SKKN Những sai lầm thường gặp của học sinh ở một số bài học trong Toán 6 và biện pháp khắc phục

pdf 23 trang binhlieuqn2 08/03/2022 17637
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Những sai lầm thường gặp của học sinh ở một số bài học trong Toán 6 và biện pháp khắc phục", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_nhung_sai_lam_thuong_gap_cua_hoc_sinh_o_mot_so_bai_hoc.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Những sai lầm thường gặp của học sinh ở một số bài học trong Toán 6 và biện pháp khắc phục

  1. được đường lối giải bài toán. Do đó nó đòi hỏi người dạy, người học phải có tính nghiêm túc, cẩn thận và kiên nhẫn cao. Muốn rèn luyện cho HS khả năng phân tích, tổng hợp, so sánh tốt các bài toán chúng ta cần: Cần nắm vững các kiến thức cơ bản.Nắm kỹ nội dung của bài toán. Bài toán đã cho ta biết điều gì ? Yều cầu của bài toán là gì ( cần tìm cái gì ) ? Bài toán thuộc dạng toán nào ( nhận dạng bài toán) ? Để từ đó tìm mối quan hệ giữa cái đã cho và cái cần tìm. Tổng hợp các dữ kiện để tìm ra lời giải. HS tìm ra nhiều cách giải cho một bài toán là một vấn đề rất khó. Kể cả đối với HS giỏi. Chính vì vậy, trong quá trình giảng dạy GV rèn luyện cho HS tìm ra nhiều lời giải là một vấn đề rất cần được quan tâm. Qua đó giúp HS tìm ra cách giải hay và ngắn gọn. Từ đó rèn cho HS tính kiên trì, sáng tạo trong học tập và dần hoàn thiện phương pháp giải toán cho bản thân. HS rèn kĩ năng quy những bài toán lạ về những bài toán quen thuộc đã biết cách giải. Từ đó rèn cho HS tính kiên trì, sáng tạo trong học tập và dần hoàn thiện khả năng giải toán cho bản thân và vận dụng vào việc xử lí các tình huống phức tạp trong cuộc sống. NỘI DUNG ÁP DỤNG CỤ THỂ: I. Phần số học: 1. Trong bài: “Số phần tử của một tập hợp,tập hợp con”.  Học sinh thường sai lầm khi làm dạng bài tập: Điền kí hiệu , , vào chỗ trống: 2 . N ; {2} . N ; 1,5 . N Nhiều HS có thể điền sai là: {2} N  Nguyên nhân sai lầm: Do học sinh chưa hiểu rõ quan hệ giữa phần tử với tập hợp và tập hợp với tập hợp,chưa xác định được đâu là phần tử,đâu là tập hợp. Để dùng kí hiệu cho đúng của dạng bài tập này.  Biện pháp khắc phục: - 7 -
  2. Ở đây giáo viên chỉ cần chỉ cho học sinh quan hệ giữa phần tử với tập hợp chỉ dùng kí hiệu , ;còn quan hệ giữa tập hợp với tập hợp là dùng kí hiệu  và chỉ cho học sinh thấy các phần tử nằm trong hai dấu ngoặc nhọn là một tập hợp. 2. Trong bài: “Phép cộng và phép nhân”  Sai lầm có thể xảy ra khi học sinh áp dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng: Khi HS làm dạng bài tập 5.(2 + 3) HS thường thực hiện 5.(2 + 3) = 5 .2 =10 = 5 . 3 = 15 = 10 + 15 = 25  Nguyên nhân và biện pháp khắc phục: Do học sinh chưa nắm vững tính chất, không thể hiểu được 5.(2 + 3) không thể bằng (5.2) mà học sinh chỉ lấy số 5 nhân với từng số hạng của tổng, rồi công các kết quả lại. Ở đây giáo viên chỉ cần đưa tình huống như ví dụ cho học sinh so sánh 5.(2 + 3) với tích 5.2. Rối từ đó xác định 5.(2 + 3) không thể bằng với (5.2) và khẳng định cách làm trên là sai và cách làm đúng sẽ là: 5.(2 + 3) = 5.2 + 5.3 = 10 + 15 = 25 3. Trong bài: “Phép trừ và phép chia”  Học sinh thường mắc sai lầm khi giải bài tập tìm x sau: 5x – 36 : 18 = 13 5x – 36 = 13 . 18 5x – 36 = 234 5x = 234 + 36 x = 270 : 5 x = 54  Nguyên nhân sai lầm: Do học sinh xác định số 18 trong biểu thức là số chia và xem (5x -36) là số bị chia nên dẫn đến sai lầm.  Biện pháp khắc phục: - 8 -
