SKKN Một số giải pháp nhằm giáo dục hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

doc 28 trang binhlieuqn2 6030
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm giáo dục hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_nham_giao_duc_hinh_thanh_va_phat_trien.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nhằm giáo dục hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh Tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp

  1. .+ Thi tìm hiểu : Thi tìm hiểu là hình thức tổ chức cho học sinh tìm hiểu về một vấn đề, nội dung nào đó dưới hình thức một cuộc thi giữa các em với nhau. Thi tìm hiểu có tác dụng lôi cuốn học sinh tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo, phat triển cho các em kỷ năngtìm kiếm và xử lý thông tin, KN trình bày ý kiến, KN lắng nghe và phản xạ nhanh nhạy, KN hợp tác, KN tưduy phê phán và tư duy sáng tạo. Bồi dưỡng cho học sinh động cơ học tập tích cực và kích thích tính tò mò, hứng thú nhận thức ở các em. + Tổ chức các ngày hội: Ngày hội là hình thức hoạt động mang tính tổng hợp của nhiều hình thức hoạt động khác nhau như; văn nghệ, trò chơi, giao lưu, thi tìm hiểu, thi hùng biện trong một không gian đầy sắc màu cho học sinh. Mục đích chính của hình thức hoạt động này là tạo không khí vui tươi, phần khởi, hồ hởi, thân thiện, tạo cho các em được thoải mái thể hiện, khẳng định mình và giao lưu với thầy, với bạn và mọi người Trên cơ sở đó giáo dục cho các em tính mạnh dạn, tự tinh, tinh thần đoàn kết và kỷ năng sống quan trọng như: KN giao tiếp, KN hợp tác, KN ra quyết định cho học sinh. 4.2. Ví dụ thiết kế hoạt động chào mừng này hội các thầy các cô (Chủ đề tháng 11: Ngàn hoa điểm tốt kính dâng thầy, cô giáo) theo từng Chi đội, lớpNhi đồng: * Mục tiêu: Sau khi thực hiên hoạt động này, học sinh cần đạt những yêu cầu sau: - Kính yêu và biết ơn các thầy giáo cô giáo. - Biết thể hiện tình cảm kính yêu, biết ơn thầy cố giáo bằng những lời nói, cử chỉ, hành động phù hợp. - Thêm yêu quý và gắn bó với trường, lớp. * Quy mô, thời điểm, địa điểm tổ chức: - Quy mô: Tổ chức theo quy mô lớp. - Thời điểm: Nên tổ chức vào dịp 20/11. - Địa điểm: lớp học. * Nội dung và hình thức: - Nội dung: Chúcmừng ngày hội của các thầy giáo, cô giáo. - Hình thức: Kết hợp nhiều hình thức (văn nghệ, trò chới, xem băng đĩa ) 17
  2. * Tài liệu và phương tiện: - GV chuẩn bị: + Bánh kẹo tặng cho học sinh. + Nội dung các bài thơ, bài hát, ca dao Về chủ đề Thầy cô và mái trường để cung cấp cho học sinh nếu học sinh yêu cầu. - HS chuẩn bị: + Giấy mời GVCN, Ban giám hiệu và giáo viên đã và đang dạy ở lớp. + Bài hát "Những bông hoa, những bài ca", bụi phấn + Thơ, ca dao, tục ngữ về người thầy, tình thầy trò. + Tự làm bưu thiếp chuc mừng. + Những bông hoa để tặng. + Bìa phục vụ trò chơi. + Phương tiện nghe, nhìn. * Tiến trình: - Khởi động: Cả lớp hát bài hát "Những bông hoa, những bài ca" - Hoạt động 1: Chúc mừng thầy cố giáo em: + MC của lớp lên tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu tham dự. - Chủ tịch HĐTQ HS thay mặt cả lớp lên đọc lời chào mừng và tặng hoa các thầy giáo, cô giáo. - Lần lượt từng học sinh lên nói lời chúc mừng và tặng các thầy giáo cố giáo những món quà mà các em tự làm, tự vẽ. - Đại diện các thầy giáo, cô giáo lên phát biểu cảm ơn và tặng bánh kẹo để các em cùng liên hoan. - Hoạt động 2: + HS nghe băng đĩa về các bài hátvề thầy cô. + Biễu diễn văn nghệ, kể chuyện và liên hoan bánh kẹo. - Hoạt động 3: Trò chơi "Xếp chữ". + Cách chơi: người điều khiển trò chơi phát cho mỗi nhóm một số tờ bìa màu, yêu cầu mỗi nhóm trong thời gian 10 phút phải xếp một câu ngắn về chủ đề "Biết ơn thầy, cô giáo" và các thành viên đứng lên xếp thành hàng ngang trên bảng, mỗi người cầm một tờ bìa, giơ lên trên đầu, theo thứ tự để tạo thành một câu có ý nghĩa chúc mừng các thầy cố giáo. Ví dụ như: KINH YEU THAY CO GIAO 18
  3. BIET ON THAY CO GIAO 20 THANG 11 + Luật chơi: Nhóm nào xếp nhanh, xếp đúng, nhóm đó sẽ thắng cuộc. - Hoạt động 4: Kết thúc + Chủ tịch HĐTQ HS lên phát biểu cảm ơn và đọc lời hứa. + Cả lớp cùng hát bài tập thể: "Lớp chúng ta đoàn kết" Đánh giá: Hãy viết một bản thu hoạch ngắn của em sau khi tham gia hoạt động này. 5. Giải pháp 5. Phát huy vai trò "Tự quản" của tập thể học sinh. Ngay từ đầu mỗi năm học, sau ổn định các hoạt động, các chi đội lớp tổ chức Đại hội để bầu ra ban cán sự lớp, ban chỉ chi đội. Hoạt động này nhằm giúp giáo viên chỉ đạo các hoạt động ngoài giờ như vệ sinh, truy bài 15 phút đầu buổi, xếp hàng ra vào lớp Từ đó, dần hình thành thói quen, ý thức tự giác của mỗi học sinh. Đối với liên đội, tổ chức Đại hội liên đội để bầu ra Ban chi huy liên đội. Từ đó cử ra các tổ đội như: Đội tuyên truyền măng non, Đội An ninh xung kích, Đội cờ đỏ, Đội Chữ thập đỏ, Các tổ đội này nhằm giúp GV-TPT quản lý các hoạt động tập thể, vệ sinh, xếp loại thi đua các lớp. Hoạt động tự quản: Đội trưởng căn cứ vào kế hoạch, tiêu chí thi đua đánh giá hàng tuần, phân công tổ viên chấm và theo dõi các mãng hoạt động. Đặc biệt trường tôi có 3 khu vực, việc thi vai trò tự quản của học sinh cực kì quan trọng. Sau từng tuần học, các tổ trưởng của từng khu vực cùng với giáo viên trực tuần, tập hợp điểm, viết đánh giá nhận xét và họp bàn kế hoạch hoạt động tuần tới. Thông qua các buổi sinh hoạt Chi đội các đội viên trong phân Đội tự bình bầu, nhận xét đội viên trong tuần. Những đội viên có nhiều sai phạm được tập thể góp ý nhận xét, phân công theo dõi thông qua “Đôi bạn cùng tiến” trong giáo dục đạo đức cũng như học tập. Quá trình này đã biến quá trình giáo dục tự giáo dục coi đó là một yếu tố nội tại trong quá trình giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách học sinh. Tập thể học sinh thống nhất trong mục đích chung đó là học tập, rèn luyện để trở thành những con người có ích cho gia đình, xã hội. Một tập thể học sinh có ý thức tự quản cao, có truyền thống, có kỷ luật nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách của những học sinh theo đúng mục đích giáo dục của nhà trường. Tập thể học sinh tốt 19
