SKKN Nghiên cứu bài tập phát triển sức bật cho đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

doc 15 trang thulinhhd34 9702
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu bài tập phát triển sức bật cho đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_bai_tap_phat_trien_suc_bat_cho_doi_bong_ro_n.doc
  • docĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SKKN CẤP CƠ SỞ.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Nghiên cứu bài tập phát triển sức bật cho đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT QUANG HÀ  BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến kinh nghiệm: “ Nghiên cứu bài tập phát triển sức bật cho đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà huyện Bình Xuyên – Vĩnh Phúc” Tác giả sáng kiến: Lê Ngọc Tú Mã sáng kiến: 32.60 Bình Xuyên, năm 2019 1
  2. MỤC LỤC Nội dung Trang 1. Lời giới thiệu 4 2. Tên sáng kiến 6 3.Tác giả sáng kiến 6 4. Chủ đầu tư tạo gia sáng kiến 6 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 6 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu 6 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 6 8. Những thông tin cần được bảo mật 14 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 14 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến 14 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng sáng 15 kiến lần đầu 2
  3. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT THPT: Trung học phổ thông HS: Học sinh TTTC: Thể thao tự chọn TDTT: Thể dục thể thao VĐV: Vận động viên HKPĐ; Hội khỏe phù đổng 3
  4. BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Thể dục thể thao là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống xã hội của mỗi con người. Ngoài mục đích nâng cao sức khỏe cho mọi người, nó còn là một trong những hoạt động vui chơi giải trí, là phương tiện giao tiếp về văn hóa nghệ thuật, đồng thời còn là một phương tiện giao lưu nhằm thắt chặt các mối quan hệ giữa các dân tộc trong nước và Quốc tế. Trong giai đoạn hiện nay, phong trào thể dục thể thao đang ngày càng được phát triển sâu rộng tới mọi tầng lớp, mọi lứa tuổi và các ngành nghề. Tập luyện TDTT là phương thức có hiệu quả để phát triển cân đối cơ thể, là một trong những nhân tố xã hội góp phần phát triển thể chất con người. Xuất phát từ quan niệm của Đảng, Nhà nước và Bác Hồ luôn xem sức khỏe là tài sản quí báu nhất và là quan trọng nhất đối với mọi tầng lớp xã hội và mọi quốc gia. Việt Nam chúng ta không nằm ngoài xu thế đó, nguồn nhân lực tương lai của đất nước phải được phát triển đầy đủ các tố chất: Tâm, Trí, Đức, Thể, Mỹ. Học sinh trong các nhà trường cần phải thường xuyên tập thể dục thể thao để nhằm nâng cao sức khỏe cho bản thân, có thêm tự tin để lao động và học tập, xứng đáng là học sinh chăm ngoan trong nhà trường, là công dân khỏe mạnh và góp phần hữu ích cho xã hội trong tương lai. Ở nước ta, có nhiều môn thể thao đã và đang được phát triển mạnh mẽ, trong đó Bóng rổ là môn thể thao hấp dẫn đang được rất nhiều người yêu thích và tham gia tập luyện, đặc biệt là thanh thiếu niên và học sinh sinh viên trong các trường học các cấp. Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của bóng rổ thế giới, bóng rổ trong nước đã có nhiều bước tiến không ngừng, trình độ kỹ chiến thuật, thể lực cũng như tâm lý thi đấu được nâng lên đáng kể. Bóng rổ trong các trường phổ thông cũng theo đó được phát triển mạnh mẽ, chất lượng các giải thi đấu ngày 4