  3. Ở đây giáo viên nên đưa ra hai đề bài: 5x - 36 : 18 = 13 và (5x - 36):18 = 13 Yêu cầu học sinh nêu sự khác nhau của hai đề bài . GV đưa ra cách giải đúng cho các bài tập trên để HS so sánh. 5x – 36 : 18 = 13 (5x-36):18 = 13 5x – 2 = 13 5x – 36 = 13 . 18 5x = 13 + 2 5x – 36 = 234 x = 15 : 5 5x = 234 + 36 x = 3 x = 270 : 5 x = 54 Từ đó đi đến nhấn mạnh sự khác nhau giữa hai đề bài, giữa hai kết quả và kết hợp chỉ ra cho học sinh thấy sai lầm trên để học sinh rút kinh nghiệm. 4. Trong bài: :”Luỹ thừa với số mũ tự nhiên,nhân hai luỹ thừa cùng cơ số”  HS thường sai lầm khi tính luỹ thừa: Nhiều HS có thể tính 23 = 2.3 = 6  Nguyên nhân : Do học sinh chưa hiểu kĩ định nghĩa về luỹ thừa và làm theo cảm nhận nên đa số HS dễ mắc sai lầm này.  Biện pháp khắc phục: Giáo viên đưa ra hai cách làm sau: Cách 1: 23 = 2.2.2 = 8 Cách 2: 23 = 2 . 3 = 6 Yêu cầu HS xác định cách làm đúng,cách làm sai ?Tại sao? Từ đó GV nhắc HS không nên tính 23 bằng cách lấy cơ số nhân với số mũ. 5. Trong bài: “Thứ tự thực hiện các phép tính”  Sai lầm HS thường mắc phải là: Trường hợp 1: HS tính: 2 . 52 = 102 Trường hợp 2: HS tính: 62 : 4 . 3 = 62 : 12  Nguyên nhân : - 9 -
  4. Do HS chưa nắm kĩ quy ước về thứ tự thực hiện các phép tính. Nên cứ thấy thuận lợi là thực hiện.  Biện pháp khắc phục: Ở đây giáo viên nên đưa ra hai cách làm sau cho mỗi trường hợp: Trường hợp 1: Cách 1: 2 . 52 = 102 = 100 Cách 2: 2 . 52 = 2 . 25 = 50 Trường hợp 2: Cách 1: 62 : 4 . 3 = 62 : 12 = 36 : 12 = 3 Cách 2: 62 : 4 . 3 = 36 : 4 . 3 = 9 . 3 = 27 Yêu cầu HS xác định: Cách nào làm đúng,cách nào làm sai? Vì sao đúng,vì sao sai ?(cho mỗi trường hợp). Rồi từ đó giáo viên chỉ cho HS thấy chỗ sai là không thực hiện đúng theo thứ tự thực hiện các phép tính.Để HS rút kinh nghiệm. 6. Trong bài: “Số nguyên tố,hợp số,bảng số nguyên tố”  Dạng bài tập HS dễ sai lầm là: Xét xem hiệu 13.7.9.11-2.3.4.7 là số nguyên tố hay hợp số ? HS sẽ xác định hiệu chia hết cho 7 và đi đến kết luận hiệu là hợp số.  Nguyên nhân sai lầm: HS chứng minh hiệu chia hết cho 7 nhưng không biết rằng hiệu đó có bằng 7 hay không nên dẫn đến sai lầm là thiếu một điều kiện là hiệu phải lớn hơn 7.  Biện pháp khắc phục: Để khắc phục được trường hợp này giáo viên đưa ra một bài tập sau: Xét xem hiệu 2 . 6 . 5 – 29 . 2 là số nguyên tố hay hợp số ? Khi HS xác định được hiệu chia hết cho 2,giáo viên yêu cầu HS thử tính xem hiệu trên bằng bao nhiêu ? Rồi từ đó đi đến kết luận hiệu chia hết cho 2 nhưng hiệu đó bằng 2 nên hiệu là số nguyên tố. Từ đó giáo viên cho HS rút kinh nghiệm sai lầm như bài tập trên. 7. Trong bài: “Phân tích một số ra thừa số nguyên tố” - 10 -
