SKKN Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT Cao Bá Quát

doc 13 trang vanhoa 5150
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT Cao Bá Quát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_nghien_cuu_lua_chon_cac_bai_tap_phat_trien_the_luc_chuy.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT Cao Bá Quát

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT GIA LÂM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN CÁC BÀI TẬP PHÁT TRIỂN THỂ LỰC CHUYÊN MÔN NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH CHẠY 100M CHO NAM ĐỘI TUYỂN ĐIỀN KINH TRƯỜNG THPT CAO BÁ QUÁT Môn: Giáo dục thể chất Người viết: Phùng Đăng Hải Giáo viên môn: Giáo dục thể chất NĂM HỌC 2011- 2012
  2. ĐẶT VẤN ĐỀ Thể dục thể thao (TDTT) là một hoạt động không thể thiếu được trong đời sống văn hoá xã hội. Tập luyện TDTT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc giữ gìn và tăng cường sức khoẻ, đồng thời TDTT có tác dụng rèn luyện con người một cách toàn diện cả về mặt thể chất và tinh thần. Đặc biệt TDTT đem lại cho con người sức khoẻ tốt đạt được hiệu quả trong lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác TDTT nói chung và giáo dục thể chất trong nhà trường nói riêng, coi sức khoẻ là một trong những vốn quý nhất của con người. Hiện nay, điền kinh là một trong những môn thể thao cơ bản của nước ta, điền kinh giữ vị trí chủ yếu trong chương trình giáo dục thể chất ở trường học, trong chương trình huấn luyện thể lực cho lực lượng vũ trang và trong chương trình thể thao cho mọi người. Tập luyện điền kinh một cách hệ thống khoa học từ lâu đã được các nhà khoa học khẳng định là có tác dụng tốt trong việc củng cố tăng cường sức khoẻ cho con người và phát triển toàn diện các tố chất thể lực tạo điều kiện để nâng cao thành tích các môn thể thao. Phát triển các tố chất thể lực là nhiệm vụ cơ bản trong quá trình giảng dạy và huấn luyện, nó bao gồm có huấn luyện thể lực chung và huấn luyện thể lực chuyên môn. Chạy 100m đòi hỏi VĐV sử dụng tốc độ tối đa trên toàn cự ly chạy. Bởi vậy việc phát triển thể lực chuyên môn giúp cho cơ thể VĐV chịu đựng được lượng vận động lớn trong khoảng thời gian ngắn. Nếu các VĐV không có thể lực chuyên môn đặc biệt đối với chạy 100m thì không thể đạt được thành tích thi đấu thể thao cao. Vì vậy phát triển thể lực chuyên môn trong chạy cự ly 100m là không thể thiếu được. Trường trung học phổ thông Cao Bá Quát – Gia Lâm là một trường có bề dày về phong trào TDTT của thành phố Hà Nội. Với thành tích 6 năm liền nhất toàn đoàn trong đó điền kinh chiếm nhiều giải quan trọng. Nội dung đạt thành tích cao chủ yếu là các cự ly 200m và 400m.Tuy nhiên bên cạnh đó nội dung chạy cự ly 100m còn nhiều hạn chế chưa đạt được thành tích cao. Để nâng cao được hiệu quả công tác giáo dục thể chất nói chung và thành tích chạy 100m nam nói riêng thì cần chú trọng vào việc giảng dạy và huấn luyện làm cho phát triển thể lực chuyên môn phù hợp với trình độ của các em. Xuất phát từ những lý do trên với mục đích ban đầu làm quen với công tác huấn luyện thể thao tôi mạnh dạn tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích chạy 100m cho nam đội tuyển điền kinh trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm” * Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lựa chọn và thực tiễn công tác huấn luyện thể lực chuyên môn đội tuyển điền kinh (chạy 100m) tại trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm hiện nay, đề tài tiến hành nghiên cứu các bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích thi đấu chạy 100m, góp phần bổ sung hoàn thiện nội dung chương trình huấn luyện đội tuyển của nhà trường.