  5. càng tăng lên, các trận thi đấu trở lên quyết liệt, đẹp mắt và hấp dẫn hơn. Cùng với nó, các yêu cầu về thể lực, sức nhanh, sức mạnh, sức bền, khéo léo đối với các VĐV cũng ngày càng cao hơn. Sự quyết liệt trong các trận đấu được thể hiện qua sự ganh đua, tranh chấp về vị trí và không gian, đặc biệt là ở khu vực dưới rổ. Các đội bóng luôn cố gắng để tranh cướp được nhiều bóng trên không, qua đó tăng thời gian khống chế bóng và tăng cơ hội tấn công. Đối với các VĐV có chiều cao tương đương hoặc thấp bé hơn, thì bật cao sẽ là phương thức giúp các VĐV hạn chế được yếu điểm, đồng thời tạo ra được lợi thế trong tranh cướp bóng trên không và nâng cao được hiệu quả thi đấu. Mặt khác, VĐV có sức bật tốt, sẽ có khả năng khống chế thân người trên không tốt, có tác dụng giữ ổn định tư thế thân người trong các kỹ thuật nhảy ném rổ, qua đó nâng cao được độ chính xác trong các lần ném. Nhận thức được tầm quan trọng của sức bật trong thi đấu bóng rổ, hiện nay các đội bóng rất chú trọng tới việc ứng dụng các bài tập huấn luyện để nâng cao thể lực nhất là sức bật cho các VĐV của mình. Qua quan sát thực tế tham gia thi đấu của đội Bóng rổ nam trường THPT Chuyên, THPT Trần Phú, THPT Quang Hà, trong một số giải đấu bóng rổ các trường THPT của Vĩnh Phúc, chúng tôi nhận thấy, tầm vóc của các VĐV đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà tuy không thua kém nhiều so với các đội bóng khác, nhưng khả năng bật nhảy cao của các VĐV còn yếu, dẫn đến khả năng tranh chấp trên không kém và hiệu quả không cao, làm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả thi đấu. Do vậy, nếu xây dựng được hệ thống bài tập hợp lý, khoa học ứng dụng vào quá trình huấn luyện nâng cao khả năng bật nhảy cho các VĐV Bóng rổ nam trường Quang Hà, sẽ góp phần tích cực nâng cao được hiệu quả thi đấu của đội. Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi mạnh dạn đặt vấn đề nghiên cứu đề tài: “ Nghiên cứu bài tập phát triển sức bật cho đội bóng rổ trường THPT Quang Hà – Bình Xuyên - Vĩnh Phúc” 5
  6. Năm học 2018 - 2019 là năm tiếp tục thực hiện chương trình đổi mới giáo dục nói chung và môn Thể dục nói riêng theo hướng phát huy tính sáng tạo, chủ động của học sinh hoạt động học tập nhằm phù hợp với xu thế thời đại và cũng là năm thứ hai thực hiện chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc đưa môn Bóng rổ vào giảng dạy trong nhà trường nhằm cải thiện thể chất và giúp thế hệ trẻ tìm hiểu và thấm nhuần tinh thần tập luyên các môn thể thao cơ bản. 2. Tên sáng kiến: “ Nghiên cứu bài tập phát triển sức bật cho đội bóng rổ học trường THPT Quang Hà – Bình Xuyên - Vĩnh Phúc” 3.Tác giả sáng kiến: - Họ và tên: Lê Ngọc Tú - Địa chỉ: Giáo viên trường THPT Quang Hà Gia Khánh - Bình Xuyên - Vĩnh Phúc - Số điện thoại: 0988 806 149 - Mail: lengoctu.gvquangha@vinhphuc.edu.vn 4. Chủ đầu tư tạo gia sáng kiến: - Lê Ngọc Tú - Trường THPT Quang Hà 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Sáng kiến được áp dụng cho các VĐV đội tuyển Bóng rổ trường THPT Quang Hà. 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: Ngày 10/9/2018 7. Mô tả bản chất của sáng kiến: 7.1 Nội dung vấn đề: Kinh nghiệm huấn luyện sức bật cho đội tuyển Bóng rổ trường THPT Quang Hà 7.2 Quá trình thực hiện: - Thời gian: Từ năm 2018 đến nay. Cụ thể trong năm học 2018-2019 . Tiến hành kiểm tra trước huấn luyện từ ngày 08-11 tháng 7 năm học 2018. 6