  5.  HS dễ mắc sai lầm khi phân tích một số ra thừa số nguyên tố . Nhiều HS thực hiện khi phân tích số 120 ra thừa số nguyên tố: 120 = 2 . 3 . 4 . 5  Nguyên nhân sai lầm: Do HS chưa hiểu được định nghĩa thế nào là phân tích một số ra thừa số nguyên tố, nên không thể xác định tích (2 .3 .4.5) trong đó có một thừa số là hợp số.  Biện pháp khắc phục: Ở đây giáo viên chỉ cần đưa ra hai cách làm khi phân tích số 120 ra TSNT Cách 1: 120 = 2.3.4.5 Cách 2: 120 = 2.2.2.3.5. Yêu cầu HS xác định : Xét các tích trên xem có còn thừa số nào là hợp số không ? Cách nào làm đúng? Vì sao đúng ? Cách nào làm sai ? Vì sao sai ? Từ đó GV chỉ ra nguyên nhân của cách làm sai.Để HS rút kinh nghiệm. 8. Trong bài: “Quy tắc dấu ngoặc” Quy tắc dấu ngoặc không khó đối với HS nhưng khi làm bài HS rất hay bị nhầm lẫn. Đặc biệt trong trường hợp khi có dấu trừ đứng trước dấu ngoặc.  HS thường mắc sai lầm khi làm dạng bài tập: Bỏ dấu ngoặc rồi tính : (27 + 65) - (84 +27 + 65) HS sẽ thực hiện (27 + 65) - ( 84 + 27 + 65) = 27 + 65 + 84 - 27 - 65 = (27 – 27) + (65 – 65) + 84 = 84  Nguyên nhân sai lầm: - 11 -
  6. HS không xác định được dấu của phép tính và dấu của các số hạng,rất lúng túng khi đổi dấu số hạng đầu tiên nằm trong dấu ngoặc (trong trường hợp dấu trừ đằng trước dấu ngoặc)  Biện pháp khắc phục: Giáo viên chỉ cần coi trọng việc rèn luyện cho HS tính cẩn thận khi thực hiện “bỏ dấu ngoặc” hoặc “đặt dấu ngoặc” khi đằng trước có dấu “ - ” Chỉ cho HS biết được đâu là dấu của phép tính và đâu là dấu của số hạng hoặc có thể đưa ra tình huống tổng quát sau: Thực hiện bỏ dấu ngoặc: -(a - b + c - d) Cách1: -(a - b + c - d)= -a + b - c + d Cách2: -(a - b + c - d) = a + b - c + d Yêu cầu HS xác định dấu của các số hạng trong ngoặc Hỏi cách làm nào đúng,cách làm nào sai ? vì sao ? Từ đó giáo viên cho HS rút kinh nghiệm khi thực hiện quy tắc dấu ngoặc. 9. Trong bài: “Bội và ước của một số nguyên”  HS thường sai lầm khi tìm tất cả các ước của một số nguyên như: Khi tìm tất cả các ước của 6. Nhiều HS thực hiện: ước của 6 là 1;2;3;6  Nguyên nhân sai lầm: Do HS có thói quen tìm các ước của một số tự nhiên,nên khi tìm các ước của một số nguyên,HS thường quên đi các ước là các số âm.  Biện pháp khắc phục: Trong bài học này giáo viên đưa ra hai cách làm tìm tất cả các ước của 6. Cách 1: ước của 6 là 1;2;3;6 Cách 2: ước của 6 là 1;-1;2;-2;3;-3;6;-6 Yêu cầu HS xác định kĩ yêu cầu đề bài. Trong các cách làm trên cách nào làm đúng,cách nào làm sai ?Tại sao Từ đó rút ra kinh nghiệm cho loại bài tập này. 10. Trong bài: “Rút gọn phân số”  HS dễ mắc sai lầm sau: - 12 -
  7. 4 4 : 2 2 Khi rút gọn phân số 9 9 : 3 3  Nguyên nhân sai lầm: Do HS chưa nắm vững tính chất cơ bản của phân số và chỉ thấy rất thuận tiện khi đem 4:2 và 9:3 nên dẫn đến sai lầm.  