  3. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những quan điểm về huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV chạy cự ly 100m. Huấn luyện thể thao là một quá trình nhiều năm bao gồm các thời kỳ lứa tuổi của VĐV, đương nhiên nội dung hình thức và cấu trúc huấn luyện sẽ thay đổi để phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi và logic quá trình hoàn thiện thể thao. Trong quá trình huấn luyện VĐV điền kinh nói chung và chạy cự ly 100m nói riêng đều có 4 giai đoạn: giai đoạn huấn luyện ban đầu (giai đoạn huấn luyện sơ bộ); giai đoạn chuyên môn hoá ban đầu; giai đoạn chuyên hoá sâu và giai đoạn hoàn thiện thể thao. Mỗi giai đoạn đảm nhiệm một chức năng và nhiệm vụ riêng biệt đáp ứng yêu cầu của mục đích huấn luyện. Qua đúc kết từ huấn luyện cho thấy: huấn luyện ở giai đoạn đầu làm cơ sở, nền tảng cho 2 giai đoạn sau, song muốn nâng cao thành tích các môn điền kinh nói chung và chạy 100m nói riêng phải sử dụng các bài tập phát triển thể lực chuyên môn tốt, trên cơ sở phát triển thể lực chung đầy đủ. Trong đó thể lực chuyên môn của chạy 100m giai đoạn chuyên môn hoá sâu là tốc độ, sức mạnh tốc độ và sức bền tốc độ. Quá trình chuẩn bị thể lực cho người tập bao gồm: chuẩn bị thể lực chung và chuẩn bị thể lực chuyên môn bao gồm các bước. Huấn luyện thể lực chung: là quá trình giáo dục toàn diện những năng lực thể chất của VĐV. Nội dung của huấn luyện thể lực chung rất đa dạng, người ta sử dụng nhiều bài tập khác nhau nhằm mục đích nâng cao khả năng chức phận cơ thể, làm tăng vốn kỹ năng kỹ sảo của VĐV. Việc huấn luyện thể lực chuyên môn là hướng tới cũng cố và nâng cao khả năng làm việc của các cơ quan chức phận, các tố chất vận động phù hợp với sự đòi hỏi của mỗi môn thể thao đặc thù. Thể lực chuyên môn cơ sở được hình thành và phát triển trên nền tảng thể lực chung. Còn việc lựa chọn các phương tiện phương pháp phù hợp mang nét đặc trưng riêng chuyên môn hoá của từng môn thể thao là tiền đề hình thành nên các tố chất thể lực chuyên môn sau này. Trong huấn luyện 100m việc phát triển các tố chất sức nhanh rất quan trọng, đặc biệt là các bài tập phát triển sức nhanh, sức mạnh nhanh, sức bền tốc độ. Khi chạy 100m nếu thiếu 1 trong 3 yếu tố thì không thể đảm bảo duy trì được hết cự ly ở công suất tối đa. Cụ thể nếu có sức nhanh mà thiếu sức bền tốc độ thì không thể duy trì tốc độ và sự bứt phá ở cuối cự ly. Vì vậy, sức nhanh, sức mạnh nhanh và sức bền tốc độ là 1 trong 3 yếu tố luôn gắn chặt với nhau để tạo nên thể lực chuyên môn đặc trưng cho chạy 100m. 1.2 Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực chuyên môn trong nâng cao thành tích chạy 100m. Thể lực chuyên môn trong chạy 100m bao gồm các tố chất: Tốc độ, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ, tố chất này góp phần củng cố tố chất kia,