  7. . Nghiên cứu, chọn các bài tập huấn luyện từ ngày 12-14 tháng 7 năm 2018. . Tiến hành huấn luyện từ ngày 15 tháng 7 năm 2018 đến ngày 15 tháng 9 năm 2018. . Tiến hành kiểm tra sau huấn luyện khoảng từ ngày 16-19 tháng 9 năm học 2018. . Thi đấu giao hữu với trường THPT Bình Xuyên, THPT Võ Thị Sáu, Câu lạc bộ Bóng rổ Xuân Hòa, từ ngày 06 tháng 10 năm 2018 đến khi thi đấu HKPĐ vòng tỉnh. 7.3 Biện pháp thực hiện vấn đề huấn luyện: Từ những cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, tôi đưa ra các phương pháp huấn luyện: 7.3.1 Phương pháp huấn luyện sức bật: a. Dùng phương pháp giảng giải để giới thiệu cấu trúc động tác kỹ thuật, yêu cầu về qui phạm, xây dựng khái niệm về hình tượng động tác. b.Thông qua xem băng hình kỹ thuật, quan sát các VĐV xuất sắc thi đấu, làm mẫu động tác kỹ thuật của giáo viên Sau đó tiến hành tập luyện bắt chước động tác. 7.3.2. Lựa chọn bài tập phát triển sức bật. Để công tác huấn luyện đạt kết quả cao thì việc lựa chọn bài tập để phát triển sức bật là công việc hết sức quan trọng, cần thiết và phải dựa trên cơ sở khoa học. Có như vậy các bài tập được lựa chọn mới mang lại hiệu quả cao đối với sự phát triển sức bật trong quá trình huấn luyện. Bằng phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu, phương pháp quan sát sư phạm, chúng tôi đã xác định được 22 bài tập có khả năng phát triển sức bật cho các học sinh nam trong đội tuyển bóng rổ của trường THPT Quang Hà. Để có thể lựa chọn được những bài tập phù hợp nhất ứng dụng vào quá trình huấn luyện nâng cao sức bật cho các VĐV bóng rổ nam trường THPT Quang Hà, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các giáo viên, HLV bóng rổ lâu năm, nhiều kinh nghiệm về mức độ tán thành 7
  8. đối với các bài tập huấn luyện sức bật mà đề tài đã xác định. Thu được kết quả như sau. Dựa vào kết quả phỏng vấn trên, đề tài đã chọn ra được 6 bài tập được các giáo viên, HLV, đồng ý lựa chọn với số phiếu tán thành từ 78.3% trở lên để đưa vào thực nghiệm huấn luyện nâng cao sức bật cho đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà – huyện Bình Xuyên. Đó là các bài tập sau: 1- Chống đẩy. 2- Nhảy dây. 3- Chạy 20m tốc độ. 4- Bắt bóng bật bảng 20s. 5- Bật cóc. 6- Bật với cao có đà. Cách thức thực hiện các test kiểm tra: - Test 1: Nằm ngửa gập bụng 60s (lần) + Phương pháp: được trình bày cụ thể ở bài tập 11. +Yêu cầu: Thực hiện 1 lần trong 60s. + Thành tích: Là tổng số lần thực hiện. - Test 2: Chạy 20m tốc độ (s) + Phương pháp: được trình bày cụ thể ở bài tập 3. + Yêu cầu: Thực hiện chạy xuất phát cao với tốc độ tối đa. + Thành tích: Là khoảng thời gian hoàn thành cự ly (giây) - Test 3: Bật nhảy tam cấp (m) + Phương pháp: Được trình bày ở bài tập 2. + Yêu cầu: Thực hiện 2 lần. + Thành tích: là khoảng cách mà VĐV bật được sau 3 bước (cm). Lấy thành tích cao nhất trong 2 lần thực hiện. - Test 4: Bật cao với có đà (cm) + Phương pháp: Được trình bày ở cụ thể như bài tập 6. + Yêu cầu: Thực hiện 2 lần. 8