Biện pháp khắc phục: 4 4 : 2 2 Giáo viên đưa ra tình huống 9 9 : 3 3 Yêu cầu HS xác định cách làm này đúng hay sai,nếu sai vì sao sai và sửa lại cho đúng? Từ đó giáo viên cho HS rút kinh nghiệm không nên chia cả tử và mẫu của phân số như cách làm trên. Trong bài học này HS còn dễ mắc sai lầm khi rút gọn một biểu thức 8.5 8.2 8.5 8.2 5 8 3 16 8.2 1 Nguyên nhân: HS chưa hiểu được biểu thức trên có thể coi là một phân số.Nên chỉ cần nhìn thấy các số giống nhau ở tử và mẫu là rút gọn,cho dù ở tử hay mẫu đang ở dạng tổng. Biện pháp khắc phục: Giáo viên chỉ cần đưa ra hai cách làm sau khi rút gọn biểu thức : 8.5 8.2 16 8.5 8.2 8.5 8.2 5 8 Cách 1: 3 16 8.2 1 8.5 8.2 8.(5 2) 3 Cách 2: 16 8.2 2 GV yêu cầu HS xác định: Biểu thức trên có phải là phân số không? Cách nào làm đúng,cách nào làm sai?Vì sao? Từ đó GV nhấn mạnh: Rút gọn như cách 1 là sai vì các biểu thức trên có thể coi là một phân số, phải biến đổi tử và mẫu thành tích mới rút gọn được. Bài này sai vì đã rút gọn ở dạng tổng. Cách 2 mới là cách làm đúng và lưu ý HS rút kinh nghiệm. - 13 -
  8. 11. Trong bài: “So sánh phân số”  HS dễ mắc sai lầm khi : 3 2 So sánh 2 phân số: va 7 5 Nhiều HS sẽ thực hiện với cách suy luận sau: 3 2 Vì 3 > 2 và 7 > 5 nên 7 5  Nguyên nhân sai lầm: Do HS chưa nắm vững quy tắc so sánh hai phân số, nên dễ nhận thấy sự so sánh giữa tử với tử và mẫu với mẫu của hai phân số, nên cách lập luận này không phải là đúng.  Biện pháp khắc phục: Giáo viên đưa ra hai cách làm của hai HS như sau: 3 2 khi so sánh hai phân số va 7 5 3 2 3 15 2 14 15 14 3 2 HS1: vì va mà nên 7 5 7 35 5 35 35 35 7 5 3 2 HS2: vì 3 > 2 và 7 > 5 7 5 Theo em thì cách suy luận HS nào đúng ? vì sao ? Em có thể lấy một ví dụ khác để chứng minh cách suy luận của HS đó là sai không? 3 1 3 1 3 1 (ví dụ: so sánh hai phân số va Vì 3 > 1 và 7 > 2 nên là sai vì ) 7 2 7 2 7 2 Từ đó giáo viên lưu ý khi so sánh các phân số không được suy luận theo kiểu HS2. 12. Trong bài: “Phép cộng phân số”  Sai lầm của HS khi: Cộng hai phân số không cùng mẫu: HS sẽ thực hiện 2 3 2 3 5 5 2 5 2 7  Ngyuên nhân sai lầm: Do HS không nắm vững được quy tắc cộng hai phân số cùng mẫu và không cùng mẫu và cảm thấy dễ dàng khi lấy tử cộng tử và mẫu cộng mẫu. - 14 -
  9.  Biện pháp khắc phục: 2 3 Ở trường hợp này giáo viên đưa ra hai cách cộng hai phân số va như sau: 5 2 2 3 2 3 5 Cách 1: 5 2 5 2 7 2 3 4 15 19 Cách 2: 5 2 10 10 10 Hỏi cách nào làm đúng? Cách nào làm sai? Tại sao ? Từ đó giáo viên cho HS nhắc lại quy tắc cộng hai phân số không cùng mẫu. 13. Trong bài: “Tính chất cơ bản của phép nhân phân số”  HS dễ mắc sai lầm khi thực hiện dạng toán sau: 1 1 2 5 1 1 7 1 7 9 14 23  2 3 3 3 2 3 3 2 9 18 18  Nguyên nhân: HS chưa nắm vững được tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng,nên đã bỏ dấu ngoặc thứ nhất dẫn đến lời giải sai.  Biện pháp khắc phục: Giáo viên đưa ra tình huống 1 1 2 5 1 1 7 1 7 9 14 23  2 3 3 3 2 3 3 2 9 18 18 Yêu cầu HS tìm chỗ sai trong lời giải và sửa lại cho đúng. Từ đó rút kinh nghiệm không nên bỏ dấu ngoặc một cách tuỳ tiện trong trường hợp này. 14. Trong bài: “Phép chia phân số”  HS thường mắc sai lầm ở chỗ khi làm bài tập sau: 1 1 4 1 1 1 4 : : : 2 3 3 2 3 2 3  Nguyên nhân: HS nhầm tưởng là phép chia cũng có tính chất phân phối.  Biện pháp khắc phục: Giáo viên đưa ra tình huống: 1 1 4 1 1 1 4 1 3 1 3 3 3 12 3 15 : : :   2 3 3 2 3 2 3 2 1 2 4 2 8 8 8 - 15 -
