SKKN Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa học đường cho học sinh trường THPT Diễn Châu 3 trong bối cảnh đại dịch covid-19 hiện nay

docx 65 trang Giang Anh 26/09/2024 1420
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa học đường cho học sinh trường THPT Diễn Châu 3 trong bối cảnh đại dịch covid-19 hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_mot_so_giai_phap_nham_xay_dung_van_hoa_hoc_duong_cho_ho.docx
  • pdfBui Thi Hien_Truong THPT Dien Chau 3_Ky nang song.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp nhằm xây dựng văn hóa học đường cho học sinh trường THPT Diễn Châu 3 trong bối cảnh đại dịch covid-19 hiện nay

  1. 2. Luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã nhặn khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống; không to tiếng, hách dịch, không gây căng thẳng, bức xúc cho người khác. 3. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nội bộ Nhà trường, viên chức cho người khác biết, trừ trường hợp quy định tại Quy chế phát ngôn Nhà trường. 4. Công tâm, tận tụy, nhanh chóng, khoa học chính xác khi thi hành công vụ và khi giải quyết công việc. Điều 14. Ứng xử với người thân trong gia đình 1. Có trách nhiệm phổ biến đến người thân trong gia đình chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; Hướng đến gia đình không có người vi phạm pháp luật. 2. Thực hiện tốt đời sống văn hoá nơi cư trú; xây dựng gia đình văn hoá. 3. Không để người thân trong gia đình lợi dụng vị trí công tác của mình để làm trái quy định. 4. Không được lợi dụng việc riêng của gia đình (tổ chức cưới hỏi, ma chay, mừng thọ, sinh nhật, tân gia và các việc khác xa hoa, lãng phí) để vụ lợi. 5. Sống có trách nhiệm với gia đình, đặc biệt là đối với cha mẹ và con cái. Điều 15. Ứng xử với phụ huynh học sinh 1. Chịu trách nhiệm thông báo thông tin của học sinh đầy đủ, kịp thời đến phụ huynh. 2. Chào hỏi niềm nở, chỉ dẫn, tôn trọng và lắng nghe ý kiến của phụ huynh học sinh, giải quyết công việc khách quan, tận tình, chu đáo 3. Xác lập mối quan hệ mật thiết giữa Nhà trường và gia đình, phối hợp giáo dục học sinh tiến bộ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ học sinh đạt kết quả cao trong học tập. 4. Không lợi dụng tình cảm hoặc tiền bạc của phụ huynh học sinh, vụ lợi cá nhân làm mất uy tín nhà giáo. Điều 16.Ứng xử với khách đến làm việc, các tổ chức khác và người nước ngoài 1. Văn minh lịch sự khi giao tiếp; luôn thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói nhã nhặn khiêm tốn, vui vẻ, bình tĩnh trong mọi tình huống; không to tiếng, hách dịch, không gây căng thẳng, bức xúc cho người khác. 2. Tuyệt đối không cung cấp các thông tin nội bộ Nhà trường, viên chức cho người khác biết trừ trường hợp quy định tại Quy chế phát ngôn Nhà trường. 3. Công tâm, nhanh chóng, tận tụy khi thi hành nhiệm vụ và giải quyết công việc. 4. Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đóng góp của khách. 5. Trong khi thi hành nhiệm vụ, nếu để các cá nhân đến làm việc phải chờ đợi thì phải giải thích rõ lý do. 6. Có ứng xử phù hợp, tránh gây hiểu nhầm cho người nước ngoài về văn hóa đất nước nói chung và văn hóa Nhà trường nói riêng. Điều 17.Ứng xử với môi trường 56
  2. 1. Có ý thức bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn môi trường sư phạm xanh, sạch, đẹp; sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, giữ vệ sinh nơi làm việc, hội họp. 2. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của Nhà trường (trong phòng học, phòng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng vi tính, phòng y tế, phòng thể chất và phòng làm việc). 3. Luôn ý thức giữ gìn và bảo quản đồ dùng dạy học và các phương tiện phục vụ giảng dạy trong Nhà trường. Điều 18.Ứng xử với cộng đồng xã hội 1. Thực hiện nếp sống văn hoá, quy tắc, quy định nơi công cộng; giúp đỡ, nhường chỗ cho người già, trẻ em, phụ nữ, người tàn tật khi lên, xuống tàu xe, khi qua đường. 