SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức tham quan ngoại khoá tại trường Tiểu học U Minh 2

doc 5 trang vanhoa 4690
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức tham quan ngoại khoá tại trường Tiểu học U Minh 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_kinh_nghiem_chi_dao_to_chuc_tham_quan_ngoai_khoa.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kinh nghiệm chỉ đạo tổ chức tham quan ngoại khoá tại trường Tiểu học U Minh 2

  1. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC THAM QUAN NGOẠI KHOÁ 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: 1.1 Thực trạng của việc triển khai thực hiện phong trào Phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD - ĐT phát động đến nay đã được gần 5 năm. Đây là phong trào lớn, có tác động tích cực đến việc xây dựng môi trường sư phạm, giáo dục ý thức, kỹ năng sống cho học sinh, thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục. Phong trào đã được triển khai rộng khắp ở tất cả các cơ sở giáo dục từ mầm non đến phổ thông trong tỉnh và từng bước đi vào chiều sâu. 1.2 Thực tiễn - Lý do chọn đề tài Tuy nhiên việc thực hiện phong trào "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", gồm các nội dung: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh; học sinh tham gia tìm hiểu, chăm sóc và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa, cách mạng ở địa phương. Tôi nhận thấy ở bâc Tiểu học các em rất thích được tham gia bằng chính sự cảm giác “nhìn thấy” Từ đó với vai trò là người lãnh đạo cao nhất của trường tôi nghĩ cần có những kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện cho học sinh trải nghiệm thực tế để góp phần vào mục tiêu giáo dục ở địa phương ở lĩnh vực “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Những kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng việc thực hiện phong trào "Tích cực xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực" được triển khai tại trường Tiểu học U Minh 2 trong năm học 2012-2013. 3. Mô tả sáng kiến: 3.1 Định hướng chỉ đạo kế hoạch tham quan trải nghiệm: Trong năm qua trường Tiểu học U Minh 2- xã Trần Hợi- Trần Văn Thời có nhiều đổi mới về cảnh quan sư phạm cũng như giáo dục ý thức đối với học sinh. Nhà trường tranh thủ các nguồn đầu tư để tăng cường cơ sở vật chất trường học, xây dựng các hạng mục công trình phục vụ nhu cầu học tập, sinh hoạt của học sinh. Cùng với dãy phòng học xây dựng kiên cố khang trang, thoáng mát là sân trường trồng nhiều cây xanh, khuôn viên gọn gàng, sạch đẹp. Đội ngũ nhà giáo tân tâm, tận lực gắn bó với nghề gần gũi, tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh, nắm bắt tâm lý lứa tuổi để có phương pháp giáo dục phù hợp. Vì thế, môi trường
  2. sư phạm trở nên thân thiện, giáo viên và học sinh đều cảm thấy “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Đồng thời, với việc đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, hoạt động khuyến học khuyến tài được đẩy mạnh hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học giỏi. Để thực hiện trọn vẹn các nội dung "Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực", ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo cho các bộ phận trong nhà trường lên kế hoạch cho học sinh tham quan trải nghiệm nhà thờ U Minh đem ra thảo luận và thống nhất. Đây cũng là kế hoạch trọng tâm đã được tôi xác định ngay từ đầu năm học. 3.2 Tổ chức tham quan ngoại khoá. Tổ chức các hoạt động: Tham quan các bảo tàng, các di tich văn hóa, di tích lịch sử, . Sinh hoạt ngoại khóa gắn với các chuyên đề, các sự kiện lịch sử địa phương đất nước. Các bước thực hiện: Quy trình này áp dụng cho đợt tham quan ngoại khóa quy mô toàn trường, đối tượng là học sinh lớp 3 đến lớp 5 của trường Tiểu học U Minh 2 Bước 1: Tôi dự thảo kế hoạch chi tiết, lập ban tổ chức để phân công cụ thể, cử người liên hệ trước địa điểm tham quan để khảo sát (tiền trạm) hoặc nhờ sự hỗ trợ của địa phương. Sau đó phổ biến kế hoach chính thức cho các thành viên trong trường, thời gian và địa điểm tập trung. Phổ biến nội dung phiếu thu hoạch cho giáo viên để phổ biến cho học sinh thực hiện trong quá trình tham quan. Bước 2:.Tôi bố trí các điều kiện cho buổi tham quan ngoại khóa, phương tiện ăn, uống, phân công quản lý học sinh. Bước 3: Trước khi lên đường: Tôi chỉ đạo cho tổng phụ trách đội cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp xếp hàng trước sân trường quán triệt các vấn đê: - Mục đích yêu cầu của thăm quan ngoại khóa. - Phổ biến, địa điểm, thời gian, nội quy của chuyến đi. - Cách thức di theo hàng có giáo viên chủ nhiệm xen giữa để quản học sinh. Bước 4: Tại nơi thăm quan: Sinh hoạt hướng dẫn ngoại khóa, nhắc nhở thời gian và địa điểm tập trung quay về. Bước 5: .Sau khi tham quan:Thu hoạch sau ngoại khóa, rút kinh nghiệm. Tôi xin trình bày sơ đồ quy trình của quá trình thực hiên:
  3. Sơ đồ quy trình. TRƯỜNG HIỆU TRƯỞNG BAN TỔ CHỨC GV,NV,HS 1. Lập kế hoạch chi tiết 2. Phân công 3. Khảo sát 4.Liên hệ phương tiện 5. Phổ biến 6. Tham quan 7.Giám sát 8. Thu hoạch 9. Rút kinh nghiệm 4. Kết quả, hiệu quả mang lại: Việc tổ chức học tập ngoại khóa mang lại hiệu quả cao trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Có thể nói, phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã tạo động lực mới cho các hoạt động giáo dục. Phương pháp dạy học có nhiều đổi mới giúp học sinh chủ động, tích cực học tập. Không khí thân thiện được tăng lên rõ rệt trong mối quan hệ giữa các thành viên trong trường, giữa nhà trường với gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phương. Những kết quả của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học
  4. sinh tích cực” đã tạo bước chuyển mới trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Cụ thể đến cuối năm học, các bộ phận đánh giá nội dung 2 và nội dung 5 rất cao: nội dung 2 điểm trung bình là 24,1/25; nội dung 5 điểm trung bình là 14,6/20. KẾT QUẢ CỦA BUỔI THAM QUAN NHÀ THỜ HỌ ĐẠO U MINH. - Có 20/20 CB,GV tham gia - Có 65/167 học sinh tham gia - 100% CB,GV, HS được nhận quà phục vụ cho học tập của họ đạo - Có 30 bài vẽ về quang cảnh nhà thờ - Có 15 bài văn tả cảnh nhà thờ và viết cảm tưởng của HS. - Nhiều bức ảnh lưu niệm đẹp chụp lại quang cảnh nhà thờ và các hoạt động của buổi tham quan để trưng bày ở phòng truyền thống của nhà trường. - CB,GV,HS rất phấn khởi được hiểu tường tận về nguồn gốc đạo Thiên chú giáo, về linh mục và các bà sơ quá trình xây dựng nhà thờ (đặt viên đá đầu tiên . Tượng đức bà, tháp chuông ) thêm yêu quý những nơi linh thiêng dành cho con người họ đạo U Minh thêm yêu chúa, yêu đời, yêu đất nước, học tập thật tôt BGH, tổng phụ trách, các thầy cô giáo có thêm kinh nghiệm cho việc tổ chức tham quan di tích lịch sử địa phương và những buổi trải nghiệm thực tế đáp ứng với mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách học sinh tại trường Tiểu học U Minh 2 xã Trần Hợi. 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến: Từ kinh nghiệm chỉ đạo việc thực hiện tham quan thực tế đã góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh, bằng sự trải nghiệm điều đó đã tác động không nhỏ. - Đối với giáo viên tăng thêm sự hiểu biết về đạo Thiên chúa giáo, rút thêm được kinh nghiệm tổ chức cho học sinh tham quan trải nghiệm. Làm tiền đề cho những lần tham quan các khu di tích lịch sử khác ở địa phương. - Đối với học sinh các em được va chạm thực tế, tận mắt nhìn các công trình xây dựng cũng như các công trình điêu khắc tượng có liên quan đến đạo Thiên chúa giáo. Bồi dưỡng thêm tình cảm cũng như sự nhận thức ở lứa tuổi của các em góp phần vào việc giáo dục toàn diện nhân cách cho học sinh. - Tăng thêm niềm tin vào phương pháp giảng dạy của trường bằng hình thức tham quan trải nghiệm, đối với phụ huynh học sinh. 6. Kiến nghị, đề xuất: Tôi thiết nghĩ, để nâng cao chất lượng giáo dục và thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD - ĐT phát
  5. động, ngoài việc thực hiện tốt các nội dung: Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn; dạy và học có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi của học sinh ở mỗi địa phương, giúp các em tự tin trong học tập; rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Mỗi trường cần có kế hoạch cho học sinh trải nghiệm thực tế, có như vậy mới phát huy cao độ tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Điều đó phải được hiệu trưởng chủ động sáng tạo lên kế hoạch sẽ góp phần vào mục tiêu giáo dục toàn diện nhân cách của học sinh. Tuy là kinh nghiệm, nhưng là của cá nhân nên không tránh khỏi thiếu sót rất mong được sự góp ý của đồng nghiệp và của các cấp lãnh đạo để giúp tôi có những kinh nghiệm hoàn thiện hơn góp phần vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương. Xã Trần Hợi, ngày 20 tháng 5 năm 2013 Xác nhận của thủ trưởng đơn vị Người viết sáng kiến kinh nghiệm PHT Trần Thị Len Nguyễn Thị Bích Hà