SKKN Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An

doc 41 trang Hoàng Trang 15/05/2023 3051
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_lanh_dao_quan_ly_nham_nang_cao_hieu_qu.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động dạy học ôn thi THPT Quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An

  1. + Kỹ năng nghe và ghi bài trên lớp: Phương pháp tự học qua kỹ năng nghe và ghi bài không chỉ là nghe các bài giảng thầy cô dạy trên lớp mà quy trình nghe giảng bao gồm có các khâu như ôn bài cũ, làm quen với bài sắp học, hình dung các câu hỏi đối với bài mới. Khi nghe giảng cần tập trung theo dõi sự dẫn dắt của thầy, liên hệ với kiến thức đang nghe, kiến thức đã có với các câu hỏi đã hình dung trước. Cần lưu ý cách ghi bài khi nghe giảng như ghi một cách chọn lọc, sử dụng kí hiệu riêng, ghi cả chính đề lẫn phản đề, ghi thắc mắc của chính mình. + Kỹ năng ôn tập: Kỹ năng ôn bài là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong phương pháp tự học của học sinh, giúp học sinh chiếm lĩnh kiến thức bài giảng của thầy cô và biến chúng thành của mình. Đó là hoạt động tái nhận bài giảng như xem lại bài ghi, mối quan hệ giữa các đoạn rời rạc, bổ sung bài ghi bằng những thông tin nghiên cứu được ở các tài liệu khác, nhận diện cấu trúc từng phần và toàn bài. + Kỹ năng đọc sách: Phải xác định rõ mục đích đọc sách, chọn cách đọc phù hợp như tìm hiểu nội dung tổng quát của quyển sách, đọc thử một vài đoạn, đọc lướt qua nhưng có trọng điểm, đọc kĩ có phân tích, nhận xét, đánh giá. Khi đọc sách cần phải tập trung chú ý, tích cực suy nghĩ và ghi chép lại những gì mà mình học tập được. Đây là phương pháp tự học của học sinh rất hữu ích, đọc sách sẽ giúp các bạn học sinh biết thêm nhiều kiến thức mới ngoài những kiến thức được thầy cô cung cấp trên trường, lớp 3.7. Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát a. Mục tiêu của giải pháp Quản lý chặt chẽ việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên về tuân thủ kế hoạch, ý thức trách nhiệm, chuẩn bị giáo án kịp thời động viên, nhắc nhở; Quản lý việc thực hiện nề nếp, các nội quy, quy định của nhà trường, ý thức phất đấu, khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức của học sinh. b. Nội dung của giải pháp Chỉ đạo việc xây dưng PPCT: Sau khi thống nhất kế hoạch tổng thể thời lượng ôn thi THPT quốc gia, chỉ đạo các tổ, nhóm chuyên môn liên quan triển khai xây dựng PPCT; PPCT đảm bảo thời lượng, nội dung, kiến thức, các năng lực cần đạt ; PPCT phải được góp ý, thống nhất trong toàn thành viên của nhóm. Tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn ký xác nhận và Ban giám hiệu phê duyệt trước khi thực hiện. Quản lý thực hiện TKB, chương trình dạy học: BGH theo dõi chặt chẽ việc thực hiện TKB, chương trình ôn tập của giáo viên theo từng tuần, từng tháng qua hệ thống sổ sách như: Ghi chép theo dõi vào sổ trực của BGH, sổ đầu 29
