SKKN Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT Bình Xuyên

doc 27 trang thulinhhd34 4130
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT Bình Xuyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_giai_phap_quan_li_nham_nang_cao_hieu_qua_boi_duo.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT Bình Xuyên

  1. b. Khó khăn Bên cạnh những mặt thuận lợi trên công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường cũng gặp không ít những khó khăn. Thứ nhất, chất lượng đầu vào chung lớp 10 của nhà trường còn thấp hơn nhiều so với các trường THPT loại một khác của tỉnh. Đặc biệt yếu tố mũi nhọn, những học sinh giỏi đã có thành tích ở THCS rất hạn chế, do vị trí địa lí và giao thông tiện lợi nên phần lớn các học sinh này lựa chọn học tại THPT Chuyên Vĩnh Phúc hoặc THPT Yên Lạc. Thứ hai, do tâm lý của phần lớn phụ huynh học sinh. Bình Xuyên là một huyện công nghiệp phát triển. Phụ huynh ngoài làm nông nghiệp còn lao động trong các khu công nghiệp, họ mong muốn con cái sau khi tốt nghiệp phổ thông vào làm công nhân, có việc làm ngay. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng học sinh, nhiều em lười học, ngại khó, mải chơi nhất là ở các gia đình bố mẹ đi làm suốt ngày, ít quan tâm đến con cái. Nhiều phụ huynh chưa thực sự ủng hộ và vào cuộc trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường. Thứ ba, một bộ phận thầy cô giáo trẻ kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi chưa nhiều, chưa thực sự tâm huyết, đam mê. Tỷ lệ giáo viên nữ lớn, phần lớn còn trong độ tuổi sinh đẻ, công việc gia đình chi phối nhiều đến thời gian tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn. Thêm nữa, chế độ kinh phí cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi chưa thỏa đáng, do không có khoản thu, dạy hoàn toàn miễn phí, tự nguyện. 2. Kết quả học sinh giỏi văn hóa và các sân chơi trí tuệ năm học 2016 – 2017: * Kết quả thi học sinh giỏi văn hóa cấp Tỉnh năm học 2016 – 2017: Tổng 124 giải gồm 01 Nhất, 26 Nhì, 36 Ba, 61 KK. * Kết qủa HSG Casio 12 cấp Tỉnh: Đạt 10 giải (01 Nhì, 02 Ba, 07 KK). * Kết quả NC KHKT cấp Tỉnh: Đạt 02 giải lĩnh vực (01 Ba, 01 KK). * Kết quả Toán - Tiếng Việt trên internet cấp Tỉnh: Đạt 22 giải (01 Ba, 21 KK). * Kết quả Vật lý trên internet cấp Tỉnh: Đạt 30 giải (03 Nhì, 12 Ba, 15 KK). Cấp quốc gia lớp 12 đạt 01 giải KK. * Kết quả Tiếng Anh trên internet cấp Tỉnh: Đạt 9 giải (01 Nhất, 04 Ba, 04 KK). * Kết quả VDKTLM cấp Tỉnh: Đạt 05 giải (01 Ba, 04 KK). * Kết quả vô địch tin học văn phòng cấp Tỉnh (MOSWC): Đạt 01 giải KK. 16
  2. * Kết quả ATGT cho nụ cười ngày mai cấp quốc gia: Đạt 01 giải KK. Để góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng học sinh giỏi của nhà trường, việc xây dựng giải pháp nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi là một yêu cầu cấp thiết. III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI TRƯỜNG THPT BÌNH XUYÊN 1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi khoa học, đồng bộ. Ngay từ đầu năm học, căn cứ vào các văn bản hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, Nhà trường đã xây dựng kế hoạch tổng thể, khoa học, đồng bộ về bồi dưỡng học sinh giỏi và phổ biến các văn bản cũng như kế hoạch đến toàn thể cán bộ, giáo viên trong trường. Kế hoạch nêu rõ: Mục đích, ý nghĩa của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi; Thời gian thực hiện bồi dưỡng; Hình thức thi; Thời lượng tối thiểu; Chỉ tiêu giao cho từng môn/khối dựa trên phân tích kết quả thi học sinh giỏi năm học trước; Quy định khảo sát đội tuyển hàng tháng và định kỳ thi vô địch cấp trường; Sự phối hợp với GVCN và PHHS trong công tác bồi dưỡng; Phân công đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách công tác bồi dưỡng học sinh giỏi giúp cho việc theo dõi, giám sát và đánh giá công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. Trên cơ sở kế hoạch tổng thể của Nhà trường, các tổ/nhóm chuyên môn lập kế hoạch bồi dưỡng: Căn cứ số buổi bồi dưỡng tối thiểu, hình thức thi và chỉ tiêu giao để xây dựng nội dung bồi dưỡng; phân công giáo viên bồi dưỡng; xây dựng lịch bồi dưỡng, các giải pháp để đạt được mục tiêu đề ra. Giáo viên đứng đội tuyển lập kế hoạch bồi dưỡng chi tiết cho từng buổi dạy, riêng từng khối, có lịch khảo sát đội tuyển theo từng tháng và định kỳ theo kế hoạch của Nhà trường sau đó nộp cho nhóm trưởng bộ môn thẩm định. Các nhóm trưởng báo cáo kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển của cả ba khối cho đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách. Kế hoạch bồi dưỡng sẽ là kim chỉ nam để giáo viên bồi dưỡng thực hiện bồi dưỡng đồng thời để tổ chuyên môn, Ban chuyên môn giám sát, đánh giá kết quả thực hiện theo. Từ đó có những điều chỉnh kế hoạch kịp thời đảm bảo cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi của Nhà trường đạt hiệu quả cao. Các văn bản về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Văn bản của Sở GD&ĐT: Văn bản Số: 1039/HD-SGDĐT ngày 12 tháng 9 năm 2017 v/v Hướng dẫn Thực 17
  3. hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2017-2018; Văn bản số 994/SGDĐT- KTQLCLGD ngày 05/09/2017 v/v Hướng dẫn Tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT và thành lập đội tuyển của tỉnh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2017-2018; Văn bản số 1056/SGDĐT-KT&QLCLGD ngày 15/09/2017 v/v Hướng dẫn Tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10, 11 THPT năm học 2017-2018. Văn bản Số: 1097/HD-SGDĐT ngày 13 tháng 9 năm 2018 v/v Hướng dẫn Thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2018-2019; Văn bản số 1042/SGDĐT- KTQLCLGD ngày 07/09/2018 v/v Hướng dẫn Tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 12 THPT và thành lập đội tuyển của tỉnh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2018-2019; Văn bản số 1116/SGDĐT-KT&QLCLGD ngày 18/09/2018 v/v Hướng dẫn Tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi lớp 10, 11 THPT năm học 2018-2019. Văn bản của Nhà trường: Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi: số 89 /KH – THPTBX ngày 3 tháng 10 năm 2017. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi: số 92 /KH – THPTBX ngày 29 tháng 08 năm 2018. 2. Chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác khảo sát đội tuyển hàng tháng, định kỳ Về công tác chỉ đạo tổ chuyên môn thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng HSG: Ngay từ tháng 8 đầu năm học, đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách đã yêu cầu tổ trưởng chuyên môn phân công chuyên môn, phụ trách các đội tuyển HSG của các môn, các khối lớp để giáo viên chủ động lập kế hoạch bồi dưỡng sớm. Việc phân công đảm bảo tính hợp lí, khoa học có sự kế thừa trên cơ sở năng lực, tâm huyết của giáo viên và đề xuất của tổ chuyên môn cũng như sự tín nhiệm của Ban giám hiệu. Trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách yêu cầu hàng tháng các tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn đều báo cáo tiến độ cũng như hiệu quả bồi dưỡng của các đội tuyển. Bên cạnh việc chỉ đạo thực hiện nghiêm túc kế hoạch bồi dưỡng, đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách chỉ đạo tổ chuyên môn yêu cầu giáo viên bồi dưỡng thực hiện 18