  4. có tác dụng thanh lọc hiệu quả, cảm hoá, biến đổi học sinh có những sai lệch về các chuẩn mực đạo đức xã hội, có sức chống đỡ các tác động tiêu cực từ bên ngoài. Xây dựng tiêu chuẩn chấm điểm hàng ngày: 1. Sĩ số: - Đầy đủ: 4 điểm - Vắng không phép: - 2 điểm - Đi học muộn: - 1 điểm/ĐV-NĐ 2. Tư cách Đội viên, Nhi đồng. (khăn quàng đỏ, mũ cà lô, ghế ngồi): - Đầy đủ: 4 điểm - Thiếu: -1 điểm/ĐV-NĐ. 3. Sinh hoạt 15 phút đầu giờ (xếp hàng vào lớp, đọc 5 điều Bác Hồ dạy, truy bài đầu buổi): - Tốt: 4 điểm - Không sinh hoạt: 0 điểm. - Sinh hoạt không có chất lượng: 2 điểm. 4. Sinh hoạt 15 phút giữa giờ: - Tốt: 4 điểm - Lộn xộn: 2 điểm. 5. Vệ sinh lớp và khu vực được phân công: - Tốt: 6 điểm. - Không trực: 0 điểm. - Trực muộn và bẩn: 2 điểm. 6. Quạt điện và điện sáng: - Sử dụng phù hợp: 2 điểm. - Sử dụng không phù hợp: 0 điểm 7. Chăm sóc hoa: - Tốt: 4 điểm. - Cỏ nhiều, rác ở bồn hoa: 0 điểm. 8. ATGT, TTTH - Thực hiện tốt xếp hàng khi ra về: 10 điểm. - Đi xe đạp trên sân trường: -2 điểm/ ĐV – NĐ. - Phụ huynh đưa, đón học sinh đi xe vào trường: -2 điểm/ ĐV-NĐ 8. Các lỗi vi phạm khác: - Nói tục, chửi thề, ngồi lên bàn ghế; viết vẽ bậy lên bàn ghế, cửa sổ, tường: - 5 điểm. - Đánh nhau, chơi các trò chơi nguy hiểm, mang các đồ chơi nguy hiểm: - 10 điểm 20
  5. Xây dựng bảng tập hợp điểm tuần: theo dâi thi ®ua tuÇn 26 Tõ ngµy 2 ®Õn ngµy 5 th¸ng 3 n¨m 2015 Thø Thø Thø Tæng tt Chi ®éi/ Líp 2 Thø 3 Thø 4 5 6 ®iÓm XÕp thø 1 1A 15 14 18 19 16 82 17 2 2A 18 18 17 14 19 86 5 3 3A 15 12 19 18 17 81 18 4 Phan §×nh Giãt 19 15 17 12 18 81 18 5 NguyÔn V¨n Trçi 17 18 15 18 16 84 11 6 1B 15 17 17 17 19 85 8 7 1C 15 16 15 17 16 79 20 8 1D 16 18 16 18 15 83 14 9 2B 17 20 16 17 17 87 2 10 2C 14 15 13 15 18 75 21 11 3B 16 19 17 17 16 85 8 12 3C 19 16 18 13 19 85 8 13 Kim §ång 17 21 15 18 16 87 2 14 §Æng Thïy Tr©m 18 17 16 18 15 84 11 15 BÕ V¨n §µn 17 12 15 18 21 83 14 16 TrÇn Quèc To¶n 16 17 20 16 19 88 1 17 1E 15 18 13 20 17 83 14 18 2D 21 14 17 14 20 86 5 19 3D 20 18 15 19 15 87 2 20 Vâ ThÞ S¸u 17 14 16 19 18 84 11 21 NguyÔn B¸ Ngäc 19 16 19 17 15 86 5 6. Giải pháp 6. Phối hợp các lực lượng giáo dục Nhà trường - Gia đình - Xã hội Việc thực hiện các nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học là một công việc khó khăn, phức tạp. Bởi lẽ, trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh tiếp nhận những tác động từ nhiều phía: Nhà trường - Gia đình - Xã hội. Công tác giáo dục chỉ đạt hiệu quả cao khi phối hợp thống nhất được tác động theo hướng tích cực. Đối với học sinh Tiểu học thì tác động giáo dục của nhà trường, gia đình, 21