  10. Hỏi HS cách làm trên đúng hay sai? Nếu sai, tìm chỗ sai và sửa lại cho đúng? Sau đó giáo viên lưu ý HS không được làm như cách trên mà cách làm đúng sẽ là: 1 1 4 1 5 1 3 3 : :  2 3 3 2 3 2 5 10 15. Trong bài: “Hỗn số-Số thập phân-Phần trăm”  HS dễ sai lầm khi viết: 1 1 3 3 4 4  Nguyên nhân sai lầm: 1 1 Do HS có thói quen khi làm 3 3 và chưa hiểu được hết bản chất của 4 4 một hỗn số âm.  Biện pháp khắc phục: Giáo viên đưa ra hai cách làm sau: 1 1 1 1 Cách 1: 2 2 Cách 2: 2 2 5 5 5 5 Hỏi cách nào làm đúng? cách nào sai? Vì sao? Từ đó GV nên nhấn mạnh lại cách làm 2 cho HS chú ý để rút kinh nghiệm. II.Phần hình học: 1. Trong bài: “Đường thẳng đi qua hai điểm”  Từ hai đường thẳng song song không có điểm chung(Hình học phẳng),HS dễ mắc sai lầm khi xác định hai đường thẳng sau là song song. a  Nguyên nhân: - 16 -
  11. HS không nhìn thấy điểm chung giữa hai đường thẳng trên hình vẽ  Biện pháp khắc phục: Giáo viên đưa hình vẽ trên lên bảng và nói đường thẳng không bị giới hạn về hai phía,vậy ở hình vẽ trên: Hai đường thẳng a và b có cắt nhau không? Tại sao? Từ đó giáo viên có thể lưu ý HS đường thẳng không bị giới hạn về hai phía, nên ở trường hợp trên đường thẳng a sẽ cắt đường thẳng b. 2. Trong bài: “Đoạn thẳng”  HS dễ sai lầm ở dạng bài tập sau: Cho hình vẽ: B d A M C Hãy xác định đường thẳng d cắt đoạn thẳng nào? HS dễ dàng trả lời đường thẳng d cắt đoạn thẳng BC tại M  Nguyên nhân sai lầm: Trong khi học bài này, ta thường chỉ cho HS thấy đường thẳng cắt đoạn thẳng trên hình vẽ rất đơn giản,là chỉ xét 1 đoạn thẳng và 1 đường thẳng. Nên khi ở dạng hình vẽ trên HS rất khó nhận ra đường thẳng cắt các đoạn thẳng tại các mút của đoạn thẳng,vì thế dễ dẫn đến sai lầm.  Biện pháp khắc phục: Trong bài học này giáo viên đưa ra hình vẽ trên. Yêu cầu HS xác định đường thẳng d cắt những đoạn thẳng nào?giao điểm tại đâu? Từ đó lưu ý HS ở chỗ đường thẳng có thể cắt đoạn thẳng tại hai mút của đoạn thẳng,cụ thể như hình vẽ trên để HS rút kinh nghiệm. 3. Trong bài: “Vẽ góc cho biết số đo”  HS dễ mắc sai lầm khi làm dạng bài tập sau: Hãy vẽ trên cùng một nửa mặt phẳng có bờ là đường thẳng chứa tia OA : Hai góc AOB = 400 và AOC = 1300 - 17 -
  12. HS sẽ dễ vẽ sai trong trường hợp này: Nhiều HS có thể vẽ: C 1300 O 400 A B  Nguyên nhân sai lầm: HS chưa xác định được nửa mặt phẳng bờ chứa tia OA và đã vẽ hai góc trên hai nửa mặt phẳng.  Biện pháp khắc phục: Cũng như đề bài trên giáo viên đưa ra hai cách vẽ: C 1300 Cách 1: O 400 A B Cách 2: C B 1300 O A Yêu cầu HS xác định nửa mặt phẳng có bờ chứa tia OA? Hỏi cách vẽ nào đúng?cách vẽ nào sai? Vì sao? Từ đó giáo viên lưu ý học sinh ở cách vẽ 1, hai góc cần vẽ nằm ở hai nửa mặt phẳng có bờ là OA nên không đúng theo yêu cầu đề bài là vẽ hai góc trên cùng nửa mặt phẳng. 3.3. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Trong quá trình học tập đa số các em dễ bị mất các kiến thức cơ bản, do các em cho rằng các kiến này không quan trọng lắm nên thường không chú trọng. Trong quá trình dạy học GV cần chú trọng đến việc bồi dưỡng các kiến thức cơ - 18 -
