SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Liên Minh

docx 25 trang binhlieuqn2 07/03/2022 10071
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Liên Minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_boi_duong_doi_ngu.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng đội ngũ giáo viên của trường Tiểu học Liên Minh

  1. - Biểu dương khen ngợi và có phần thưởng cho những kế hoạch bài dạy có chất lượng tốt và có tính hiệu quả cao. - Phát động phong trào thi đua cùng nhau học tập. Bên cạnh nội dung bồi dưỡng như trên, tôi còn tiến hành thăm lớp dự giờ nhằm đánh giá phân loại hàng tuần, hàng tháng, hàng kì đối với mỗi giáo viên. Sau mỗi giờ dạy của giáo viên, tôi thường cho rút kinh nghiệm để chỉ ra những ưu điểm cần phát huy cũng như những tồn tại cần khắc phục. Chỉ ra cho giáo viên cách khắc phục những hạn chế như cách quản lí học sinh thế nào cho hiệu quả, làm thế nào để phát huy tích tích cực chủ động học tập của học sinh, hay cách phân bố thời gian sao cho hợp lí Để tổ chức các buổi dự giờ có hiệu quả, tôi đã làm như sau: - Tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn bằng hình thức dự giờ tại trường, theo cụm trường và các buổi do Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. - Kiểm tra việc dạy học theo chuyên đề. Đây là các tiết học có sự góp ý bổ sung ngay từ khâu soạn bài của các tổ chuyên môn. Sau đó tổ khối dự giờ nhằm rút kinh nghiệm và đánh giá chất lượng giờ dạy. Không chỉ vậy, tôi còn chỉ đạo các tổ chuyên môn chọn những giáo viên có tay nghề giỏi dạy minh họa từng chuyền đề cho tổ dự giờ. Sau mỗi tiết dạy như vậy, tổ sẽ tiến hành thảo luận để tìm ra hướng tốt nhất cho mỗi chuyên đề đó. Từ đó, các tổ chuyên môn có thể thống nhất để đưa ra mẫu chung cho cả tổ. Ở khâu này, có sự tham gia của ban giám hiệu. Sau đó, từng thành viên trong tổ lại thực hiện các tiết dạy của chuyên đề đó để tổ dự giờ nhằm đánh giá việc học tập tiếp thu của mỗi thành viên. Việc sử dụng đồ dùng dạy học có vai trò hết sức quan trọng. Vì vậy, tôi thường tổ chức các buổi tập huấn để giáo viên nắm được vai trò cũng như cách sử dụng đồ dùng sao cho hiệu quả nhất. Quán triệt giáo viên sử dụng triệt để và có hiệu quả các đồ dùng dạy học hiện có trong phòng thiết bị. Đồng thời khuyến khích giáo viên tự làm các đồ dùng dạy học. Hằng năm có tổ chức cuộc thi tự làm đồ dùng của giáo viên. Qua đó biểu dương khen thưởng những giáo viên thiết kế được đồ dùng dạy học có chất lượng tốt. Đồng thời nhắc nhở những giáo viên chưa làm hoặc có làm nhưng chất lượng sản phẩm còn nhiều hạn chế. Luôn coi trọng các đợt bồi dưỡng chuyên môn do Phòng Giáo dục- Đào tạo tổ chức nên tôi luôn chỉ đạo các tổ cần cử những giáo viên có trình độ chuyên môn vững vàng đi tập huấn để sau đó có thể bồi dưỡng lại cho đồng nghiệp của mình. Đồng thời có kế hoạch cho các giáo viên còn hạn chế về chuyên môn đi 9