  4. nếu thiếu 1 trong 3 tố chất thì sẽ ảnh hưởng không tốt cho việc nâng cao thành tích chạy 100m. Tố chất sức mạnh có ý nghĩa đối với việc sử dụng lực trong thực hiện động tác đạp sau của VĐV các môn chạy. Qua nghiên cứu cho thấy thành tích các môn chạy nói chung và chạy 100m nói riêng. Yếu tố quyết định đến thành tích là độ dài và tần số bước chạy. Song tốc độ chạy cự ly 100m là tối đa và ít với thời gian ngắn. Vì vậy muốn có độ dài bước tốt cần phải có sức bền tốc độ. Như vậy các tố chất thể lực trong chạy 100m có mối quan hệ mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau, từ đây có thể nói để phát triển thành tích đỉnh cao trong chạy 100m thì phải gắn liền với việc phát triển thể lực chuyên môn bao gồm: phát triển sức nhanh, sức mạnh tốc độ và sức bền tốc độ là yếu tố quyết định trong quá trình huấn luyện. 1.3. Cơ sở lý luận khoa học của tố chất thể lực chuyên môn trong chạy 100m. 1.3.1 Cơ sở lý luận của tố chất sức nhanh. Sức nhanh là khả năng của con người thực hiện động tác trong thời gian ngắn nhất. Theo quan điểm sinh hoá: sức nhanh phụ thuộc vào hàm lượng ATP trong cơ và tốc độ phân giải ATP dưới ảnh hưởng xung động vì các bài tập diễn ra trong thời gian ngắn nên quá trình tổng hợp ATP hầu như được thực hiện theo cơ chế yếm khí. Từ những phân tích trên chúng ta có thể khẳng định một điều rằng để đạt được thành tích trong chạy 100m sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các tố chất chuyên môn, đặc biệt là tốc độ. Do vậy chúng ta nên cho tập tốc độ khác nhau, các trò chơi kết hợp nhằm phát triển tốc độ khác nhau, tập phản ứng lặp lại theo tín hiệu đột ngột. Bên cạnh đó phải phát triển toàn diện những khả năng chức phận của cơ thể đồng thời cần phải huấn luyện sức mạnh - bền cho cơ bắp nhằm hỗ trợ phát triển tốc độ tốt hơn. 1.3.2 Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh nhanh Sức mạnh nhanh là khả năng sinh lực trong các động tác nhanh, lực tối đa mà con người có thể sản ra được một mặt phụ thuộc vào đặc tính sinh cơ của động tác (độ dài cánh tay đòn, khả năng thu hút các nhóm cơ lớn nhất hoạt động ). Mặt khác phụ thuộc vào mức độ hoạt động của từng nhóm cơ riêng biệt và sự phối hợp giữa chúng. Nhóm sức mạnh này lại được phân phối làm 2 loại: Sức mạnh phụ thuộc vào chế độ vận động đó là sức mạnh động lực và sức mạnh hoãn xung. Khi hoạt động với cường độ cực đại thì đòi hỏi tất cả các nhóm cơ tham gia hoạt động nếu do lực cơ phát huy khoảng 20- 80% khả năng tối đa của nó thì cơ chế điều hoà số lượng với cơ có ý nghĩa cơ bản. Vì vậy chỉ có sử dụng kích thích cơ cường độ lớn hơn mới có tác dụng nâng cao khả năng chức phận cơ thể. 1.3.3 Cơ sở lý luận của sức bền tốc độ Sức bền tốc độ là khả năng con người duy trì hoạt động với cường độ cho trước trong thời gian dài.
  5. Trong hoạt động TDTT sức bền được hiểu là năng lực của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một hoạt động nào đó, sức bền đảm bảo cho VĐV đạt được cường độ tốt nhất là các hành vi kỹ thuật, chiến thuật tới cuối cự ly. Do vậy sức bền không những là một nhân tố xác định và ảnh hưởng tới thành tích thi đấu, mà còn là nhân tố xác định thành tích tập luyện và khả năng chịu đựng lượng vận động của VĐV sức bền phát triển tốt cũng là một điều quan trọng để hồi phục nhanh. Sức bền phát triển trong trường hợp VĐV phải chịu đựng mệt mỏi ở mức độ nhất định khi đó cơ thể thích nghi với trạng thái mệt mỏi và biểu hiện bên ngoài là sức bền tăng. Do đó yêu cầu cơ bản của giáo dục sức bền là phải tập luyện với khối lượng vận động lớn, đơn điệu và phải dùng ý chí để khắc phục mệt mỏi giáo dục sức bền phải kết hợp với giáo dục các đức tính cần cù lao động, sẵn sàng vượt khó.
