SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tốt văn hóa công sở thông qua họat động giao tiếp trong trường học hiện nay
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tốt văn hóa công sở thông qua họat động giao tiếp trong trường học hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_hieu_qua_thuc_hien_tot_v.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tốt văn hóa công sở thông qua họat động giao tiếp trong trường học hiện nay
- 1. Phần mở đầu: 1.1. Lý do chọn Sáng kiến kinh nghiệm. Trong cuộc sống xã hội nói chung hoạt động luôn luôn được coi là một phương thức cơ bản của sự tồn tại của con người, và nói chung cuộc sống của con người được bao gồm một dòng các hoạt động luôn luôn được kế tục lẫn nhau, và hoạt động giáo dục cũng nằm trong dòng các họat động chung đó. Giáo dục - đào tạo có thể được hiểu là hoạt động quản lý những tác động giáo dục và đào tạo, theo những mục tiêu xác định. Đó là hoạt động có tính mục đích, được tổ chức một cách khoa học của người cán bộ quản lý nhằm tổ chức - chỉ đạo các hoạt động giáo dục và đào tạo trong nhà trường, hướng vào đạt những mục tiêu đã định. Hoạt động quản lý được hình thành thông qua các con đường giao tiếp và hoạt động bằng cách xây dựng nên cả một hệ thống các nhiệm vụ quản lý giáo dục- đào tạo, tiến hành tổ chức cho chủ thể quản lý được tiếp xúc với đối tượng quản lý để họ có điều kiện thực hiện các hành động giải quyết hệ thống các nhiệm vụ đó một cách hiện thực, cảm tính, thông qua chính những việc làm của mình khi đã chú ý được đầy đủ các yếu tố động cơ, các phương tiện, các điều kiện thiết yếu của hoạt động giao tiếp quản lý cần phải có. Thực hiện nếp sông văn minh, văn hóa công sở, giao tiếp và giao tiếp quản lý luôn luôn giữ vai trò quan trọng có tác dụng quy định sự phát triển những phẩm chất tâm lý của nhân cách ở từng chủ thể và còn là một phương thức của sự tồn tại của con người. Với ý nghĩa và tầm quan trọng của giao tiếp, giao tiếp quản lý trong cuộc sống nói chung, trong lĩnh vực giáo dục nói riêng, qua thực tế công tác trong giáo dục tôi nhận thấy vấn đề giao tiếp trong quản lý trường học hiện nay rất cần thiết do đó tôi chọn viết đề tài: “ Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tốt văn hóa công sở thông qua họat động giao tiếp trong trường học hiện nay” 1.2. Điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm. Nếp sống văn minh, văn hóa công sở là một vấn đề luôn được đảng, nhà nước và các ban ngành quan tâm, nhưng từ trước đến nay chúng ta chỉ thực hiện thông qua chỉ thị, hướng dẫn, công văn, nội quy quy định mà ít ai rút ra được những kinh nghiệm gì trong quá trình triển khai thực hiện để góp ý điều chỉnh hay bổ sung những giải pháp hay phù hợp vùng miền, và để viết nên sáng kiến các giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả việc thực hiện vấn đề trên. Vì vậy, với “Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tốt văn hóa công sở thông qua hoạt động giao tiếp trong trường học hiện nay” để xây dựng nên những con người
- trong thời kỳ hội nhập nhưng vẫn luôn giữ được nếp sống văn minh, văn hóa, bản sắc dân tộc là nơi đáng tin cậy để thực hiện sứ mệnh trồng người hôm nay. Đây, chính là điểm mới của sáng kiến kinh nghiệm này. 2. Phần nội dung: 2.1. Thực trạng của giao tiếp và giao tiếp trong trường học hiện nay. Sự hình thành và phát triển của xã hội loài người từ trước đến nay là nhờ quá trình giao tiếp với nhau. Như vậy giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống con người, là điều kiện tồn tại của con người, bởi vì con người không thể sống, lao động, học tập mà không giao tiếp với người khác. Nhờ giao tiếp, mỗi cá nhân