SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

doc 22 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5244
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nang_cao_chat_luong_giao_duc_the_chat.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4-5 tuổi trong trường Mầm non

  1. chơi để phát triển thể chất, với những trải nghiệm trên trẻ rất hứng thú và tích lũy được nhiều kỹ năng sống trong khi trải nghiệm thực tế. * Giải pháp 4: Kết hợp cùng phụ huynh nâng cao thể lực cho trẻ Trong tất cả các hoạt động giáo dục nói chung và giáo dục thể chất nói riêng để đạt hiệu quả tốt nhất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình– giáo viên hết sức quan trọng. Ngay từ đầu năm học tôi đã tiến hành khảo sát trẻ, biết được tình hình: đặc điểm của từng trẻ, dưới sự chỉ đạo của nhà trường tôi đã tổ chức họp phụ huynh thông qua nhiệm vụ trọng tâm trong năm học và đề ra phương hướng để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường. Đã được phụ huynh đặc biệt quan tâm và thảo luận sôi nổi. Tôi trao đổi với phụ huynh về kiến thức, sự cần thiết phải phải nâng cao thể lực cho trẻ như thế nào. Tôi đề nghị các bậc phụ huynh cần quan tâm tìm hiểu cách rèn luyện ở trường để tìm ra phương pháp hiệu quả kết hợp cùng nhà trường chăm sóc giáo dục trẻ. VD. Huy động từ phụ huynh học hỗ trợ đồ dùng phế liệu, kinh phí, giúp đỡ về ngày công để giúp giáo viên trong thực hiện dạy trẻ phát triển thể chất. Trong các giờ đón trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về vấn đề học tập sức khỏe của trẻ, đặc biệt với những trẻ suy dinh dưỡng, thấp còi. Sự phối hợp chặt chẽ, với kết quả đạt được cuối năm như trên phụ hunh rất phấn khởi, đặc biệt là những phụ huynh có trẻ từ suy dinh dưỡng, thấp còi, lên bình thường. Chính từ kết quả này mà tôi đã tạo được niềm tin với phụ huynh, phụ huynh rất tin tưởng khi đưa con tới lớp, tôi cũng đã làm tốt công tác tuyên truyền tới từng phụ huynh về vấn đề nâng cao chất lượng thể lực cho trẻ. Phụ huynh đã nhiệt tình ủng hộ, quyên góp nguyên vật liệu để làm dùng đồ chơi phục vụ cho các hoạt động giáo dục thể chất cho trẻ. + Phát triển thể chất cho trẻ thông qua hoạt động lao động Giáo dục lao động là một bộ phận quan trọng của giáo dục phát triển toàn diện, nhằm hình thành ở trẻ những phẩm chất của người lao động mới: yêu lao động, quý trọng người lao động; giúp trẻ nắm được một số kĩ năng lao động đơn giản phục vụ cho sinh hoạt và chuẩn bị cho trẻ sau này tham gia vào đời sống lao động. Giáo dục lao động có ý nghĩa quan trọng đối với các mặt giáo dục khác và có quan hệ mật thiết với chúng, giúp cho quá trình giáo dục nhân cách phát triển toàn diện diễn ra thuận lợi Lao động của trẻ mẫu giáo gắn liền với trò chơi. Mối liên hệ qua lại này thể hiện ở các hình thức khác nhau: Hành động của trẻ thường nhằm mô tả quá trình lao động của người lớn, các yếu tố của hành động lao động được thể hiện trong trò chơi, hoạt động lao động phục vụ Khi trẻ tham gia lao động, động cơ thúc đẩy trẻ tích cực, tự giác thường do động cơ chơi chi phối: được làm bác cấp dưỡng bày bàn ăn, chia cơm canh cho các bạn; 12