  6. CHƯƠNG 2 NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.1 Nhiệm vụ 1: Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm. 2.2.2 Nhiệm vụ 2: Ứng dụng và đánh giá hiệu quả bài tập phát triển thể lực chuyên môn nhằm nâng cao thành tích cho nam VĐV đội tuyển trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm. 2.3. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài tôi sử dụng phương pháp sau: 2.3.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm 2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm 2.3.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.3.6. Phương pháp toán học thống kê 2.4. Tổ chức nghiên cứu 2.4.1. Thời gian nghiên cứu Từ 1/3/2012 đến 2/4/2012 2.4.2. Đối tượng nghiên cứu - 14 VĐV chạy 100m nam đội tuyển điền kinh trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm. 2.4.3. Địa điểm nghiên cứu Trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm
  7. CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm 3.1.1. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nam VĐV chạy 100m trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm. Qua quan sát và khảo sát thực tiễn tôi nhận thấy trình độ thể lực chuyên môn của nam VĐV chạy 100m trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm còn ở mức thấp. Cụ thể là tôi đã tiến hành thực hiện các test đánh giá: Bật xa tại chỗ, chạy 30m tốc độ cao, chạy 120m xuất phát cao, chạy 100m xuất phát thấp và kết quả thu được sau khi đã tính toán và lấy số trung bình được thể hiện qua bảng 3.1 sau: Bảng 3.1 Thành tích khảo sát trước khi tiến hành nghiên cứu Bật xa tại chỗ Chạy 30m tốc độ Chạy 120m xuất Chạy 100m xuất (m) cao (s) phát sao (s) phát thấp (s) 2,54 3,8 15,0 13,0 3.1.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm. Qua khảo sát thực tế và những cơ sở lý luận đã trình bày ở trên tôi đã lựa chọn một hệ thống các bài tập phát triển sức bền chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm được trình bày ở bảng 3.2 sau: Bảng 3.2 Nội dung bài tập phát triển thể lực chuyên môn trong chạy 100m Lượng vận động Nội dung bài tập SLLL Tổ Tổng Yêu cầu Mục đích LL Km Phát triển sức mạnh tốc độ - Bật xa 5-6 lần Nghỉ 2’/lần - Phát triển sức mạnh - Đạp sau 50m Nghỉ 2-3’/lần - Phát triển sức 3 8’/tổ mạnh nhóm cơ đùi và cơ chân. - Bật cóc 30m Nghỉ 3’/lần Phát triển nhóm 3 cơ đùi - Nhảy bật trên từng chân Nghỉ 3’/lần Phát triển cơ khi gánh tạ từ 50-60% 5 chi dưới trọng lượng bản thân 15’’ Phát triển sức nhanh
