SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp

docx 51 trang Giang Anh 26/09/2024 140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nham_nang_cao_ky_nang_giao_tiep_cho_ho.docx
  • pdfTỪ ĐỨC TOÀN, NGUYỄN THỊ BÍCH TÙNG-THPT NAM DÀN 2- KỸ NĂNG SỐNG.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nhằm nâng cao kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp

  1. - Cần xác định bệnh nhân đang ốm cần tránh tiếp xúc một số người nào đó trong một thời gian nhất định. Vì thế trước khi đi thăm bệnh nên hỏi trước thời gian thăm bệnh vì mỗi bệnh viện có một thời gian ấn định khác nhau - Buổi thăm viếng cần ngắn gọn và vui tươi. Không nên bàn về sự nhầm lẫn của bác sỹ, không nên tranh luận nguyên nhân căn bệnh, về bệnh nặng nhẹ, truyền nhiễm lây lan Tóm lại tránh gây ra điều gì lo lắng phiền muộn cho bệnh nhân. - Đừng ngồi trên giường bệnh, hoặc đụng mạnh vào giường của bệnh nhân. - Đừng hút thuốc lá - Nếu phòng bệnh có Tivi tránh đừng chỉnh âm thanh quá to có thể làm phiền những người xung quanh đang cần im lặng để nghỉ ngơi, tịnh dưỡng. - Tránh nói chuyện lớn và tránh đưa người lạ vào thăm bệnh nhân. - Quà và thiếp cho bệnh nhân nằm viện: Nếu gởi quà và thiếp cho bệnh nhân đang nằm viện nên nhớ ghi địa chỉ của bệnh nhân sau khi ra viện, khi cần thiết quà và thiếp sẽ được bệnh viện chuyển tiếp cho bệnh nhân. - Đừng mang bánh kẹo cho bệnh nhân trừ khi bạn biết người bệnh được phép dùng - Nếu tặng hoa cho bệnh nhân, nên cân nhắc xem có chổ cho bạn để hoa hay không, nếu cần thiết có thể đem cả lọ cắm hoa đến. Nhưng cần chú ý tránh chọn những loại hoa có hương thơm quá nồng. - Nếu thấy có nhiều người đang ở thăm, thì nên rút lui ngay, chờ cho họ thăm xong mới vào, nếu mình là người đến thăm trước, thấy người khác đến thăm thì nên căn thời gian mà tạm biệt sớm hơn. Khi chào hỏi ra về, chủ yếu động viên khích lệ, gây lòng tin tưởng và tâm trạng vui vẻ cho người bệnh, đồng thời chúc họ sớm bình phục. b. Thăm bệnh tại nhà riêng: - Nên tìm hiểu về giờ ăn và giờ nghỉ của bệnh nhân trước khi đến nhà thăm. Giờ thuận tiện nhất có lẽ là là từ 9 đến 10 giờ sáng hoặc từ 3 đến 4 giờ chiều. Tránh tới 46
  2. vào giờ ăn trưa và ăn chiều vì như vậy sẽ là thêm nhiều việc cho gia đình người bệnh ấy. - Đừng nên lưu lại quá lâu, đừng nấn ná chuyện trò với thân nhân người bệnh vì có thể họ cần thời gian chăm sóc người bệnh cho chu đáo hơn. 5. Viếng đám tang: Mục đích viếng đám tang là tưởng niệm thương tiếc người đã mất và động viên an ủi người đang sống. Vì vậy khi đến viếng đám tang cần lưu ý một số điều sau: - Viếng tang có nhiều cách, ví dụ như gửi điện, gửi thư chia buồn hoặc đến tại linh đường để viếng hoặc tham gia lễ truy điệu. Nội dung điện, thư, hoặc lời nói phải thể hiện được nỗi đau buồn thương tiếc người đã khuất, cũng có thể nói tóm lược thân thế sự nghiệp, đạo đức cao cả của người đã khuất và động viên an ủi người còn sống. - Khi tham dự tang lễ, phải ăn mặc đơn giản, màu tối (trắng hoặc đen), thái độ phải nghiêm túc, điềm đạm, nói chuyện ngắn gọn với người nhà hoặc ban tổ chức, tránh dài dòng văn tự. Những câu có thể nói trong trường hợp này là: “Xin nhận ở tôi lòng tiếc thương vô hạn đối với người đã khuất” hoặc “xin chớ quá đau buồn”. Tránh vô ý cười đùa hoặc tụm năm tụm ba tán