  2. bài, lịch báo giảng, vở ghi của học sinh nhằm phát hiện các thiếu sót, sai lệch từ đó có sự nhắc nhở, đôn đốc kịp thời việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên, nâng cao hiệu quả ôn tập. Quản lý việc soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp: Phát huy vai trò của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, giáo viên có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý, theo dõi, đánh giá góp ý bài soạn. Chỉ đạo giáo viên khi soạn giáo án, chuẩn bị bài lên lớp phải xác định rõ mục đích yêu cầu, kiến thức, năng lực cần đạt, nội dung cơ bản, phương pháp tối ưu cho từng bài, từng phần, từng mục, bài soạn được trình bày rõ ràng, khoa học, phản ánh rõ tiến trình và sự phối hợp hoạt động của thầy và trò, thể hiện được sự đổi mới phương pháp dạy học, hướng dẫn ôn tập. Nội dung bài soạn vừa đảm bảo tính chính xác, bám sát chuẩn kiến thức kỹ năng, lại vừa phải có sự khai thác, bổ sung liên hệ, đổi mới cho phù hợp với điều kiện thực tế; chú trọng rèn luyện phương pháp tư duy, năng lực tự học tự nghiên cứu; tạo niềm vui, hứng khởi, nhu cầu hành động và thái độ tự tin trong học tập cho học sinh, giúp học sinh có thể vận dụng tốt vào thực tiễn cuộc sống, vào việc tham gia kỳ thi đạt kết quả cao. Quản lý việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương hành chính của giáo viên: Muốn nâng cao chất lượng dạy học cũng như ôn thi THPT Quốc gia thì yêu cầu quan trọng đầu tiên là phải có một môi trường dạy học nghiêm túc đảm bảo kỷ luật, kỷ cương mà yêu cầu đầu tiên là đối với người thầy. Người thầy phải là tấm gương sáng để học sinh noi theo, vì vậy mỗi thầy/cô giáo phải tự ý thức cao trong việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính, tích cực trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Nhà trường quán triệt đầy đủ các văn bản hướng dẫn của cấp trên về tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính, kiểm tra giám sát thường xuyên việc chấp hành của cán bộ, giáo viên. Hằng ngày phân công BGH trực, theo dõi chặt chẽ việc thực hiện giờ giấc lên lớp của giáo viên để đôn đốc, nhắc nhở giáo viên thực hiện nghiêm túc quy định chuyên môn. Ngoài ra việc quản lý giờ trên lớp, thái độ của giáo viên còn qua các luồng thông tin: phản ánh của học sinh, của các phụ huynh, thường xuyên dự giờ, thăm lớp Quản lý, theo dõi ý thức chấp hành nội quy, thái độ học tập của học sinh: Học sinh là chủ thể của nhà trường, là đối tượng của quá trình dạy học – ôn tập; là chủ thể của quá trình nhận thức. Do vậy, theo dõi ý thức chấp hành nội quy, thái độ học tập của học sinh là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý hoạt động dạy học. Để thực hiện tốt nội dung này trước hết phải xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh, nghiêm túc; môi trường học tập, rèn luyện hứng thú. Khi các em có được môi trường tốt, các em sẽ cảm thấy yên tâm học tập, rèn luyện; từ đó các em sẽ thấy rằng học tập, rèn luyện là quyền lợi và là trách nhiệm của bản thân, điều này giúp các em hình thành động cơ học tập đúng đắn, chăm chỉ, có tinh thần, ý thức vượt khó vươn lên trong học tập và rèn luyện. Để thực hiện được điều này vào đầu năm học nhà trường tổ chức buổi học nội quy cho toàn thể học sinh để giới thiệu về nhà trường và quán 30
