SKKN Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ ở trường Mầm non

doc 26 trang binhlieuqn2 07/03/2022 5631
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ ở trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nang_cao_chat_luong_cham_soc_nuoi_duong_va_bao_ve_suc_k.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ ở trường Mầm non

  1. - Một khẩu phần cân đối và hợp lý cần: Đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của cơ thể. Các chất dinh dưỡng phải theo tỉ lệ cân đối và thích hợp (Cân đối giữa các chất dinh dưỡng: Protein, lipit, gluxit, vitamin, và khoáng chất, giữa thức ăn nguồn gốc động vật và thực vật ) Việc xây dựng thực đơn và khẩu phần ăn cân đối hợp lệ rất quan trọng. Chỉ đạo xây dựng thực đơn tính khẩu phần ăn trên phần mềm dinh dưỡng, chọn thực phẩm tươi ngon theo mùa, phối hợp nhiều loại thực phẩm sẳn có ở địa phương Giám sát việc giao nhận thực phẩm chặt chẻ đảm bảo đủ số lượng,chất lượng Tổ chức họp phụ huynh nâng mức ăn của trẻ phù hợp với giá cả thực phẩm trên thị trường để đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ trong ngày. Chỉ đạo giáo viên chăm sóc tốt giờ ăn của trẻ, trong giờ ăn giáo viên quan sát trẻ ăn và động viên khuyến khích trẻ ăn hết suất, kiên trì tập cho trẻ ăn dần các loại thực phẩm khác nhau một cách thoải mái. Rèn luyện cho trẻ có nền nếp thói quen tốt, hành vi văn minh trong ăn uống và giữ vệ sinh, xữ lý các tình huống có thể xảy ra trong bữa ăn. Chỉ đạo nhân viên dinh dưỡng phối kết hợp cùng giáo viên trên lớp tìm hiểu tâm lí, sở thích của trẻ để từ đó lựa chọn các loại thực phẩm theo thực đơn và áp dụng một số cách chế biến phẩm nấu ăn cho trẻ được trẻ yêu thích, từ đó trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất. Phối hợp với giáo viên các khối cùng nhân viên dinh dưởng trồng và chăm sóc vườn rau xanh tốt cung cấp lượng rau sạch cho bữa ăn của trẻ . * Chỉ đạo thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm Thật đúng vậy trong các trường mầm non vấn đề chăm sóc sức khỏe cho trẻ có ý nghĩa rất quan trọng, bởi vì trẻ được ăn uống khoa học, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm sẽ giúp cho cơ thể trẻ phát triển cân đối, hài hòa cả về thể chất và trí tuệ. Thực phẩm vô cùng cần thiết và quan trọng đối với con người, nếu sử dụng thực phẩm không tốt, không đảm bảo vệ sinh dễ bị ngộ độc. Vì vậy vấn đề
  2. vệ sinh an toàn phẩm thực phẩm giữ vị trí rất quan trọng đối với sức khỏe con người giúp phần nâng cao sức lao động, phòng chống bệnh tật đem lại niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi gia đình và cộng đồng xã hội. Trường mầm non là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn yếu ớt, sức đề kháng còn kém chưa chủ động, ý thức chưa đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm, nếu xảy ra ngộ độc thực phẩm thì hậu quả rất lớn. Vì vậy giáo dục dinh dưỡng, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường mầm non là vần đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng, nó quyết định đến sự tồn tại của cơ thể con người. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc văn bản pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp chặt chẻ với các đoàn thể trong và ngoài nhà trường về kiến thức VSATTP, Đặc biệt là đội ngủ nhân viên dinh dưỡng, tăng cường tuyên truyền VSATTP cho cha mẹ trẻ và nhân dân địa phương. Taọ điều kiện cho nhân viên dinh dưỡng tham gia tập huấn về kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định. Chỉ đạo lồng ghép đưa nội dung VSATTP vào chương trình chăm sóc giáo dục trẻ phự hợp theo từng độ tuổi. Thực hiện tốt 10 lời khuyên vàng của tổ chức y tế thế giới về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đảm bảo nước uống hợp vệ sinh cho trẻ và cán bộ, giáo viên ,nhân viên trong nhà trường, đảm bảo đủ nước sạch để duy trì mọi sinh hoạt hợp vệ sinh, Kiểm soát nguyên vật liệu vào: Nhà trường ký cam kết hợp đồng mua thực phẩm chặt chẻ với đơn vị có uy tín, kiểm tra tiếp nhận nguyên vật liệu, thực hiện kiểm thực ba bước (Kiểm tra trước khi nhận, kiểm tra trước khi nấu, kiểm tra trước khi ăn) Kiểm soát khâu chế bến: Đảm bảo quy trình chế biến theo nguyên tắc một chiều có các dụng cụ đựng riêng cho thực phẩm sống và chín,thực phẩm có nguồn gốc Kiểm soát khâu bảo quản thực phẩm sống trước khi nấu, bảo quản thực phẩm sau khi chín , Lưu mẩu thực phẩm theo đúng quy trình.