  8. - Bài tập tín hiệu 2 tổ x2’ Nghỉ 2-3’ Phát triển SN Xuất phát có súng lệnh 2 2 0,3 bột phát. x (30+70+50m) - Chạy 30m TĐC Tập trung vào Phát triển tốc kỹ thuật nghỉ độ và hoàn 4 0,12 giữa 2 -3’ thiện kỹ thuật xuất phát. - Chạy tăng tốc độ Nghỉ 3-5’ Phát triển khả 2(30+60+100m) nghỉ giữa 2 2 0,28 năng sử dụng 4-6’ tốc độ Phát triển sức bền tốc độ - Chạy lặp lại 100m 80% CĐTĐ Phát triển năng 8-10 1,0 nghỉ giữa 3’/lần lượng ưa khí - Chạy lặp lại 150m 80%CĐTĐ nghỉ Phát triển năng 4-6 0,9 giữa 4-6’ lượng ATP - Chạy 150+200+300 Nghỉ 3-5’ Phát triển sức 3 1 0,65 bền ếu +ưa khí. - Nhảy xa 10 bước tại chỗ 90-95% CĐTĐ Phát triển sức 6-8 0,2 nghỉ 9-10-12’. mạnh bền. - Chạy 120+150+200m 100% CĐTĐ Phát triển sức 3 1 0,47 nghỉ giữa 10- bền yếm khí + 15’ ưa khí. - Chạy 100m Tạo và điều 2 0,2 chỉnh trạng thái thi đấu. Sau khi lựa chọn bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ, sức nhanh và sức bền tốc độ, tôi đã vào thực nghiệm với thời gian là 5 tuần từ ngày 1/3/2012 đến 2/4/2012. Mỗi tuần 4 buổi trong đó 3 buổi phát triển thể lực chuyên môn. Mỗi buổi là 90 – 120 phút, dựa vào mục đích của giai đoạn huấn luyện và dựa theo quỹ thời gian cho mỗi buổi tập cũng như trình độ thể lực của các nam VĐV chạy 100m trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm. Các bài tập đó tôi đã áp dụng vào thực nghiệm cho mỗi giáo án, thời gian thực nghiệm là 60 – 90 phút cho phần cơ bản. 3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả bài tập áp dụng Để đánh giá được hiệu quả bài tập trước khi bước vào thực nghiệm tôi kiểm tra các test (lần 1) và kiểm tra các test ở giáo án trước khi kết thúc thực nghiệm. Tôi tiến hành thực nghiệm cho 14 VĐV nam chạy 100m đội tuyển trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm. Đối tượng thực nghiệm được chia làm 2 nhóm. - Nhóm A: Nhóm thực nghiệm gồm 7 VĐV tập những bài tập do tôi xây dựng. - Nhóm B: Nhóm đối chứng gồm 7 VĐV tập theo nội dung chương trường huấn luyện bình thường do nhà trường xây dựng.
  9. Sau thời gian thực nghiệm tôi tổ chức đánh giá hiệu quả các bài tập mà tôi lựa chọn. Nội dung kiểm tra gồm 4 test sau khi thu được kết quả và sử dụng phương pháp toán học thống kê xử lý số liệu kết quả thu được tôi trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm (nA=nB = 7) Bật xa tại chỗ Chạy 30m Chạy 120m Chạy 100m (m) tốc độ cao (s) XPC (S) XPT (s) Thực Đối Thực Đối Thực Đối Thực Đối nghiệm chứng nghiệm chứng nghiệm chứng nghiệm chứng 2,65 2,59 3,2 3,4 14,30 14,80 12,4 12,8 Trên cơ sở kết quả bảng 3.1 và 3.3 cho phép tôi kết luận sau: Các chỉ số đánh giá thể lực chuyên môn (bật xa 3 bước, chạy 30m TĐC, chạy 100m XPT) đã phát triển tốt sau 5 tuần thực nghiệm. Thông qua kết quả nghiên cứu chứng tỏ các bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho phù hợp và có hiệu quả phát triển thành tích chạy 100m nam đội tuyển trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm. Trên cơ sở phát triển thành tích các test đánh giá trình độ thể lực chuyên môn đã cho thấy các tố chất thể lực như: sức mạnh nhanh, tốc độ và sức bền tốc độ đều có mối liên hệ mật thiết với nhau. Vì nếu thiếu một trong 3 yếu tố đó sẽ làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả tập luyện.