tham gia vào các mối quan hệ xã hội, lĩnh hội được những kinh nghiệm xã hội lịch sử, chuyển hóa thành những kinh nghiệm riêng của cá nhân, thành phẩm chất và năng lực của chính mình để tham gia vào đời sống xã hội. Giao tiếp không chỉ quan trọng đối với cuộc sống con người mà còn ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành nhân cách nghề nghiệp. Đối với nghề dạy học, giao tiếp vừa có vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển nhân cách của người giáo viên, vừa là một bộ phận cấu thành hoạt động sư phạm, là thành phần chủ đạo trong cấu trúc năng lực sư phạm của người giáo viên. Đồng thời giao tiếp còn là con đường giúp học sinh hình thành nhân cách, những chuẩn mực đạo đức, tri thức khoa học đã đi vào từng học sinh thông qua giao tiếp. Đặc biệt trong môi trường sư phạm của trường mầm non, giao tiếp của giáo viên mầm non có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc hình thành và phát triển xúc cảm, hình thành những phẩm chất nhân cách cho trẻ. Bởi vì, đối với trẻ mầm non, cô giáo chính là khuôn mẫu, là chuẩn mực để trẻ bắt chước. Mọi phẩm chất nhân cách của đứa trẻ chỉ được hình thành trong giao tiếp với người xung quanh. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống Giáo dục Quốc dân “Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một”. Muốn đạt được mục tiêu này thì mỗi giáo viên phải nổ lực thực hiện nhiệm vụ của mình, phải chăm lo rèn luyện, phát triển năng lực sư phạm cho bản thân, bởi vì giáo viên là nhân tố quyết định trực tiếp đến kết quả thực hiện mục tiêu giáo dục. Để có được năng lực sư phạm người giáo viên cần phải có những kiến thức và kỹ năng cần thiết, trong đó kỹ năng giao tiếp sư phạm là một trong những kỹ năng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả của công tác dạy học và giáo dục. Chính vì vậy, đòi hỏi người giáo viên mầm non phải có kỹ năng giao tiếp sư phạm phù hợp với yêu cầu giáo dục trẻ.
- Nghề giáo viên mầm non là một nghề lao động rất đặc biệt, là một nghề đa năng, hoạt động sư phạm của giáo viên mầm non có một sắc thái riêng, khác hẳn so với giáo viên của các bậc học khác là tạo bước đầu quan trọng trong việc hình thành phát triển nhân cách của con người. Trong nhân cách của họ vừa có cả những nét của người mẹ vừa có cả những nét của nhà giáo dục, của người nghệ sĩ, người thầy thuốc, người cấp dưỡng, và người bạn của trẻ. Đặc điểm quan trọng nhất của lao động sư phạm mầm non là trong suốt quá trình lao động luôn có sự tương tác giữa cô với trẻ, trẻ với trẻ, giáo viên với giáo viên, giáo viên với phụ huynh Đối tượng của giáo viên mầm non chính là trẻ em, công cụ chủ yếu của lao động sư phạm là nhân cách của giáo viên, sản phẩm của lao động sư phạm là nhân cách của trẻ mầm non theo mô hình mà xã hội đòi hỏi. Đặc điểm này cho thấy, nhân cách và năng lực giao tiếp sư phạm của người giáo viên mầm non là những tiêu chuẩn quan trọng trong đánh giá chất lượng giáo viên. Thực tế cho thấy giáo viên mầm non có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ thiết lập được mối quan hệ hợp lý với từng trẻ, với cả nhóm trẻ, với đồng nghiệp, phụ huynh và với cộng đồng, Mối quan hệ này không chỉ giúp cho giáo viên có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện các nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ, mà còn là một trong những điều kiện quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giáo dục đã đề ra. Song bên cạnh đó cũng có không ít giáo viên còn hạn chế về kỹ năng này, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp sư phạm của cô với trẻ như: cô chưa tạo được mối quan hệ tốt đẹp với trẻ, chưa gần gũi để hiểu được nhu cầu, suy nghĩ, tình