  3. Kiểm tra khâu vận chuyển thực phẩm: phải có đầy đủ phương tiện khi vận chuyển thực phẩm không để thực phẩm dập nát Kiểm soát nhà ăn nơi chế biến thực phẩm, phòng ăn phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, thoáng mát có đầy đủ các dụng cụ trang thiết bị, bàn ghế , Chỉ đạo làm tốt vấn đề rữa tay cho mọi đối tượng, tạo thói quen tốt cho trẻ biết rữa tay trước, sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn. Thực hiện tốt các biện pháp tránh ngộ độc thực phẩm, tổ chức hội thi nấu ăn, tìm hiểu kiến thức vệ sinh an toàn thực phẩm trong đội ngủ giáo viên ,nhân viên Tăng cường cơ sở vật chất các điều kiện trang thiết bị đồ dùng phục vụ cho việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, phối hợp với trung tâm y tế dự phòng kiểm tra công nhận bếp ăn đạt chất lượng vệ sinh an toàn hực phẩm. Tổ chức kiểm tra giám sát, đánh giá thi đua về an toàn thực phẩm trong nhà trường * Tổ chức tốt giấc ngủ cho trẻ: Nếu như vấn đề ăn uống đối với con người không thể thiếu được vì nó liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ, thì giấc ngủ cũng đúng vai trò quan trọng đối với trẻ. Vì vậy việc tổ chức ngủ trưa ở trường Mầm Non có ý nghĩa thiết thực quan trọng cho sức khỏe và hệ thần kinh của trẻ, Bố trí chổ ngủ sạch sẽ, yên tỉnh, ánh sáng thích hợp: thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. Tham mưu với các cấp lãnh đạo, hội cha mẹ học sinh đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng cá nhân như sạp ngủ, chăn, gối, chiếu Quản lý theo giờ giấc ngủ của trẻ, kịp thời phát hiện và xử lí những tình huống bất thường có thể xảy ra, Đảm bảo cho trẻ ngủ đủ giấc, ngon giấc, 2.2.3 Tăng cường công tác giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Công tác giáo dục vệ sinh cá nhân và vệ sinh bảo vệ môi trường là công tác luôn được bộ giáo dục quan tâm và đầu tư,và trở thành một nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non. Vì công tác này hàm chứa ý nghĩa nhân văn sâu
  4. sắc giúp trẻ phát triển tư duy hình thành nhân cách, môi trường sống biết thân thiện với môi trường ngay từ tấm bé nhằm đảm bảo phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Giúp trẻ hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, hình thành thói quen sống ngăn nắp gọn gàng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ. * Giáo dục vệ sinh cá nhân: Chỉ đạo giáo viên thực nghiêm túc lịch sinh hoạt trong ngày của trẻ. Hình thành thói quen cho trẻ rữa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, trẻ được rữa tay dưới vòi nước bằng xà phòng theo đúng quy trình, hướng dẩn trẻ cách chải răng và phối kết hợp với gia đình để dạy trẻ tự chải răng. Giáo dục trẻ biết gữi gìn vệ sinh quần áo, dày dép của cá nhân mình.Có thói quen vệ sinh để và đi đúng nơi quy định. Chỉ đạo giáo viên và nhân viên dinh dưỡng phải là tấm gương về giữ gìn và bảo vệ chăm sóc sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh để trẻ học tập và làm theo không làm lây lan dịch bệnh cho trẻ và cộng đồng. * Giáo dục bảo vệ môi trường Giáo dục bảo vệ môi trường là vấn đề cấp bách mang tính chiến lược toàn cầu hoá và mang tính chất xã hội vì vậy cần phải có biện pháp ngăn chặn những hành vi hủy hoại môi trường, vấn đề đặt ra làm thế nào để mọi người hiểu môi trường quan trọng như thế nào đối với chúng ta, cần giáo dục những gì, giáo dục như thế nào, nhằm đạt đến mục đích gì. Ở trường Mầm Non giáo dục bảo vệ môi trường là cung cấp cho trẻ những hiểu biết ban đầu về môi trường sống của bản thân nói riêng và con người nói chung biết sống tích cực với môi trường nhằm đảm bảo sự phát triển lành mạnh về cơ thể và trí tuệ. Đảm bảo vệ sinh môi trường của trường lớp . Vệ sinh sắp xếp đồ dùng đồ chơi trong và ngoài lớp gọn gàng ngăn nắp, quét dọn lớp học sân trường, khu vực bếp khai thông cống rảnh, thu gom phân loại rác thải, vứt rác đúng nơi quy định. Chỉ đạo xây dựng trường lớp xanh sạch đẹp như trồng cây và chăm sóc cây xanh thường xuyên.