  2. được trở thành người làm vườn tưới nước cho cây; dọn bàn ghế, cất đồ chơi thật nhanh để thắng bạn Do vậy, khi tổ chức cho trẻ lao động cần quán triệt phương châm: “Làm mà chơi, chơi mà làm”. Nghĩa là giờ lao động của trẻ phải diễn ra nhẹ nhàng như là chơi vậy, hay ít ra cũng cần đưa yếu tố chơi để kích thích tính tích cực, tự giác của trẻ. – Lao động tự phục vụ Lao động tự phục vụ là hình thức lao động nhằm thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày, nhằm chăm sóc cho bản thân mình (tắm rửa, cởi quần áo, thu dọn giường ngủ, chuẩn bị chỗ làm việc đi giày dép v.v ). Ý nghĩa của lao động tự phục vụ trước hết là ở sự cần thiết của nó, khuynh hướng thoả mãn những nhu cầu sinh hoạt cá nhân hằng ngày của trẻ. Do hành động được lặp đi lặp lại hằng ngày, các kĩ xảo tự phục vụ được trẻ lĩnh hội vững chắc, tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ nắm kinh nghiệm thực tế và độc lập hành động. Đồng thời, trẻ ý thức được mọi người đều có trách nhiệm lao động liên quan đến những nhu cầu sống hằng ngày của mình. Lao động tự phục vụ bắt đầu được nhận thức như một trách nhiệm, như là sự bắt buộc. Ở tuổi mẫu giáo bé, hình thức lao động này rất vừa sức và hấp dẫn đối với trẻ. Tuy nhiên, lúc đầu đối với trẻ hình thức lao động này có thững khó khăn nhất định (vì ở tuổi này sự phát triển các ngón tay, cử động của các ngón tay và sự phối hợp giữa chúng chưa hoàn thiện, trẻ chưa ý thức được về thứ tự các hành động, chưa biết đặt kế hoạch, dễ mất tập trung v.v ). Giáo viên phải hình thành cho trẻ kỹ năng tự phục vụ, rèn luyện cho trẻ tính độc lập, tính cẩn thận và thói quen giữ gìn sạch sẽ. Giáo viên phải biết tổ chức quá trình lao động tự phục vụ cho mọi trẻ, đưa nội dung phức tạp dần. Giáo viên phải thật kiên trì dạy trẻ kĩ xảo lao động tự phục vụ với phương pháp cơ bản là trình bày cách làm của từng động tác đơn giản và trình tự của chúng, vừa làm mẫu, vừa giải thích. Giáo viên phải tiếp xúc với từng em, nhất là các em còn yếu. Đưa trẻ vào thực hành với sự nỗ lực, sự cẩn thận, chu đáo của cô nhằm đạt được kết quả phía trẻ. Hướng dẫn trẻ theo một cách làm nhất định, theo một trình tự hành động hợp lí. Ở lớp bé có thể dạy trẻ tự ăn, tắm rửa, mặc và cởi quần áo. Quá trình hướng dẫn cho trẻ có được những thói quen văn hoá – vệ sinh phải rất tỉ mỉ, lâu dài, giáo viên phải luôn củng cố, kiểm tra, nhắc nhở, nêu gương và đưa trẻ vào rèn luyện hằng ngày. Trẻ mẫu giáo nhỡ đã có được những kĩ năng tự phục vụ đơn giản như ở lớp bé. Tuy nhiên, cần củng cố những kĩ năng, kĩ xảo đã có và hình thành kĩ xảo tự phục vụ phức tạp hơn. Nâng cao yêu cầu đối với chất lượng hành động, đối với hành vi có tổ chức trong quá trình chăm sóc bản thân, giúp đỡ bạn và yêu cầu hình thành được thói quen (bày bàn ăn, chuẩn bị cho giờ học, lau bụi trên giá, quét sân v.v ). Ở nhóm trẻ lớn, nội dung phong phú hơn, mang tính chất thường xuyên và chuyển dần thành nhiệm vụ trực nhật. Các kĩ năng, kĩ xảo mới đưa thêm vào như thu dọn 13
