SKKN Phát triển văn hóa đọc trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng

pdf 12 trang binhlieuqn2 03/03/2022 7993
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Phát triển văn hóa đọc trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_phat_trien_van_hoa_doc_trong_qua_trinh_giao_duc_toan_di.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Phát triển văn hóa đọc trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Sở Giáo dục và Đào tạo Ninh Bình 1. Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng Chúng tôi ghi tên dưới đây: Tỷ lệ (%) Trình đóng Ngày tháng độ TT Họ và tên Nơi công tác Chức vụ góp vào năm sinh chuyên việc tạo môn ra sáng kiến 1 Trần Quang Vinh 12/12/1958 Trường THPT Hiệu Thạc sỹ 50 Đinh Tiên Hoàng trưởng 2 Vũ Thị Bích 26/03/1984 Trường THPT Phó Hiệu Thạc sỹ 30 Đinh Tiên Hoàng trưởng 3 Nguyễn Thị Liên 04/04/1977 Trường THPT Giáo viên Thạc sỹ 20 Đinh Tiên Hoàng Là nhóm tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: Phát triển văn hóa đọc trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng. Lĩnh vực áp dụng: Quản lý giáo dục; Công tác thư viện. 2. Nội dung 2.1.Giải pháp cũ thường làm 2.1.1. Nội dung cơ bản - Chương trình theo khung phân phối với số tiết quy định, các hoạt động dạy và học chủ yếu diễn ra trong không gian lớp học, học sinh lĩnh hội kiến thức một cách thụ động; chương trình còn nặng về định hướng nội dung, chú trọng đến truyền thụ hệ thống kiến thức khoa học mà chưa thực sự chú trọng đến sự phát triển năng lực, kĩ năng mềm và vốn hiểu biết xã hội cho học sinh. 1
  2. - Tổ chức hoạt động ngoại khóa giáo dục kĩ năng, giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh lồng ghép vào các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm như ngày 20 tháng 11, ngày 26 tháng 3. - Thư viện nhà trường đáp ứng những tiêu chí cơ bản của thư viện đạt chuẩn Quốc gia nhưng chức năng chủ yếu vẫn là cho giáo viên, học sinh mượn sách và tài liệu tham khảo. - Kế hoạch dạy học của nhà trường chưa có chuyên mục, thời lượng cụ thể cho việc phát triển Văn hóa đọc. - Phát triển văn hóa đọc mới dừng lại ở các hoạt động tham gia hưởng ứng Ngày sách Việt Nam. 2.1.2. Ưu điểm, nhược điểm * Ưu điểm - Cung cấp cho người học một hệ thống tri thức khoa học và hệ thống; đạt được đa số mục tiêu đề ra trong giảng dạy các bộ môn; hình thành được một số năng lực cơ bản cho học sinh. - Thư viện đạt chuẩn, phục vụ được nhu cầu cơ bản cho hoạt đông dạy và học của giáo viên và học sinh. - Nhà trường tham gia đầy đủ và hiệu quả các phong trào hưởng ứng ngày sách Việt Nam, phát triển văn hóa đọc. * Nhược điểm - Chưa xây dựng được chiến lược phát triển văn hóa đọc gắn với các mục tiêu giáo dục cụ thể; chưa chủ động tổ chức các phong trào phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. - Việc phát triển các năng lực cho học sinh chưa thực sự đạt hiệu quả cao; chưa phát huy được năng lực sẵn có của học sinh; học sinh thiếu kĩ năng sống và vốn hiểu biết xã hội. 2
  3. - Việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống cho học sinh chưa thường xuyên và chưa thu hút được học sinh. - Thư viện nhà trường chưa có được không gian, trang thiết bị và đầu sách thực sự hiện đại, thân thiện và tích cực đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của bạn đọc; nhân viên thư viện chưa có đủ các kĩ năng để tổ chức các hoạt động phát triển văn hóa đọc, chưa là “cầu nối” đưa bạn đọc đến thư viện. - Học sinh ít hứng thú và chưa thấy được tầm quan trọng của văn hóa đọc. 2.2. Giải pháp mới cải tiến 2.2.1 Nội dung cơ bản * Xây dựng cơ sở lý luận - Tìm hiểu về mặt lý luận chương trình dạy học và kiểm