  5. Lồng ghép tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng điện vào trong các hoạt động học tập và vui chơi. Phối hợp giáo dục bảo vệ môi trường với gia đình và cộng đồng như tổ chức các hoạt động để phụ huynh tham gia giữ gìn vệ sinh trường lớp. 2.2.4 Tăng cường công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe và an toàn cho trẻ. Để đạt được mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành ở trẻ những cơ sỡ đầu tiên của nhân cách con người XHCN Việt Nam thì vấn đề chăm sóc sức khỏe đảm bảo an toàn cho trẻ là rất quan trọng và cơ thể có khỏe mạnh thì mới có điều kiện để trí tuệ phát triển. Tổ chức học tập quán triệt tinh thành cuộc vận động “Hai không” Nâng cao đạo đức, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm nghề nghiệp đến đội ngủ cán bộ, giáo viên, nhân viên, nghiêm cấm các cá nhân có hành vi dọa nạt quát mắng trẻ, thiếu trách nhiệm trong chăm sóc giáo dục, tổ chức học tập lại quy chế nuôi dạy trẻ. Tăng cường đầu tư kinh phí,cơ sở vật chất, các thiết bị đảm bảo an toàn trong chăm sóc giáo dục trẻ. Chỉ đạo nhân viên y tế hiện thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ như phối hợp với trung tâm y tế dự phòng trạm y tế khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm, theo dỏi kết quả khám sức khỏe và điều chỉnh kế hoạch, chăm sóc giáo dục trẻ phù hợp với tình trạng sức khỏe của trẻ, phối hợp tổ chức tiêm chủng, tiêm, uống vắc xin phòng bệnh. Chỉ đạo nhân viên y tế xây dụng bộ hồ sơ quản lý theo dỏi sức khỏe của trẻ Quản lý theo sự phát triển thể lực của trẻ như theo dõi cân nặng và chiều cao 3 lần/năm đối với mẩu giáo, 1 lần/ tháng đối trẻ nhà trẻ. Thông báo kết quả khám sức khỏe,cân năng, chiều cao,cho cha mẹ trẻ để phối hợp với gia đình trong chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Quản lí chỉ đạo thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường phòng chống các dịch bệnh, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, có biện pháp phòng
  6. chống suy dinh dưỡng, phòng chống tai nạn thương tích và thực hiện các nhiệm vụ khác về y tế. Mỗi nhóm lớp phải có danh sách trẻ ghi đầy đủ tên tuổi, ngày tháng năm sinh, ngày vào nhóm lớp và chuyển nhóm lớp. Quản lý trẻ chặt chẻ vào các thời điểm đón và trả, hoặc dạo chơi để tránh thất lạc trẻ, không giao trẻ cho người lạ mặt, trẻ em chưa đủ trách nhiệm và khả năng bảo vệ trẻ khi đón trẻ về nhà, nếu gia đình trẻ đón muộn thì nhà trường phân công giáo viên ở lại chăm sóc trẻ, đảm nhiệm giao, trả trẻ chu đáo. Trẻ bị bệnh, sốt cao hoặc có triệu chứng bất thường thì phải theo dõi và được chăm sóc đặc biệt, thông báo cho cha mẹ trẻ và nên kịp thời đưa trẻ đi khám bệnh. Thức ăn chế biến cho trẻ nhặt bỏ hết vỏ, xương, được thái nhỏ, đặc loảng theo từng độ tuổi, các trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phải được an toàn, các đồ dùng nguy hiểm phải được để ngoài tầm với của trẻ. Sân vườn, sàn nhà, nhà vệ sinh phải sạch sẻ, khô ráo để tránh bị trơn trợt. Chỉ đạo thực hiện tốt cách phòng tránh một số tai nạn gây thương tích phòng chống đuối nước thường gặp ở trẻ Tăng cường công tác kiểm tra giám sát về việc chăm sóc sức khỏe và đảm bảo an toàn cho trẻ, đồng thời với việc kiểm tra giám sát kịp thời phát hiện uốn nắn chấn chỉnh không để ảnh hưởng đến sự an toàn của trẻ và uy tín của nhà trường. 2.2.5 Thực hiện tốt công tác phối hợp tuyên truyền cho các bậc phu huynh và cộng đồng: Nhà trường chủ động phối kết hợp chặt chẻ với chính quyền phương, đặc biệt là với trạm y tế, y tế các thôn,thông tin văn hoá xã để xây dụng nội dung và hình thức tuyên truyền cho hiệu quả. Tổ chức các buổi họp tuyên truyền cho các bậc phụ huynh vệ nội dung chăm sóc dinh dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, kiến thức nuôi dạy con theo khoa học