  3. giường nằm, sửa chữa đồ chơi, chải tóc, lau giày, giữ vệ sinh trong phòng và ngoài sân. Đặc điểm của lao động của trẻ lớn là biết tự tổ chức công việc và giúp đỡ các em nhỏ hơn, biết tự kiểm tra và có ý thức giữ gìn đồ vật. – Lao động trong sinh hoạt Lao động sinh hoạt là hình thức lao động đi vào toàn bộ cuộc sống hằng ngày của trường mẫu giáo. Hình thức lao động này nhằm giữ gìn sự sạch sẽ và ngăn nắp trong lớp và ngoài sân trường, giúp đỡ người lớn tổ chức quá trình sinh hoạt hằng ngày. Lao động sinh hoạt nhằm phục vụ chung cho tập thể, vì vậy có khả năng to lớn để giáo dục thái độ quan tâm đến tập thể, đến các bạn. Ở tuổi mẫu giáo bé, hình thành cho trẻ những kĩ xảo sinh hoạt sơ đẳng: giúp đỡ dọn bàn ăn, xếp gọn đồ chơi sau khi chơi, thu dọn lá cây ngoài sân. Ở nhóm trẻ nhỡ, nội dung lao động sinh hoạt được mở rộng hơn: trẻ hoàn toàn tự bày bàn ăn, chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho giờ học, giặt quần áo cho búp bê, lau bụi trên giá để đồ chơi, quét sân v.v Bằng các công việc cụ thể sẽ hình thành cho trẻ các kĩ xảo lao động, sinh hoạt. Giáo viên tập cho trẻ những thói quen tốt trong lao động, phát triển tính độc lập, tính tích cực và óc sáng kiến trong các công việc được giao. Ở nhóm trẻ lớn, nội dung lao động phong phú hơn, mang tính chất thường xuyên và phần lớn chuyển thành nhiệm vụ của các em trực nhật. Trẻ giữ gìn sạch sẽ lớp học, ngoài sân chơi, sửa chữa đồ chơi, dán lại sách vở, giúp đỡ các em nhỏ. Trẻ nhóm lớn phải biết tự tổ chức các công việc – trẻ luôn tỏ ra cố gắng, muốn có kết quả tốt và quan hệ tốt với bạn bè để được đánh giá cao. - Lao động trong thiên nhiên Lao động trong thiên nhiên là hình thức lao động cho trẻ tham gia chăm sóc cây cối và súc vật, trồng cây ở góc thiên nhiên ngoài vườn, trong vườn hoa. Lao động của trẻ trong thiên nhiên có ý nghĩa đặc biệt để phát triển trí tuệ, phát triển óc quan sát, giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên. Lao động trong thiên nhiên tạo điều kiện tất để phát triển thể lực nâng cao sức chịu đựng của cơ thể. Lao động trong thiên nhiên thường xuyên giáo dục lòng yêu lao động và mang lại niềm vui cho trẻ trong lao động. Trẻ có được những kĩ xảo thực hành đơn giản, sử dụng các dụng cụ lao động, biết chăm sóc cây trồng, vật nuôi, hiểu biết nhiều về sự sinh trưởng và phát triển của cây, tập tính của các động vật. Trẻ nhỏ, khi lao động với trẻ, giáo viên gọi tên các cây, các bộ phận của chúng, các động tác trong lao động. Việc đó làm mở rộng vốn từ cho trẻ. Trẻ quan sát cây cối (lá nhỏ, lá to), ngửi hoa, đếm các bông hoa nở v.v Giáo viên giải thích sự cần thiết chăm sóc cây cối và súc vật. Ở nhóm trẻ nhỡ, công việc phức tạp hơn, trẻ tự tưới cây (gieo hạt), tưới luống, thu hoạch rau với sự giúp đỡ của giáo viên, chuẩn bị thức ăn cho gia súc (thỏ, gà v.v ). Trẻ bắt đầu hiểu quan hệ phụ thuộc giữa tốc độ sinh trưởng của cây, hành 14