  9. + Thành tích: là độ cao từ mặt đất tới điểm chạm cao nhất của tay VĐV với bảng đo (cm). Lấy thành tích cao nhất trong 2 lần thực hiện. b.Tổ chức thực nghiệm. Để quá trình huấn luyện đạt được hiệu quả cao thì ngoài việc lựa chọn các bài tập ứng dụng vào quá trình thực nghiệm còn phải bố trí sắp xếp số buổi tập và thời gian dành cho mỗi buổi tập một cách hợp lý, khoa học. Để có thời lượng hợp lý cho mỗi buổi huấn luyện sức bật cho đội Bóng rổ nam học sinh trường THPT Quang Hà, và số buổi huấn luyện sức bật trong 1 tuần tập luyện, chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn các giáo viên, HLV, Bóng rổ để có được những ý kiến khách quan. Kết quả phỏng vấn về số buổi tập luyện trong 1 tuần và thời lượng dành cho mỗi buổi tập luyện cho đội Bóng rổ nam học sinh trường Quang Hà. Từ kết quả phỏng vấn trình bày ở bảng 3.2 cho thấy, đa số các ý kiến tán thành cho rằng sử dụng 2 buổi tập cho phát triển sức bật trong 1 tuần là hợp lý, phù hợp với đối tượng là đội tuyển bóng rổ trường THPT. Trên cơ sở xác định được số buổi tập trong 1 tuần, thời gian cụ thể cho từng buổi tập, và trên cơ sở 6 bài tập đã lựa chọn, chúng tôi đã xây dựng được tiến trình thực nghiệm cho nhóm thực nghiệm trong 3 tháng. Để tổ chức quá trình thực nghiệm, chúng tôi đã tiến hành trên 16 học sinh trong đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà. Đối tượng thực nghiệm được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm: Nhóm thực nghiệm gồm 8 học sinh; Nhóm đối chứng gồm 8 học sinh. Trước khi bước vào thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra ban đầu về năng lực sức bật của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng thông qua 04 test đánh giá mà đề tài đã lựa chọn. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm được trình bày ở bảng 3.3: 9
  10. Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra năng lực sức bật 2 nhóm trước thực nghiệm ( = 8) Nằm ngửa gập Chạy 20m tốc Bật nhảy tam Bật với cao 1 Test bụng 60s (lần) độ (s) cấp (m) chân có đà Nhóm TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Thông số 49.25 46.50 4.575 4.788 588.75 586.25 271.25 269.38 ±  3.955 0.432 8.018 8.839 ttính 1.967 1.390 0.882 0.600 tbảng 2.145 P 0.05 Từ bảng 3.3 cho ta thấy, kết quả kiểm tra trước thực nghiệm ở cả 4 test kiểm tra đều có < = 2.145 ở ngưỡng xác suất P = 0.05. Điều này cho thấy, sự khác biệt giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng là không có ý nghĩa. Chứng tỏ sức bật của cả 2 nhóm là tương đương. c Xác định hiệu quả các bài tập ứng dụng trong quá trình huấn luyện. Để đánh giá hiệu quả của bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn, chúng tôi đã tiến hành quá trình thực nghiệm, ứng dụng các bài tập đã lựa chọn vào quá trình huấn luyện nâng cao sức bật cho đội bóng rổ nam trường THPT Quang Hà. Quá trình thực nghiệm được tiến hành trong 3 tháng. Sau kết thúc 3 tháng thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra sức bật của cả 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng thông qua 04 test kiểm tra đã sử dụng ở giai đoạn trước thực nghiệm. Kết quả kiểm tra được trình bày ở bảng 3.4: Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra năng lực sức bật của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 3 tháng thực nghiệm ( = 8) Nằm ngửa gập Chạy 20m tốc Bật nhảy tam Bật với cao 1 Test bụng 60s (lần) độ (s) cấp (m) chân có đà Nhóm TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC Thông số 51.25 47.88 4.36 4.65 600.63 587.50 275.63 266.88 ±  4.104 0.242 9.234 7.906 ttính 2.326 3.365 4.020 3.130 tbảng 2.145 P 0.05 10