gẫu. Người đến dự lễ tang có thể mang theo vòng hoa hoặc tiền viếng để tỏ ý hỗ trợ gia đình trong cơn hoạn nạn - Khi an ủi động viên người nhà cần an ủi những câu thích hợp như: “Hãy cố gắng lên, xin chớ quá đau buồn, ảnh hưởng đến sức khỏe”. Cần chú ý lắng nghe thân nhân kể về những kỷ niệm của người đã khuất, và cũng nên nói về những điều tốt đẹp của người đã khuất (không nên nói những điều không tốt), nhằm nâng cao phẩm giá của người đó và thể hiện lòng cảm thông chia sẻ với gia chủ. - Tham dự tang lễ cần chú ý không phải chỉ đến đưa tiền hoặc vòng hoa rồi vội vàng ra về, điều quan trọng nhất là phải nán lại để thắp hương cho vong linh người quá cố, đồng thời chia buồn động viên an ủi thân chủ, thực hiện đầy đủ các lễ nghi rồi mới ra về. 6. Dự lễ cƣới: 47
  3. - Lễ cưới là nghi thức quan trọng trong cuộc đời của mỗi người, tượng trưng cho sự kết hợp giữa nam và nữ, đánh dấu một chặng đường mới trên hành trình tương lai. - Theo tập tục truyền thống, người được mời đi dự lễ cưới bao giờ cũng phải chuẩn bị quà mừng cưới hay tiền mừng cưới, quà và tiền mừng tùy theo tình hình kinh tế riêng của mỗi người và mức độ quan hệ với cô dâu chú rể. - Khi đến hôn trường, thông thường cô dâu chú rể đợi sẵn ngoài cổng để chào đón, thay cho câu chào chúng ta có thể nói câu chúc mừng, nếu được cô dâu chú rể mời thuốc, mời kẹo cần chú ý phải cầm hai cái với ý nghĩa là một cặp một đôi, nếu không hút thuốc thì xin lỗi và cảm ơn, rồi đặt thuốc vào đĩa, sau đó lấy quà mừng hoặc tiền mừng đưa cho chú rể hoặc phù rể. - Vào phòng tiệc cần theo sự chỉ dẫn của người chủ trì hay người phục vụ bàn tiệc, thông thường người chủ trì bố trí khách theo yêu cầu được ngồi với người quen biết thân thuộc, để tiện giao tiếp khi ăn. - Trên bàn tiệc, cần chú ý giữ phép lịch sự khi ăn, khi uống rượu. Khi cô dâu chú rể đến từng bàn tiệc để cảm ơn và nhận lời chúc mừng, mọi người nên đứng dậy chạm cốc, cạn chén để chúc mừng họ. - Lúc ra về cần đến chào chủ nhà và chúc mừng cô dâu chú rể thêm một lần nữa, nếu được cô dâu chú rể mời kẹo lúc này nên cầm một nắm vì nó có ý nghĩa như một lời chúc “Trăm năm hạnh phúc và sớm sinh quý tử” Quà mừng cưới cần chọn lựa những vật mang ý nghĩa thực tế trong đời sống vợ chồng như: chăn ra, nệm gối, đồ mỹ nghệ, đồ trang sức Có thể đưa quà tặng đến nhà trước nếu vật đó quá cồng kềnh, còn quà tinh xảo hoặc phong bì thì đưa ngay trong tiệc cưới, trên phong bì nên viết những lời chúc tốt đẹp nhất. Dự tiệc cưới cần chú ý ứng xử cho lịch lãm, không uống quá say, không nói năng khiếm nhã, thái độ phải vui vẻ, không ngồi quá lâu. Nếu vì lí do gì đó không thể tham gia hôn lễ, thì nên gởi quà mừng hay phong, nhớ ghi lời chúc mừng và lí do không thể đến dự. 48
  4. Trong lễ cưới nhân vật trung tâm là chú rể và cô dâu, mọi người chỉ đóng vai phụ, mục đích của khách đến tham gia là khiến cho cô dâu chú rể càng hạnh phúc trong ngày vui của họ, do vậy ngôn ngữ ứng xử cần phải trang nhã, nói năng dí dỏm, từ ngữ hoa mỹ, làm cho không khí bữa tiệc thêm phần sôi động. C. PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH Chuẩn bị: - Gv hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước tài liệu ở nhà , cho một hoặc một số học sinh xung phong dẫn chương trình. - Gv cho học sinh chuẩn bị về những mẫu chuyện thực tế