  4. vi của động vật với chất lượng chăm sóc và hiểu trách nhiệm của mình đối với chúng, do đó, trẻ quan tâm hơn đến vật nuôi. Ở nhóm trẻ lớn, các nhiệm vụ có tính chất thường xuyên và phức tạp hơn. Trẻ tưới bằng bình tưới, xới đất, bón thúc cho cây, cho cá ăn, cuốc đất ngoài vườn rau, vườn hoa, tham gia thu hoạch. Giáo viên dạy trẻ quan sát sự sinh trưởng của cây, phân biệt các loại cây, hạt. Trong lao động ở góc thiên nhiên, những khái niệm của trẻ về đời sống động vật và thực vật mở rộng hơn, trẻ hiểu mối liên hệ giữa các hiện tượng trong thiên nhiên; độc lập, ý thức trách nhiệm trong lao động được nâng cao. – Lao động thủ công Lao động thủ công là hình thức cho trẻ làm các đồ vật bằng các vật liệu khác nhau như bìa cát tông, giấy, gỗ, các vật liệu tự nhiên (các hạt, củ, quả, vỏ cây, v.v ), phế liệu (các mụn giẻ, ống chỉ, hộp, ống bơ v.v ) hình thức này phần lớn tiến hành ở các nhóm trẻ lớn. Trẻ có thể làm đồ chơi, hay các đồ chơi dùng cho trò chơi như: con thuyền, cái nhà, xe ôm, bàn ghế, động vật v.v Hình thức lao động này tạo điều kiện để giáo dục kĩ thuật tổng hợp. Trẻ bắt đầu bước vào thế giới kỹ thuật đầy hấp dẫn, điều đó có ý nghĩa quan trọng cho sự phát triển sau này của trẻ. Lao động thủ công phát triển năng lực thiết kế, các kĩ xảo thực hành, hứng thú lao động, những khuynh hướng có ích, tìm hiểu các kĩ thuật đơn giản. Trẻ tiếp thu những khái niệm bước đầu về tính chất các vật liệu: vật liệu có thể biến đổi làm ra nhiều đồ vật, như biến đổi phải sử dụng một số dụng cụ, cách gắn liền các bộ phận (bằng hồ, đinh, bằng lắp ghép, xếp, gấp v.v ). Ví dụ: gỗ có thể bào, cưa, cắt, khoan, đóng đinh, gắn. Khi sử dụng gỗ có thể dùng cưa, dao, búa, kìm, giấy ráp v.v trẻ biết được tính chất phong phú của các vật liệu tự nhiên. Trong lao động thủ công, có thể giáo dục trẻ nhiều phẩm chất như tính kiên trì, cẩn thận, tính mục đích và ý thức vượt khó để đạt mục đích, đồng thời, giáo dục cho trẻ óc thẩm mĩ, trí tưởng tượng sáng tạo. Cần dạy cho trẻ các kĩ năng, kĩ xảo để trẻ có khả năng thực hiện ý định của mình. Có như vậy, mới hình thành cho trẻ hứng thú và sự say mê trong lao động sáng tạo. * Những hình thức tổ chức lao động cho trẻ mẫu giáo – Giao nhiệm vụ Nhiệm vụ lao động là công việc cụ thể mà trẻ được giao và phải hoàn thành một mình hoặc cùng với các bạn. Giao nhiệm vụ là yêu cầu trẻ phải hoàn thành một công việc nào đó liên quan đến lao động tự phục vụ hay lao động vì tập thể. Giao nhiệm vụ là hình thức tổ chức lao động đơn giản nhất cho trẻ mẫu giáo. Hình thức này rất cần thiết đối với trẻ mẫu giáo bé, vì trẻ chưa thể lao động theo ý muốn và giáo viên dùng các nhiệm vụ đơn giản để dần dần giúp trẻ trở thành người có ích cho tập thể và cho các bạn. 15
  5. Việc thực hiện các nhiệm vụ góp phần hình thành ở trẻ tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao và hình thành ở trẻ hứng thú lao động. Trẻ phải tập trung ý chí, thể hiện sự cố gắng để kết thúc công việc và báo cáo với giáo viên về việc hoàn thành nhiệm vụ. Các nhiệm vụ có nội dung phù hợp với các hình thức lao động có trong chương trình (ở góc thiên nhiên, vườn rau ). Ở nhóm trẻ nhỏ, nhiệm vụ có tính chất cá nhân, cụ thể và đơn giản, thường gồm 1, 2 hành động (đặt thìa lên bàn, cởi áo cho búp bê để giặt ) Các nhiệm vụ tuy đơn giản nhưng đã đưa trẻ vào