tra đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh; xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển văn hóa đọc trong quá trình giáo dục toàn diện học sinh ở trường THPT. - Phân tích kế hoạch giáo dục của nhà trường, kế hoạch giáo dục của các môn học và kế hoạch hoạt động thư viện để từ đó xây dựng kế hoạch nâng cấp, cải tạo thư viện, xây dựng các phong trào và các chủ đề phát triển văn hóa đọc gắn với mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh. * Xây dựng và triển khai thực hiện giải pháp Giải pháp 1:Nâng cấp, cải tạo thư viện Thư viện nhà trường chính là nơi cung cấp những điều kiện cần thiết để phát triển văn hóa đọc, chính vì vậy trong quá trình triển khai giải pháp mới chúng tôi xác định việc làm trước tiên là cải tạo và nâng cấp thư viện với những yếu tố về không gian, trang thiết bị, đầu sách thật sự hiện đại, thân thiện và tích cực. (Nội dung cụ thể mô tả chi tiết trong bảng minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ trang 6) Giải pháp 2:Triển khai các phong trào phát triển văn hóa đọc 3
  4. Với mục đích đưa văn hóa đọc đến với toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh một cách cụ thể và thiết thực vì vậy ngay từ đầu năm học chúng tôi đã xây dựng kế hoạch và triển khai phong trào phát triển văn hóa đọc với 03 nội dung sau: - Phong trào góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay - Cuộc thi thiết kế trailer giới thiệu sách - Chuyên mục mỗi tuần một cuốn sách (Nội dung cụ thể xem phần môtả chi tiết trong bảng minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ trang 7- 8) Giải pháp 3:Phát triển văn hóa đọc với mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh Để phát triển văn hóa đọc đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện học sinh chúng tôi xây dựng và triển khai 03 dự án sau: Dự án 1: Phát triển văn hóa đọc nhằm bổ trợ kiến thức các môn học. Dự án 2: Phát triển văn hóa đọc nhằm phát triển kĩ năng và năng lực của học sinh Dự án 3: Phát triển văn hóa đọc nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh. (Nội dung cụ thể xem phần môtả chi tiết trong bảng minh họa tính mới, tính sáng tạo, tính ưu việt của giải pháp mới so với giải pháp cũ trang 9-14) * Tính mới và tính sáng tạo của giải pháp - Cải tạo và nâng cấp thư viện với không gian rộng, tiện ích, trang thiết bị hiện đại, đầu sách đa dạng, bố cục thân thiện thu hút bạn đọc. - Xây dựng kế hoạch và thời lượng cụ thể cho chương trình phát triển văn hóa đọc, phát triển văn hóa đọc trở thành một nội dung giáo dục quan trọng trong nhà trường. - Triển khai các phong trào phát triển văn hóa đọc một cách thường xuyên và có hệ thống. 4
  5. - Xây dựng và triển khai hiệu quả 3 chủ đề của sáng kiến gắn với mục tiêu phát triển toàn diện học sinh ở trường THPT Đinh Tiên Hoàng. - Đã thu hút được sự tham gia của đông đảo cán bộ, giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh và các tổ chức, cá nhân trong xã hội cùng tham gia chương trình phát triển văn hóa đọc trong nhà trường. 3. Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 3.1. Hiệu quả kinh tế - Sau một đợt phát động, nhà trường đã nhận được số tiền mặt là 116.292.000 VNĐ và gần 2 nghìn cuốn sách của cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức cá nhân và xã hội khác. - Đề tài chúng tôi thực hiện hướng vào sự phát triển toàn diện cho học sinh. Sản phẩm chúng tôi tạo ra là những con người cụ thể có đủ đức, đủ tài; có kiến thức, kĩ năng và năng lực; có cái nhìn nhân sinh quan và thế giới quan. Vậy nên rất khó định lượng về mặt kinh tế. - Hiệu quả kinh tế của sáng kiến sẽ được nhân lên khi được các trường THPT trong