2. Giữ gìn trật tự xã hội và vệ sinh nơi công cộng. Kịp thời thông báo cho cơ quan, tổ chức đơn vị có thẩm quyền các thông tin về các hành vi vi phạm pháp luật. 3. Không có hành vi hoặc làm những việc trái với thuần phong mỹ tục, luôn giữ gìn phẩm chất của một người làm công tác giáo dục. Chương III. QUY TẮC ỨNG XỬ CỦA NGƯỜI HỌC Điều 19. Ứng xử với bản thân người học 1. Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, giản dị, trung thực và khiêm tốn. 2. Chấp hành tốt pháp luật; quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao thông. 3. Tích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử. 4. Phải có ý thức phấn đấu không ngừng vươn lên trong học tập; biết tự học, tự nghiên cứu. 5. Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của người khác. 6. Đi học, tham gia các buổi tập trung, họp Đoàn, goại khóa phải đúng giờ, tác phong nhanh nhẹn, không hò hét, hô gọi nhau ầm ĩ, đồng phục đúng theo quy định của Trường. 7. Có ý thức giữ gìn cở sở vật chất, cây xanh của nhà trường; không đi, đứng, leo trèo, ngồi lên lan can, bàn học, không bẻ cành, hái lá 8. Trang phục, tác phong đến Trường phải đúng quy định: Trang phục phải sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với Nội quy Nhà trường. 9. Nghiêm cấm nhuộm tóc, không trang điểm lòe loẹt; tóc phải gọn gàng; học sinh nam không được để tóc dài, đầu tóc phản cảm như cạo trọc, hớt tóc để bờm, đeo khuyên tai, không sơn móng chân, móng tay, để móng tay quá dài; học sinh nữ không nhộm tóc Điều 20. Ứng xử với bạn bè 1. Tôn trọng bạn bè, biết chia sẻ, động viên, giúp đỡ bạn bè vươn lên trong học tập và rèn luyện; không được bao che khuyết điểm cho bạn; Biết thông cảm, 57
  3. chia sẻ những buồn vui với bạn, cùng chung chí hướng, lí tưởng; Khiêm tốn khi đánh giá về mình; Thật thà, trung thực khi đối xử với bạn 2. Không được có những hành động phân biệt đối xử, vu khống, nói xấu bạn bè; giữ gìn mối quan hệ bình đẳng, trong sáng với bạn bè khác giới. 3. Không sử dụng mạng internet, mạng xã hội để nói xấu, tuyên truyền nhằm bôi nhọ, kích động hận thù đối người khác. Điều 21. Ứng xử với thầy cô giáo, cán bộ, nhân viên, người lao động trong Nhà trường 1. Có thái độ kính trọng, khiêm tốn, lễ phép với thầy, cô giáo, cán bộ, nhân viên Nhà trường. 2. Khi giao tiếp với thầy cô giáo ngôn ngữ sử dụng giao tiếp phải trong sáng, tường minh, rõ nghĩa; câu nói phải đảm bảo ngữ pháp, chính xác, văn minh; không được sử dụng ngôn ngữ nói lóng, thiếu văn minh, văn hóa, tục tĩu. Cụ thể: - Khi gặp thầy cô giáo phải thực hiện nghi lễ chào hỏi; - Xưng “em” với giáo viên; - Xưng “cháu” với nhân viên, người lao động; - Xưng “mình/ tớ” và gọi “bạn” với bạn bè; - Khi báo cáo với giáo viên, xưng: “Thưa thầy/cô em xin phép báo cáo ”; - Khi muốn làm việc gì, thực hiện xin phép với giáo viên, xưng: “Thưa thầy/cô em xin phép ”; - Thực hiện khoanh tay khi thưa hoặc xin phép; 3. Việc chào hỏi, xưng hô với thầy cô giáo, nhân viên trong Nhà trường khách đến thăm, làm việc với Nhà trường phải đảm bảo kính trọng, lịch sự, lễ phép. 4. Không được có những lời nói, hành vi thiếu chuẩn mực đạo đức, vô lễ, xúc phạm nhân phẩm, danh dự của cán bộ, giáo viên, nhân viên và người lớn tuổi trong Nhà trường. 5. Chấp hành các quyết định và yêu cầu của cán bộ, giáo viên, nhân viên Nhà trường. Điều 22. Ứng xử với khách đến làm việc 1. Khi có khách đến thăm Trường, học sinh phải biết chào hỏi lịch sự; hướng dẫn tận tình khi khách cần giúp đỡ. 2. Lễ phép, kính trọng và vâng lời người lớn tuổi; biết kính trên nhường dưới; giúp đỡ người lớn tuổi khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Điều 23. Ứng xử trong gia đình 1. Ứng xử trong xưng hô, mời, gọi đảm bảo sự kính trọng, lễ phép, thương yêu, quan tâm đến mọi người trong gia đình. 2. Khi đi đâu phải xin phép cha, mẹ; khi người lớn hỏi phải trả lời lễ phép, rõ ràng. 3. Không khích bác, công kích, lên án ông bà, cha mẹ và người lớn tuổi. 4. Khi có khách đến nhà đảm bảo chào hỏi lễ phép, giao tiếp cởi mở, chân tình. 58
