SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông qua môn học Giáo dục công dân

pdf 170 trang binhlieuqn2 9972
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông qua môn học Giáo dục công dân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_giai_phap_boi_duong_pham_chat_va_phat_trien_nang.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực cho học sinh trung học phổ thông qua môn học Giáo dục công dân

  1. một vấn đề hết sức tế nhị của tình cảm trong tâm hồn của tuổi mới lớn, thầy cô,cha mẹ cần phải cư xử hết sức khéo léo. Những rung động đầu đời của tuổi học trò không phải là hiếm, nhưng đó đơn thuần chỉ là những rung động thoáng qua chứ không phải là tình yêu như nhiều bạn ngộ nhận. Cũng có khi tình yêu tuổi học trò lại xuất phát từ tình bạn. Đó là một trong những con đường mà không ít bạn học sinh đã chọn khi đến với tình yêu. Nhưng đó thực ra chỉ là một bước phát triển trong tình bạn. Sự bực bội khi thấy người bạn (khác giới) của mình thân mật với một ai đó không phải là sự ghen tuông của tình yêu mà chỉ là sự phản ứng của tính ích kỷ trong bạn. Tình yêu dường như đã khá quen thuộc với nhiều đối tượng khi nhắc đến nó. Nhưng để hiểu được giá trị đích thực của tình yêu thì không phải ai cũng hiểu được đặc biệt là tình yêu trong học đường. Hãy mang tình yêu của mình cho người khác một cách chân thành để có thể phát triển một cách lành mạnh và trong sáng. Hãy để tuổi học trò với những kỉ niệm đẹp của mỗi cuộc đời. Tình yêu sẽ chắp cánh cho các bạn nếu yêu đúng người và đúng thời điểm, đừng nên yêu quá sớm nhất là ở tuổi học trò. Không phải là cố nén tình cảm hoặc dễ dãi với tình cảm ấy mà nên biến nó thành một nguồn động lực cho con đường học tập đầy chông gai của mình. Nếu bạn đã có một tình cảm nào đó thật sâu sắc thì hãy gác nó trong góc nhỏ tâm hồn mình. Và nếu có lúc bạn hụt hẫng vì đã đánh mất tình cảm ấy thì hãy nghĩ đến gia đình, tương lai đang rộng mở phía trước, bạn hãy tìm niềm vui trong học tập và trong thế giới của tình bạn thân yêu (Phương Thảo) 160
  2. Bài hùng biện: TÌNH YÊU TUỔI HỌC TRÒ - Lớp 11A - Em vẫn là em của ngày xưa Thoáng buồn mắt ướt đứng dưới mưa Khi tam trường anh không kịp đón Ghét anh rồi anh biết hay chưa Đó là những câu thơ đầu trong bài thơ"Em vẫn là em" của tác giả Nguyễn Đình Huân, viết về tình yêu và có lẽ là tình yêu học trò, cái thứ tình yêu mà dường như ai trong số chúng ta cũng có cho riêng mình, thứ tình yêu đầu đời đầy hồn nhiên, đầy trong sáng, đầy mộng mơ và có chút khờ khạo ấy là kỉ niệm khó phai của tuổi thanh xuân. Tình yêu học trò đơn giản lắm có khi chỉ là cái nhìn thoáng qua, một cái chạm tay vô tình hay 1 câu hỏi quan tâm có phần rụt rè ấy cũng tạo nên thứ tình cảm đơn giản mà thiêng liêng ấy. Thế nhưng còn đâu nữa những cảm xúc trong sáng vô tư ấy, mà thay vào đó là hệ luỵ của việc yêu sớm, yêu quá sớm. Như chúng ta đã biết, thời đại CNH càng phát triển, lượng truy cập những trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, của giới trẻ ngày càng tăng và chắc hẳn chúng ta không còn quá xa lạ với những status, bài viết, hình