  6. xã hội có vai trò quan trọng. Vì vậy, sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình, xã hội trong lĩnh vực này có tác dụng to lớn về nhiều mặt đó là: Làm cho các tác động giáo dục đến với học sinh được thực hiện theo những yêu cầu thống nhất; Giúp cho cha mẹ học sinh và giáo viên hiểu đầy đủ hơn về nội dung giáo dục của mình, nhờ đó đề ra được những biện pháp giáo dục phù hợp. Tạo ra sự hỗ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục. Với ý nghĩa đó, sự kết hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội từ lâu đã được xem là nguyên lý cơ bản của giáo dục. Song làm thế nào để sự kết hợp này đáp ứng được những yêu cầu của công tác giáo dục vẫn đang là vấn đề chưa có lời giải đáp. Ở trường chúng tôi việc kết hợp giáo dục đạo đức cho học sinh giữa nhà trường, gia đình, xã hội đã được thực hiện theo cơ chế phân công - Hợp tác bằng việc làm cụ thể, thiết thực của cha mẹ học sinh, giáo viên và địa phương. Cụ thể là: - Xác định rõ nhiệm vụ của nhà trường, gia đình dựa trên cơ sở vai trò, chức năng và thế mạnh của mỗi bên. Nhà trường là cơ quan chuyên trách về giáo dục. Vì vậy, nhà trường và giáo viên có nhiệm vụ thông báo kết quả học tập, rèn luyện của học sinh ở trường, thông báo chủ trương, kế hoạch công tác của nhà trường cho cha mẹ học sinh. Chủ động thu hút cha mẹ học sinh tích cực tham gia công tác giáo dục. Nhà trường phải chú ý đúng mức đến một số nội dung liên quan đến việc giáo dục đạo đức cho học sinh như trao đổi về ưu, nhược điểm ở nhà trường, ở gia đình để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. Đặc biệt, nội dung bồi dưỡng kiến thức sư phạm, kiến thức gia đình cho cha mẹ học sinh đã trở thành mối quan tâm của cả hai phía. - Xây dựng quy định nếp sống hằng ngày ở nhà, ở trường, ở địa phương của học sinh làm cơ sở cho việc thống nhất yêu cầu, nội dung giáo dục cũng như việc đánh giá kết quả giáo dục. Nội dung của bản quy định bao gồm các việc làm và các quan hệ hằng ngày của học sinh ở nhà, ở trường, ở địa phương; Nội dung của từng việc làm, yêu cầu cần đạt được khi thực hiện. Các việc làm đó được sắp xếp theo một trật tự nhất định tùy điều kiện cụ thể của gia đình, nhà trường, địa phương và trình độ phát triển của học sinh từng lớp. Quy định này là do giáo viên cùng cha mẹ học sinh xây dựng từ đầu năm học trong phiên họp cha mẹ học sinh đầu năm. Những điều chỉnh cần thiết sẽ được hai bên thông báo kịp thời cho nhau trong suốt năm học. 22
  7. - Xác định những hình thức phối hợp nhằm đảm bảo mối quan hệ thường xuyên giữa gia đình, nhà trường, xã hội. Hình thức trao đổi trực tiếp được thực hiện qua việc giáo viên đến thăm gia đình học sinh, qua các cuộc họp cha mẹ học sinh, qua điện thoại. Những cuộc gặp gỡ, trao đổi trực tiếp nêu trên cho phép được đề cập nhiều vấn đề và đi sâu vào từng trường hợp cụ thể, tạo được mối quan hệ thân mật hiểu biết lẫn nhau giữa giáo viên và cha mẹ học sinh, giúp giáo viên hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh, nhờ đó đưa ra những lời khuyên phù hợp cho gia đình. Hình thức trao đổi gián tiếp như thông qua sổ lien lạc, qua đại diện hội cha mẹ học sinh hoặc đại diện cộng đồng dân cư nơi gia đình học sinh cư trú. Trong các hình thức này, việc trao đổi qua sổ liên lạc có tính khả thi hơn cả. Song, sổ liên lạc phải được sử dụng một cách thường xuyên khi cần chứ không phải theo