  4. khảo sát từng đội tuyển mỗi tháng một lần theo đúng kế hoạch, báo cáo kết quả cho tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn và đồng chí Phó Hiệu trưởng phụ trách. Định kỳ, nhà trường tổ chức thi vô địch cấp trường để đánh giá hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Sau đó, kết quả thi khảo sát được tổ nhóm chuyên môn đánh giá, rút kinh nghiệm. Đề thi vô địch cấp trường được giao cho các đồng chí giáo viên của trường tham gia bồi dưỡng ra dưới hình thức chéo khối đảm bảo khách quan, bám sát mức độ yêu cầu về tiến độ nội dung bồi dưỡng. Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả công tác bồi dưỡng và khảo sát đội tuyển hàng tháng, định kỳ giúp giáo viên và học sinh có thái độ bồi dưỡng nghiêm túc, đồng thời đánh giá được mức độ đáp ứng mục tiêu đề ra để có biện pháp điều chỉnh kịp thời về nội dung và phương pháp bồi dưỡng cho phù hợp, giúp cho công tác bồi dưỡng đạt hiệu quả cao. 3. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng giáo viên Công tác bồi dưỡng giáo viên là khâu quan trọng, đóng vai trò then chốt trong việc thành công của giáo dục mũi nhọn. Đặc biệt trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay thì không chỉ phát triển năng lực tự học cho học sinh mà bản thân mỗi giáo viên phải là một tấm gương về sự tự học và sáng tạo. Chính bởi vậy, Nhà trường đã luôn làm tốt công tác tư tưởng, quan tâm động viên giáo viên, chia sẻ với họ những khó khăn, vướng mắc, giúp đỡ tạo điều kiện để giáo viên bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, gắn bó, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục của nhà trường, hết lòng vì học sinh thân yêu. Việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên được thông qua nhiều hình thức đa dạng: sinh hoạt tổ chuyên môn theo đơn vị bài học; soạn giảng các chuyên đề học sinh giỏi; tham gia hội thảo; tập huấn chuyên môn; viết bài; trực tiếp giảng dạy các đội tuyển học sinh giỏi; ra đề khảo sát, học kỳ; ra đề thi học sinh giỏi; thi khảo sát giáo viên cấp trường; thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp Tỉnh; tổ chức tốt các cuộc thi e-learning; 4. Phát huy vai trò tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng nhóm chuyên môn trong tăng cường bồi dưỡng HSG, bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên. Nhà trường lấy đơn vị tổ chuyên môn làm nòng cốt và giao quyền tự chủ trong công tác bồi dưỡng chuyên môn của giáo viên cùng như công tác phát hiện và bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi cho các tổ. 19
  5. Phát huy vai trò tiên phong của tổ trưởng, tổ phó, trưởng bộ môn, đây là lực lượng đứng chính các đội tuyển cùng các giáo viên cốt cán khác. Điều đó đòi hỏi bản thân các tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng nhóm chuyên môn bên cạnh việc tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn để nêu gương đồng thời chịu trách nhiệm chất lượng đội tuyển và chú ý công tác bồi dưỡng cho các đồng chí giáo viên khác khi đứng cùng đội tuyển để việc bồi dưỡng đội tuyển đạt được kết quả cao. Chính bởi vậy vừa tạo được sự đoàn kết, tương trợ lẫn nhau trong công việc, vừa giúp cho công tác bồi dưỡng, tự bồi dưỡng chuyên môn đạt hiệu quả tối ưu. 5. Thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát Bên cạnh việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi khoa học, đồng bộ thì để công tác bồi dưỡng đạt kết quả cao không thể thiếu công tác kiểm tra, giám sát nhằm thường xuyên động viên, đôn đốc thầy và trò tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm đạt kết quả cao nhất trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Nhà trường đã lập sổ đầu bài học bồi dưỡng học sinh giỏi, BGH và tổ trưởng thường xuyên kiểm tra lịch bồi dưỡng học sinh giỏi và giáo án bồi dưỡng của giáo viên. Kết quả kiểm tra, giám sát được thông báo về tổ chuyên môn để kịp thời rút kinh nghiệm tiến độ bồi dưỡng và nội dung bồi dưỡng. 6. Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng Ngay từ đầu năm học, Nhà trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đó có nội dung khen thưởng cho các em học sinh và thầy cô giáo đạt thành tích cao trong thi vô địch cấp trường, thi học sinh giỏi các cấp. Kết quả công tác bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi hàng năm cũng được xét làm căn cứ để đánh giá danh hiệu thi đua, chuẩn nghề nghiệp của các thầy cô giáo và đề xuất các cấp khen thưởng như giấy khen của Giám đốc Sở, của UBND Tỉnh và Bộ Giáo dục Điều đó góp phần tạo động lực cho thầy và trò tích cực bồi dưỡng để đạt kết quả cao. 7. Thực hiện có hiệu quả công tác phối hợp giáo dục giữa giáo viên bồi dưỡng với GVCN, với PHHS để làm tốt công tác bồi dưỡng HSG. PHHS là yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới kết quả bồi dưỡng HSG. Làm tốt công tác phối hợp với PHHS trong công tác bồi dưỡng HSG, các em sẽ nhận được nhiều hơn, hiệu quả hơn sự quan tâm, đầu tư của gia đình. Điều đó sẽ tạo thêm điều kiện để 20
  6. các em phát huy tối đa năng lực của mình cũng như sẽ tạo thêm động lực để các em cố gắng nỗ lực cao nhất vì danh dự bản thân, gia đình, thầy cô và mái trường. Bên cạnh sự phối hợp với PHHS, Nhà trường đã chỉ đạo phối hợp với GVCN trong công tác bồi dưỡng HSG. Sự động viên thường xuyên, kịp thời của GVCN sẽ tiếp thêm động lực để các em cố gắng phấn đấu. GVCN cũng sẽ là người kịp thời nhất trong việc nắm bắt tâm tư, tình cảm, những vướng mắc có thể ảnh hưởng đến chất lượng thi HSG của học sinh. Chính bởi vậy, làm tốt công tác phối hợp giữa giáo viên bồi dưỡng với PHHS, GVCN đã đem lại hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng HSG của Nhà trường. 21
  7. PHẦN THỨ BA: MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC I. MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC Một số giải pháp quản lí nhằm nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT Bình Xuyên đã thu được một số kết quả quan trọng, cụ thể: 1. Nâng cao nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Từ việc triển khai, hướng dẫn các văn bản hướng dẫn về bồi dưỡng học sinh giỏi của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc và kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của Nhà trường, 100% cán bộ, giáo viên nhà trường đã nhận thức một cách đầy đủ và sâu sắc yêu cầu về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Từ đó, từng giáo viên có ý thức phấn đấu bồi dưỡng đạt kết quả cao nhất, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cũng như thi THPT quốc gia nhằm nâng cao hơn nữa vị thế của nhà trường, hoàn thành tốt những nhiệm vụ chính trị- chuyên môn mà nhà trường được giao trong giai đoạn hiện nay. 2. Chất lượng đội ngũ ngày càng nâng cao a) Kết quả thi thăng hạng giáo viên: Toàn trường đã có 29 giáo viên đạt kết quả tốt trong kỳ thi thi thăng hạng giáo viên từ giáo viên trung học phổ thông hạng III lên giáo viên trung học phổ thông hạng II. Trong đó 100% các đồng chí đều tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. b) Kết quả thi bồi dưỡng thường xuyên: 100% giáo viên đạt kết quả từ đạt trở lên. Trong đó giáo viên có điểm khá, giỏi (từ 7 trở lên) chiếm tỷ lệ cao. c) Kết quả đánh giá chuẩn giáo viên và đánh giá cán bộ, viên chức trong năm học 2017-2018 và học kỳ I năm học 2018 - 2019: + 100% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp. Trong đó các giáo viên đạt Chuẩn nghề nghiệp xuất sắc đều tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. + 100% cán bộ, giáo viên đáp ứng tiêu chuẩn và hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên. Trong đó các giáo viên đạt hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đều tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. d). Nhà trường đã có thêm nhiều giáo viên cốt cán tham gia các Hội đồng chuyên môn của Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc: Tham gia bồi dưỡng chọn HSG tham dự kỳ thi HSG quốc gia môn Vật lý năm học 2017-2018; Ra đề/chấm thi học sinh giỏi lớp 9,10,11,12; Chấm thi e-learning cấp Tỉnh; Thanh tra các kỳ thi cấp Tỉnh; 22