  3. triệt nội quy học sinh; Chỉ đạo Đoàn trường xây dựng quy chế chấm điểm thi đua các lớp đảm bảo tính khoa học và tính khả thi; Hàng ngày kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc chấp hành nội quy của học sinh, đặc biệt là việc chấp hành về giờ giấc. Ngoài ra, GVCN lớp cần cụ thể hóa bằng các tiêu chuẩn thi đua trong lớp và giao cho cán bộ lớp theo dõi, đánh giá hàng tuần. Trên cơ sở theo dõi đánh giá của cán bộ lớp GVCN sẽ có những hình thức khen, chê kịp thời để khích lệ, động viên cũng như uốn nắn học sinh. Để quản lý tốt hoạt động học tập, quá trình ôn tập của học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, bộ phận trong nhà trường, giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. 3.8. Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý a. Mục tiêu của giải pháp - Sử dụng phần mềm để xếp thời khóa biểu ôn tập khoa học, hợp lí - Ứng dụng CNTT vào việc tổng hợp, phân tích kết quả thi THPT Quốc gia hàng năm nhằm so sánh chất lượng với các trường THPT trong tỉnh và trong địa bàn huyện, so sánh với chất lượng thi THPT quốc gia của trường ở các năm học trước, so sánh chất lượng giảng dạy giữa các giáo viên trong nhóm chuyên môn với nhau. Giúp mỗi cán bộ, giáo viên thấy được chất lượng giáo dục của nhà trường, chất lượng giảng dạy của mỗi giáo viên, từ đó rút kinh nghiệm và có những điều chỉnh hợp lí trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ở năm học sau. b. Nội dung của giải pháp - Ứng dụng CNTT vào sắp xếp lịch ôn tập: Sử dụng phần mềm để xếp thời khóa biểu ôn tập khoa học, hợp lí. Chẳng hạn: không xếp số buổi dạy của mỗi giáo viên trong tuần quá 04 buổi để đảm bảo tái tạo sức lao động, sắp xếp xen kẽ các buổi học KHTN và KHXH để giảm sự căng thẳng cho học sinh, bố trí khoảng cách giữa các buổi học của mỗi môn đều nhau trong học kỳ, - Ứng dụng CNTT vào việc tổng hợp, phân tích kết quả thi THPT Quốc gia hàng năm: Hàng năm khi có bảng điểm thì nhà trường tổ chức tổng hợp, phân tích kết quả thi tương đối giống như Sở GD&ĐT Nghệ An đã tổng hợp, phân tích kết quả thi THPT Quốc gia năm 2019, cụ thể: + Tính điểm trung bình các môn thi của trường mình và của các trường THPT trên địa bàn huyện để so sánh thứ hạng, chất lượng thi THPT quốc gia giữa các trường (Bảng 2, 14). + Tính điểm trung bình mỗi môn thi theo từng lớp để so sách chất lượng giữa các lớp, cũng như so sánh hiệu quả giảng dạy của mỗi giáo viên phụ trách ôn tập. + Tổng hợp số thí sinh có điểm thi từ 8 điểm trở lên, tổng hợp điểm thi theo khối thi để đánh giá chất lượng mũi nhọn. (Nguồn minh chứng ở phần phụ lục) 31
  4. 3.9. Tổ chức thi thử, đánh giá, rút kinh nghiệm, tư vấn a. Mục tiêu của giải pháp Nắm được tình hình tiếp thu kiến thức, vận dụng kiến thức, kỹ năng để trả lới, giải các dạng câu hỏi, bài tập, đề thi từ đó đánh giá công tác chỉ đạo, hướng dẫn ôn tập, việc hướng dẫn của giáo viên, ôn tập của học sinh; Giúp học sinh tự đánh giá bản thân, biết được năng lực học tập, kỹ năng làm bài của mình để lựa chọn nguyện vọng đăng ký phù hợp. Là căn cứ để nhà trường điều chỉnh phương pháp, nội dung dạy học, ôn tập phù hợp; thực hiện tốt công tác định hướng, hướng nghiệp cho học sinh khối 12 khi đăng ký dự thi kỳ thi