cảm, sở thích của trẻ, hành vi giao tiếp của cô giáo với trẻ chưa dịu dàng, cởi mở, dễ bực tức, cáu gắt, quát nạt trẻ, thậm chí có những hành động thiếu tôn trọng, xúc phạm đến nhân cách của trẻ, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả và chất lượng của việc tổ chức các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Tuy nhiên, để có được kỹ năng giao tiếp tốt với trẻ là vấn đề đầy khó khăn và thách thức đối với đa số giáo viên mầm non hiện nay. Do đó, thực hiện tốt văn hoá công sở thông qua hoạt động giao tiếp trong trường học hiện nay là vấn đề cần phải đặc biệt quan tâm, bởi đây là một trong những yêu cầu quan trọng của ngành học nhằm giúp giáo viên nâng cao phẩm chất, năng lực của mình, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của ngành học, đáp ứng được yêu cầu của xã hội đặt ra. Qua thực trạng giao tiếp và giao tiếp trong trường học hiện nay, đòi hỏi công tác quản lý nhà trường là hết sức quan trọng, đó là những công việc của nhà trường mà người cán bộ quản lý thực hiện những chức năng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ công tác của mình và đó chính là những hoạt động có ý thức, có kế
- hoạch và hướng đích của chủ thể quản lý tác động tới hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà tiêu điểm là quá trình dạy và học. Ngoài các hoạt động dạy học, giáo dục, các hoạt động phục vụ cộng đồng; quản lý giáo viên, nhân viên và học sinh; quản lý sử dụng đất đai, trường sở, trang thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật; quản lý huy động, phối hợp các lực lượng trong cộng đồng thực hiện các hoạt động giáo dục Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu này, người cán bộ quản lý cần phải thực hiện tốt vai trò giao tiếp trong quản lý của mình và nội dung của những quan hệ giao tiếp này hoàn toàn được quy định bởi tính đạo đức, tính pháp lý và hành chính. Và phẩm chất nhân cách của người cán bộ quản lý sẽ được coi là những tiền đề tâm lý quan trọng, góp phần quy định nội dung cũng như hình thức biểu hiện của giao tiếp, giao tiếp quản lý trong các nhà trường. Thực tế trong ngành giáo dục trường hợp một số cán bộ quản lý trường học khi giao tiếp với cấp dưới sử dụng ngôn ngữ còn nặng nề, cứng nhắc, thiếu cử chỉ nhẹ nhàng, vui vẻ hoặc tỏ ra không thật sự quan tâm thân thiện với cấp dưới và đồng nghiệp. Đôi khi còn bộc lộ tính nóng nảy quát nạt , áp đặt, cửa quyền với cấp dưới nếu có những công việc chưa kip hoàn thành hoặc không vừa ý. Từ đó tạo ra không khí nặng nề căng thẳng trong hội đồng sư phạm nhà trường. Khi giao tiếp còn tỏ ra thiếu tôn trọng hoặc khi tiến hành phê bình cấp dưới không đúng nơi, đúng chổ, thiếu tế nhị, gây tâm lý căng thẳng dể dẫn đến mặc cảm và gây hiểu lầm lẫn nhau, hiện tượng mất dân chủ, bằng mặt không bằng lòng vẫn còn xảy ra trong các trường học. 2.2. Một số nội dung chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tốt văn hoá thông qua hoạt động giao tiếp trong trường học. * Giao tiếp trong công tác quản lý: + Phải tôn trọng nhân cách người giao tiếp. Khi tiếp xúc với người khác, cần có sự thiện cảm, nhìn nhận cái tốt là cơ bản. Ở mỗi người đều có lòng tự trọng, nhân cách, nhu cầu được tôn trọng cho nên không được xúc phạm đến nhân cách của họ. Sự sai lầm ở đời thường là xuất phát từ sự xem thường người khác. + Phải tự tin và tin tưởng vào đối tượng giao tiếp. Trong giao tiếp phải tự tin, làm chủ được mình. Đó là một điều kiện để thành công trong giao tiếp. Phải biết tự khẳng định, tự tin vào chính mình và tin vào khả năng của người khác. Niềm tin chính là động lực tạo ra sự chân thành, hợp tác, khuyến khích sự tự tin và ý chi vươn lên đối với mỗi người.