  11. Kết quả kiểm tra ở bảng 3.4 cho thấy, sau 3 tháng thực nghiệm thành tích kiểm tra của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng ở cả 4 test đều có sự khác biệt rõ rệt, trong đó kết quả của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, sự khác biệt đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P ≤ 0,05. Để có sự đánh giá chính xác về sự biến đổi thể lực của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng, đề tài đã tiến hành so sánh kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của 2 nhóm. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 3.5 và bảng 3.6. Bảng 3.5: So sánh kết quả kiểm tra sức bật trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm Trước Sau Kết quả TT thực thực t t P Test tính bảng nghiệm nghiệm 1 Nằm ngửa gập bụng 60s (lần) 49.3 51.3 4.32 2 Chạy 20m tốc độ (s) 4.6 4.4 3.871 2.145 0.05 3 Bật nhảy tam cấp (cm) 588.8 600.6 4.771 4 Bật cao với có đà (cm) 271.3 275.6 2.966 Bảng 3.6: So sánh kết quả kiểm tra sức bật trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng Trước Sau Kết quả TT thực thực t t P Test tính bảng nghiệm nghiệm 1 Nằm ngửa gập bụng 60s (lần) 46.50 47.88 1.590 2 Chạy 20m tốc độ (s) 4.788 4.650 1.949 2.145 0.05 3 Bật nhảy tam cấp (cm) 586.25 587.50 0.509 4 Bật cao với có đà (cm) 269.38 266.88 0.592 Từ những kết quả thu được ở bảng 3.5 cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa thành tích kiểm tra trước và sau thực nghiệm của nhóm thực nghiệm là có ý nghĩa với P ≤ 0.05 , tức là sức bật của nhóm thực nghiệm sau thực nghiệm tốt hơn rõ dệt so với trước thực nghiệm. Còn kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm của nhóm đối chứng tuy có sự khác biệt nhưng sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác sức bật của 11
  12. nhóm đối chứng sau quá trình thực nghiệm không cho thấy sự tiến bộ rõ dệt. Như vậy có thể thấy rằng, hệ thống bài tập mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng vào quá trình thực nghiệm đã mang lại hiệu quả và nâng cao được sức bật cho nhóm thực nghiệm. Để thấy rõ hơn sự biến đổi sức bật của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau quá trình thực nghiệm, chúng tôi thể hiện kết quả kiểm tra các test của 2 nhóm qua các biểu đồ 3.1,3.2. 4.788 4.8 4.65 4.6 4.7 4.6 4.4 4.5 4.4 4.3 4.2 Trước thực Sau thực nghiệm nghiệm Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Biểu đồ 3.1: Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm test chạy tốc độ 20m của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (s) 275,6 276 274 271,3 269,38 272 268,88 270 268 266 264 Trước thực nghiệm Sau thực nghiệm Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Biểu đồ 3.2: Kết quả kiểm tra trước và sau thực nghiệm test bật cao với 1 chân có đà của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (cm) 12
  13. * Kết luận: 1.1. Sức bật là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng lớn tới hiệu quả thi đấu của các VĐV Bóng rổ. Tuy nhiên, thông qua kết quả điều tra thực trạng nhận thấy, các giáo viên huấn luyện viên đội bóng rổ nam của trường PTTH Quang Hà chưa thực sự chú trọng tới công tác huấn luyện sức bật, do vậy sức bật của các cầu thủ còn yếu, ảnh hưởng xấu tới hiệu quả thực hiện kỹ thuật động tác trong quá trình thi đấu. 1.2. Thông qua nghiên cứu các tài liệu chuyên môn liên quan và qua phỏng vấn các giáo viên, chuyên gia Bóng rổ nhiều kinh nghiệm, đề tài đã lựa chọn và xây dựng được chương trình huấn luyện sức bật cho đội Bóng rổ nam trường THPT Quang Hà – huyện Bình Xuyên – tỉnh Vĩnh Phúc, gồm 06 bài tập, cụ thể: 1.Chống đẩy. 2. Nhảy dây. 3.Chạy 20m tốc độ. 4.Bắt bóng bật bảng 20s. 5.Bật cóc. 6.Bật với cao có đà. 1.3. Qua quá trình thực nghiệm trong 3 tháng, các bài tập mà chúng tôi đã lựa chọn và ứng dụng vào huấn luyện đã có tác dụng phát triển sức bật cho đội Bóng rổ nam trường THPT Quang Hà ở nhóm thực nghiệm, đảm bảo độ tin cậy ở ngưỡng xác suất P 0,05. 