ảnh công khai tình yêu được đăng tải hằng ngày và một điều đáng quan ngại đó lại là tình yêu của những bạn học sinh. Cách đây không lâu cư dân mạng bỗng ồn ào bởi dòng trạng thái của một bạn học sinh lớp 5 dành cho người yêu mình với cách xưng hô Vợ- Chồng. Rồi đâu đó lại rộ lên lời bàn tán về những hình ảnh, video thân mật của những bạn học sinh lớp 8, 9. Và có lẽ không đâu xa trong chính trường học và lớp học, hay nhóm bạn thân của bạn cũng không quá khó đỡ bắt gặp những cặp đôi yêu nhau. Có những người lựa chọn cho mình cách thể hiện tình cảm kín đáo, e dè nhưng 1 số khác lại ngang nhiên trêu đùa ôm ấp, nắm tay trước mặt bạn bè thầy cô. Vì sao trong xã hội chúng ta ngày hôm nay lại xảy ra hiện tượng yêu sớm và hệ luỵ của nó? Nguyên nhân là từ đâu ? Có lẽ yêu sớm một phần là do các em dậy thì sớm, phát triển tâm sinh lý sớm, một phần là do trong thời buổi CNH- HĐH đất nước cùng với sự phát triển của internet, Facebook, Zalo, từ những phim ảnh sách báo đen . Không những vậy các em còn có thể tiếp xúc với nó rất dễ dàng, mỗi em đã có một chiếc điện thoại riêng để sử dụng thoải mái không bị kiểm tra quản thúc. Cũng có một bộ phận yêu sớm là để thể hiện bản thân, a dua theo bạn bè, tò mò về tình yêu, hay thiếu thốn về tình cảm gia đình. Còn một nguyên nhân khách quan đó là ở nước ta còn ít cho các em kiến thức về tình yêu, sức khoẻ sinh sản. Vì vậy dẫn đến hiện tượng yêu sớm và các hệ luỵ khác. 161
  3. Bất cứ một vấn đề gì cũng có hai chiều. Vậy yêu sớm thì sẽ dẫn đến các hậu quả như thế nào ? Đầu tiên yêu quá sớm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập, chểnh mảng, sa sút, điểm số của các môn học sẽ bị tình yêu kéo xuống; đầu óc không tập trung; chú tâm vào tình yêu mà quên đi nhiệm vụ chính là học. Đây là những ảnh hưởng khó tránh ở tuổi dễ bị cám dỗ bởi những điều là, chưa ý thức rõ ràng về nghĩa vụ học tập rèn luyện. Chưa dừng lại ở đó yêu sớm chưa chín chắn chưa phân biệt được thế nào là tình yêu đích thực. Yêu sai thời điểm đáng sợ, yêu sai người còn đáng sợ hơn. Người học trò còn quá trẻ để nhận biết và lựa chọn đối tượng phù hợp để tin tưởng, chia sẻ, đồng cảm. Khi yêu ai mà không có chút ích kỉ, ghen tuông, bồng bột, nông nổi, Lại là một ví dụ về các đoạn phim trên mạng gõ từ khoá" Nữ sinh đánh ghen” tìm kiếm ta sẽ thấy số lượng đáng ngạc nhiên. Tệ hơn có những bạn trẻ nông nổi bồng bột bỏ nhà ra đi chỉ vì lí do chẳng giống ai”Con đi vì bạn ấy là lý tưởng sống của đời con" dẫn đến hậu quả khôn lường có thai làm mẹ sớm. Sau cùng mối lo lớn trong lòng người làm cha làm mẹ, làm thầy cô khi thấy con mình yêu không đúng cách là biểu hiện tình cảm quá đà, cảnh nữ sinh ôm ấp nơi tế nhị . Chuyện diễn ra ở nơi công cộng đã đáng ngại, nhưng chuyện diễn ra ở nơi không ai biết đến thì còn đáng ngại hơn bội phần. Như vậy không thể phủ nhận tình yêu tuổi học trò là những rung cảm đầu đời thật đẹp. Nhưng ở lứa tuổi mới lớn sự phát triển tâm sinh lý đặt ra cho chúng ta thách đố :"Bản năng giới tính và những phản ứng sinh lý khá phức tạp và mạnh mẽ”. Tình yêu đầu đời xuất phát từ những rung cảm của trái tim là điều không tránh khỏi khi mới lớn. Có một bạn học sinh đã từng nói nếu không yêu ở tuổi học trò thì quả là một thiếu xót . Từ xưa đến nay, tình yêu thời áo trắng với ánh hoa ép trong trang vở vẫn đi vào thơ ca, nhạc hoạ, vì vẻ đẹp hồn nhiên, thánh thiện, là những rung cảm đầu đời trong sáng nhất . Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Vậy làm thế nào để có thể ngăn chặn được? Trước tiên bản thân mỗi chúng ta phải tự có ý thức trong hành vi của mình, phải biết kìm nén cảm xúc, chú tâm vào học hành. Tiếp đo nhà trường nên có những buổi học ngoại khoá về tình yêu, hôn nhân và gia đình. Hơn nữa nhà trường cần tạo điều kiện để chia sẻ những kiến thức về vấn đề Sức khỏe sinh sản hay Sức khỏe giới tính, để học sinh có thể bảo vệ chính bản thân mình. Đặc biệt là các thầy cô cần tích cực quan tâm tới các em học sinh, cần giảng giải cho mỗi em học sinh về vấn đề tình yêu để mỗi em biết làm sao để bảo vệ mình và yêu như nào là đúng. (Thùy Dương) 162
  4. Bài hùng biện: LÍ TƯỞNG SỐNG CỦA THANH NIÊN VÀ VẤN ĐỀ LẬP THÂN LẬP NGHIỆP - Lớp 12B - Trong bản Di chúc thiêng liêng để lại cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, khi đề cập đến đoàn viên thanh niên (ĐVTN), Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã viết"Đoàn viên thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên”.Qua câu nói của Hồ chủ tịch chúng ta hiểu rõ một điều thanh niên Việt Nam đã và đang à một tương lai tươi sáng của dân tộc. Như chúng ta đã biết thanh niên là tài sản quý báu của quốc gia, thanh niên là thế hệ kế cận xây dựng bảo vệ đất nước.Thanh niên Việt Nam, nay đang đứng trước một cơ hội rất lớn, tương lai rộng mở sau khi Việt Nam hoà nhập với thế giới. Nhưng mọi điều tốt đẹp đâu có thể đến một cách dễ dàng, phía trước tương lai ấy là hàng ngàn khó khăn, thử thách đang chờ đón ta. Vậy chúng ta những thanh niên đang ngồi trên ghế nhà trường cần phải chuẩn bị những gì cho tương lai, cho ngày mai lập nghiệp? Nếu như ai đó nghĩ" lập nghiệp? nói đến điều đó bây giờ có quá sớm hay ko” thì tôi xin trả lời điều bạn nghĩ hoàn toàn không. Bởi lẽ thanh niên cần định hướng tương lai cho mình. Tương lai của thanh niên là tương lai của đất nước." Ngày mai” ko còn xa nữa, thời gian sẽ đi rất nhanh nếu chúng ta ko chú ý, ko có sự chuẩn bị kĩ lưỡng thì chúng ta sẽ ko chiến thắng. Thanh niên chúng ta đang sống trong thời kì CNH-HĐH đất nước thời kì mà tri thức đang chiếm lĩnh tất cả. Tri thức là chìa khoá mở ra cánh cửa thành công. Chính vì vậy có tri thức là điều rất quan trọng đối với mỗi một thanh niên chúng ta. Nó là chất nhựa đường tốt nhất giúp ta tạo cho riêng mình một con đường sự nghiệp. Điều đáng mừng hiện nay là phần lớn học sinh đều ý thức được tầm quan trọng của việc học. Điều đó thể hiện ở tỉ lệ khá và giỏi ở các trường THPT, thể hiện qua số học sinh đạt giải thành phố, quốc gia hay nó còn thể hiện ở tỉ lệ học sinh đỗ các trường đại học cao đẳng qua mỗi năm. Họ chính là những tấm gương sáng về học tập cho chúng ta noi theo.Bên cạnh đó còn có những tấm gương ko đáng để chúng ta noi theo. Đó