- TS. Randy Pausch trường ĐH Carneigie Mellon đã cho rằng:”Hãy tìm ra điều tốt nhất trong mỗi con người. Không ai hoàn toàn xấu xa. Mỗi người đều có mặt tốt, hãy chờ đợi, nó sẽ xuất hiện” + Vô tư, không vụ lợi. Phải thật thà vì mục đích giáo dục. Không thành kiến, định kiến; không vì lợi ích cá nhân mà làm lệch mục tiêu chung. + Nhạy bén, đồng cảm trong giao tiếp. Phát hiện kịp thời những chuyển biến tâm lý của đối tượng giao tiếp để có tác động, điều chỉnh phù hợp. Biết đặt địa vị của mình vào địa vị của người giao tiếp để có sự cảm thông, đồng cảm. Hiểu được những nguyên nhân sâu kín dẫn đến suy nghĩ và hành động của đối tượng. Sự khéo léo ứng xử của nhà quản lý trong giao tiếp là điều cần thiết để xây dựng các mối quan hệ quản lý tốt đẹp. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh có tác động tích cực tới việc hoàn thành sứ mệnh giáo dục của nhà trường. Để tạo được mối quan hệ quản lý tốt đẹp đòi hỏi cả từ phía nhà quản lý và từ phía đối tượng quản lý. * Đối với quản lý. + Khi tiếp xúc với cấp dưới phải tạo ra được sự thiện cảm ở chổ phải thể hiện là người có tấm lòng vị tha, trong sáng và ngay thẳng không thiên vị. Trong giao tiếp thể hiện được sự tế nhị, nhẹ nhàng, lịch sự có văn hoá và những cử chỉ vui vẻ hoà đồng tạo ra tâm lý gần gủi, thân mật với nhau trong sinh hoạt và trong công việc. + Phải thường xuyên quan tâm đến tâm tư tình cảm và điều kiện hoàn cảnh gia đình, biết tên từng người, nơi ở của các đối tượng đang tiếp xúc với mình. Ngoài ra phải biết động viên, giúp đỡ về tinh thần lẫn vật chất tạo điều kiện thuận lợi cho cấp dưới yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Thể hiện được sự công tâm dân chủ trong công việc, biết chăm chú lắng nghe ý kiến đóng góp của cấp dưới và tôn trọng những ý kiến đó dù đúng hay sai và điều quan trọng là phải làm thế nào để kích thích để họ thấy được rằng lãnh đạo và tập thể rất cần và tin tưởng vào khả năng chuyên môn của họ để họ phấn khởi, tích cực tham gia ý kiến về bản thân và công việc một cách đầy đủ. + Phải thể hiện sự điềm tĩnh, không nên nổi nóng hay tranh luận gay gắt hoặc tỏ ra khó chịu với bất kỳ ý kiến thẳng thắn nào trước tập thể. Không vội ngắt lời khi đối tượng giao tiếp đang tham gia phát biểu ý kiến mà phải để cho họ phát biểu một cách thoả thích. Luôn luôn bảo đảm được không khí vui tươi thoải mái, tự nhiên khi thực hiện quá trình giao tiếp. + Biết tỏ ra sự can đảm sẵn sàng nhận những thiếu sót trong công việc trước tập thể. Ngoài ra phải biết khôn khéo ứng xử, sao cho đối phương hiểu được rằng ý
- kiến của họ là đúng, hợp lý và cũng không nên tự cho mình là tài giỏi hơn người, tự nhận những điều hay, lẽ phải thuộc về mình khi tiến hành giao tiếp dù người đó là ai. + Biết tỏ ra sự đồng cảm, cảm thông với những mong ước của đối phương về các vấn đề trong cuộc sống và trong sinh hoạt; phải biết khêu gợi được lòng tự trọng, danh dự của đối tượng giao tiếp trong việc thực hiện theo suy nghĩ của mình mà không gặp phải khó khăn nào. + Luôn luôn biết tự đặt mình vào đúng vị thế của đối tượng giao tiếp để thấu hiểu được việc làm của họ trong trạng thái có sai lầm từ đó có sự đánh giá hợp lý với thái độ ôn tồn, nhẹ nhàng, khách quan, nhưng hết sức nghiêm túc và không nên biểu hiện cá nhân chủ nghĩa trong động cơ góp ý. + Không được có thái độ kẻ cả, trịch thượng trong cử chỉ, dáng điệu, ngôn ngữ với đối tượng giao tiếp và cũng không nên tỏ ra mệnh lệnh và khinh miệt lẫn nhau mà phải chân thành khuyên bảo nhau. + Phải tạo cho họ niềm tin, thấy được viễn cảnh tươi sáng trong