khi đến thăm người khác, (những bài học, những thiếu sót trong các tình huống thực tế khi thăm viếng, hiếu hỉ) - Sử dụng hình ảnh, video, đoạn phim ngắn ( sưu tầm trên mạng internet) Thực hiện: Bước 1: - Học sinh dẫn chương trình hướng dẫn các bạn kể chuyện mà các bạn trong lớp đã chuẩn bị trước ở nhà. - Dẫn dắt các bạn nêu lên những bài học kinh nghiệm và những thiếu sót trong những lần viếng thăm - Đặt câu hỏi để các bạn đi đến kết luận những điều cần lưu ý khi đến thăm viếng người khác. 1. Theo bạn với tình huống đó thì bạn sẽ làm gì? -Xem hình ảnh, video, phim ngắn Bước 2: Giáo viên nhận xét và nêu sơ lược về một số điều cần lưu ý khi đến viếng thăm người khác. Tổng kết: Giáo viên nhận xét tiết học, nhấn mạnh một số điều cần lưu ý và rút kinh nghiệm. 49
  5. Phần thứ 3. KẾT LUẬN 1. Một số kết quả đạt đƣợc : - Thực hiện nội dung “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh”, trường đã từng bước giáo dục cho học sinh kĩ năng giao tiếp, ứng xử hợp lý, có văn hóa trước các tình huống trong học tập, trong sinh hoạt, trong công việc hàng ngày hiện nay và tương lai về sau . - Các em học sinh cơ bản đã hình thành được cho mình những kỹ năng giao tiếp nhất định. Điều đó thể hiện qua việc các em học sinh sau khi học hết THPT, đi học tại các trường đại học hoặc đi làm các em vẫn thể hiện rất tốt và có hiệu quả kỹ năng giao tiếp, ứng xử. 2. Một số kinh nghiệm bƣớc đầu và kiến nghị: - “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp” là một việc làm rất đúng đắn, phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trong nước và trên thế giới. Nhưng đây là việc làm rất khó khăn, phức tạp, đòi hỏi sự kiên trì của cả giáo viên và học sinh. Muốn thực hiện tốt nội dung “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp” phải làm tốt công tác tuyên truyền, có kế hoạch dài hơi, tạo được sự đồng tình ủng hộ của nhà trường, gia đình và xã hội, phải thu hút giáo viên, học sinh tham gia. “Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho học sinh thông qua các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp” là một việc làm cần thiết nhưng rất khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì, tinh thần khắc phục khó khăn và sự vận dụng linh hoạt, sáng tạo các biện pháp để đạt được mục đích đề ra. Những việc mà nhà trường chúng tôi làm được khi áp dụng vấn đề nêu ra trong sáng kiến kinh nghiệm này là một đóng góp nhỏ trong quá trình giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho học sinh. Khi thực hiện còn có một số hạn chế, rất mong được các cấp quản lý giáo dục và các đồng nghiệp chân tình góp ý xây dựng. Xin chân thành cảm ơn! 50
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ (Trúc Nhã)- NXB Văn học 2.Cẩm nang giao tiếp và xử thế trong cuộc sống (Hà Hương Dung) – NXB Văn hóa thông tin. 3.Phép xã giao (Hoàng Phương) – NXB thanh niên. 4.Giáo trình lễ tân trong giao tiếp đối ngoại (Phạm Thị Thu Cúc) – NXB Hà Nội. 5.Nghệ thuật giao tiếp để thành công (Leil Lowndes)– NXB Lao động 6.Nghệ thuật giao tiếp ứng xử (Gia Linh) - NXB Hồng Đức 7. Nghệ thuật nói chuyện và xã giao hàng ngày (Đức Thành) – NXB Hồng Đức. 8.Nghệ thuật giải quyết các vấn đề trong giao tiếp ( Nannette Rundle Carroll) – NXB Lao động – xã hội 9. Hình ảnh minh họa lấy từ nguồn Internet. 51