  2. dự giờ học hỏi đồng nghiệp trong trường và các trường bạn. Việc làm này được tiến hành thường xuyên mỗi tháng một lần và đã mang lại những kết quả rất đáng mừng. Bên cạnh đó, tôi thường tổ chức các buổi khảo sát chất lượng đội ngũ nhằm đánh giá trình độ của giáo viên. Qua đó, giáo viên sẽ nắm được điểm mạnh cũng như những hạn chế của bản thân để có những biện pháp phù hợp. Nếu thấy mình còn yếu phần nào thì sẽ bồi dưỡng phần đó. Đã từ nhiều năm nay, nhà trường quy định mỗi giáo viên cần có sổ tự bồi dưỡng chuyên môn. Việc làm này sẽ giúp giáo viên có thể ghi chép và hệ thống lại những kiến thức chuyên môn mà mình đã học tập được. Cuối mỗi tháng, mỗi kì và sau mỗi năm học đều có kiểm tra đánh giá của tổ chuyên môn và ban giàm hiệu. Luôn đề cao vai trò của tổ chuyên môn. Vì vậy, tất cả các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của các cấp đều được triển khai tới tổ chuyên môn và được tổ lưu giữ. Đó chính là căn cứ để chỉ đạo chuyên môn của mỗi tổ. Thường xuyên tổ chức các buổi sinh hoạt tổ chuyên môn đều đặn mỗi tháng hai lần. Cử các giáo viên giỏi làm nòng cốt trong mỗi tổ và các giáo viên này có trách nhiệm giúp đỡ đồng nghiệp. Việc làm này không chỉ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ mà nó còn xáo bỏ được tính tự kiêu tự đại, bảo thủ và giấu dốt. Nhà trường luôn coi trọng công tác bồi dưỡng nâng cao trình độ cho giáo viên, cụ thể như sau: - Có kế hoạch từng bước cho giáo viên đi học các lớp tại chức Đại học và Cao học. - Với những giáo viên sắp đến tuổi nghỉ hưu mà có trình độ chuyên môn hạn chế và không có khả năng đào tạo tiếp thì có thể động viên nghỉ sớm theo các chế độ của tỉnh. Song song với những biện pháp trên thì công tác bồi dưỡng toàn diện cho giáo viên luôn được nhà trường coi trọng. Với đặc thù riêng của bậc tiểu học, giáo viên đòi hỏi phải có khả năng toàn diện mới có thể đảm bảo được chất lượng giáo dục. Vì vậy, bên cạnh việc tập trung bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, kiến thức và kĩ năng , phương pháp giảng dạy thì cần phải chú trọng bồi dưỡng toàn diện cho giáo viên. Để có thể làm tốt công tác này, tôi đã chỉ đạo tổ chức các buổi tập huấn về lòng yêu nghề mến trẻ, tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Trang bị cho giáo viên các nội dung và phương pháp dạy học kĩ năng sông cho học sinh tiểu học, vì đây là một trong những vấn đề được cả xã hội quan tâm. Bên cạnh đó để mỗi giáo viên có thể làm tốt công tác chủ nhiệm 10
  3. lớp, tôi thường tổ chức các buổi bồi dưỡng chuyên môn về nội dung này và đã mang lại những hiệu quả rất tốt. Ở Tiểu học thì mỗi giáo viên đều là các anh chị phụ trách. Vì vậy, hằng năm nhà trường vẫn tổ chức các buổi tập huấn nhằm trang bị cho giáo viên năng lực này. Qua đó, phong trào công tác Đội ở trường Liên Minh luôn là một điểm sáng của thành phố nói riêng và của tỉnh nói chung. Việc bồi dưỡng tình cảm yêu nghề, mến trẻ và tinh thần trách nhiệm cao với công việc có vai trò hết sức quan trọng đối với mỗi giáo viên. Bởi có như vậy thì mỗi giáo viên mới hoàn thành tốt nhất mọi công việc được giao. Hình ảnh một buổi sinh hoạt chuyên môn Để có thể đáp ứng được mục tiêu của giáo dục thì việc bồi dưỡng giáo viên cần đảm bảo tính đa dạng và phong phú. Do vậy, quá trình bồi dưỡng cần kết hợp hiệu quả các hình thức bồi dưỡng, cụ thể như sau: - Bồi dưỡng qua tổ chuyên môn. Tổ chuyên môn có vai trò rất quan trọng đó chính là công tác bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên về kiến thức, kĩ năng và phương pháp dạy học. Để chất lượng bồi dưỡng của tổ luôn đạt kết quả tốt, tôi thường chỉ đạo lựa chọn và bồi dưỡng tổ trưởng có năng lực chuyên môn vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc, có khả năng chỉ đạo và luôn có những biện pháp nhằm thay đổi các hình thức sinh hoạt của tổ theo chiều hướng phát triển. 11
