này và kết quả đạt được Tôi tin tưởng rằng rất hiệu quả và áp dụng một cách rộng rãi ở nhiều trường mầm non trong Huyện Gia Lâm góp phần vào việc cung cấp thực phẩm sạch, an toàn trong công tác nuôi dưỡng chăm sóc trẻ trong các trường mầm non ngày một hiệu quả hơn. 25/27
  10. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m« h×nh v­ên chuång t¹o nguån thùc phÈm s¹ch t¹i chç ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ ë tr­êng mÇm non C. KẾT LUẬN Giáo dục mầm non đóng một vị trí vô cùng quan trọng không thể thiếu được, vì nó là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non có nhiệm vụ quan trọng là hình thành ở trẻ những cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới, là nơi đầu tiên trẻ tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Vì vậy nhà trường cần chú trọng rất nhiều hoạt động ở mọi lúc, mọi nơi như tổ chức hoạt động giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi và giờ học của trẻ như thế nào cho đảm bảo khoa học và vừa sức đối với trẻ. Các cô giáo phải nhận thức được rằng: Một đứa trẻ phát triển tốt không những chỉ tổ chức hoạt động học mà hoạt động ăn, ngủ, vui chơi cũng là một trong những hoạt động cần thiết không thể thiếu và được đặt lên hàng đầu, vì nó ảnh hưởng đến việc phát triển toàn diện của trẻ. Đặc biệt là việc ăn uống, một trong những vấn đề mà đòi hỏi sự tỉ mỉ trong từng khâu, như việc cung ứng nguồn thực phẩm, khâu chế biến, khâu bảo quản. Do vậy ngay từ đầu năm học nhà trường đã nhận thức được tầm quan trọng đó. Vì vậy nhà trường đã thực hiện phong trào xây dựng “Vườn rau của bé” sau mỗi giờ làm việc nhằm tạo môi trường xung quanh cho các bé tiếp xúc, giúp trẻ nhận thức được lợi ích của việc trồng rau, mặt khác là để tự tạo nguồn thức ăn có sẵn có phục vụ từng bữa ăn cho các bé ở trường. Vườn rau của bé được các cô giáo trồng rất nhiều loại, nào là rau cải, rau khoai lang, hành, đỗ, rau mồng tơi Vườn rau của trường đã tô điểm cho khuôn viên của trường thêm xanh tươi, nhằm cung cấp nguồn rau sạch hàng ngày đảm bảo chất lượng bữa ăn cho các bé. Ngoài ra phong trào xây dựng “Vườn rau của bé” nhằm tạo ra cảnh quan để trẻ có điều kiện tiếp xúc với môi trường xung quanh, xây dựng môi trường sư phạm xanh - sạch - đẹp gắn với phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, mặt khác góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ từ nguồn rau sạch tại trường, đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm Xuất phát từ thực tiễn trên là người hiệu trưởng tôi cần đã tiến hành một số biện pháp quản lý mô hình vườn chuồng để cung cấp thực phẩm cho trẻ trong trường mầm non. Trước tiên phải bám sát vào nhiệm vụ năm học ngành, bậc học mầm non, để tuyên truyền để cộng đồng, phụ huynh học sinh, giáo viên nhân viên hiểu rõ tác dụng của mô hình đối với cô và trẻ. Đồng thời phải thể chế hoá nhiệm vụ để xây dựng mục tiêu kế hoạch năm học của trường gắn với kế hoạch xây dựng mô hình vườn chuồng mang tính khả thi. Mặt khác phải phân công đúng người đúng việc thể hiện tính dân chủ công khai, duy trì phát triển nguồn vốn thể hiện rõ hiệu quả bằng con số biết nói công khai minh bạch và 26/27
  11. Mét sè biÖn ph¸p x©y dùng m« h×nh v­ên chuång t¹o nguån thùc phÈm s¹ch t¹i chç ®Ó ®¶m b¶o an toµn cho trÎ ë tr­êng mÇm non động viên khen thưởng chăm lo đời sống kịp thời cho cán bộ, giáo viên công nhân viên trong trường. Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi về “ Một số biện pháp xây dựng mô hình vườn chuồng tạo nguồn thực phẩm sạch tại chỗ để đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non”. Kính mong được sự đóng góp của các đồng chí lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! 27/27