  8. 3. Chất lượng giáo dục của nhà trường ổn định và phát triển bền vững 3.1. Trong năm học 2017-2018: Về xếp loại Hai mặt: Hạnh kiểm Khá Tốt: 1.049 HS chiếm 99,72% (Tốt: 966 HS chiếm 91,83%; Khá: 83 HS chiếm 7,89%), Trung bình: 3 HS (chiếm 0,29%). Trong đó, 100% các em tham gia thi học sinh giỏi đều đạt hạnh kiểm Tốt. Học lực Khá, Giỏi: 958 HS chiếm 91,06% (Giỏi: 212 HS chiếm 20,15%; Khá: 746 HS chiếm 70,91%), Trung bình: 94 HS (chiếm 8,94%). Trong đó, 100% các em thi học sinh giỏi đạt học lực Khá trở lên. Về HSG: Tổng số giải HSG trên các lĩnh vực, sân chơi trí tuệ: 153 giải cấp tỉnh (146 giải HSG văn hóa trong đó có 05 giải bảng chuyên với 01 Ba và 04 KK; 07 giải các kỳ thi khác). Đây là năm đầu tiên Nhà trường có học sinh thi bảng Chuyên và đã đạt giải cao, xếp thứ 2 toàn Tỉnh bảng Chuyên. Về kết quả đỗ tốt nghiệp THPT: Đạt 100% (343/343 em). Về kết quả thi đỗ ĐH- CĐ năm 2018: Điểm Trung bình môn thi là 5,73 xếp thứ 10 toàn tỉnh. Trong số 16 em đạt từ 24 điểm trở lên thì 100% các em đều đã đạt giải Nhất, Nhì trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp Tỉnh. 3.2. Trong học kỳ I, năm học 2018- 2019: Về kết quả xếp loại văn hóa: Tổng số HS: 1.105 HS, Học lực Khá, Giỏi: 920 HS chiếm 83,26% (Giỏi: 112 HS chiếm 10,14%; Khá: 808 HS chiếm 73,12%). Trong đó, 100% các em thi học sinh giỏi đạt học lực Khá trở lên. Về kết quả xếp loại hạnh kiểm: Tổng số HS: 1.105 HS, Hạnh kiểm Khá, Tốt: 1090 HS chiếm 98,64% (Tốt: 1032 chiếm 93,39%, Khá: 58 chiếm 5,25%). Trong đó, 100% các em tham gia thi học sinh giỏi đều đạt hạnh kiểm Tốt. Về kết quả HSG lớp 12 cấp Tỉnh: Kết quả: đạt 56 giải trong đó: 04 giải chương trình Chuyên với 01 Ba, 03 KK, 52 giải chương trình THPT với 02 Nhất, 15 Nhì, 11 Ba, 24 KK, xếp thứ 5 toàn Tỉnh. Đây là năm thứ hai Nhà trường có học sinh thi bảng Chuyên và cũng xếp thứ 2 toàn Tỉnh bảng Chuyên như năm học 2017-2018. So sánh, đối chiếu với kết quả HSG toàn diện và HSG văn hóa cấp Tỉnh bảng THPT và bảng Chuyên của các năm học trước: 23
  9. Học sinh giỏi văn Học sinh giỏi Học sinh giỏi văn hóa Năm học hóa cấp Tỉnh toàn diện cấp Tỉnh Chuyên THPT 134 (5 Nhất, 16 2015-2016 132 (12,38%) 0 Nhì, 52 Ba, 61 KK) 124 (1 Nhất, 26 2016-2017 161 (15,2%) 0 Nhì, 36 Ba, 61 KK) 146 (10 Nhất, 33 05 (01 Ba, 04 KK) 2017-2018 212 (20,15%) Nhì, 45 Ba, 58KK) Xếp thứ 2 toàn Tỉnh 52 (2 Nhất, 15 Nhì, 2018-2019 04 (01 Ba, 03 KK) 11 Ba, 24 KK khối (học kỳ I) Xếp thứ 2 toàn Tỉnh 12) Từ bảng so sánh với kết quả các năm học trước cho thấy, giải pháp của đề tài đã đem lại hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao chất lượng học sinh giỏi của Nhà trường: + Tỷ lệ HSG toàn diện tăng trưởng mạnh, từ 12,38% , 15,2% các năm học trước đến 20,15 % năm học 2017-2018. + HSG văn hóa cấp Tỉnh tăng cả về số lượng và chất lượng. Từ tổng số 134, 124 giải lên 146 giải. Về chất lượng, từ có từ 1 đến 5 giải Nhất tăng lên 10 giải Nhất trong năm học 2017-2018. + Đặc biệt, từ năm học 2017-2018, công tác bồi dưỡng HSG của Nhà trường đã thật sự đi vào chiều sâu qua đó giúp thầy cô và học sinh tự tin đăng ký thi bảng Chuyên và đạt kết quả tốt, luôn xếp thứ 2 toàn Tỉnh. II. KẾT LUẬN Bên cạnh việc xây dựng được tốt khối đoàn kết, dân chủ, cộng đồng trách nhiệm, công tác thi đua, khen thưởng luôn được nhà trường chú trọng, quan tâm đồng thời từ việc