THPT Quốc gia hàng năm. b. Nội dung của giải pháp Tổ chức thi thử THPT Quốc gia: Định kỳ theo kế hoạch của nhà trường sẽ tổ chức thi thử THPT Quốc gia mỗi năm học 2 lần (lần 1 vào khoảng tháng 01, trước khi học sinh nghỉ tết Nguyên Đán; lần 2 vào khoảng tháng 4). Tổ chức thi thử theo cụm các trường THPT thành phố Vinh và các trường THPT trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm đánh giá khách quan năng lực học sinh của nhà trường tương quan với năng lực học sinh của các trường bạn. Cách thức tổ chức, hình thức, nội dung thi theo hướng dẫn của kỳ thi THPT quốc gia hàng năm. Sau khi có điểm thi, nhà trường tiến hành tổng hợp, phân tích dữ liệu điểm theo: Điểm xét tốt nghiệp THPT, điểm xét vào Đại học theo từng khối thi rồi so sánh kết quả giữa các lớp và so sánh với kết quả của các trường bạn. Tổ chức họp, phân tích, đánh giá kết quả để có sự động viên, ghi nhận, điều chỉnh phù hợp. Chỉ đạo các nhóm chuyên môn thảo luận phân tích so sánh kết quả thi giữa các lớp, giữa các giáo viên dạy để đánh giá về khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức từng của học sinh mỗi lớp cũng như hiệu quả giảng dạy của mỗi giáo viên. Từ đó mỗi giáo viên tự rút khinh nghiệm, điều chỉnh nội dung phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh Tư vấn, định hướng cho học sinh, phụ huynh: Căn cứ vào kết quả các đợt thi thử của mỗi học sinh, giáo viên giảng dạy phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tư vấn cho học sinh, phụ huynh về năng lực, khả năng tiếp thu, vận dụng kiến thức, dự báo kết quả đạt được trong kỳ thi THPT quốc gia để học sinh, phụ huynh có sự định hướng lựa chọn nghề, lựa chọn trường phù hợp. - Tư vấn cho học sinh về cách thức, phương pháp ôn tập hiệu quả - Tư vấn, định hướng về việc tham gia ôn tập, thi THPT quốc gia để xét tuyển sinh ĐH, CĐ hay tập trung ôn tập chỉ để thi, xét công nhận TN THPT (đối với HS có năng lực yếu) - Tư vấn về việc lựa chọn, điều chỉnh khối thi; - Tư vấn về nguyện vọng chọn nghề, chọn trường xét tuyển. 32
  5. 4. Kết quả đạt được Đề tài triển khai áp dụng từ năm học 2018-2019, nhờ áp dụng những giải pháp trên mà chất lượng dạy học cũng như ôn thi THPT quốc gia của trường THPT Nguyễn Xuân Ôn đã có những bước tiến nhảy vọt cả về chất lượng mũi nhọn và chất lượng đại trà mà minh chứng là kết quả kỳ thi THPT Quốc gia năm 2019: Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn được xếp thứ 5 toàn tỉnh; tỷ lệ học sinh đậu tốt nghiệp 502/505 ↔ 99,4% (Năm học 2018-2019 hỏng tốt nghiệp 03 thí sinh trong đó có 01 thí sinh tự do; trong khi năm học 2017-2018 có 09 em hỏng tốt nghiệp THPT); có 03 thí sinh đạt từ 27,0 trở lên (Gồm: Tạ Hữu Tiến Thành – Lớp 12A1 đạt 27,95 điểm khối A1; Chu Thị Ngọc Thúy – Lớp 12A11 đạt 27,75 điểm khối C và Chu Thị Ngọc Thanh – Lớp 12A11 đạt 27,0 điểm khối C) trong đó có 02 em (Tạ Hữu Tiến Thành và Chu Thị Ngọc Thúy) được UBND tỉnh Nghệ An vinh danh khen thưởng. Em Chu Thị Ngọc Thúy và em Tạ Hữu Tiến Thành trong lễ vinh danh khen thưởng. Học sinh được tuyên duyên dương cùng BGH, GVCN và phụ hunh chụp hình lưu niệm 33