định kỳ hàng tháng. Đồng thời, cần cải tiến hoạt động của cha mẹ học sinh. Hội cha mẹ học sinh phải thực sự trở thành lực lượng hỗ trợ đắc lực cho việc phối hợp giáo dục giữa nhà trường, gia đình, xã hội. Vì vậy, về mặt tổ chức, bên cạnh ban chấp hành Hội cần có tổ phụ huynh (của lớp) theo địa bàn học sinh cư trú. Tổ trưởng phụ huynh sẽ hoạt động theo tư cách là cầu nối trao đổi thông tin giữa nhà trường và gia đình. Nếu nhà trường, gia đình, xã hội tác động đến học sinh theo cùng hướng trên những quan điểm, nguyên tắc đúng đắn và thống nhất thì việc hình thành chuẩn mực đạo đức cho học sinh sẽ có hiệu quả. Nếu các yếu tố đó tác động lệch hướng đến từng học sinh thì sẽ vô hiệu hóa lẫn nhau, gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức của trẻ. Để có được sự thống nhất, tạo ra sự cộng hưởng giữa nhà trường, gia đình, xã hội nhà trường cần trở thành trung tâm văn hóa giáo dục, trở thành nơi chỉ đạo thống nhất tác động của các lực lượng giáo dục. 23
  8. III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Trong năm học 2014 - 2015 do được chú trọng việc tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp nên đã có tác dụng giáo dục học sinh, làm cho chất lượng văn hóa cũng như đạo đức trong nhà trường tăng lên rõ rệt, cụ thể cuối năm học Liên đội đã đạt được các danh hiệu sau: - 100% sao nhi đồng và Đội viên thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của người học sinh. - 100% sao công nhận Sao ngoan. - 100% Chi đội đạt đạt Chi đội vững mạnh. - 100% chuyên hiệu rèn luyện đội viên đăng kí được công nhận. - Liên đội được công nhận là Liên đội mạnh xuất sắc cấp huyện. - Chất lượng giáo dục Hoàn thành 100% ; trong đó học sinh được khen cấp trường đạt 75%. Kết quả xếp phẩm chất học sinh cuối năm học 2014-2015: Số học sinh xếp Đạt: 603/603 chiếm tỉ lệ 100% - Có 17/21 lớp đạt lớp Tiên tiến. - 100% Đội viên khối 4;5 được công nhận 3 loại chuyên hiệu: An toàn giao thông, Chăm học, Nghi thức đội hạng 3. - Kết quả cuối năm 2014-2015, có 192 đôi ban cùng tiến trong đó tiến bộ 170 đôi bạn. Huyện Đoàn Lệ Thủy xếp loại và khen: - Năm học 2011-2012: Xếp loại Liên đội mạnh xuất sắc - Năm học 2013-2013: Xếp loại Liên đội mạnh xuất sắc - Năm học 2013-2014: Xếp loại Liên đội mạnh xuất sắc. - Năm học 2014- 2015:Xếp loại Liên đội mạnh xuất sắc. Tỉnh Đoàn tặng Bằng khen: - Năm học 2011-2012: Tặng Liên đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Công tác Đội và phong trào thiếu nhi. - Năm học 2012-2013: Tặng Liên đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Đề nghị Trung ương Đoàn tặng bằng khen năm học 2014-2015: Tặng Liên đội hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Công tác Đội và phong trào thiếu nhi. Thành tích các Hội thi: 24