  7. Chỉ đạo đội ngủ xây dựng góc tuyên truyền “Những điều cha mẹ cần biết”của nhà trường và các lớp với nội dung phù hợp,hình thức phong phú mang tính giáo dục cao. Tổ chức tốt các hội thi “Tìm hiểu về dinh dưỡng với sức khoẻ trẻ Mầm Non ” “Cô chế biến giỏi” “. “Nuôi con khoẻ dạy con ngoan.”Nhằm tuyên truyền cho phụ huynh và cộng đồng về dinh dưỡng và chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Trao đổi trực tiếp với phụ huynh hàng ngày vào giờ đón và trả trẻ về tình hình của trẻ, mọi diễn biến, những khó khăn của trẻ thường được giáo viên trao đổi để kịp thời phối hợp giúp trẻ phát triển tốt, an toàn nhất. Từ đó phụ huynh hiếu ra và ủng hộ nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, nhất là đối với công tác phòng chống suy dinh dưỡng. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện tốt các nội dung ở sổ bé ngoan, hàng tuần và hàng tháng thông báo đến bố mẹ các tiến bộ hoặc các vấn đề liên quan đến trẻ để phụ huynh cùng phối hợp để giáo dục và nuôi dưỡng trẻ hoặc giúp trẻ hình thành các tính cách tốt. Phối kết hợp với TTYT dự phòng, trạm y tế khám sức khỏe, tiêm chủng, tiêm phòng phòng bệnh, phòng chống các dịch bệnh. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục nhắm huy động sực tham gia của các bậc cha mẹ và cộng đồng thu hút nhiều nguồn lực đầu tư cho giáo dục Mầm Non. *Kết quả đạt được : Trong thời gian thực hiện các biện pháp trên kết quả cho ta thấy chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ đó được nâng lên rõ rệt. - Đối với đội ngủ giáo viên: 100% cỏn bộ giáo viên, nhân viên nắm vững các kiến thức kỉ năng quản lý chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non và coi đây là một nhiệm vụ hàng đầu trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ. - Đối với trẻ:
  8. Trẻ khỏe mạnh, tăng cân, Có thói quen biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, có ý thức vệ sinh văn minh trong ăn uống, vệ sinh tự chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Tỉ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm còn 5,6%, trẻ thấp còi còn 8,3% . Trẻ phát triển chiều cao cân nặng bình thường 89,8% trẻ mắc bệnh 10,2 ( Chủ yếu trẻ bị sâu răng ) * Khám sức khỏe định kỳ: Kết quả Khám sức khỏe Tổng số trẻ Tổng số trẻ tham gia khám Bình thường Mắc bệnh SL % SL % 481 481 432 89,8 49 10,2 *Cân nặng, chiều cao Tổng Cân nặng Chiều cao số Cân nặng Chiều BT Tỷ lệ % Suy DD Tỷ lệ % cao BT Tỷ lệ % Thấp còi Tỷ lệ % 481 454 94,4 27 5,6 441 91,7 40 8,3 Đối với phụ huynh và cộng đồng: Nhận thức của các bậc phụ huynh và cộng đồng được thay đổi ngày càng quan tâm đến bậc học và quan tâm đến việc chăm sóc con cái và nhận thức được tầm quan trọng về nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe của trẻ ở lứa tuổi Mầm non, đặc biệt là tác hại của trẻ bị suy dinh dưỡng, có sự phối kết hợp chặt chẻ với nhà trường trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, đầu tư, ủng hộ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường. III. PHẦN KẾT LUẬN 3.1 Ý nghĩa của đề tài: Qua việc nghiên cứu lý luận và trải nghiệm trên thực tế bản thân tôi rút ra một số kết luận sau:
  9. Muốn nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non đòi hỏi cán bộ quản lí phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, năng lực quản lí tốt, nắm vững các kiến thức kỉ năng chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, thực hiện nghiêm túc các văn bản pháp quy về chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe cho trẻ trong trường mầm non. Có kế hoạch chỉ đạo đảm bảo tính khoa học và thực tiễn. Tham mưu tốt với các cấp ủy Đảng, chính quyền nhân dân làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục mầm non của xã nhà. Nhằm xây dựng và tăng trưởng cơ sỡ vật chất. Không ngừng học tập nâng cao trình độ và năng lực quản lí, đầu tàu gương mẫu năng động sáng tạo luôn đút rút kinh nghiệm cải tiến công tác quản lí nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ ở trường mầm non. Và coi việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu Trong quá trình nghiên cứu thực tế, khảo sát thực trạng vế chất lượng chăm sóc dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ ở trường mầm non cũng nhiều bất cập và hạn chế, chính vì thế tôi đã đưa ra một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ. - Tăng cường chỉ đạo công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe, và đảm bảo an toàn cho trẻ. Nhằm giúp trẻ khỏe mạnh về thể chất lẩn tinh thần. -Tăng cường công tác Giáo dục vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Giúp trẻ hiểu biết ban đầu về môi trường sống của con người, hình thành thói quen sống ngăn nắp gọn gàng vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường sạch sẽ - Bồi dưỡng kiến thức, kĩ năng, dinh dưỡng, chăm sóc bảo vệ sức khỏe và phòng chống các dịch bệnh cho giáo viên, nhân viên toàn trường. Giáo viên, người chăm sóc trẻ, có vai trò thay thế người mẹ và gia đình chăm nuôi dưỡng trong thời gian trẻ ở trường. Vì vậy giáo viên, người chăm sóc trẻ cần được trang bị hệ thống tri thức khoa học chăm sóc trẻ đáp ứng nhu cầu về ăn, ngủ, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe và an toàn cho trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện - Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phối kết hợp với phụ huynh và cộng đồng. Giúp cho các bậc cha mẹ và cộng đồng nhận thức, hiểu biết tầm quan
  10. trọng việc chăm sóc dinh dưỡng, bảo vệ sức khỏe cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, từ đó quan tâm phối hợp cùng với nhà trường chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ tốt hơn. Giáo dục mầm non là một bộ phận khoa học nghệ thuật, khoa học nuôi dạy trẻ không ngừng phát triển, do vậy đòi hỏi những người làm công tác Chăm sóc Giáo dục trẻ phải có năng lực toàn diện, có phẩm chất nghề nghiệp cần thiết mới hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mục tiêu GDMN là hình thành cho trẻ những yếu tố nhân cách đầu tiên của con người, con người phát triển toàn diện về 5 mặt: Nhận thức, thể chất, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội, thẩm mỹ. Để đạt được mục tiêu giúp trẻ phát triển toàn diện thì ta cần phải kết hợp hài hoà giữa nuôi dưỡng chăm sóc sức khoẻ và giáo dục đó là điều tất yếu. Đối với trẻ mầm non công tác chăm sóc nuôi dưỡng và bảo vệ sức khỏe là nhiệm vụ vô cùng quan trọng và được đặt lên hàng đầu bởi vì giai đoạn 0 - 6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh hơn bất kì giai đoạn nào khác. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ rất non nớt, dễ bị mắc bệnh, giai đoạn này bản thân trẻ nhỏ chưa ý thức được việc chăm sóc khỏe bản thân, sự phát triển của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dưỡng, chăm sóc của người lớn. Trường, lớp mầm non là nơi tập trung đông trẻ, nên dể phát sinh và lây lan các dịch bệnh, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều trẻ. Thực hiện tốt các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc vệ sinh, phòng bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ là giúp trẻ có thể lực tốt, nhằm chuẩn bị tốt cho cuộc sống học tập lâu dài của trẻ, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống của người Việt Nam. đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./. 3.2. Kiến nghị, đề xuất: Từ những việc làm cụ thể và kết quả đạt được như vậy để nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưởng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ ở các trường mầm non nói chung và trường mầm non nơi tôi đang công tác nói riêng. Tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dưởng bảo vệ sức khoẻ cho trẻ. Cụ thể như sau:
  11. *Đối với Phòng Giáo dục: - Tôi xin được đề xuất với Phòng giáo dục chọn những sáng kiến kinh nghiệm và phổ biến rộng rãi cho chúng tôi được tham khảo, học tập. - Tạo điều kiện cho cán bộ quản lý , giáo viên, nhân viên dinh dưởng đi học tập các trường bạn - Tổ chức các lớp tập huấn cho nhân viên y tế trường học vế kiến thức, kỉ năng chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ ở trường mầm non. *Đối với địa phương: - Tăng cường đầu tư cơ sỡ vật chất, trang thiết bi y tế đảm bảo cho việc chăm sóc nuôi dưỡng, bảo vệ sức khỏe, an toàn cho trẻ -Truyên truyền vận động các ban ngành trong địa phương trong các buổi hội họp hội thảo trong công tác truyền thông về chăm sóc nuôi dưởng bảo vệ sức khoẻ cho trẻ Mầm non * Đối với giáo viên ,nhân viên dinh dưởng : - Trong quá trình tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ, giáo viên phải lồng ghép chuyên đề vệ sinh ,chuyên đề giáo dục dinh dưởng vào bài học - Thường xuyên tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời ,hoạt động vui chơi, hoạt động phát triển thể chất và các hoạt động khác để giúp trẻ phát triển cân đối hài hoà . - Tổ chức tốt và thường xuyên cho trẻ vệ sinh rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, khi tay bẩn và vệ sinh môi trường lớp học sạch sẽ thoáng mát . Phối kết hợp với phụ huynh báo cho phụ huynh biết những trẻ suy dinh dưởng để phụ huynh có biện pháp kết hợp giữa gia đình và nhà trường -Nhân viên dinh dưởng không ngừng học tập, trau dồi kiến thức để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ vệ sinh an toàn thực phẩm đảm bảo cho trẻ trong trường Mầm non - Nhân viên dinh dưởng phải thường xuyên thay đổi các món ăn theo mùa ,các loại thực phẩm khác nhau đảm bảo VSATTP và khẩu phần ăn cho trẻ * Đối với phụ huynh:
  12. - Phụ huynh cần trao đổi, phối hợp với giáo viên trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ để có biện pháp giáo dục đồng bộ , phù hợp với trẻ ở nhà. - Phụ huynh cần tạo điều kiện dành nhiều thời gian để chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ Trên đây là một số kinh nghiệm nâng cao chất lượng nuôi dưởng và bảo vệ sức khoẻ cho trẻ ở trường Mầm non. Với khuôn khổ một bài viết nhỏ, vấn đề chỉ dừng lại ở một phạm vi hạn chế, chưa thể bao quát hết được tất cả. Đồng thời trong quá trình viết vẫn còn những thiếu sót nhất định, tôi rất mong được sự góp ý xây dựng của các bạn đồng nghiệp, các cấp lãnh đạo giúp tôi ngày càng có nhiều sáng kiến kinh nghiệm hay trong công tác quản lý và chỉ đạo. Tôi xin chân thành cảm ơn !
  13. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TRƯỜNG
  14. XÁC NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GIÁO DỤC