  6. Một số kết quả cụ thể: BẢNG 13: XẾP HẠNG THEO ĐIỂM TRUNG BÌNH MÔN – THI THPT QG 2019 (So sánh với các trường THPT công lập trên địa bàn huyện Diễn Châu) NXO DC2 DC3 DC4 DC5 TT Môn Điểm Xếp Điểm Xếp Điểm Xếp Điểm Xếp Điểm Xếp TB hạng TB hạng TB hạng TB hạng TB hạng 1 Toán 6.65 6 5.87 25 6.41 11 6.10 18 6.03 19 2 Lí 6.34 4 6.16 7 6.05 9 5.43 39 5.84 20 3 Hóa 5.86 14 5.84 15 5.84 15 5.24 44 4.88 57 4 Sinh 4.94 8 4.96 6 4.65 23 4.76 11 4.69 15 5 Văn 6.14 29 6.40 14 6.37 16 6.59 8 5.93 40 6 Sử 4.77 7 4.25 38 4.51 20 4.59 14 4.22 42 7 Địa 6.46 9 6.18 30 6.39 14 6.13 33 6.03 42 8 GDCD 7.82 7 7.67 14 7.81 8 7.44 26 6.95 61 9 Anh 4.31 13 3.76 25 4.28 14 3.97 19 3.36 43 Qua Bảng 13, ta thấy kết quả thi THPT Quốc gia của Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn năm học 2018-2019 có 6/9 môn nằm trong tốp 10 của tỉnh, 2/9 môn nằm trong tốp 20 và chỉ có môn Ngữ văn nằm trong tốp 30. Nếu so sánh với các trường THPT công lập trên địa bàn huyện, ta thấy có 7/9 môn thi Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn được xếp thứ nhất (Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 là 3/9), môn Sinh học xếp thứ 2 và môn Ngữ văn có kết quả thấp nhất xếp thứ 4. BẢNG 14: TỶ LỆ HỌC SINH ĐẬU TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2019 TT TRƯỜNG SỐ TS SỐ TS ĐẬU TỶ LỆ GHI CHÚ DỰ THI 1 THPT Nguyễn Xuân Ôn 505 502 99,4% 2 THPT Diễn Châu 3 478 465 97,3% 3 THPT Diễn Châu 2 498 484 97,2% 4 THPT Diễn Châu 4 495 487 98,4% 5 THPT Diễn Châu 5 448 436 97,3% 34
  7. So sánh Bảng 4 với Bảng 14 ta thấy, nếu năm học 2017-2018 tỷ lệ tốt nghiệp THPT xếp thứ 4 trong 5 trường THPT trên địa bàn huyện Diễn Châu, thì năm học 2018-2019, tỷ lệ tốt nghiệp THPT xếp thứ nhất trong 5 trường, như vậy chất lượng đại trà đã được nâng lên rõ rệt. BẢNG 15: KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2019 - TỈNH NGHỆ AN BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHUNG CẢ 5 KHỐI A, B, C, D, A1 CÁC TRƯỜNG THPT CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU Số TS Điểm Xếp Số TS Số TS Số TS TT Tên trường dự thi TB hạng >=27 >=24 >=21 1 THPT Nguyễn Xuân Ôn 503 18.10 5 3 52 250 2 THPT Diễn Châu 3 492 17.80 10 3 49 252 3 THPT Diễn Châu 2 477 17.10 18 1 26 139 4 THPT Diễn Châu 4 492 17.00 20 3 26 152 5 THPT Diễn Châu 5 443 16.10 37 1 10 59 (Nguồn: Sở GD&ĐT Nghệ An tổng hợp) BẢNG 16: BẢNG THỐNG KÊ SỐ HỌC SINH THI THPT QG 2019 ĐẠT TỪ 21.0 ĐIỂM TRỞ LÊN THEO KHỐI – TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN Điểm Tổng 5 khối A A1 B C D MAX >=27 3 0 1 0 2 0 3 >=26 8 1 2 1 3 1 7 >=25 10 3 3 1 1 2 8 >=24 31 12 6 6 1 6 23 >=23 48 19 11 8 3 7 31 >=22 63 28 9 8 5 13 33 >=21 87 28 12 20 6 21 45 Tổng 250 91 44 44 21 50 150 BẢNG 17: BẢNG THỐNG KÊ SỐ HỌC SINH THI THPT QG 2019 ĐẠT TỪ 21.0 ĐIỂM TRỞ LÊN THEO KHỐI – TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 3 Điểm Tổng 5 khối A A1 B C D MAX >=27 3 0 2 1 0 0 3 >=26 6 1 1 2 0 2 3 >=25 11 4 3 1 2 1 10 >=24 29 13 1 4 1 10 23 >=23 47 16 8 6 1 16 30 >=22 68 18 16 10 8 16 36 >=21 88 19 27 7 14 21 38 Tổng 252 71 58 31 26 66 143 35