  9. - Hội thi Chỉ huy đội giỏi năm học 2012-2013: Xếp thứ Nhất cấp tiểu học. Cá nhân đạt thành nhân: - Năm học 2012-2013: Đội viên Võ Lê Kiều My - Chi đội Đặng Thùy Trâm được Huyện Đoàn khen đạt giải Nhất đạt Chỉ huy Đội giỏi. Tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng các ngày Đại hội cấp xã: - Chào mừng Chào mừng Hội Liên hiệp Thanh niên xã: 02 tiết mục. - Tham gia Tiếng hát khuyến học: 02 tiết mục. - Tham gia hội trại chào mừng 26-3: Xếp thứ Nhì. - Tham gia Đồng diễn Ngày hội Học tập suốt đời: 02 màn đồng diễn. - Tham gia Hội thi "Chúng em kể chuyện Bác Hồ" cấp huyện năm học 2014- 2015: Xếp thứ 3 cấp huyện. Năm học 2014 – 2014, trường Tiểu học tôi phụ trách đã gây quỹ tình thương 3.200.000 đồng.Trong đó ủng hộ giúp đỡ bạn nghèo 500.000 đồng, xây dựng một tủ sách dùng chung hơn 1000 đầu sách. Phong trào cứu trợ đã giúp được 5 bạn nghèo có nguy cơ bỏ học vì khó khăn trở lại trường. - Trồng và bảo vệ được hàng ngàn cây ở sân trường thôn xóm. - Trong suốt cả năm học, cứ vào chiều thứ 7, Chủ nhật, chuẩn bị tết lễ, khắp nơi trong thôn xóm rộn ràng, rợp màu cờ của đội “Hai tốt” hoạt động làm sạch làng, đẹp xóm và tạo sự đồng tình của bà con thôn xóm. 25
  10. PHẦN III. KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ I. KẾT LUẬN Trong giáo dục và đào tạo, giáo dục phẩm chất đức là một bộ phận hữu cơ của giáo dục toàn diện. Khẩu hiệu trong từng trường học: “Tiên học lễ, hậu học văn” của học giả Trung Quốc vĩ đại Khổng Tử còn nguyên giá trị trong tình hình hiện nay. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng khẳng định: “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Từ xưa đến nay, trong bất kỳ thời điểm nào con người cũng lấy đức làm trọng. Để thích ứng và đáp ứng cơ chế đổi mới của đất nước phù hợp với phát triển và hoà nhập cộng đồng thế giới thì người Việt Nam cần được trang bị vốn tri thức, kĩ năng và thói quen đạo đức ngay từ cấp học đầu tiên cũng như suốt quá trình ngồi trên ghế nhà trường. Muốn thực hiện tốt chiến lược “con người” thì nhà trường phải có hướng thống nhất trong dạy học và giáo dục kết hợp tốt các con đường trong giáo dục đạo đức trên lớp và ngoài giờ lên lớp. Hoạt động ngoài giờ lên lớp góp phần đáng kể trong việc giáo dục đạo đức - Đây là một trong những con đường giáo dục có hiệu quả có đặc thù và có lợi thế riêng. Điều này cũng khẳng định vai trò tổ chức, hướng dẫn, chỉ đạo, điều khiển trong hoạt động ngoài giờ lên lớp trong giáo dục đạo đức cho học sinh của GV- TPT Đội trong trường học. Tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp nói chung cũng như GDNGLL trong giáo dục đạo đức phải thường xuyên, liên tục, nội dung đòi hỏi phải phong phú, hấp dẫn, phù hợp với tâm sinh lý của học sinh Tiểu học; anh chioj phụ trách Đội phải gần gũi, chia sẻ với các em một số khó khăn các em mắc phải để tìm cách giải quyết. Trong suốt cả năm học lẫn thời gian nghỉ hè các hoạt động giáo dục không gián đoạn, các em không bị xa rời môi trường giáo dục. Ngoài những hoạt động theo chủ điểm từng tháng các em còn được hoạt động ở địa bàn dân cư. Cuối năm học có sự bàn giao học sinh về địa phương và cuối hè có tiếp nhận rõ ràng, cụ thể. Nội dung các hoạt động hoàn toàn không tẻ nhạt, hình thức thay đổi liên tục. Cả nội dung và hình thức luôn được cải tiến, luôn luôn tạo ra sự mới mẻ, hấp dẫn học sinh. Người cán bộ quản lý phải năng động, nhạy bén trong việc lựa chọn nội dung, hình thức hoạt động, có khả năng tổ chức trong việc lựa chon, bố trí cán bộ, 26
