SKKN Một số kinh nghiệm về làm và sử dụng đồ dùng dạy học môn Lịch sử lớp 5 ở Tiểu học
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm về làm và sử dụng đồ dùng dạy học môn Lịch sử lớp 5 ở Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_mot_so_kinh_nghiem_ve_lam_va_su_dung_do_dung_day_hoc_mo.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Một số kinh nghiệm về làm và sử dụng đồ dùng dạy học môn Lịch sử lớp 5 ở Tiểu học
- 1 MỘT SỐ KINH NGHIỆM VỀ LÀM VÀ SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ LỚP 5 Phần thứ I ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nói đến các môn học ở Tiểu học thì Lịch sử là một môn học không thể thiếu được. Học Lịch sử để các em biết được cuội nguồn của tổ tiên, cha ông, cuội nguồn của dân tộc mình. Biết được tổ tiên, cha ông đã sống, chiến đấu, lao động như thế nào trong quá khứ để tạo nên đất nước hôm nay. Từ đó các em biết yêu quý những gì mình đang có, biết ơn những người đã đem lại cuộc sống ấm no hạnh phúc cho chúng ta và tự hào về truyền thống dân tộc, cũng như biết mình phải có trách nhiệm là cần phải làm gì cho Tổ quốc thân yêu. Bác Hồ đã dạy chúng ta rằng: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Dạy môn Lịch sử cần có tranh ảnh, bản đồ, lược đồ mới giúp học sinh hình dung, mường tượng lại những gì đã xảy ra trong quá khứ. Nhưng thực tế trong giảng dạy còn gặp nhiều khăn khó chẳng hạn như: * Về phía giáo viên: Thiếu tư liệu, tranh ảnh, lược đồ để phục vụ tiết dạy, một số giáo viên còn lúng túng khi sử dụng đồ dùng dạy học, làm đồ dùng dạy học lại tốn rất nhiều thời gian, chi phí, * Về phía học sinh: Các em rất khó nhớ khi phải nghe những số liệu, phải đọc vô số những địa danh. Chính vì những lí do trên, tôi đã suy nghĩ, tự sáng chế ra lược đồ “động” dựa theo lược đồ trong sách giáo khoa môn Lịch sử lớp 5 bài 14, 15. Để giúp học sinh có những tiết học vui, thoải mái, nhớ lâu kiến thức, tự hào về những trận đánh oanh liệt của ông cha ta trước đây. Phần thứ II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Phạm vi áp dụng: Lược đồ này có thể áp dụng dạy được 4 bài: Hai bài Lịch sử lớp 5 và hai bài Tiếng Việt lớp 3. 2. Cơ sở lí luận: Bộ môn Lịch sử là một phân môn, một bộ phận của môn học “ Tìm hiểu tự nhiên và xã hội” trong chương trình đào tạo của sách giáo khoa Giáo dục tiểu học. Bộ môn Lịch sử sẽ là môn học duy nhất cho ta biết về các mô hình xã hội đã qua. Phương pháp dạy học môn Lịch sử gắn liền với phương tiện dạy học, bởi lẽ phương tiện được coi là công cụ để thực hiện phương pháp nói riêng hay quá trình dạy học nói chung. Vì vậy, khi vận dụng phương pháp “ trình bày trực quan” thì cần có tranh ảnh, lược đồ, phim ảnh, Phương tiện trực quan trong dạy Lịch sử sẽ làm bài học sinh động, giúp học sinh nhận thông tin một cách thoải mái, dễ dàng, đầy đủ và chính xác hơn, rèn kĩ năng diễn đạt, hành vi đúng đắn, phát triển hứng thú nhận thức. Vì vậy khi dạy Lịch sử nhất thiết phải sử dụng các phương tiện dạy học mà không thể “dạy chay”. 3. Cơ sở thực tiễn: Thực hiện chủ trương đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học ở trường tiểu học, nên kênh hình trong sách giáo khoa môn Lịch sử và Địa lí lớp 4-5 đã được tăng lên đáng kể. Ngoài ra, còn có cả sách hướng dẫn sử dụng tranh ảnh, lược đồ trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí lớp 4 – 5.