hoạt động vì lợi ích của tập thể, trong điều kiện các em chưa thể tổ chức được. Nhiệm vụ tạo khả năng cho giáo viên có những biện pháp cá biệt trong việc hướng dẫn trẻ, giúp đỡ em này, dạy một em khác, động viên khuyến khích em thứ ba. Tuỳ theo kinh nghiệm của mỗi trẻ mà đưa ra được nhiệm vụ phức tạp hơn. Ở nhóm trẻ nhỡ, số nhiệm vụ tăng lên đáng kể để rèn luyện kĩ năng trở nên bền vững và làm phong phú thêm kinh nghiệm tham gia lao động của trẻ. Nhiệm vụ trở thành phương tiện hình thành ở trẻ ý thức tham gia vào công việc chung có ích, hình thành thói quen cố gắng lao động và chuẩn bị cho trẻ tham gia trực nhật ở lứa tuổi sau. Ở nhóm trẻ lớn, các nhiệm vụ cá nhân được đặt ra trong các hình thức lao động mà trẻ chưa có kĩ năng hoặc phải học kĩ năng mới. Đó là hình thức tập thể, theo nhóm (5 – 6 trẻ) buộc trẻ phải có sự tổ chức, phân công với nhau (cùng nhau thu dọn giá đồ chơi, dán hộp cho các trẻ chơi trò chơi học tập, các công việc ở vườn trường v.v ). Điều đó góp phần hình thành ý thức tập thể, biết quan tâm, giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành công việc. Giáo viên cần giúp đỡ khi trẻ chưa có những kĩ năng tổ chức lao động tập thể. - Trực nhật Trực nhật là hình thức lao động đòi hỏi trẻ hoàn thành các nhiệm vụ nhằm phục vụ tập thể. Đây là hình thức phức tạp hơn so với nhiệm vụ. Nó đòi hỏi trẻ phải độc lập hơn – trẻ lần lượt tham gia các hình thức trực nhật được phân công trong mỗi ngày. Điều đó đảm bảo cho trẻ tham gia lao động thường xuyên. Chế độ trực nhật có ý nghĩa giáo dục to lớn, nó đặt trẻ vào trong điều kiện bắt buộc phải hoàn thành các công việc cần thiết cho tập thể. Điều đó giúp trẻ nâng cao tinh thần trách nhiệm trước tập thể và trẻ hiểu được công việc của mình là cần thiết cho mọi người. Chế độ trực nhật được đưa vào dần dần: + Ở các trẻ nhỏ chỉ đưa ra nhiệm vụ đơn giản là giúp cô bày bàn ăn cho các bạn ngồi cùng bàn. Trẻ phân phát thìa, đĩa, cốc, bánh, hoa quả Khi trẻ tỏ ra có kĩ xảo cần thiết và độc lập hơn thì có thể đưa vào chế độ trực nhật nhà ăn – thường là ở đầu năm học của lớp nhỡ. Hằng ngày, mỗi em được phân công trực nhật một bàn ăn. Giáo viên phải hướng dẫn trẻ thực hiện thứ tự các công việc, kiểm tra và giúp đỡ các em, cô chú ý đến đặc điểm của cá nhân trẻ. Cô đánh giá và nêu bật sự cố 16
  6. gắng của các em khi làm việc, có ý thức quan tâm đến bạn và giúp đỡ người lớn. Cuối tuổi mẫu giáo nhỡ có thể thực hiện chế độ trực nhật chuẩn bị học tập – tuỳ theo công việc, giáo viên chỉ định từng nhóm (2 – 3 em) phụ trách và hướng dẫn các em làm các việc cụ thể (phân phối đồ dùng học tập, thu dọn khi dùng xong, làm vệ sinh). Ở nhóm lớn có chế độ trực nhật trong góc thiên nhiên. Hằng ngày, các em trực nhật thay đổi cho nhau, sao cho mỗi em đều được tham gia tất cả các hình thức trực nhật. Khi chọn nhóm trực nhật cần chú ý đến quan hệ bạn bè giữa các em, thoả mãn nguyện vọng làm việc cùng nhau. Cần dạy trẻ biết phối hợp hành động với nhau, biết thoả thuận, phân công công việc cho nhau, các biện pháp sử dụng hợp lí thời gian và sức lực. Trong việc tổ chức hoạt