tỉnh cũng như trên toàn quốc áp dụng. 3.2. Hiệu quả xã hội - Phát triển văn hóa đọc nhằm bổ trợ kiến thức môn học cho học sinh nhờ đó kết quả học tập được nâng lên rõ rệt đồng thời hình thành kĩ năng, phát triển năng lực cũng như giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh tốt hơn. - Giải pháp mới đãthay đổi tư tưởng, nhận thức của học sinh một cách tích cực về vai trò của văn hóa đọc. - Giải pháp đã góp phần thúc đẩy nhiều phong trào thi đua trong trường của giáo viên và học sinh cũng như các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo. - Giải pháp hướng tới hình thành cho học sinh tư duy độc lập sáng và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. 5
  6. - Giải pháp mới góp phần khôi phục văn hóa đọc trong giới trẻ, đồng thời giúp cho học sinh có được cái nhìn tương đối chính xác về nhân sinh quan và thế giới quan. - Sáng kiến có khả năng lan tỏa giá trị nhân văn tới nhiều đối tượng trong xã hội. Cung cấp tài liệu tham khảo đa dạng và bổ ích cho đồng nghiệp, học sinh và các đối tượng khác trong xã hội thông qua các phương tiện truyền thông điện tử, một số trang mạng xã hội như: 4. Điều kiện và khả năng áp dụng 4.1. Điều kiện áp dụng - Thư viện đạt chuẩn và có đủ các thiết bị phục vụ cho hoạt động đọc, thảo luận, báo cáo - Có nhiều đầu sách có giá trị và ý nghĩa. - Nhân viên thư viện năng động, chuyên nghiệp, thân thiện với bạn đọc - Cán bộ, giáo viên thường xuyên đọc sách và tổ chức các hoạt động đọc tạo cơ hội cho học sinh được tham gia vào phát triển văn hóa đọc. 4.2. Khả năng áp dụng Giải pháp này có thể áp dụng trên tất cả các trường THPT trong tỉnh Ninh Bình và có thể áp dụng rộng rãi đối với các trường học trong cả nước. Tôi (chúng tôi) xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO ĐƠN Ninh Bình, ngày 12 tháng 10 năm 2018 VỊ CƠ SỞ Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) 6
  7. PHỤ LỤC Giải pháp 1: Cải tạo, nâng cấp thư viện - Mục đích: Tạo thư viện mới có không gian rộng, trang thiết bị hiện đại, cách bố trí nội thất tiện dụng, cách trang trí thân thiện, tích cực để cán bộ, giáo viên và học sinh có được một không gian thật sự thoải mái khi nghiên cứu, học tập hay tổ chức cá hoạt động dạy và học. - Thời gian thi công: từ tháng 9 đến tháng 11 năm 2017, dự kiến khánh thành vào ngày Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 - Kinh phí: Từ nguồn ngân sách và nguồn huy động xã hội hoá giáo dục. - Nội dung cải tạo, nâng cấp: (xem phần giải pháp mới trang 6) Khai trương thư viện mới Giải pháp 2: Xây dựng và phát triển các phong trào nhằm phát triển văn hóa đọc 2.1 Phong trào góp một cuốn sách nhỏ, đọc ngàn cuốn sách hay - Hình thức: Quyên góp, ủng hộ, kính tặng và mua bổ sung - Số lượng: Từ 01 cuốn trở lên 7
  8. - Đối tương: Cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên, học sinh, cựu học sinh, hội cha mẹ học sinh cũng như các tổ chức cá nhân và xã hội khác. - Kết quả: STT Họ và tên/Đơn vị Số lượng 1 Thày Phạm Thanh Toàn – PGĐ Sở GD và Đào tạo 40 cuốn Ninh Bình 2 Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường 113 cuốn 3 Cựu học sinh khóa IV 150 cuốn 4 30 lớp học sinh đang học 1.118 cuốn 5 Hội cha mẹ học sinh 3 khối: 10,11,13 500 cuốn 6 Nhà trường mua thêm 2.000 cuốn Tổng 3921 quyển 2.2. Cuộc thi thiết kế trailer giới thiệu sách - Hình thức: Trailer - Đối tượng tham dự: 30 lớp (thuộc 3 khối) - Số lượng: Mỗi lớp ít nhất 1 sản phẩm - Thời gian cho mỗi trailer: từ 5 đến 7 phút - Kết quả: Cuộc thi đã thu hút được toàn thể học sinh trong nhà trường tham gia, với hình thức thiết kế trailer rất đa dạng và phong phú, rất nhiều cuốn sách hay và bổ ích đã được học sinh giới thiệu rất súc tích, cuốn hút người xem tìm đọc. - Sản phẩm: + Ảnh minh họa 8