là một số ít thanh niên thiếu ý thức, không quan tâm đúng mức tới việc học tập. Hay là những thay niên chỉ biết đua đòi ăn chơi mà bê trễ việc học. Đó là những thanh niên tự lừa dối mình tự trang trí cho mình những thành tích đẹp để được viết lên ko phải bằng tài năng đích thực của mình mà nó được vẽ lên bởi những hành vi gian lận thiếu trung thực. Liệu họ có nghĩ cho cha mẹ họ- những người đang vất vả đang ngày đêm, có nghĩ đến thầy cô- những người đang ngày đêm soạn giáo án hay quan trọng hơn là họ có nghĩ đến tương lai, sự nghiệp nếu mà không có tri thức? "Đã từng có người nói rằng lí thuyết thì muôn đời màu xám chỉ có cây đời mãi mãi xanh tươi”. Phải chăng để có sự nghiệp thanh niên chúng ta chỉ cần 163
  5. học tập mà thôi? Liệu để tiến tới thành công chúng ta chỉ cần tiến tới tri thức? sự thật thì ko phải như vậy. Trên thực tế muốn có một thành công chọn vẹn, chúng ta không được dừng lại ở việc học mà còn phải đi đôi với rèn luyện.Nếu bạn chỉ vùi đầu trong sách vở với những kiến thức xa sôi mà ko biết đến những gì đã xảy ra xung quanh, đã và đang thay đổi từng ngày từng giờ. Bạn thành" con mọt sách”. Con người có tài giỏi bao nhiêu mà ko có đức thì thành mối lo cho xã hội. Điều này giúp tôi gợi nhớ đến tên độc tài Hít-le và đội quân phát xít tàn bạo từng làm cho cả thế giới phải khiếp sợ. Từ đó tôi càng khắc sâu lời dạy của Bác Hồ vĩ đại đối với thanh niên học sinh:" có tài mà ko có đức thì là kẻ vô dụng, có đức mà ko có tài làm việc gì cũng khó”. Trước hết đạo đức được thể hiện qua đời sống hàng ngày, qua cách ứng xử với mọi người xung quanh. Xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về sự thành đạt của chúng ta ngày càng cao. Tuỳ theo yêu cầu của mỗi ngành nghề đòi hỏi sự đáp ứng riêng.Trong lĩnh vực khoa học học nghiên cứu nếu thiếu đi tính kiên trì bền bỉ, tỉ mỉ thì tốt hơn bạn nơi nghĩ tới một sự nghiệp thành công khác. Còn nếu muốn thắng lợi trong kinh doanh hãy đặt những yếu tố năng động, sáng tạo, nhạy bén lên hàng đầu. Nhưng có lẽ dù có ở bất cứ ngành nghề nào đi chăng nữa, chúng ta muốn thành công thì không thể ko có đam mê, hết lòng vì công việc. Tất cả chỉ có thể có sau quá trình rèn luyện gọt giũa trong suốt cuộc đời học sinh. Sự nghiệp của chúng ta, tương lai của chúng ta nó đều gắn liền với lợi ích chung của dân tộc.Để xây dựng một lí tưởng sống đẹp" vì lợi ích chung” chúng ta không ngần ngại hi sinh tất cả, kể cả lợi ích riêng của bản thân. Thời đại của chúng ta không còn bom đạn chiến tranh nhưng chúng ta đã trải qua một thời kì LS lâu dài trong máu và nước mắt để đầu tranh giành độc lập vì thế tôi và các bạn trong quá trình lập nghiệp tu dưỡng đạo đức, hết lòng phục vụ cho dân tộc. Sao cho thành công của bản thân góp phần vào thành công của xã hôi, xây dựng đất nước giàu mạnh theo lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại. Bên cạnh việc rèn luyện đoạ đức học tập con người cần đảm bảo cho cơ thể khỏe khoắn, tràn đầy sinh lực, tinh thần sảng khoái minh mẫn. Tích cực tham gia các hoạt động TDTT, văn hoá là những phương pháp rèn luyện rất hữu ích giúp ta