  4. - Tiến hành bồi dưỡng chuyên môn theo cụm trường cho giáo viên. Việc làm này có vai trò rất tích cực trong việc tạo điều kiện cho việc học tập lẫn nhau về kinh nghiệm giảng dạy giữa các giáo viên trong cụm trường và từ đó có thể giái quyết những vấn đề còn vướng mắc mà trong tổ hoặc trong trường chưa giải quyết được. Bên cạnh đó, việc làm này còn phát huy được vai trò của đội ngũ giáo viên cốt cán bởi vì không phải trường nào cũng có giáo viên cốt cán. - Chỉ đạo bồi dưỡng theo chuyên đề. Để xây dựng được kế hoạch này, tôi thường căn cứ vào nhiệm vụ của năm học và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học của Phòng Giáo dục – Đào tạo. Trong thời gian này cần chú trọng vào các nội dung như: + Đổi mới phương pháp dạy học. + Thực hiện việc dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục. + Thực hiện đánh giá học sinh theo Thông tư 30 của Bộ GD&ĐT. - Thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì nhất định. Đảm bảo 100% giáo viên tham gia đầy đủ các chuyên đề bồi dưỡng do nhà trường cũng như Phòng Giáo dục tổ chức. - Tiến hành bồi dưỡng chất lượng đội ngũ bằng hình thức ngoại khóa. Với hình thức này, hằng năm nhà trường sẽ mời những chuyên gia hoặc những giáo viên giỏi của các trường bạn về trao đổi kinh nghiệm chuyên môn như: + Kinh nghiệm dạy học Tiếng Việt lớp 1 theo chương trình Công nghệ giáo dục. + Kinh nghiệm luyện chữ đẹp. + Kinh nghiệm chỉ đạo tổ chuyên môn. + Kinh nghiệm giảng dạy tốt các giờ lên lớp. + Cách sử dụng thiết bị dạy học để đạt kết quả tốt. + Kinh nghiệm làm công tác chủ nhiệm giỏi. Bên cạnh đó, nhà trường còn tổ chức cho giáo viên đi tham quan học tập kinh nghiệm ở những trường có thương hiệu tốt. - Tổ chức giao lưu giáo viên giỏi nhằm thúc đẩy công tác bồi dưỡng và tạo điều kiện để giáo viên phấn đấu vươn lên và tự khẳng định mình trong công tác giảng dạy. Bên cạnh những việc làm trên, việc khảo sát chất lượng học sinh cũng là thước đo kết quả giảng dạy của mỗi giáo viên. Nội dung và thời gian tiến hành như sau: 12
  5. + Về nội dung: khảo sát chất lượng các môn học trong chương trình của mỗi lớp học. + Về thời gian khảo sát thì mỗi năm nhà trường sẽ tiến hành khảo sát 4 lần vào các thời điểm: giữa học kì I, cuối học kì I, giữa học kì II và cuối năm. Một buổi sinh hoạt chuyên môn bằng hình thức dự giờ 7.2.3. Đầu tư xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập. Một trong những điều kiện rất quan trọng để nâng cao chất lượng giảng dạy đó chính là cơ sở vật chất phục vụ cho công tác giảng dạy. Đó chính là phòng học, bàn ghế, ánh sáng và các đồ dùng phục vụ cho việc dạy học. Để có thể có được những điều kiện về cơ sở vật chất tốt nhất, tôi thường tham mưu với các cấp chính quyền địa phương xem xét và có thể đầu tư xây dựng cho nhà trường. Đồng thời, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhằm kêu gọi sự đầu tư của cha mẹ học sinh. Từ đó có thể đầu tư thêm các thiết bị hiện đại phục vụ cho việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt nhất. Trong những năm học qua, nhà trường đã có thêm phòng học tin với nhiều máy tính chất lượng tốt có thể đáp ứng việc học tập của học sinh. Bên cạnh đó, hầu như tất cả các phòng học đều được trang bị máy chiếu, đây thực sự là một phương tiện dạy học rất hiệu quả. Thư viện là nơi mà giáo viên và học sinh có thể tham khảo và học tập những kiến thức cần thiết cho bản thân. Vì vậy, tôi đã chỉ đạo để thư viện luôn hoạt động với chất lượng tốt nhất. Ở đây luôn có đầy đủ sách giáo khoa, sách 13