  13. bản cho các em để nhằm giúp cho các em nắm vững các kiến thức. Từ đó các em có nền tảng vững chắc và cũng là cơ sở giúp cho các em học tập một cách tốt hơn. Muốn vậy, trong quá trình giải toán GV có thể thông qua hệ thống câu hỏi để HS nắm lại các kiến thức đã học. Việc xác định đường lối giải chính xác sẽ giúp cho HS giải quyết các bài toán một cách nhanh chóng, dễ hiểu, ngắn gọn và tránh mất được thời gian. Chính vì vậy, đòi hỏi mỗi GV cần phải rèn luyện cho HS khả năng định hướng đường lối giải bài toán là điều không thể thiếu trong quá trình dạy học toán. Nhằm giúp HS từng bước tăng khả năng tư duy, rèn luyện phương pháp suy luận và sáng tạo trong giải toán. Trong quá trình giải toán cũng như bồi dưỡng HS giỏi, mỗi GV luôn không ngừng tìm tòi nghiên cứu những phương pháp dạy tối ưu nhất. Từ đó giúp HS lĩnh hội các phương pháp giải toán hay, phát huy được tính sáng tạo của mình. Tìm ra được nhiều cách giải hay và hợp lí. Trong quá trình dạy toán nói chung và bồi dưỡng HS giỏi nói riêng, mỗi GV phải cố gắng không ngừng tìm tòi, nghiên cứu tìm ra phương pháp giảng dạy mới nhất, hiệu quả nhất. Hướng dẫn HS pháp huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, linh hoạt, huy động thích hợp các kiến thức và khả năng vào các tình huống khác nhau, không dừng lại ở cái đã biết mà phải quy những cái chưa biết về cái đã biết. Giúp các em hiểu được mình, tự làm chủ kiến thức toán học.  Chỉ ra những sai lầm thường gặp của học sinh tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục  Đối với mỗi bài học, tiết học nếu có những sai lầm thường xảy ra thì giáo viên cần đưa vào ngay tiết dạy để chỉ rõ cho học sinh biết trước những lỗi sai đó.  Mỗi sai lầm đưa ra giáo viên còn hướng dẫn học sinh tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục giải quyết những sai lầm để học sinh rút kinh nghiệm và hiểu thêm bài học.  Nội dung đề tài thể hiện ở : Mỗi bài học nếu có sai lầm mà học sinh thường mắc phải. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục. - 19 -
  14. 3.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm:  Khi áp dụng đề tài này trong giảng dạy, tôi nhận thấy HS đã có khả năng hạn chế hoặc không để xảy ra những sai lầm đáng tiếc trong khi làm bài tập ở nhà, ở lớp hoặc bài kiểm tra.Tuy nhiên vẫn còn một số trường hợp HS vẫn còn mắc phải sai lầm bởi tính chủ quan, xem nhẹ hay làm bài theo cảm nhận thói quen.Ví dụ như khi tính luỹ thừa: 23 = 2.3 = 6.Với những nguyên nhân và biện pháp khắc phục sai lầm đã được mổ xẻ phân tích làm cho HS thêm hiểu bài học, nắm vững phần lý thuyết để trong quá trình làm bài tập được dễ dàng hơn và khỏi bị mắc sai lầm, giúp cho học sinh rất nhiều trong quá trình học tập như: Nắm vững các kiến thức, tư duy, hứng thú và sáng tạo trong học tập. Học sinh định hướng một cách chính xác các dạng bài toán. Trình bày một cách chặt chẽ, hợp lí và logic .Tăng chất lượng dạy và học.  