ấy lại thăng bằng sau mỗi giờ học. Để có cảm giác thoải mái tươi tắn hơn để tiếp tục học tập đạt hiệu quả cao. Thưa các bạn bài thuyết trình của tôi ngày hôm nay, không thể chỉ ra cho cho bạn con đường lập nghiệp phù hợp mà bạn có thể bước đi, mà nó chỉ có thể giúp bạn định hướng đúng đắn về con đường sự nghiệp, một cái nhìn mới về ngày mai LẬP NGHIỆP. Dù nói thế nào đi chăng nữa thì đối với thanh niên học sinh phải luôn học hỏi, tìm tòi, rèn luyện đạo đức, nhân cách ko ngừng và hãy nhớ trước khi quyết định làm gì lập nghiệp như thế nào hãy nghe trái tim mình nói !!!!!!! Hoa Lư A, tháng 3-2017 164
  6. NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Chín phương pháp giảng dạy học mới năm 2016 (vnexpress.net) 2. Định hướng chuẩn đầu ra về phẩm chất và năng lực của chương trình giao dục phổ thông ( 3. Hấp dẫn các hình thức trải nghiệm sáng tạo (Giaoducthoidai.vn) 4. Một số biện pháp đổi mới phương pháp dạy học ( 5. Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực ( SlideShare) 6. Một số yêu cầu cơ bản trong dạy học môn Giáo dục công dân cho học sinh trung học (www.htu.edu.vn) 7. Những phẩm chất và năng lực cơ bản cần định hướng (thtongtran.phucu.hungyen.edu.vn) 8. Ba phẩm chất chính và 8 năng lực cốt lõi của học sinh phổ thông (giaoduc.net.vn) 9. Tạp chí khoa học giáo dục (Viện khoa học giáo dục Việt Nam) 10. Vai trò của giáo dục ngoài giờ với học sinh (kynanggiaoduc.edu.vn) 11. Vị trí, vai trò của môn Giáo dục công dân trong nhà trường trung học (toc.123doc.org) 12. Bộ Giáo Dục - Đào Tạo,“Tài liệu đổi mới PPDH môn GDCD THPT”. 13. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007),"Sách giáo viên lớp 11”, NXB Giáo dục 14. Bộ giáo dục và Đào tạo (2007),"Sách GDCD lớp 11”, NXB Giáo dục 15. Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2007),"Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo khoa lớp 11 Trung học Phổ thông môn Giáo dục công dân”, NXB Giáo dục 16. Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Nguyễn Hữu Khải (Chủ biên) tài liệu" Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kĩ năng môn GDCD THPT”, NXBGD Việt Nam 17. Đinh Văn Đức ( Tổng chủ biên – 2010 ),"Dạy học theo chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Giáo dục công dân lớp 11”, NXB Đại học sư phạm Hà Nội 18. Hồ Thanh Diện - Nguyễn Văn Cát (2007),"Thiết kế bài giảng Giáo dục công dân 11”, NXB Hà Nội 165
  7. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 2 1. Lý do chọn sáng kiến 2 2. Lịch sử đề tài 4 3. Điểm mới của sáng kiến 5 3.1. Đổi mới phương pháp tổ chức thực hiện 5 3.2. Học sinh thực sự là chủ thể trong mọi hoạt động 7 3.3. Phát huy khả năng vận dụng kiến thức liên môn trong dạy học 8 3.4. Phát huy tối đa việc thực hiện xã hội hóa trong học tập 8 3.5. Đưa thông điệp rộng rãi trong cộng đồng 9 4. Phạm vi, đối tượng áp dụng sáng kiến 9 PHẦN NỘI DUNG 10 Chương I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VIỆC BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT VÀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT 10 A. CƠ SỞ LÝ LUẬN 10 1. Những phẩm chất và năng lực cần bồi dưỡng và phát triển cho học sinh THPT qua môn học Giáo dục công dân 10 1.1. Khái niệm về nhân cách, phẩm chất, năng lực 10 1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách 10 1.3. Mô hình dạy học phát triển 3 phẩm chất, 8 năng lực ở Việt Nam 11 * Ba phẩm chất là: Sống yêu thương, sống tự chủ, sống trách nhiệm. 