  6. hướng dẫn, sách nghiệp vụ và các tài liệu tham khảo cần thiết. Hằng tuần, giáo viên sẽ đến thư viện để mượn sách và có sổ ghi chép lại quá trình mượn và trả rõ ràng. 7.2.4. Khuyến khích giáo viên đẩy mạnh và nâng cao chất lượng công tác tự bồi dưỡng chuyên môn. Thực tế đã chứng minh, nhiều thầy cô đã thành đạt nhờ quá trình tự học. Chính vì vậy, trong thời gian qua, bên cạnh các biện pháp trên thì tự bồi dưỡng cũng luôn được nhà trường chú trọng. Để quá trình tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên đạt kết quả tốt nhất, tôi đã tiến hành những việc sau: - Tuyên truyền tới giáo viên về vai trò của quá trình tự bồi dưỡng. - Khuyến khích, động viên giáo viên tự giác lập kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn. - Bồi dưỡng cho giáo viên một số kĩ năng cần thiết cho quá trình tự bồi dưỡng như: kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng đọc, kĩ năng ghi chép, kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá và quan trọng hơn đó là người giáo viên cần tạo cho mình hứng thú và say mê với việc học. Một buổi tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên - Tổ chức quá trình tự học với nhiều hình thức đa dạng, phong phú như: + Tự học theo nhóm ở trường: Mỗi nhóm có thể từ 4 đến 6 thầy cô giáo cùng lĩnh vực chuyên môn. Thời gian tự học có thể từ 1 tiếng đến 1 tiếng rưỡi. 14
  7. + Tự học tại nhà: Giáo viên cần lập thời gian biểu cho quá trình tự học ở nhà. Cần xác định được mục tiêu và nội dung cần bồi dưỡng. - Tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên. Để quá trình bồi dưỡng đạt hiệu quả tốt thì bản thân tôi với vai trò là người hiệu trưởng luôn tạo những điều kiện như về cơ sở vật chất, tài liệu sách vở học tập, 7.2.5. Tăng cường kiểm tra đánh giá xếp loại giáo viên Tăng cường kiểm tra đánh giá giáo viên là một biện pháp rất cần thiết đối với các nhà quản lí giáo dục. Việc đánh giá và xếp loại giáo viên phải được thực hiện thường xuyên, liên tục. Ban giám hiệu thường đánh giá giáo viên vào các thời điểm hàng tháng và có thang điểm rõ ràng. Để có thể đánh giá đúng chất lượng giáo viên, nhà trường đã xây dựng các tiêu chí đánh giá như: + Đánh giá về tư tưởng chính trị. + Đánh giá về chuyên môn. + Đánh giá về công tác chủ nhiệm. + Đánh giá về các công tác khác như công tác Đội, công tác công Đoàn + Đánh giá về công tác kiêm nhiệm. Việc đánh giá phải đảm bảo đúng nguyên tắc, chặt chẽ, khách quan và công bằng với tất cả các giáo viên. Từ đó giáo viên sẽ thấy được những điểm mạnh cũng như những tồn tại mà mình cần khắc phục để có biện pháp bồi dưỡng kịp thời. Bên cạnh đó nhà trường luôn làm tốt công tác thi đua khen thưởng nhằm động viên khích lệ những cá nhân có thành tích xuất sắc và cũng tạo ra được phong trào thi đua trong việc bồi dưỡng chuyên môn. Để có thể đánh giá chất lượng công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên, tôi đã xây dựng nội dung đánh giá như sau: a) Đánh giá kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ của mỗi giáo viên bao gồm những nội dung sau: - Đánh giá mức độ nắm bắt các nội dung dạy học trong sách giáo khoa thuộc lĩnh vực giảng dạy của mỗi giáo viên. - Đánh giá mức độ nhận thức về đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi tiểu học. - Đánh giá sự hiểu biết về chủ trương và chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục. - Đánh giá khả năng giảng dạy các vấn đề như giáo dục môi trường, giáo dục dân số, an toàn giao thông, giáo dục quyền và bổn phận trẻ em, giáo dục kĩ năng sống, 15
  8. b) Đánh giá kĩ năng sư phạm của nhà giáo - Đánh giá kĩ năng xác định được nội dung giảng dạy trong chương trình tiểu học. - Đánh giá kĩ năng vận dụng các hình thức và phương pháp dạy học của từng môn học. - Đánh giá kĩ năng quản lí và giáo dục học sinh, như kĩ năng làm công tác chủ nhiệm lớp, kĩ năng phối hợp với gia đình và xã hội trong quá trình giáo dục học sinh. - Đánh giá kĩ năng giao tiếp ứng xử với đồng nghiệp, với học sinh và Phụ huynh học sinh. - Đánh giá kĩ năng làm và lưu trữ hồ sơ. * Về khả năng áp dụng sáng kiến Công tác bồi dưỡng chất lượng đội ngũ giáo viên nói chung và chất lượng giáo viên tiểu học nói riêng luôn là một nhiệm vụ hết sức quan trọng. Bởi vậy, bản thân mỗi hiệu trưởng cần đầu tư nghiên cứu để có những giải pháp tốt nhất cho công tác này. Qua thực tế áp dụng, tôi thấy những giải pháp trên có thể áp dụng và mang lại hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng đội ngũ giáo viên. Có thể mỗi nhà trường sẽ có những điều kiện về cơ sở vật chất và trình độ đội ngũ giáo viên khác nhau nhưng đều có thể áp dụng những giải pháp mà tôi đã nêu ở trên. Bởi vì dù trong điều kiện và hoàn cảnh nào thì việc bồi dưỡng đội ngũ giáo viên là vô cùng cần thiết và luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của mỗi nhà trường. Tôi nghĩ rằng các nhà trường đều có thể vận dụng tốt những giải pháp trên bởi nó rất dễ làm, dễ áp dụng và phù hợp với nguyên lí giáo dục. Sau quá trình áp dụng, tôi thấy sáng kiến đã thu được những kết quả đáng mừng. Chất lượng đội ngũ đã được cải thiện và nâng lên rõ rệt. Điều đó thể hiện rất rõ bằng chất lượng giáo dục của học sinh. Vì vậy, sáng kiến này có thể áp dụng với đội ngũ giáo viên trường tiểu học Liên Minh thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Ngoài ra có thể áp dụng với những trường có điều kiện tương tự trong toàn thành phố. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không có. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Việc BD cho GV phải được quản lý một cách khoa học. Phải xây dựng kế hoạch BD bám sát nhu cầu của GV, của ngành và điều kiện nhà trường; tổ chức phối hợp các lực lượng trong quá trình triển khai kế hoạch; đôn đốc, chỉ đạo 16
  9. thường xuyên việc thực hiện của GV, khuyến khích GV tự học; đánh giá đúng kết quả BD của GV - Căn cứ chỉ đạo của ngành, nhà trường phải cụ thể hóa, làm rõ những nội dung, nguyên tắc, phương pháp, hình thức BDGV, bám sát theo chuẩn nghề nghiệp GV tiểu học, chú ý cập nhật những vấn đề mới, BD những cái GV còn thiếu, còn yếu Hiệu trưởng trường tiểu học phải bám sát những yêu cầu này để QL hoạt động BDTXGV. Giáo viên cần coi vấn đề tự bồi dưỡng như một nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và tất yếu phải thực hiện cho bản thân trong quá trình giảng dạy. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến. 10.1. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: Sự cố gắng nỗ lực của bản thân cùng với sự đồng hành của Ban giám hiệu và tập thể giáo viên đã giúp tôi đạt được những kết quả đáng mừng. Chất lượng của giáo viên đã có những tiến bộ rõ rệt. Đã khắc phục được những hạn chế trong quá trình giảng dạy và thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên. Nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, nắm được quan điểm chỉ đạo của Đảng và nhà nước về giáo dục. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của các cá nhân trong tổ: Giáo viên nâng cao chất lượng giảng dạy đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung chương trình, sách giáo khoa mới cho giáo dục phổ thông. Giáo viên đã biết vận dụng hiệu quả và sáng tạo các kiến thức được học tập vào việc đổi mới hoạt động dạy học, đổi mới cách ra đề, đánh giá học sinh - Kết quả đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng: loại Xuất sắc: 04; loại Khá: 0; - Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp giáo viên: Tổng số giáo viên được đánh giá là 51, trong đó: loại Xuất sắc: 51; chiếm: 100%. Về kết quả giáo viên đạt giải các kỳ thi, cuộc thi, Hội thi giáo viên giỏi các cấp, cụ thể như sau: 17
  10. Thành Tên các cuộc thi Tỉnh Quốc gia phố Dự thi 04 Hội thi GVCN giỏi Nhì 2 1 giải Ba lớp 2,3,4,5 Đạt giải KK 1 Cộng 03 01 Dự thi 17 Nhất 1 Cuộc thi Thiết kê Nhì 4 bài giảng E-learning Đạt giải Ba 4 KK 13 Cộng 22 Dự thi Bài dự thi ATGT Xuất dành cho giáo viên Đạt giải sắc 2 Cộng 2 Nhờ công tác bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên đạt kết quả tốt nên chất lượng giáo dục học sinh đã đạt được những kết quả đáng mừng. Cụ thể như sau: a) Về chất lượng giáo dục đại trà: - Tổng số học sinh tham gia đánh giá cuối năm học: 1773 HS; - Tổng số học sinh hoàn thành chương trình lớp học: 1772, tỷ lệ: 99,9% - Tổng số học sinh chưa hoàn thành chương trình lớp học: 01, tỷ lệ: 0,1% b)Về chất lượng giáo dục mũi nhọn: - Tổng số học sinh đạt giải các cuộc thi do các cấp tổ chức: 1575 học sinh, trong đó: Cấp Quốc gia đạt 21 giải; cấp tỉnh đạt: 4 giải; cấp thành phố đạt 186 giải; cấp trường đạt 1376 giải. - So với năm học trước tăng: 246 giải. d) Về chất lượng giáo dục Thể chất, Văn nghệ, kỹ năng sống ( đánh giá việc thực hiện chương trình giáo dục thể chất, giáo dục kỹ năng sống; thành tích đạt được về TDTT, văn nghệ, giao lưu kỹ năng sống). Trong năm học vừa qua, nhà trường đã tổ chức học tự chọn các CLB Yoga, CLB Kỹ năng sống, CLB Dance sport, CLB võ thuật (Taekwondo, Nam Huỳnh Đạo), CLB vẽ, CLB Tiếng Anh, CLB Toán, CLB cầu lông, CLB Aerobic. 18
  11. Tổ chức các buổi ngoại khóa Tiếng Anh, Kỹ năng sống, phòng chống xâm hại, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống đuối nước, Tổ chức ngày hội “Thiếu nhi vui khỏe”, hội thi GLKNS, tạo sân chơi lí thú cho học sinh. Triển khai các tiết học ngoài trời cho tất cả các môn học ở các khối lớp. Lồng ghép các nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục kĩ năng sống, bảo vệ môi trường, tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả vào các môn học như Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Đạo đức, Khoa học. Tham gia đầy đủ các cuộc thi và đạt kết quả như sau: - Thi trò