- 2 Tuy nhiên ở phân môn Lịch sử lớp 5 vẫn còn một số bài thiếu lược đồ phóng to. Nên trong quá trình giảng dạy, giáo viên kể diễn biến trận đánh, học sinh ít tập trung chú ý. Trong sách giáo khoa phần phân môn Lịch sử, chỉ có bài 17 được cấp lược đồ phóng to, còn bài 14, 15 thì không, nên khi dạy hai bài này giáo viên gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, khi dạy môn Lịch sử bài 14: Thu đông năm 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp ở năm học 2011-2012 của lớp 5A, được thống kê như sau: Học sinh lớp 5A Năm học Tổng số học sinh Số học sinh nắm kiến thức Tỷ lệ % 2011-2012 33 15 45,45 Đó là những số liệu không chút khả quan, là điều mà tôi luôn trăn trở. Chúng ta đã biết nhiệm vụ đầu tiên, tất yếu của bộ môn Lịch sử ở trường là tái tạo lịch sử, tức là cho học sinh tiếp nhận những thông tin từ sử liệu, tiếp xúc với những chứng cứ vật chất, những dấu vết của quá khứ, tạo ra ở họ những hình ảnh cụ thể, sinh động, chính xác về các sự kiện, hiện tượng lịch sử; tạo ra ở học sinh những biểu tượng về con người và hoạt động của họ trong bối cảnh thời gian, không gian xác định, trong những điều kiện lịch sử cụ thể. Cho nên làm đồ dùng dạy học đối với giáo viên đứng lớp cũng được xem là một nhiệm vụ rất cần khi giảng dạy về môn Lịch sử ở tiểu học. 4. Cách làm đồ dùng dạy học môn Lịch sử: 4.1. Vì sao chọn làm đồ dùng lược đồ “ Việt Bắc thu đông”: Hai năm liền chủ nhiệm lớp 5, tôi biết môn Lịch sử : Lược đồ chiến dịch của hai 14, 15 có điểm giống nhau nên tôi quyết định tạo một mô hình về lược đồ có thể dạy được cả hai bài, vừa đỡ tốn thời gian làm hai lược đồ, vừa tiết kiệm được chi phí khi làm lược đồ. Ngoài ra, trên lược đồ tôi còn ghi thêm địa điểm tỉnh Hà Giang để chúng ta có dạy hai tiết Tiếng Việt lớp 3 ( Tập đọc và Tập viết). 4.2. Miêu tả đồ dùng: Lược đồ được làm từ một miếng ván pê ca, trên bề mặt lược đồ được vẽ bằng nước sơn. Các mũi tên được làm bằng giấy rô ki có vẽ sơn và ép nhựa. Tại các địa điểm xảy ra trận đánh (trên lược đồ) được gắn các bóng đèn. Các bóng đèn nối với hệ thống công tắc được đặt theo thứ tự bên dưới lược đồ. Phần trên cùng của lược đồ ghi tên lược đồ. Phía dưới lược đồ ghi phần chú giải. Sau lưng lược đồ được gắn hai chuông có công tắc. 4.3. Dụng cụ cần thiết: 1 miếng ván pê ca hình chữ nhật ( 90 x 65), 1 khung nhôm, nước sơn, giấy rô ki, bóng đèn hai cỡ to và nhỏ, công tắc, Dây điện, 1 pin 9 vôn (pin 9 vôn cho bóng đèn), 2 cặp pin tiểu ( pin tiểu gắn chuông), 1 chuông âm thanh (tiếng súng nổ, bom rơi), 1 chuông âm thanh (tiếng còi hú báo hiệu rút lui, tháo chạy của quân địch). 4.4. Cách làm đồ dùng: - Chọn ván pê ca màu trắng cắt thành một hình chữ nhật có chiều dài 90cm, chiều rộng 65cm. Vẽ phát họa lược đồ bằng bút chì, sau đó dùng cọ quét nước sơn màu mỡ gà, vẽ lại các nét phác họa lược đồ bằng sơn. Dùng dùi khoang lỗ trên tấm ván để gắn bóng đèn và gắn công tắc. Dùng keo dán chuông và dán dây điện nằm sát xuống nằm ở mặt sau của ván. Dùng khung nhôm bao quanh lược đồ. - Vẽ sơn lên mặt giấy rô ki có hình các mũi tên và hình cái dù. Sau đó cắt, ép nhựa và dính keo xốp hai mặt phía sau lưng mũi tên và hình cái dù.