công việc để có sự cố gắng tiếp tục cống hiến hết sức lực, trí tuệ của mình cho công việc chung của cơ quan, đơn vị trường học. * Đối với viên chức, lao động trong đơn vị. + Hãy tuân thủ trật tự trong hệ thống quản lý, tôn trọng người lãnh đạo. + Không được vượt cấp trong hệ thống quản lý. + Giữ những quan hệ tốt đẹp với mọi người, thủ trưởng cũng như đồng nghiệp của mình. + Hãy làm tốt công tác của mình. Tinh thông trong công việc của mình nhưng đừng tỏ ra kiêu ngạo. + Trong công việc cần chăm chỉ, thực thà. Cần có năng lực phối hợp với các đồng nghiệp khác để hoàn thành nhiệm vụ. Cần phản hồi thường xuyên với lãnh đạo về việc thực hiện công việc của mình bằng cách thực hiện nghiêm chế độ báo cáo thỉnh thị theo yêu cầu của thủ trưởng. + Tích cực tham gia vào việc xây dựng các kế hoạch hoạt động của nhà trường. Thẳng thắn trình bày những ý kiến cá nhân đóng góp cho công việc chung. Sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ trong phạm vi khả năng và chức trách của mình. + Tiếp nhận những lời phê bình của cấp trên một cách vô tư, cầu thị + Quý trọng thời gian của người quản lý, khi báo cáo công việc nên trình bày ngắn gọn, rõ ràng, cụ thể.
- + Hãy cư xử khéo léo, không nói xấu hoặc chê bai người khác sau lưng. + Hãy học hỏi những phong cách và những kinh nghiệm tốt của người lãnh đạo. * Giao tiếp trong môi trường giáo dục: + Để có một môi trường văn hóa học đường lành mạnh chúng ta cần phải kết hợp từ cả ba phía, gia đình cùng với nhà trường và xã hội. Trong đó, cần sớm tổ chức nghiên cứu, đánh giá một cách chính thức trên quy mô toàn quốc về thực trạng văn hóa học đường để trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng, cải tiến các chương trình giảng dạy cả chính khóa , ngoại khóa hướng vào đổi mới toàn diện và đi vào thực chất việc giáo dục văn hóa giao tiếp cho học sinh. + Để nâng cao văn hóa giao tiếp trong học đường hiện nay thì văn hóa giao tiếp trong gia đình phải cần được chú ý trong chương trình đào tạo giáo viên nhiều hơn, môi trường lớp học phải được xây dựng gần gũi nhờ môi trường gia đình. Vì trong môi trường thân thiện như vậy học sinh sẽ đón nhận những tình cảm yêu thương của thầy cô giáo như người thân trong gia đình. Đồng thời, qua việc giao tiếp một cách thoải mái tự nhiên, không bị tâm lý gò bó, không dám nói áp đặt các em học sinh sẽ hợp tác, trao đổi với giáo viên một cách thoải mái hơn từ đó có điều kiện trải nghiệm kinh nghiệm, thái độ ứng xử với mọi người một cách có văn hóa hơn. + Giáo dục cần thấm nhuần nguyên lý giao tiếp nhưng giao tiếp không phải chỉ là tinh thần của giáo dục mà còn là nội dung của giáo dục ( giáo dục văn hóa giao tiếp). Quán triệt nguyên lý ấy, tất cả các phương pháp giáo dục sẽ phát huy tốt. Khơi gợi để học sinh bước vào hoạt động giáo dục như một hoạt động giao tiếp là chìa khóa để thành công: “ Giao tiếp phải là sợi chỉ đỏ xuyên suốt hoạt động giáo dục, xuyên suốt cuộc sống. Chính nhờ đó mà mọi người xích lại gần nhau hơn, ứng xử có văn hóa hơn”. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Ý nghĩa, phạm vi áp dụng - Ý nghĩa, phạm vi trong giao tiếp quản lý. Hoạt động quản lý giao tiếp luôn luôn giữ vai trò quan trọng, có tác dụng quy định sự phát triển những phẩm chất tâm lý của nhân cách ở từng chủ thể và cũng là phương thức của sự tồn tại người. Giao tiếp luôn luôn được coi là một điều kiện tâm lý thiết yếu, có khả năng tạo ra được những tiền đề tâm lý thuận lợi cho việc hình thành và phát triển một cách vững chắc những phẩm chất của tâm lý, ý thức, nhân cách ở chủ thể.