động lao động phải đặc biệt chú ý giải quyết các nhiệm vụ giáo dục đạo đức, hình thành ở trẻ những hành vi đạo đức như giúp đỡ lẫn nhau, tôn trọng lao động của bạn – Tổ chức lao động tập thể Ở nhóm trẻ lớn có nhiều khả năng để tổ chức lao động tập thể cho trẻ. Các công việc lao động tập thể có thể tiến hành như quét dọn phòng học, sân chơi, trồng rau, trồng hoa, thu hoạch rau quả, trang trí lớp học, hội trường v.v Giáo viên cần chú ý đến việc giải thích ý nghĩa công việc, hướng dẫn, phân công việc giữa các nhóm (đảm bảo sự công bằng). Trong hình thức lao động này, giáo viên đặc biệt quan tâm đến mối quan hệ giữa các trẻ, giúp đỡ trẻ hình thành kĩ năng lao động có tổ chức và tinh thần giúp đỡ lẫn nhau. Có các hình thức lao động chung và lao động phối hợp. Lao động chung là tất cả các em cùng nhau làm việc, mỗi nhóm làm một việc để hoàn thành một nhiệm vụ chung. Lao động phối hợp mang tính chất phức tạp hơn, có sự kế tiếp nhau theo nhiều giai đoạn của cùng một công việc. Trẻ tham gia không cùng một lúc vào quá trình hoạt động, song vẫn tạo ra khả năng tập hợp trẻ trong công việc chung phức tạp hơn. Hình thức này tạo ra khả năng hình thành mối quan hệ tập thể rộng hơn. Các bậc cha mẹ nên hình thành cho con thói quen làm tốt một công việc trong một khoảng thời gian nhất định. Hãy động viên để con hoàn thành công việc tới bước cuối cùng, hãy hướng dẫn chứ không làm thay mỗi khi trẻ gặp khúc mắc không tự giải quyết được và hãy kết thúc bằng một phần thưởng xứng đáng với những cố gắng của con, hãy nói với con những cố gắng đó có ý nghĩa như thế nào. Trong thời đại hiên nay, việc dạy con biết lao động và quý trọng thành quả lao động là việc rất quan trọng. Giáo dục con giá trị của lao động giúp con có tính tự lập, không lười biếng, không ỷ lại vào người khác và có thể thích ứng với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Dạy cho trẻ biết lao động, biết yêu thương, chúng sẽ học được cách làm chủ cuộc đời với đôi bàn tay của chính mình, chúng sẽ nhận ra rằng 17
  7. nỗ lực của chúng chính là sự cống hiến cho những điều còn lớn lao hơn thế trong tương lai. * Kết quả đạt được Từ những biện pháp tôi đã nêu trên khi thực hiện tại lớp mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi tôi phụ trách đến cuối năm học 2019-2020 đã đạt được kết quả như sau: STT Nội dung Số lượng Tỉ lệ 1 Trẻ hứng thú, tích cực tham gia vào hoạt động 23 95,8 2 Thực hiện các kỹ năng vận động. 22 91,6 3 Trẻ tập trung chú ý. 23 95,8 4 Cân nặng 23 95 5 Chiều cao 23 95 Sau khi thực hiện các biện pháp trên tôi nhận thấy trẻ nhanh nhẹn, linh hoạt hứng thú hơn, trẻ tích cực và chủ động tham gia nhữngvận động và hứng thú vào các trò chơi, kỹ năng vận động tốt hơn. Nếu như đầu năm khi tổ chức giáo dục thể chất cho trẻ, tôi thấy các cháu rất lười vận động, không hứng thú tham gia vận động. Nhưng qua một thời gian thực hiện và áp dụng các biện pháp trên, tôi thấy các cháu rất thích vận động và tham gia các vận động một cách tích cực, sôi nổi hơn, các cháu không còn rụt rè mà trẻ tham gia học tập một cách tích cực, hứng thú hơn, dẫn