  4. 5. Không nói chen vào hay đứng cạnh khi bố, mẹ nói chuyện với khách khi không được phép; hoặc nói lớn tiếng, chửi mắng, nói xấu ở ngoài khi cha, mẹ đang tiếp khách Điều 24. Ứng xử với môi trường 1. Biết cách bảo vệ sức khỏe, phòng chống dịch bệnh cho bản thân; có ý thức tham gia học hỏi, rèn luyện kỹ năng sống. 2. Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường, bảo vệ cơ sở vật chất, xây dựng và giữ gìn Trường, lớp xanh, sạch đẹp. Bỏ rác đúng nơi quy định. 3. Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện, nước, trang thiết bị của Nhà trường; có ý thức bảo vệ các công trình văn hóa, các di tích lịch sử ở địa phương. 4. Tìm hiểu, giữ gìn và phát huy truyền thống địa phương, truyền thống Nhà trường. Điều 25. Ứng xử với cộng đồng xã hội 1. Ứng xử trong giao tiếp đảm bảo lễ phép; ân cần giúp đỡ, hỏi thăm, chia sẻ chân tình, không cãi cọ, xích mích, trả thù. 2. Ứng xử trong sinh hoạt đảm bảo tôn trọng sự yên tĩnh chung, không gây mất trật tự an ninh, không gây ồn ào, mất vệ sinh chung. 3. Cử chỉ, hành động lịch thiệp; biết nói xin lỗi khi làm phiền và cảm ơn khi được giúp đỡ. 4. Không gây ồn ào, có những hành vi khiếm nhã, bình phẩm xấu người khác. 5. Khi muốn hỏi đường phải dừng và xuống xe, gỡ khăn che mặt, tháo bỏ kính râm thể hiện sự tôn trọng. 6. Hiểu biết đầy đủ, đúng các quy định của pháp luật, tự giác và chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về đảm bảo trật tự, an toàn giao thông. 7. Khi tham gia giao thông phải có trách nhiệm với bản thân và với cộng đồng; tôn trọng nhường nhịn, giúp đỡ người khác. 8. Tự giác chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông ngay cả khi không có lực lượng chức năng tuần tra kiểm soát trên đường. 9. Thực hiện các quy định, nội quy tại bến xe, bến tàu, bến phà và trên các phương tiện giao thông công cộng khác. Chương IV. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN Điều 26. Trách nhiệm của cán bộ, giáo viên, nhân viên, người lao động Nhà trường 1. Có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này. 2. Có trách nhiệm vận động các đồng nghiệp thực hiện đúng các quy định tại Quy tắc này; khi phát hiện cán bộ, giáo viên, nhân viên của Nhà trường vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý để họ sửa đổi, đồng thời phản ánh với Ban lãnh đạo Nhà trường. Điều 27. Trách nhiệm của học sinh 59
  5. Học sinh có trách nhiệm thực hiện tốt các quy định tại Quy tắc này. Nếu phát hiện cá nhân vi phạm Quy tắc này phải kịp thời góp ý, đồng thời phản ánh với giáo viên chủ nhiệm, Lãnh đạo nhà trường để xử lý tùy theo mức độ vi phạm. Điều 28. Trách nhiệm của Ban lãnh đạo Nhà trường. 1. Quán triệt, hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy tắc này, làm căn cứ để đánh giá, xếp loại cán bộ, giáo viên, nhân viên. 2. Công khai Quy tắc này trên Website của Nhà trường. 3. Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Quy tắc này của cán bộ, giáo viên, nhân viên; phê bình, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên của Trường. 60
  6. Phụ lục 2 - PHIẾU KHẢO SÁT HỌC SINH (Đồng ý ở nội dung nào đánh dấu X vào ô nội dung đó) Câu 1*. Em nhận thấy môi trường văn hóa học đường ở trường THPT Diễn Châu 3 có ưu điểm gì? Cảnh Bạn bè thầy Chất lượng Tất cả các ý Cơ sảo vật quan cô thân dạy học kiến trên Nội dung chất tốt, xanh, thiện, đoàn ngày càng đầy đủ sạch đẹp kết nâng cao Ý kiến Câu 2. Em nhận thấy môi trường văn hóa học đường ở trường THPT Diễn Châu 3 còn tồn tại hạn chế gì? Chất Mục khác Quan hệ Quan hệ Chất lượng lượng cơ Nội dung giữa GV và giữa HS và vệ sinh sở vật HS HS chất Ý kiến Câu 3*. Em đánh giá như thế nào về chất lượng dạy học và phương pháp giảng dạy của giáo viên ở trường THPT Diễn Châu 3? Nội dung Rất tốt Tốt Chưa tốt Ý kiến Câu 4*. Em nhận thấy sự thay đổi về môi trường văn hóa học đường tại trường THPT Diễn Châu 3 trong năm học này (2021 – 2022) như thế nào? Đã có sự Đang có Mục khác Có thay đổi Nội dung thay đổi sự thay nhưng chậm tích cực đổi Ý kiến Câu 5*. Em hãy cho biết ý kiến của mình về mức độ cần thiết của việc xây dựng văn hóa học đường cho học sinh trong bối cảnh đại dịch Covid 19 hiện nay. Nội dung Rất cần thiết Cần thiết Bình thường Không cần thiết Ý kiến Câu 6*. Em hãy cho biết ý kiến của mình về trách nhiệm xây dựng văn hóa học đường cho học sinh là của ai? 61
  7. Giáo viên, Nội dung Lãnh đạo Học sinh Phụ huynh Tất cả nhân viên Ý kiến 62