  9. 2.3. Chuyên mục mỗi tuần một cuốn sách - Hình thức: Viết bài giới thiệu, đóng hoạt cảnh, diễn kịch, tổ chức diễn đàn - Đối tượng: Cán bộ quản lí, giáo viên, học sinh trong toàn trường - Thời gian: Giờ chào cờ sáng thứ 2 mỗi tuần, hoạt động ngoại khóa, hoạt động kỷ niệm - Mỗi bài giới thiệu sách đều được chuẩn bị nghiêm túc, có sự kiểm duyệt của ban tổ chức. Ảnh minh họa 9
  10. Giải pháp 3: Phát triển văn hóa đọc gắn với mục đích giáo dục toàn diện học sinh 3.1. Phát triển văn hóa đọc nhằm bổ trợ cho các môn học - Mục tiêu cần đạt: Thông qua việc đọc sách báo, tài liệu tham khảo để bổ sung kiến thức cho các môn học như: Văn, Toán, Lí, Hóa, Sinh, Sử, địa, ngoại ngữ bù đắp những kiến thức còn thiếu cho học sinh có lực học trung bình, yếu và bồi dưỡng, nâng cao kiến thức chuyên sâu cho học sinh khá giỏi. - Yêu cầu: + Với giáo viên: Các thày cô trong Ban giám hiệu, các thày cô tổ trưởng bộ môn, các thày cô trưởng, phó ban các tổ chức đoàn thể đều là lực lượng tiên phong đi đầu trong việc phát triển văn hóa đọc nhằm giáo dục toàn diện cho học sinh. Các thày cô là người giúp các em biết tìm đến những cuốn sách hay, hướng dẫn các em đọc các chương, mục trọng tâm liên quan và hỗ trợ trực tiếp đến kiến thức các môn học. Các thày cô chính là những người thắp lửa, truyền lửa để các em tìm đến những kiến thức quý báu của nhân loại. + Với học sinh: Biết lựa chọn sách phù hợp để phục vụ tốt nhất cho các môn học, có kĩ năng đọc và kĩ năng vận dụng kiến thức vào mỗi bài học cụ thể. Có thái độ đọc sách nghiêm túc, biết trân trọng, giữ gìn và bảo vệ sách. Hình ảnh minh họa 10
  11. 3.2. Phát triển văn hóa đọc nhằm hình thành các kĩ năng và năng lực cho học sinh Trong xã hội hiện đại, kĩ năng mềm và năng lực của bản thân ngày càng được coi trọng. Nếu như kiến thức là nền tảng của tri thức, nền tảng của cách xử, là chìa khóa dẫn đến thành công thì kĩ năng mềm và năng lực của bản thân được xem là một trong những yếu tố quan trọng tạo cơ hội tốt cho con người trong cuộc sống .Người có kĩ năng sống và có năng lực luôn được người khác tôn trọng, được đánh giá cao. Chính vì vậy, ngoài kiến thức các môn học, các em học sinh cũng cần phải trang bị cho mình một số kĩ năng mềm (soft skills) cần thiết cho cuộc sống và biết phát huy năng lực để khẳng định bản thân. Phát triển văn hóa đọc cũng là con đường để học sinh hình thành các kĩ năng. Học được kĩ năng từ những cuốn sách dạy kĩ năng mang lại. Kĩ năng và năng lực được hình thành khi các em tham gia vào công việc và khi thực hiện các nhiệm vụ được giao. - Mục tiêu: + Giúp học có ý thức rèn luyện các kĩ năng và phát triển năng lực bản thân để trở thành một con người toàn diện. + Giúp học sinh nhận thức được kĩ năng và năng lực sẽ tạo nên hình ảnh đẹp của mình trong cách nhìn nhận, đánh giá của người khác. - Yêu cầu: Học sinh tìm đọc cuốn sách dạy kĩ năng sống. Hiểu được những kĩ năng, mà cuốn sách đem lại, bản thân đã phát triển được những kĩ năng và năng lực nào từ cuốn sách. 11
  12. 3.3. Phát triển văn hóa đọc nhằm giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cho học sinh Mục tiêu: Giúp học sinh biết yêu gia đình, thày cô bạn bè, yêu những người xung quanh; có tâm hồn tinh tế nhạy cảm, biết yêu thương, quan tâm, chia sẻ với những hoàn cảnh khó khăn, bất hạnh trong cuộc sống; biết lao động, trân trọng giá trị lao động, cần cù chịu khó trong mọi công việc; sống chân thành, chân thật và luôn có ý thức giúp đỡ mọi người; sống có trách nhiệm, có kĩ năng sống, mong muốn được thể hiện bản thân Ánh học sinh chuyển thể thể hiện kĩ năng: 12