  10. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Sau một thời gian nghiên cứu tôi đi đến kết luận như sau: 1.1. Qua khảo sát và thực hiện các test tôi nhận thấy các phương pháp huấn luyện đang được áp dụng là chưa hợp lý dẫn đến tình trạng thể lực chuyên môn của đội tuyển vẫn còn ở mức thấp nên chưa thể phát huy hết khả năng của các vận động viên dẫn tới thành tích thi đấu còn thấp. 1.2. Đánh giá trình độ thể lực chuyên môn trong chạy cự ly 100m. Thể lực chuyên môn các VĐV chạy ngắn bao gồm các tố chất: Tốc độ, sức mạnh tốc độ, sức bền tốc độ. Trong thực tế để kiểm tra các tố chất trên người ta thường sử dụng các test sau: + Test chạy 30m tốc độ cao (s) để đánh giá tố chất tốc độ + Test bật xa tại chỗ (m) để đánh giá sức mạnh tốc độ + Test chạy 120m XPC (s) để đánh giá sức bền tốc độ + Test chạy 100m XPT (s) để đánh giá thành tích chung. 1.3 Trên cơ sở đánh giá thực trạng việc sử dụng bài tập phát triển thể lực chuyên môn chạy 100m nam đội tuyển trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm và trên kết quả phỏng vấn tài liệu chuyên môn tôi xác định được 14 bài tập. + 4 bài tập phát triển sức mạnh nhanh + 4 bài tập phát triển tốc độ + 6 bài tập phát triển sức bền tốc độ. 1.4. Những bài tập ứng dụng nhằm phát triển thể lực chuyên môn trong chạy 100m nam trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm đã có hiệu quả cao và phù hợp với kết quả kiểm tra các test thể hiện thành tích bật xa tại chỗ, chạy 30m tốc độ cao, chạy 120m xuất phát cao, chạy 100m xuất phát thấp. 2. Kiến nghị Qua thời gian nghiên cứu tôi có một số kiến nghị sau: - Với kết quả nghiên cứu như trên tôi hy vọng rằng các bài tập đã được lựa chọn như một tài liệu tham khảo sẽ đóng góp phần nào đó trong công tác huấn luyện điền kinh nói chung; huấn luyện VĐV chạy 100m nói riêng ở trường THPT Cao Bá Quát Gia Lâm. - Do đề tài rộng, vì điều kiện và thời gian có hạn nên tiến hành nghiên cứu còn thiết sót. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp đề xuất ý kiến đóng góp để chuyên đề này được hoàn thiện và có khách quan hơn.
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Atrakela, đào tạo vận động viên trẻ chạy cư ly ngắn 2. Cturanlopski (1975), hệ thống đào tạo vận động viên trẻ, NXB TDTT Matxơcơva. 3. Dierch Harre (1996), học thuyết huấn luyện, NXB TDTT Hà Nội. 4. Nguyễn Toán - Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp TDTT, NXB TDTT Hà Nội. 5. V.Gatai NN (1983), Bài tập chuyên môn trong điền kinh. 6. Các luận văn tốt nghiệp TDTT, thư viện trường đại học TDTT.
  12. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Những quan điểm về huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV chạy cự ly 100m. 1.2 Mối quan hệ giữa các tố chất thể lực chuyên môn trong nâng cao thành tích chạy 100m. 1.3. Cơ sở lý luận khoa học của tố chất thể lực chuyên môn trong chạy 100m 1.3.1 Cơ sở lý luận của tố chất sức nhanh 1.3.2 Cơ sở lý luận của tố chất sức mạnh nhanh 1.3.3 Cơ sở lý luận của sức bền tốc độ CHƯƠNG 2 NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 2.1.1 Nhiệm vụ 1 2.2.2 Nhiệm vụ 2 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo 2.3.2. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm 2.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm 2.3.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.3.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.3.6. Phương pháp toán học thống kê 2.4. Tổ chức nghiên cứu 2.4.1. Thời gian nghiên cứu 2.4.3. Địa điểm nghiên cứu CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT Cao Bá Quát 3.1.1. Đánh giá thực trạng thể lực chuyên môn của nam VĐV chạy 100m trường THPT Cao Bá Quát 3.1.2. Nghiên cứu lựa chọn bài tập phát triển thể lực chuyên môn cho nam VĐV đội tuyển chạy 100m trường THPT Cao Bá Quát. 3.2.2.2. Đánh giá hiệu quả bài tập áp dụng KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 2. Kiến nghị TÀI LIỆU THAM KHẢO
  13. Hà Nội, ngày 6 tháng 5 năm 2012 Tôi xin cam đoan đây là sáng kiến XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ kinh nghiệm của mình viết, không sao chép nội dung của người khác. Phùng Đăng Hải