đến trẻ sẽ thành thục kỹ năng, kỹ xảo, kết quả cuối cùng là trẻ phát triển mạnh về mặt thể hình và sức khỏe. Bên cạnh đó, ngôn ngữ của trẻ cũng trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn trong giao tiếp, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Không những thế ở trẻ còn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt với các bạn, khả năng tự kiềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và biết giúp đỡ bạn. Qua hoạt động vui chơi còn rèn luyện cho trẻ cả về thể lực giúp trẻ khỏe mạnh và nhanh nhẹn hơn rất nhiều so với đầu năm học. Tỷ lệ suy dinh dưỡng cũng giảm rõ rệt đầu năm, đồng thời còn tạo được niềm tin cho phụ huynh với cô giáo khi đưa trẻ đến trường mầm non. III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Ý nghĩa của đề tài, sáng kiến, giải pháp: Quá trình thực hiện đề tài: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi trong trường mầm non” tôi thấy chương trình chăm sóc giáo dục theo hướng đổi mới, giúp người học không thụ động, mà luôn 18
  8. luôn chủ động để tiếp nhận những kiến thức kỹ năng vận động một cách đúng và chính xác người học ở đây không phải ai xa lạ mà chính là những mầm non của tương lai, của cả xã hội trẻ học mà chơi, chơi mà học, thông qua chơi một cách chủ động. Sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4– 5 tuổi tại trường mầm non” tôi đã áp dụng tại trường mầm non tôi đang công tác, và có thể áp dụng ở tất cả các trường mầm non trong tỉnh. Từ khi áp dụng những biện pháp trên giúp trẻ phát triển được các tố chất như: Nhanh- mạnh - bền, trẻ nhận thức được tầm quan trọng của việc rèn luyện thể dục, thể thao, dần hình thành cho trẻ ý thức tập luyện, từ đó trẻ tham nhiệt tình vào các hoạt động trong ngày đạt kết quả cao, đồng thời giúp giáo viên linh hoạt và sáng tạo hơn trong quá trình giáo dục phát triển thể chất cho trẻ, hình thành những con người có thể chất hoàn thiện tham gia vào các hoạt động, để xây dựng đất nước ngày càng phát triển. Sau khi áp dụng đề tài này tôi rút ra một số kinh nghiệm như: Cần nắm rõ đặc điểm của từng trẻ để có nội dung, biện pháp giáo dục thể chất cho trẻ phù hợp có hiệu quả. Tạo cho trẻ môi trường, địa điểm, đồ dùng đồ chơi để trẻ hứng thú vận động. 2. Kiến nghị, đề xuất: Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng về chuyên môn để nâng cao nghiệp vụ giảng dạy, phục vụ cho công tác giảng dạy chăm lo sức khỏe, phát triển vận động cho học sinh. Thường xuyên, nghiên cứu, học hỏi đồng nghiệp, sách báo những kinh nghiệm về phát triển giáo dục thể chất. Tạo điều kiện hơn về một số đồ dùng phục vụ cho hoạt động giáo dục thể chất. Ban giám hiệu có kế hoạch bồi dưỡng cho giáo viên về kiến thức chăm sóc giáo dục trẻ. Trên đây là những hiểu biết của tôi về đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 4 – 5 tuổi tại trường mầm non” tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để đề tài ngày càng hoàn thiện hơn./. 19
  9. Kim Thuỷ, ngày 20 tháng 4 năm 2020 Người viết: Nguyễn Thị Thanh Hồng 20
  10. Ý KIẾN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 21