2. Kiến nghị: 2.1. Huấn luyện sức bật là một công việc rất quan trọng trong giảng dạy và huấn luyện Bóng rổ, nó có ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả thực hiện kỹ thuật động tác và kết quả thi đấu. Do vậy các đội Bóng rổ cần phải có sự quan tâm thích đáng đối với nội dung này trong quá trình huấn luyện. 2.2. Các giáo viên, huấn luyện viên Bóng rổ có thể ứng dụng hệ thống bài tập mà đề tài đã lựa chọn và ứng dụng thành công vào thực tế huấn luyện nâng cao sức bật cho các đội Bóng rổ ở các trường THPT khác trên địa bàn Vĩnh Phúc và trong cả nước. 13
  14. 8. Những thông tin cần được bảo mật: Không 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: - Vật chất: Đối với môn Bóng rổ cần phải đẩm bảo đủ cầu tập luện và thi đấu, trang phục, bóng tập luyện và sân thi đấu nếu thiếu sẽ không phục vụ tốt được khi huấn luyện. - Đối với học sinh: Các em phải có thái độ tốt khi tập luyện và thi đấu môn Bóng rổ. - Đối với giáo viên: Phải có điều kiện nghiên cứu sâu thêm kiến thức chuyên môn Bóng rổ, góp phần vào việc giảng dạy và huấn luyện tốt hơn. 10. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến: 10.1 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: - Qua việc thực hiện đề tài này bản thân tôi nhận thấy phù hợp với chủ trương của ngành giáo dục về nâng cao hiệu quả công tác giáo dục thể chất ở các trường học nói chung và nâng cao thành tích của đội Bóng rổ trường THPT Quang Hà nói riêng. - Thể hiện được sự linh động của người giáo viên và sự tích cực tập luyện của các em học sinh. - Góp phần vào sự phát triển của bộ môn Bóng rổ ở địa phương. 10.2 Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân: Khi áp dụng các bài tập sức bật này vào huấn luyện Học sinh có sự tiến bộ rõ rệt về áp dụng vào thực tế trong khi thi đấu Bóng rổ tại HKPĐ vòng tỉnh các năm rất có hiệu quả. Mặt dù có kết quả tốt, nhưng tôi cần phải nghiên cứu nhiều hơn nửa để áp dụng các bài tập huấn luyện khác vào các đối tượng khác nhau nhằm phù hợp với tình hình thực tế của trường THPT Quang Hà. Đề tài này áp dụng có hiệu quả ở đội Bóng rổ THPT Quang Hà và có thể được áp dụng ở các trường THPT, các câu lạc bộ Bóng rổ khác sau khi khắc phục các mặt tồn tại trên. - Có thể sử dụng hệ thống các bài tập trên để đưa vào quá trình giảng dạy và huấn luyện đội tuyển Bóng rổ cho các trường THPT trên địa bàn huyện và đội tuyển Bóng rổ của tỉnh. 14
  15. 11. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu: STT Tên tổ chức Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 1 Đội tuyển Bóng rổ trường Gia Khánh - Bình Xuyên - Huấn luyện đội THPT Quang Hà Vĩnh Phúc tuyển Huấn luyện đội 2 Câu lạc bộ Bóng rổ Xuân Kiến Thiết - Phúc Yên tuyển Hòa Huấn luyện đội 3 Đội tuyển Bóng rổ trường Hương Canh - Bình Xuyên tuyển THPT Bình Xuyên - Vĩnh Phúc Bình Xuyên, ngày tháng 02 năm 2019 Bình Xuyên, ngày 20 tháng 02 năm 2019 PHÓ HIỆU TRƯỞNG TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Nguyễn Viết Ngọc Lê Ngọc Tú 15