12 *Tám năng lực: Hệ thống phẩm chất, năng lực chung được khái quát: 12 2. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh 12 3. Vai trò của bộ môn Giáo dục công dân trong việc bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực cho học sinh THPT 14 B. CƠ SỞ THỰC TIỄN 16 I. Thực trạng vấn đề đạo đức, lối sống của học sinh THPT hiện nay 16 1. Những biểu hiện tích cực về đạo đức, lối sống của của học sinh 16 2. Những biểu hiện tiêu cực về đạo đức, lối sống của học sinh 17 II. Thực trạng việc bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh THPT trong môn học Giáo dục công dân và những nguyên nhân tồn tại 19 1. Thực trạng việc bồi dưỡng phẩm chất, phát triển năng lực cho học sinh THPT trong môn học Giáo dục công dân 19 2. Nguyên nhân của của những tồn tại 20 166
  8. Chương II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN HỌC GIÁO DỤC CÔNG DÂN 22 A. SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG GIỜ NỘI KHÓA 22 I. Tầm quan trọng của việc sử dụng đồ dùng dạy học 22 II. Thực trạng sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy môn GDCD 23 II. Sử dụng đồ dùng dạy học trong giảng dạy bộ môn GDCD 26 1. Sử dụng đồ dùng trực quan theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS 26 1.1. Sử dụng đồ dùng là tranh ảnh 27 1.1.1. Các năng lực hình thành ở học sinh qua việc sử dụng đồ dùng dạy học là tranh ảnh 28 1.1.2. Cách tiến hành 28 1.2. Sử dụng đồ dùng là sơ đồ, bản đồ tư duy 37 1.2.1. Các năng lực hình thành ở học sinh qua việc sử dụng đồ dùng dạy học là sơ đồ, sơ đồ tư duy 38 1.2.2. Cách tiến hành 38 1.3. Sử dụng đồ dùng là bảng thống kê, số liệu 46 1.3.1. Các năng lực hình thành ở học sinh qua việc sử dụng đồ dùng dạy học là bảng thống kê, số liệu. 47 1.3.2. Cách tiến hành 47 1.4. Đồ dùng trực quan là biểu đồ 48 1.4.1. Các năng lực hình thành ở học sinh qua việc sử dụng đồ dùng dạy học là biểu đồ 48 1.4.2. Cách tiến hành 48 1.5. Đồ dùng là phim tư liệu,"video clip” 50 1.5.1. Các năng lực hình thành ở học sinh qua việc sử dụng đồ dùng dạy học là phim tư liệu," video clip” 51 1.5.2. Cách tiến hành 51 1.5.3. Một số điều cần lưu ý 51 1. 6. Những câu chuyện có thật trong cuộc sống 52 1.6.1. Các năng lực hình thành ở học sinh qua việc sử dụng đồ dùng dạy học là những câu chuyện có thật trong cuộc sống 52 1.6.2. Cách tiến hành 52 167