  11. giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách Đội Trong công tác chỉ đạo phải có trọng tâm, trọng điểm, coi trọng công tác thi đua, theo dõi, đánh giá, khen thưởng giáo viên và học sinh. Là người chỉ huy, quyết định mọi thành bại của nhà trường, người quản lý phải có năng lực trong việc lựa chọn ra những nội dung cần chỉ đạo các hoạt động. Có khả năng xem xét, nhìn nhận lựa chọn giáo viên, phân công đúng người, đúng việc. Các hoạt động không tràn lan mà phải có trọng tâm, trọng điểm. Điều quan trọng trong chỉ đạo là người quản lý không “đánh trống bỏ dùi” mà phải luôn theo dõi, đánh giá khách quan, chính xác theo từng từng tháng, từng kỳ và cả năm học. Phối hợp thường xuyên, chặt chẽ với các lực lượng trong và ngoài nhà trường với các đoàn thể, với Hội cha mẹ học sinh để giáo dục đạo đức và những giá trị nhân văn cho học sinh đạt kết quả tốt. Như phần lý luận đã đề cập, giáo dục thế hệ trẻ là trách nhiệm của toàn xã hội. Sự liên kết, phối hợp với các lực lượng xã hội để giáo dục đạo đức và những giá trị nhân văn cho học sinh là việc làm cần thiết, sự phối hợp này đã tạo nên chu trình giáo dục khép kín: Nhà trường - Gia đình - Xã hội, tạo điều kiện cho các em luôn được sống trong môi trường giáo dục lành mạnh, tươi vui và toàn diện. Trong năm học 2014 – 2015, trường Tiểu học mà tôi đang công tác đã có được một số kết quả đáng ghi nhận trong công tác giáo dục đạo đức cho học sinh. Hướng phát triển của đề tài: Đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm hình thành và phát triển phẩm chất đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp tại một trường tiểu học tại huyện Lệ Thủy để phát triển đề tài nhân rộng trong thời gian tới bản thân tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu giáo dục kĩ năng sống thông qua hoạt động ngời giwof lên lớp nhằm thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Trên đây là một số kinh nghiệm bước đầu dưới vai trò trách nhiệm của GV- TPT Đội ở trường học vùng ven Quốc lộ - Biển chắc chắn bản kinh nghiệm không tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự quan tâm góp ý của đồng nghiệp để bản kinh nghiệm có tính khả thi cao hơn. II. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT: 1. Hội đồng Đội huyện nên tổ chức các hoạt động lớn nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh như: Phụ trách Đội giỏi, phụ trách sao giỏi, thi Đội viên thanh lịch; tổ 27
  12. chức các hoạt động tuyên dương “Người tốt, việc tốt”, tổ chức tuyên dương “Cháu ngoan Bác Hồ” 2. Đối với Chính quyền địa phương, xã Đoàn: Tiếp tục quan tâm chăm sóc, giáo dục thế hệ trẻ, tổ chức các hoạt động lớn lôi cuốn học sinh tham gia như trong dịp hè: Tổ chức bóng đá mini, sinh hoạt Đội trên địa bàn dân cư, cắm trại hè, 28