  8. BẢNG 18: BẢNG THỐNG KÊ SỐ HỌC SINH THI THPT QG 2019 ĐẠT TỪ 21.0 ĐIỂM TRỞ LÊN THEO KHỐI – TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 4 Điểm Tổng 5 khối A A1 B C D MAX >=27 3 0 1 1 1 0 3 >=26 4 2 0 0 1 1 4 >=25 5 0 1 1 2 1 3 >=24 14 5 5 1 0 3 11 >=23 28 7 5 3 5 8 18 >=22 39 9 7 3 8 12 24 >=21 59 21 5 11 8 14 36 Tổng 152 44 24 20 25 39 99 BẢNG 19: BẢNG THỐNG KÊ SỐ HỌC SINH THI THPT QG 2019 ĐẠT TỪ 21.0 ĐIỂM TRỞ LÊN THEO KHỐI – TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 2 Điểm Tổng 5 khối A A1 B C D MAX >=27 1 0 0 1 0 0 1 >=26 4 3 1 0 0 0 3 >=25 7 2 1 1 1 2 7 >=24 14 7 2 1 1 3 14 >=23 26 6 5 6 2 7 20 >=22 36 8 6 8 5 9 14 >=21 51 9 8 4 14 16 27 Tổng 139 35 23 21 23 37 86 BẢNG 20: BẢNG THỐNG KÊ SỐ HỌC SINH THI THPT QG 2019 ĐẠT TỪ 21.0 ĐIỂM TRỞ LÊN THEO KHỐI – TRƯỜNG THPT DIỄN CHÂU 5 Điểm Tổng 5 khối A A1 B C D MAX >=27 1 0 0 0 0 1 1 >=26 1 0 0 1 0 0 1 >=25 1 0 0 0 0 1 1 >=24 7 2 0 1 1 3 6 >=23 10 4 2 0 1 3 9 >=22 17 4 4 3 4 2 13 >=21 22 2 3 1 10 6 14 Tổng 59 12 9 6 16 16 45 Qua bảng 16-20, ta thấy Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn có 150 thí sinh đạt từ 21.0 điểm trở lên, trong khi đó Trường THPT Diễn Châu 3 là 143 thí sinh và Trường THPT Diễn Châu 4 là 99 thí sinh. Đặc biệt trong 28 thí sinh được UBND tỉnh Nghệ An biểu dương, khen thưởng về đạt kết quả cao trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 thì huyện Diễn Châu có 4 em (trong đó Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn có 02 em, Trường THPT Diễn Châu 2 có 01 em và Trường THPT Diễn Châu 5 có 01 em). Như vậy, về chất lượng mũi nhọn Trường THPT Nguyễn Xuân Ôn cũng chiếm ưu thế. 36
  9. PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Hoạt động dạy học và công tác ôn thi THPT quốc gia là công tác trọng tâm của mỗi nhà trường, kết quả thi THPT quốc gia là một trong những thước đo để kiểm định chất lượng giáo dục của các đơn vị. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả công tác ôn thi THPT quốc gia mỗi trường cần phải có những giải pháp, biện pháp sáng tạo, linh hoạt phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế của từng đơn vị nhằm hạn chế và khắc phục những tồn tại và phát huy thế mạnh vốn có của đơn vị mình. Qua nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động dạy học, quản lí hoạt động dạy học và phân tích thực trạng hoạt động dạy học, ôn thi THPT quốc gia cũng như các điều kiện thực tế tại đơn vị. Chúng tôi mạnh dạn đề xuất và áp dụng 9 giải pháp lãnh đạo, quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn, tỉnh Nghệ An đó là: - Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và cán bộ công nhân viên, học sinh và phụ huynh về sự cần thiết phải nâng cao chất lượng hoạt động dạy học và ôn thi THPT quốc gia. - Giải pháp 2: Tăng cường bồi dưỡng phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhà giáo - Giải pháp 3: Tổ chức sắp xếp lớp theo năng lực, nguyện vọng của học sinh và bố trí chương trình ôn thi phù hợp với các đối tượng học sinh. - Giải pháp 4: Bố trí thời lượng ôn tập, xây dựng chương trình ôn thi phù hợp. - Giải pháp 5: Phân công giáo viên giảng dạy, hướng dẫn ôn tập phù hợp - Giải pháp 6: Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập - Giải pháp 7: Tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát - Giải pháp 8: Ứng dụng CNTT vào công tác quản lý - Giải pháp 9: Tổ chức thi thử, đánh giá, rút kinh nghiệm, tư vấn. Việc triển khai áp dụng các giải pháp trên vào lãnh đạo, quản lý công tác ôn thi THPT quốc gia ở trường THPT Nguyễn Xuân Ôn bước đầu kết quả tương đối tốt, thể hiện rõ nét ở kết quả thi THPT quốc gia năm 2019. Quá trình nghiên cứu đảm bảo tính nghiêm túc, khách quan, khoa học; các số liệu trong đề tài có độ tin cậy cao (Sử dụng Bảng điểm thi THPT quốc gia năm 2018 và 2019 của 5 trường THPT công lập trên địa bàn huyện Diễn Châu để phân tích, so sánh – Nguồn minh chứng được sao chép vào đĩa CD đính kèm SKKN) 2. Kiến nghị 2.1. Với Bộ Giáo dục và Đào tạo 37
  10. - Làm tốt công tác tham mưu với Chính phủ về các chính sách đãi ngộ tương xứng cho ngành Giáo dục, tạo điều kiện tốt nhất có thể phục vụ hoạt động dạy học ở các nhà trường và tạo điều kiện cho đội ngũ nhà giáo yên tâm với nghề. - Cần tiến hành phân tích cấu trúc, độ khó của đề thi các năm gần đây, từ đó thống nhất cấu trúc và mức độ đề thi của các năm tiếp theo đảm bảo tính ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh và giáo viên trong công tác ôn thi THPT quốc gia. 2.2. Với Sở GD&ĐT Nghệ An - Cần tổ chức nhiều cuộc tập huấn về công tác quản lý hoạt động dạy học, tổ chức ôn tập, thi THPT quốc gia cho cán bộ quản lí các nhà trường. - Hàng năm tổ chức hội nghị tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác quản lý công tác ôn thi THPT quốc gia để tuyên truyền, nhân rộng các mô hình tiên tiến. Tổ chức cho cán bộ quản lí các trường THPT đi thăm quan, học tập kinh nghiệm quản lí ở các nhà trường có thành tích cao. - Đề tài này có thể triển khai áp dụng rỗng rãi ở các trường THPT, tuy nhiên do mỗi trường có những đặc điểm riêng nên cần có sự điều chỉnh, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tế của từng trường. Đề tài này được viết xuất phát từ thực tế triển khai áp dụng tại đơn vị, mặc dù đã có nhiều cố gắng song chắc hẳn đề tài vẫn còn nhiều hạn chế. Rất kính mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo, các nhà quản lý, lãnh đạo các cấp để đề tài được hoàn chỉnh hơn. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Diễn Châu, tháng 3 năm 2020 Nhóm tác giả 38
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Đặng Quốc Bảo (1999), Khoa học tổ chức và quản lý, một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Thống kê. 2. Trần Ngọc Giao (chủ biên), Nguyễn Mạnh Hùng, Đặng Thị Thanh Huyền; Quản lý nhà trường, Học viện QLGD Hà nội (2018) 3. Bộ GD&ĐT (2009), Dự án phát triển GD THPT, Chỉ đạo chất lượng GD trường THPT, Hà nội. 4. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học, (ban hành kèm theo Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28 tháng 3 năm 2011) 5. Bộ GD&ĐT (2009), Tài liệu hướng dẫn dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong chương trình giáo dục phổ thông. 6. Bộ GD&ĐT (2011), Thông tư số 58/2011/TT-BGD&ĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT về việc ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh THCS và THPT. 7. 39