- 3 4.5. Tác dụng: - Ván pê ca có độ sáng bóng dễ quét sơn, dùng ván và nước sơn để đồ dùng sử dụng được lâu dài, không sợ ẩm, rách. - Mũi tên làm rời có thể gắn vào - tháo ra dễ dàng. Mục đích của mũi tên rời: để chúng ta có thể đính hoặc tháo mũi tên theo yêu cầu của các bài dạy khác nhau; bài Tập đọc lớp 3 tuần 14: Nhớ Việt Bắc; bài Tập viết lớp 3 tuần 19 - Công tắc gắn theo thứ tự diễn biến của trận đánh và thứ tự của từng bài dạy để giáo viên có thể dễ dàng sử dụng. - Âm thanh của tiếng súng sẽ minh họa cho trận đánh diễn ra ác liệt. - Âm thanh của tiếng còi hú sẽ minh họa cho hành động tháo chạy, rút lui. - Dùng năng lượng pin vì trường của đơn vị tôi có hai điểm dạy mà điểm lẻ thì không có điện. Đồng thời tránh trường hợp khi sử dụng đồ dùng bị mất điện ở điểm trung tâm. - Bóng đèn lớn đặt tại các tỉnh trên lược đồ; bóng đèn nhỏ đặt tại các thị xã, đèo, trên lược đồ. - Khung nhôm bao quanh lược đồ, sẽ bảo quản lược đồ dài lâu và tăng tính thẩm mĩ của lược đồ. 5. Cách sử dụng đồ dùng vào giảng dạy: (Có hình kèm theo ở phía sau). - Môn Lịch sử lớp 5: Bài 14: Thu – đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp” Tên lược đồ: Chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947. Lược đồ được sử dụng ở hoạt động 3 của bài học. Trước khi sử dụng lược đồ để tường thuật, giáo viên nêu phần chú giải có trên lược đồ (dùng que chỉ). Giáo viên dùng lời tường thuật, kết hợp tay trái bấm công tắc bóng đèn, tay phải bấm công tắc chuông ở phía sau lược đồ. Giáo viên dùng lời tường thuật, kết hợp tay trái bấm công tắc bóng đèn, tay phải bấm công tắc chuông ở phía sau lược đồ: - Tháng 10 – 1947, thực dân Pháp huy động một lực lượng lớn tấn công lên Việt Bắc (bấm công tắc 1 cho hiệu ứng đèn chớp sáng ở những địa điểm giặc tấn công, bấm công tắc 1 phía sau lưng lược đồ để tạo tiếng súng nổ). - Tại thị xã Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn khi quân Pháp nhảy dù xuống đã rơi vào trận địa phục kích của quân đội ta (bấm công tắc 2 cho đèn chớp sáng ở những địa điểm Bắc Kạn, Chợ Mới, Chợ Đồn, bấm công tắc 1 phía sau lưng lược đồ để tạo tiếng súng nổ). - Trên đường bộ ta đánh và thắng địch ở đèo Bông Lau (bấm công tắc 3 cho đèn chớp sáng ở những địa điểm đèo Bông Lau, bấm công tắc 1 phía sau lưng lược đồ để tạo tiếng súng nổ). - Tại Đoan Hùng, tàu chiến và ca nô của địch bị ta đốt chốt trên dòng sông Lô (bấm công tắc 4 cho đèn chớp sáng ở những địa điểm Đoan Hùng, bấm công tắc 1 phía sau lưng lược đồ để tạo tiếng súng nổ). - Sau hơn một tháng sa lầy ở Việt Bắc địch đành phải rút lui (bấm công tắc 5 cho đèn chớp sáng ở những địa điểm giặc rút lui, bấm công tắc 2 phía sau lưng lược đồ để tạo tiếng còi hú thể hiện sự rút lui tháo chạy của địch). - Nhưng đường rút lui của chúng bị ta chặng đánh dữ dội. Tại Đoan Hùng và Bình Ca, giặc rơi vào trận mai phục (bấm công tắc 6 cho đèn chớp sáng ở những