Kết quả cụ thể qua bài kiểm tra 45’ Lớp 6A + 6B như sau: Lớp Tổng Giỏi Khá Trung bình Yếu số SL % SL % SL % SL % 6A 38 25 65,8 12 31,6 1 2,6 0 0 6B 36 7 19,4 11 30,6 15 41,7 3 8,3 III. PHẦN KẾT LUẬN  Bài học kinh nghiệm: Qua việc áp dụng đề tài này trong giảng dạy,tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau đây: Dạy cho học sinh biết sự dễ mắc sai lầm, làm cho học sinh dễ nhớ và hiểu bài hơn. Phương pháp chỉ ra cái sai để tìm ra cái đúng rất dễ dạy và dễ học. Học sinh nắm vững các kiến thức và tránh được những sai lầm khi làm toán. - 20 -
  15. Rèn luyện khả năng phân tích và tìm mối các quan hệ giữa các bài toán.Tăng khả năng tính toán, suy luận logic, lập luận chặt chẽ. Định hướng được các dạng bài toán để thực hiện.Tăng khả năng sáng tạo và khả năng tự học của các em.  Hiệu quả của đề tài mạng lại. Tích luỹ những sai lầm của học sinh trong quá trình giảng dạy, để từ đó tìm ra biện pháp khắc phục sao cho hữu hiệu. Thực tế đề tài SKKN này có thể được áp dụng vào ngay trong tiết dạy, tại một thời điểm phù hợp ở từng bài học, hoặc giáo viên có thể cho học sinh tham khảo trước ở nhà để học sinh nắm bắt nội dung bài học một cách dễ dàng hơn. Tuy nhiên những sai lầm cùng với những nguyên nhân và biện pháp khắc phục tôi đưa ra không phải là hoàn toàn hữu hiệu. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý vị và các bạn đồng nghiệp. Bình Khê, ngày 16 tháng 3 năm 2015 Người viết và thực hiện Đỗ Hương Thảo - 21 -
  16. IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO NĂM NHÀ ST TÊN TÁC GIẢ XUẤT TÊN TÀI LIỆU XUẤT NƠI XUẤT BẢN T BẢN BẢN 1 Phan Đức Chính 2010 SGK, SGV NXB Hải Phòng Tôn Thân toán 6 Giáo dục Vũ Hữu Bình-Phạm Việt Nam Gia Đức-Trần Luận 2 Nguyễn Ngọc Đạm 2010 500 bài toán NXB Đại Xưởng in công Nguyễn Quang Hanh chọn lọc 6 học sư ty XNK Ngành - Ngô Long Hậu phạm in 3 Phạm Gia Đức 2011 Tài liệu BDTX NXB giáo Thái Nguyên chu kỳ III dục 4 Đỗ Đình Hoan 2010 SGK toán lớp 5 NXB Hà Nội Giáo dục 5 TS Lê Văn Hồng 2010 Một số vấn đề NXB Hà Nội đổi mới Giáo dục phương pháp dạy học môn toán 6 Tôn Thân(Chủ biên) 2011 Phương pháp NXB Nam Định Vũ Hữu Bình giải các dạng Giáo dục Nguyễn Vũ Thanh toán 6 Bùi VănTuyên 7 Nguyễn Đức Tấn 2011 Toán phát triển NXB Hà Nội Toán 6 Giáo dục 8 ThS. Đào Duy Thụ - 2010 Tài liệu tập NXB Hà Nội ThS. Phạm Vĩnh huấn Đổi mới Giáo dục Phúc phương pháp dạy học môn toán 9 Võ Đại Mau 1995 toán nâng cao nhà xuất đại số 279 bài bản trẻ toán chọn lọc - 22 -
  17. V. MỤC LỤC TRANG I. PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích đề tài 2 3. Đối tượng nghi ên cứu 2 4.Giới hạn v à phạm vi nghiên cứu 2 5.Phương pháp nghiên cứu 2 II.PHẦN NỘI DUNG 3 1.Cơ sở lí luận 3 2.Thực trạng 4 3.Các giải pháp 5 3.1.Mục tiêu của biện pháp 5 3.2. Nội vdung và cách thực hiện của biện pháp 6 NỘI DUNG ÁP DỤNG CỤ THỂ 7 I.Phần số học. 7 II.Phần hình học: 16 3.3.Điều kiện thực hiện các giải pháp và biện pháp. 19 3.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm: 20 III. PHẦN KẾT LUẬN 20 IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO 22 - 23 -