  9. 1.7. Tổ chức trò chơi trong giờ học 57 1.7.1. Các năng lực hình thành ở học sinh qua việc sử dụng đồ dùng dạy học là trò chơi. 57 1.7.2. Cách tiến hành 57 1.7.3. Một số điều cần lưu ý 57 2. Ưu điểm và hạn chế của việc sử dụng đồ dùng dạy học trong bộ môn GDCD 62 2.1. Ưu điểm 62 2.2. Hạn chế 63 3. Kết quả áp dụng 64 3.1. Giáo án thực nghiệm 64 B. BỒI DƯỠNG PHẨM CHẤT, PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH THPT QUA MÔN HỌC GDCD TRONG HOẠT ĐỘNG NGLL 73 I. Một số vấn đề lí luận về giáo dục ngoài giờ lên lớp 73 1. Khái niệm Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 73 2. Vị trí, vai trò, mục tiêu, nhiệm vụ của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 73 3. Các nguyên tắc tổ chức hoạt động giáo dục NGLL 76 4. Nội dung hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 78 5. Quy trình tổ chức hoạt động giáo dục NGLL cho học sinh nên tiến hành theo các bước sau: 78 II. Một số hình thức hoạt động giáo dục NGLL để bồi dưỡng phẩm chất và phát triển năng lực cho học sinh THPT trong môn Giáo dục công dân 79 1. Hoạt động câu lạc bộ (CLB) 79 2. Tổ chức trò chơi 81 3. Tổ chức diễn đàn 81 4. Sân khấu tương tác 83 5. Tham quan, dã ngoại 84 6. Hội thi / cuộc thi 87 7. Tổ chức sự kiện 88 8. Hoạt động giao lưu 89 9. Hoạt động chiến dịch 90 10. Hoạt động nhân đạo 91 III. Hội thi"Công dân với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình” 93 1. Bước chuẩn bị 93 1.1. Xây dựng Kế hoạch tổng thể hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp - Môn Giáo dục công dân - Năm học 2016 – 2017 93 168
  10. 1.2.Tìm hiểu đặc điểm tình hình, những thuận lợi và khó khăn 93 2. Tổ chức thực hiện 95 2.1.Chia nhóm, phân công nhiệm vụ 95 2.2. Báo cáo kết quả lựa chọn của nhóm 96 2.3. Duyệt kịch bản tiểu phẩm dự thi vòng sơ khảo (bản cứng) 96 2.4. Xây dựng kế hoạch chi tiết (Minh họa) 97 2.5. Hội thi vòng sơ khảo 100 2.6. Hội thi vòng chung kết 104 2.6.1. Hội thi"Công dân với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình” (Chuyên đề ngoại khóa cấp tỉnh- Môn Giáo dục công dân) 104 2.6.2. “NGÀY HỘI KHỞI NGHIỆP” CỦA TUỔI TRẺ TRƯỜNG THPT HOA LƯ A 106 Chương III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN 116 I. Căn cứ để đánh giá: 116 1. Kết quả khảo sát chất lượng của môn học qua các lớp dạy bài 6 lớp 11 giáo án thực nghiệm học kì I năm học 2015 - 2016. 116 2. Kết quả thăm dò, trả lời bằng phiếu trắc nghiệm khách quan: Qua bài học em có thích học Giáo dục công dân không? 116 3. Kết quả giảng dạy bộ môn GDCD 117 3.1. Kết quả kỳ thi: Khảo sát chất lượng học thêm lần III – Năm học 2016 - 2017 117 3.2. Kết quả tổng kết môn học 117 4. Kết quả xếp loại hạnh kiểm của học sinh - Năm học 2016 - 2017 117 5. Công tác nhân đạo, từ thiện, đền ơn đáp nghĩa 118 II. Đánh giá hiệu quả của sáng kiến 118 1. Hiệu quả kinh tế 118 2. Hiệu quả giáo dục khoa học và xã hội 120 PHẦN KẾT LUẬN 122 1. Bài học kinh nghiệm 122 1.1. Đối với nhà giáo 122 1.2. Đối với học sinh 125 2. Đề xuất 125 PHỤ LỤC 127 Phụ lục 1: Một số hình ảnh về Hội thi vòng sơ khảo và chung kết cuộc thi tuyên truyền"Công dân với tình bạn, tình yêu, hôn nhân và gia đình” - THPT Hoa Lư A - T3/2017 127 169
  11. Phụ lục 2: Một số hình ảnh về"Ngày Hội Khởi nghiệp” – Trường THPT Hoa Lư A - 24/3/2017 131 Phụ lục 3: Một số biểu mẫu 134 Phụ lục 4: Kịch bản một số tiểu phẩm dự thi 136 Phụ lục 5: Giới thiệu kỹ năng viết và trình bày vấn đề trong bài thi hùng biện 153 NGUỒN TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 170