- 4 địa điểm Đoan Hùng và Bình Ca, bấm công tắc 1 phía sau lưng lược đồ để tạo tiếng súng nổ). Bài 15: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950 Lược đồ được sử dụng ở hoạt 2 và hoạt động 3: Hoạt động 2: Sau khi cho học sinh xác định biên giới Việt – Trung trên bản đồ, tiếp tục giáo viên xác định trên lược đồ những điểm địch đóng quân để khóa biên giới tại Đường số 4. Hoạt động 3: Lược đồ chiến dịch Biên giới thu – đông 1950 được sử dụng để dạy về diễn biến chiến dịch Biên giới. Trước hết, giáo viên giới thiệu khái quát lược đồ, các kí hiệu, giáo viên chiến dịch: Sáng 16 - 9 - 1950, quân ta nổ súng tấn công cụm cứ điểm Đông Khê (bấm công tắc số 7 cho đèn chớp sáng ở cụm cứ điểm Đông Khê , bấm công tắc 1 phía sau lưng lược đồ để tạo tiếng súng nổ). Đến sáng 18 - 9 - 1950, quân ta chiếm cụm cứ điểm Đông Khê. Mất Đông Khê, quân Pháp ở Cao Bằng bị cô lập. Bộ chỉ huy quân Pháp quyết định rút lui khỏi Cao Bằng theo đường số 4, đồng thời chúng đưa lực lượng tiến lên chiếm lại Đông Khê (bấm công tắc số 8 cho đèn chớp sáng ở cụm cứ điểm Đông Khê, bấm công tắc 1 phía sau lưng lược đồ để tạo tiếng súng nổ). Sau nhiều ngày đêm giao tranh ác liệt, quân Pháp đóng trên đường số 4 phải rút lui (bấm công tắc số 9 cho đèn chớp sáng ở cụm cứ điểm Lạng Sơn, bấm công tắc 2 phía sau lưng lược đồ để tạo tiếng còi hú). - Môn Tiếng Việt lớp 3: Lược đồ dành cho hai bài Lịch sử không có tỉnh Hà Giang. Do đó, tôi đã vẽ thêm vị trí tỉnh Hà Giang trên lược đồ để phụ vụ cho hai bài Tiếng Việt lớp Ba. - Phân môn Tập đọc lớp 3– Tuần 14 – Bài: Nhớ Việt Bắc Trên lược đồ, chúng ta tháo hết các mũi tên. Đối với bài này, lược đồ dùng cho việc giới thiệu bài. Giáo viên nêu: Việt Bắc là chiến khu của ta trong thời kì đấu tranh giành độc lập và kháng chiến chống thực dân pháp. Giáo viên kết hợp bấm công tắc số 10 (hiệu ứng đèn sẽ chớp sáng ở 6 địa điểm trên lược đồ) để giới thiệu Việt Bắc gồm 6 tỉnh: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Hà Giang. - Phân Môn Tập viết lớp 3 – Tuần 19 . Trước khi luyện viết câu ứng dụng, giáo viên gọi 1 em đọc câu ứng dụng: Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng Nhớ từ Cao Lạng, nhớ sang Nhị Hà Lúc này, giáo viên sử dụng lược đồ để giải thích câu ứng dụng: Giáo viên vừa giải thích vừa dùng que chỉ vị trí sông Lô trên lược đồ Sông Lô là sông chảy qua tỉnh Hà Giang và Tuyên Quang, Sau đó, tiếp tục nêu Cao Lạng là tên gọi tắt của Cao Bằng và Lạng Sơn, giải thích Nhị Hà là tên gọi khác của sông Hồng. Đó là các địa danh gắn liền với những chiến công của quân ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp và các em sẽ được biết cuộc chiến đấu oanh liệt đó khi các em lên lớp Năm. Phần thứ III KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ, ỨNG DỤNG VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết quả, hiệu quả: Đối với giáo viên:
- 5 Đồ dùng dạy học (cụ thể ở lược đồ này) giúp giáo viên tự tin hơn khi dạy, giáo viên không cần phải học thuộc bài vẫn có thể dễ dàng tường thuật lại trận đánh theo trình tự diễn biến dựa vào các kí hiệu mũi tên, dựa vào hiệu ứng đèn và dựa vào các địa điểm được ghi trên lược đồ; Nó còn giúp cho tiết học đạt hiệu quả tối đa, tránh sự nhàn chán, khô khan khi liệt kê những số liệu, địa điểm Đối với học sinh: Học sinh hứng thú khi được nghe về lịch sử hào hùng của dân tộc. Các em lắng nghe tích cực hơn và theo dõi tích cực hơn. Thông qua lược đồ học sinh nắm thông tin một cách chính xác, biết được các vị trí diễn ra trận đánh năm xưa thuộc địa phận nào trên bản đồ Việt Nam. Sau đây là bảng thống kê số liệu học sinh lớp 5A có sử dụng lược đồ khi dạy môn Lịch sử bài 14: Thu đông năm 1947, Việt Bắc mồ chôn giặc Pháp: Học sinh lớp 5A Năm học Tổng số học sinh Số học sinh nắm kiến thức Tỷ lệ % 2012-2013 33 32 96,96 2. Ứng dụng: Đồ dùng dạy học của tôi sau khi sử dụng trong lớp có hiệu quả nên đã được Hiệu trưởng trường Tiểu học 2 Khánh Bình Tây Bắc cho áp dụng dạy ở môn Lịch sử lớp Năm và ở môn Tiếng Việt lớp Ba và đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của giáo viên. Đồ dùng đã giúp cho giáo viên dạy tự tin hơn, học sinh tiếp thu bài tốt hơn, tuy nhiên chưa phải là tuyệt đối vì vẫn có những em học sinh chậm phát triển về trí não, xem xong, nghe xong rồi lại quên. Nhưng có một điều chắc chắn rằng: học sinh rất thích thú, hào hứng theo dõi tích cực khi được học với đồ dùng này. Tóm lại: Trong dạy học Lịch sử ở trường Tiểu học, đồ dùng dạy học có vai trò, ý nghĩa hết sức quan trọng. Ngoài tác dụng minh họa cho bài giảng thêm sinh động, hấp dẫn, đồ dùng góp phần tạo biểu tượng cụ thể hóa sự kiện lịch sử cho học sinh dễ tiếp thu kiến. Đồ dùng dạy học góp phần phát triển kĩ năng quan sát, tư duy và ngôn ngữ cho học sinh; rèn luyện các kĩ năng làm việc với lược đồ. Trên đây là những gì tôi đã chắt lọc được sau những năm tháng dạy học và gần gũi học sinh thân yêu. Thiết nghĩ, mọi chúng ta nếu chịu khó đầu tư làm đồ dùng để phục vụ cho việc giảng dạy, nhất định học sinh của chúng ta sẽ lĩnh hội và ghi nhớ kiến thức một cách tự nhiên và dễ dàng hơn. Mặc dù bản thân đã cố gắng làm được dùng đồ dạy như thế, nhưng biết rằng không tránh khỏi những thiếu sót, mong các đồng nghiệp và Hội đồng khoa học các cấp góp ý cho tôi có thêm hiểu biết để phục vụ tốt hơn cho sự nghiệp giáo dục. 3. Kiến nghị, đề xuất: Nêu có thể, xin các cấp lãnh đạo : - Cần đầu tư thêm thiết bị và đồ dùng dạy học cho các trường Tiểu học. - Cấp mới hộp đồ dùng kĩ thuật, Toán và Tiếng Việt cho các trường nông thôn sâu. Khánh Bình Tây Bắc, ngày 20 tháng 5 năm 2013 NGƯỜI VIẾT Ý kiến xác nhận của thủ trưởng đơn vị Trần Yến Nhi
- 6 Bài 14: Thu – đông 1947, Việt Bắc “mồ chôn giặc Pháp”
- 7 Bài 15: Chiến thắng Biên giới thu – đông 1950
- 8 Tập đọc lớp 3 – Tuần 14 – Bài: Nhớ Việt Bắc Tập viết lớp 3– Tuần 19.