chơi dân gian cấp thành phố: 03 giải (02 giải Nhất nội dung kéo co, nhảy bao bố, 01 giải Nhì nhảy dây). - Thi Thể dục thể thao đã đạt 12 giải cấp Thành phố và 7 giải cấp Tỉnh. - Thi Giao lưu kĩ năng sống: đạt giải Nhì đồng đội và có 25 giải cá nhân cấp Thành phố, 1 giải Nhất cá nhân cấp Tỉnh. Về chất lượng môn Tiếng Anh: - 100% học sinh toàn trường được học Tiếng Anh. - Có 5 em đạt giải cấp Quốc gia. - Có 2 em đạt điểm tuyệt đối trong cuộc thi TOEFL Primary. Nhà trường đã tổ chức thành công buổi ngoại khóa Tiếng Anh 19
  12. Cô và trò chụp ảnh lưu niệm cùng Ban tổ chức cuộc thi Viết thư UPU Cô và trò trường Tiểu học Liên Minh đạt thành tích cao trong học tập, giảng dạy năm học 2017 - 2018 20
  13. Đánh giá chất lượng giáo viên trước khi áp dụng sáng kiến. Tổng Tổng số giáo viên số Tốt Khá Trung bình Yếu STT Tổ khối giáo SL % SL % SL % SL % viên 1 Khối 1 9 3 33,3 4 44,4 1 11,15 1 11,15 2 Khối 2 7 2 28,5 3 42,8 1 13,5 1 13,5 3 Khối 3 8 4 50 4 50 0 0 0 0 4 Khối 4 9 3 33,3 4 44,4 1 11,15 1 11,15 5 Khối 5 9 4 44,4 3 33,3 1 11,15 1 11,15 6 Tổ bộ môn 9 5 55,5 4 45,5 0 0 0 0 Đánh giá chất lượng giáo viên sau khi áp dụng sáng kiến. Tổng Tổng số giáo viên số Tốt Khá Trung bình Yếu STT Tổ khối giáo SL % SL % SL % SL % viên 1 Khối 1 9 5 55,5 4 45,5 2 Khối 2 7 4 57,1 3 42,9 3 Khối 3 8 6 75 2 25 4 Khối 4 9 7 77,8 1 11,1 1 11,1 5 Khối 5 9 5 55,5 4 45,5 6 Tổ bộ môn 9 7 77,8 2 22,2 Nhìn vào bảng tổng hợp kết quả trên cho thấy chất lượng bồi dưỡng giáo viên đã có những tiến bộ rõ rệt. Bằng những phương pháp và cách làm trên, tôi đã giúp đội ngũ giáo viên trong nhà trường được củng cố thêm nhiều kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Tôi tin rằng với trình độ chuyên môn vững vàng như vậy, đội ngũ giáo viên sẽ đóng góp vào kết quả chung của nhà trường nói riêng và của thành phố nói chung. 21
  14. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến Trường TH Liên Minh 1 Cao Thị Minh Thủy Các tổ chuyên môn Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Trường TH Liên Minh 2 Hoàng Thị Thanh Thảo Giáo viên trong tổ 1 Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Trường TH Liên Minh 3 Đoàn Thị Minh Huệ Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Giáo viên trong tổ 2 Trường TH Liên Minh 4 Trần Thị Thu Hà Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Giáo viên trong tổ 3 Trường TH Liên Minh 5 Hoàng Thị Khánh Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Giáo viên trong tổ 4 Trường TH Liên Minh 6 Lê Thị Hồng Vân Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc Giáo viên trong tổ 5 Trường TH Liên Minh 7 Nguyễn Thu Hà Giáo viên trong tổ Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc bộ môn Vĩnh Yên, ngày 24 tháng 4 năm 2019 Vĩnh Yên, ngày 23 tháng 4 năm 2019 Xác nhận của Lãnh đạo nhà trường Tác giả sáng kiến Cao Thị Minh Thủy 22
  15. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Một số vấn đề về đổi mới quản lí giáo dục Tiểu học vì sự phát triển bền vững, tác giả Đặng Huỳnh Mai, Nhà xuất bản Giáo dục. 2. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và đổi mới quản lí giáo dục Tiểu học, Nhà xuất bản Giáo dục. 3. Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm. 4. Đổi mới phương pháp quản lý lớp học bằng các biện pháp giáo dục kỉ luật tích cực (Tài liệu tập huấn). 23