xác định được tầm quan trọng của việc bồi dưỡng học sinh giỏi, trường THPT Bình Xuyên đã và đang thực hiện có hiệu quả, chất lượng thi học sinh giỏi của Nhà trường ổn định và tăng trưởng mạnh. Năm học 2017-2018 là năm đầu tiên Nhà trường có học sinh thi bảng Chuyên đạt giải được Sở Giáo dục và Đạo tạo biểu dương. Năm học 2018-2019, Nhà trường tiếp tục xếp thứ 2 toàn Tỉnh bảng thi Chuyên. Chất lượng thi học sinh giỏi đạt hiệu quả cao cũng đã góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh đỗ điểm cao trong kỳ thi THPT quốc gia đồng thời góp phần đưa chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường ngày càng ổn định và phát triển bền vững, 24
  10. thực hiện tốt những nhiệm vụ chính trị, chuyên môn được giao, đáp ứng được những yêu cầu quan trọng trong giai đoạn hiện nay. III. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT Để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc bồi dưỡng học sinh giỏi, trường THPT Bình Xuyên kính đề nghị Sở Giáo dục và Đào tạo một số nội dung sau: - Tiếp tục chỉ đạo, quan tâm đến về đội ngũ, cơ sở vật chất, kinh phí để tổ chức các hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi được thuận lợi, hiệu quả cao. - Tăng cường tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ đặc biệt là đội ngũ lãnh đạo tổ, giáo viên màng lưới về chuyên môn, nghiệp vụ theo từng mảng chuyên đề phù hợp. - Tăng cường tổ chức các hội thảo, giao lưu về các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi giữa các nhà trường. 25
  11. 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: - Đề tài được nghiên cứu và áp dụng tại trường THPT Bình Xuyên và đã nâng cao được chất lượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. - Đề tài có khả năng áp dụng trong việc nâng cao chất lượng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho các trường THPT không chuyên và các TTGDTX trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Đội ngũ tổ/nhóm trưởng chuyên môn: Có phẩm chất chính trị và năng lực chuyên môn, năng lực quản lí tổ. - Giáo viên: Tích cực bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, Tham gia có hiệu quả các hoạt động đổi mới sinh hoạt chuyên môn của tổ/nhóm chuyên môn. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau: 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Nâng cao hiệu quả công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Bình Xuyên. - Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Bình Xuyên. - Duy trì ổn định và từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường trong năm học 2018- 2019 và các năm tiếp theo. - Góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh đỗ điểm cao của Nhà trường trong kỳ thi THPT quốc gia. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: - Nâng cao hiệu quả bồi dưỡng học sinh giỏi trường THPT Bình Xuyên. - Góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên trường THPT Bình Xuyên. - Duy trì ổn định và từng bước nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện của Nhà trường trong năm học 2018- 2019 và các năm tiếp theo. - Góp phần nâng cao tỷ lệ học sinh đỗ điểm cao của Nhà trường trong kỳ thi THPT quốc gia. 26
  12. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có): Số Phạm vi/Lĩnh vực Tên tổ chức/cá nhân Địa chỉ TT áp dụng sáng kiến 1 - Ban Giám hiệu Trường THPT - Phạm vi: Thời gian từ tháng -Tổ trưởng chuyên môn Bình Xuyên 09 năm 2017 tại trường THPT -Tổ chuyên môn Bình Xuyên. - Lĩnh vực: Quản lý Bình Xuyên, ngày tháng 02 năm 2019 Bình Xuyên, ngày 18 tháng 01 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị/ Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) (Ký, ghi rõ họ tên) Phan Hồng Hiệp Nguyễn Thị Chúc Hà 27