- Bên cạnh đó, hoạt động và giao tiếp quản lý cũng luôn luôn được coi là những yếu tố khách quan, có tác dụng quy định nội dung tâm lý của các phẩm chất nhân cách của người quản lý. Với những phẩm chất nhân cách xác định, chủ thể sẽ tiến hành giải quyết những nhiệm vụ của các hoạt động và giao tiếp quản lý của mình thông qua hệ thống những quyết định. Nói chung, người cán bộ quản lý phải tiến hành điều hành mọi hoạt động của cơ quan thông qua những quyết định. Nhờ đó đã góp phần quan trọng vào sự thành công trong công việc chung của cơ quan, đơn vị trường học. - Ý nghĩa, phạm vi trong giao tiếp trường học. Sự khéo léo ứng xử của nhà sư phạm trong giao tiếp là điều cần thiết để xây dựng các mối quan hệ quản lý, giáo dục và giảng dạy tốt đẹp. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo dựng môi trường sư phạm lành mạnh có tác động tích cực. Từ nền tảng vững bền trên, mỗi nhà trường cần phải tìm ra điều tốt nhất trong mỗi con người, phát huy những ưu điểm, hạn chế thấp nhất những nhược điểm, những bất cập ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong nhà trường thì tất yếu chúng ta sẽ tạo được môi trường giao tiếp có văn hóa trong học đường một cách bền vững. Các mối quan hệ cá nhân lành mạnh có tác dụng tạo nên mối quan hệ lành mạnh trong tập thể. Các mối quan hệ cá nhân được xây dựng dựa trên sự hiểu biết, sự thông cảm lẫn nhau và dựa trên những mục tiêu chung của tập thể. Thiết nghĩ đây cũng chính là một phần quan trọng trong việc thực hiện cuộc vận động “Trường học thân thiện học sinh tích cực”; thực hiện “nếp sống văn minh - văn hóa công sở”. Có thể nói để xây dựng được các mối quan hệ cá nhân tốt đẹp giữa các tổ chức, cá nhân trong nhà trường cần phải dựa trên những nguyên tắc cơ bản: cởi mở, tôn trọng, chân thành, tin tưởng nhau, đối xử công bằng, biết đánh giá, biết sử dụng đúng người đúng việc, biết động viên khuyến khích và khen ngợi người khác đúng lúc và kịp thời. 3.2. Kiến nghị, đề xuất Các cấp quản lý cần tạo điều kiện để cán bộ quản lý trường học phải không ngừng học tập về mọi mặt để có những phẩm chất tâm lý cần thiết, có đạo đức công tác đúng mực vì người lãnh đạo bao giờ cũng phải làm việc với nhiều người khác, phải giáo dục, rèn luyện cán bộ, nhân viên của mình, tổ chức tập hợp họ, đưa họ vào công việc chung, tức là phải xử lý nhiều mối quan hệ giữa người với người Tạo điều kiện để cán bộ quản lý có cơ hội tham quan học tập, giao lưu với nhau trong công tác quản lý từ đó có thể vận dụng một cách khéo léo, sáng tạo và
- đúng đắn từng tình huống cụ thể của các hoạt động - giao tiếp quản lý vào đơn vị mình đang thực hiện. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân trong việc nâng cao hiệu quả thực hiện tốt văn hoá công sở thông qua hoạt động giao tiếp được áp dụng trong quá trình thực hiện ở trường mà tôi đang công tác. Kính mong sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học các cấp để bản thân có thêm nhiều kinh nghiệm chỉ đạo tốt hơn trong công tác quản lý trường học hiện nay. Xin chân thành cảm ơn./.
- ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG
- ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT