SKKN Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2

doc 47 trang binhlieuqn2 07/03/2022 8514
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lop_2.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Rèn chữ viết cho học sinh Lớp 2

  1. Đối tượng nghiên cứu là các tài liệu tham khảo và học sinh lớp 2C do tôi chủ nhiệm. 2. Mô tả giải pháp sau khi có sáng kiến. 2.1 Điều tra đánh giá cơ bản. Từ nhận thức trên tôi đã xây dựng cho mình một kế hoạch dạy môn Tiếng Việt tốt ngay từ đầu năm học. Khi nhận lớp tôi đã tiến hành điều tra phân loại mức độ chữ viết của từng học sinh, trong 2, 3 tuần đầu tôi cho học sinh viết bài và thống kê phân loại chữ viết, nhận xét, đánh giá các nhược điểm học sinh thường mắc phải. Tôi ghi nhận tỉ mỉ kết quả học tập của từng học sinh qua từng bài. Từ đó tiến hành tìm hiểu nguyên nhân học sinh mắc lỗi để lên kế hoạch, biện pháp sửa chữa kịp thời ngay từ đầu năm học. Do đó học sinh có thói quen, ý thức trong khi luyện viết bài hơn. Kết quả điều tra đầu năm học 2020 – 2021, lớp 2C: Tổng số 32 học sinh. Chữ viết đúng, đẹp: - 12 em đạt 37,5 % Chữ viết đúng nhưng xấu không đều nét và không đúng cỡ: - 11 em đạt 34,4 % Chữ viết đẹp, đúng mẫu chữ nhưng sai lỗi chính tả: - 5 em đạt 15,6 % Chữ viết xấu, bỏ chữ, thiếu nét, thiếu thanh: - 4 em đạt 12,5 % 2.2 Phân loại Từ điều tra đánh giá trên tôi đã tìm ra một số nguyên nhân và những biện pháp khắc phục sau: + Loại chữ viết đúng nhưng xấu, không đều nét và không đúng kích cỡ. * Nguyên nhân: Do học sinh chưa nắm được quy tắc viết, do tính cẩu thả mải chơi. * Biện pháp: Thực hiện tốt khâu luyện viết, động viên hướng dẫn học sinh viết đúng quy tắc, đúng mẫu cỡ chữ.
  2. + Loại chữ viết đẹp, đúng mẫu nhưng sai nhiều lỗi chính tả. * Nguyên nhân: Do học sinh đọc yếu, chưa có kĩ năng quan sát, nghe và phân tích chữ viết. * Biện pháp: Rèn kĩ năng phát âm chính xác, luyện óc quan sát phân tích chữ viết và thường xuyên luyện đọc. + Loại chữ viết xấu, bỏ chữ, thiếu nét, thiếu dấu thanh. * Nguyên nhân: Do học sinh đọc yếu, có tính lơ là, đãng trí, thiếu kiên trì, không có ý thức tập trung khi viết bài. * Biện pháp: Thường xuyên cho học sinh luyện đọc, nhắc nhở liên tục khi học sinh viết bài. Việc làm này tôi đã tiến hành trong suốt năm học. 2.3. Gây lòng tin đối với học sinh Tôi cho học sinh xem và đọc một số bài chữ đẹp của học sinh năm học trước để học sinh học tập và quan sát để thấy mình yêu thích mẫu chữ nào? Vì sao?
  3. Bài viết chữ đẹp của học sinh năm học trước Điều quan trong là nét chữ cô giáo viết bảng, viết lời phê trong vở học sinh phải thật sự mẫu mực. Từ đó, gây cho các em lòng tin nếu viết chữ đẹp, đúng, vở sạch, sẽ tự tin hơn, bạo dạn hơn, sẽ thích học hơn, đọc và học bài nhanh hơn, học sẽ tốt hơn và có em hồn nhiên cho rằng viết đẹp như cô sau này cũng là cô giáo như cô rồi từ đó các em tin tưởng lời cô dạy hơn và có ý thức viết đúng đẹp hơn. 2.4. Tiến hành cụ thể Sau khi điều tra đánh giá phân loại chữ viết của học sinh, biết được nguyên nhân và tôi tìm được biện pháp rèn chữ đúng đẹp như sau: a) Đối với học sinh viết đúng nhưng xấu, không đều nét và không đúng kích cỡ. Tôi giúp học sinh quan sát tỉ mỉ, giảng dạy tỉ mỉ lại quy tắc viết chính tả cho học sinh. Viết chữ không chỉ viết đúng mà cần phải viết đẹp, viết chuẩn và
  4. viết đúng kích cỡ đó là vẻ đẹp thẩm mĩ của chữ viết Việt từ xưa tới nay, nhất là đối với bậc Tiểu học. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, tỉ mỉ, đi sâu đi sát từng học sinh tìm hiểu nguyên nhân để uốn nắn kịp thời. Có những em do tính cẩu thả mải chơi, giáo viên cần nhẹ nhàng khuyên bảo và hướng dẫn tỉ mỉ cho các em. Giáo viên có thể phải kèm khi các em viết bài trên lớp, thậm chí phải luôn đứng bên cạnh để nhắc nhở thường xuyên. Có những em chữ xấu do cẩu thả, do gien di truyền. Giáo viên khắc phục cho các em bằng cách cho học sinh tô lại mẫu chữ đúng và đẹp. Luôn vận dụng thực hành tập bài dự thi viết “Chữ đúng- Chữ đẹp” của học sinh Tiểu học tỉnh Nam Định cho học sinh qua từng tháng và trưng bày bài ngay tại lớp. Trong từng nhóm học sinh luôn có học sinh chữ đẹp và chuẩn hơn kèm cặp và nhắc nhở thường xuyên các bạn trong nhóm của mình. Tôi đã làm thường xuyên như thế và học sinh lớp tôi đã có rất nhiều em viết chữ đẹp, ngoài ra tôi còn gặp gỡ thêm phụ huynh có con viết chữ xấu để nhắc phụ huynh kèm thêm các em ở nhà. Đặc biệt người giáo viên phải thật kiên trì, không nôn nóng mà còn phải bắt tay từng em viết xấu để các em có nét chữ đều và đẹp. Giáo viên cần lưu ý cho học sinh thấy nét chữ phải rõ ràng liền mạch, sáng sủa. Trong một con chữ dấu thanh đánh đúng cân đối và rõ ràng. Ví dụ: khi viết bài chính tả nghe viết, bài: “Bà cháu” – Bài 11B: “Thật vui khi có ông bà”- tiết 3-Tiếng Việt 2- Tập 1- trang 24. Sau khi giáo viên hướng dẫn chính tả xong và đọc bài cho học sinh viết, không quên nhắc nhở học sinh cách cầm bút, vị trí đặt vở và tư thế ngồi. Chú ý cho học sinh khoảng cách giữa các tiếng và các âm. Chẳng hạn viết câu: “Cô tiên phất chiếc quạt màu nhiệm ”. Khi viết tiếng Cô và tiếng tiên có khoảng cách một con chữ o. Ví dụ: Côotiên. Tiếng Cô âm C và ô nối liền nhau và có khoảng cách một nửa con chữ o. Cô
  5. Âm C và âm h cao 2,5 đơn vị. Âm q và âm p cao 2 đơn vị. Âm t cao 1,5 đơn vị. Âm ô, a, i, e ,m cao một đơn vị. Thanh nặng (.) đánh dưới chữ a – Ví dụ:quạt. Dưới sự kiên trì của giáo viên giúp học sinh có lòng tin ở cô và viết chữ ngày một đẹp hơn, phấn khởi tự tin hơn để học các môn học khác. b) Đối với học sinh viết chữ đẹp, đúng mẫu nhưng sai nhiều lỗi chính tả. Học sinh viết chữ đẹp mà mắc nhiều lỗi chính tả, là do các em đọc yếu, chưa có kĩ năng nghe viết, chưa hiểu từ chính xác. Đối với những học sinh này giáo viên phải giúp học sinh hiểu: Muốn viết đúng thì phải đọc đúng, phát âm chính xác và hiểu được từ đó, phân biệt từ đó với từ khác, đặc biệt là nắm được quy tắc viết chính tả. Để thực hiện được điều đó, giáo viên giúp học sinh thông qua việc rèn đọc, thông qua các bài tập chính tả. Ví dụ: Khi dạy bài chính tả nghe viết. Bài viết: “Sự tích cây vú sữa”- Hoạt động thực hành-Bài 12b: “Con sẽ luôn ở bên mẹ” trang 34 Tiếng Việt 2 Tập1 . Bài tập 2 – Giáo viên cho học sinh tìm các chữ bắt đầu bằng g hay gh. * Trưởng ban học tập tiến hành cho các bạn làm bài tập bằng hình thức thảo luận trong nhóm. * Nhóm trưởng cho các bạn làm việc. -Hoạt động cá nhân +Việc 1 : HS đọc thầm +Việc 2 : Tìm được các tiếng trong bài viết có âm gh và âm ngh -Hoạt động cặp đôi. +Việc 1 : Một bạn hỏi một bạn trả lời các tiếng âm gh và ngh
  6. +Việc 2 :Nhận xét bổ sung. -Hoạt động trước nhóm. +Việc 1 : Một bạn chia sẻ trước nhóm. +Việc 2 : Các bạn khác trong nhóm chú ý lắng nghe nhận xét, bổ sung. *Trưởng ban học tập cho các bạn chia sẻ trước lớp. - Đại diện hai nhóm phỏng vấn nhau : + Nhóm 1: Nhóm đố đứng tại chỗ. + Nhóm 2: Nhóm được đố lên bảng. - Học sinh thi tìm các chữ bắt đầu bằng g, gh. - Giáo viên tổng kết đánh giá. * Giáo viên cho học sinh thông qua các hoạt động đó nêu quy tắc viết chính tả với g, gh. * Học sinh nêu: - Gh đi với i, e, ê. - G đi với các âm còn lại (a, â, ă, o, ô, ơ, ư, u, ) Tương tự đối với các phụ âm khác để học sinh nắm vững quy tắc viết chính tả. Ngoài ra giáo viên còn rèn cho học sinh có thói quen lắng nghe, nhẩm đọc khi viết bài và phát âm chuẩn qua các bài tập đọc từ đó giúp các em không những viết đẹp mà còn khắc phục được lỗi chính tả, từ đó giúp các em tự tin hơn. c) Đối với học sinh có loại chữ viết bỏ chữ, thiếu nét, thiếu thanh. Những học sinh có loại chữ viết này là do các em đọc lơ là, đãng trí, thiếu tập trung và đọc yếu. Đối với học sinh đó giáo viên phải cho học sinh luyện đọc thường xuyên, rèn cho các em biết phân tích tổng hợp khi viết bài, chẳng hạn khi các em viết tiếng “Sống” trong bài: “Bà cháu”.
  7. Các em phải biết đánh vần trong óc: Sống = S + ông thêm thanh sắc = Sống Chứ không phải S+ôn thêm thanh sắc = Sốn. Đó là trường hợp các em viết thiếu nét, thiếu âm , một phần là do các em đọc và đánh vần kém, một phần là do các em lơ là không tập trung, vậy người giáo viên phải luôn đi sâu, đi sát kèm cặp học sinh ở mọi nơi mọi lúc. Ngoài việc rèn chữ cho học sinh như ở trên người giáo viên còn phải luôn tỏ ra yêu thương gần gũi học sinh viết yếu để kịp thời động viên những em đó tiến bộ song cũng cần tỏ ra nghiêm khắc đối với những em thiếu kiên trì trong việc rèn chữ, giữ vở. Đặc biệt chữ viết của cô phải thật sự mẫu mực đó chính là biện pháp rèn chữ trực quan nhất, làm được điều đó tôi đã đạt được 45 % - 50% của sự thành công trong việc rèn chữ cho học sinh đúng mà đẹp. Vì học sinh luôn tin tưởng ở cô và lấy cô làm gương cho mình. Giáo viên viết mẫu lên bảng
  8. Vạch rõ kế hoạch luyện viết cho học sinh ở lớp cũng như ở nhà. Thường xuyên cho luyện chữ phù hợp với từng đối tượng học sinh. Chẳng hạn những em viết đẹp mà sai nhiều lỗi tôi cho các em về nhà luyện đọc, phát âm chuẩn rồi mới viết bài. Đối với học sinh viết đúng mà xấu, bỏ nét, không đúng kích cỡ tôi cho các em luyện viết nhiều hơn. Các bài viết rèn thêm đều có kiểm tra đánh giá của giáo viên và kết hợp chặt chẽ với trưởng ban học tập, chủ tịch hội đồng tự quản của lớp. Cử những em viết chữ đúng đẹp trong nhóm kèm bạn viết yếu của nhóm mình và báo cáo kết quả kịp thời. Những em viết chữ đúng, đẹp trong nhóm kèm bạn viết yếu của nhóm mình.
  9. Thường xuyên phát động phong trào thi đua “Rèn chữ - giữ vở”cho học sinh qua các ngày lễ lớn mà nhà trường đề ra như ngày 15/ 10; 20/11; 22/12; 8/3; 26/3 và đặc biệt tháng nào học sinh cũng có bài viết chữ đẹp để trưng bày trước lớp Từ đó học sinh rất hào hứng thi đua viết chữ đẹp và đạt kết quả cao. Những thành tích của các em đạt được tôi khen ngợi và biểu dương kịp thời. Con nào viết chữ đẹp thì được treo lên đầu bảng vì thế các em luôn thi đua nhau viết chữ đúng, đẹp. Ngoài việc rèn chữ như trên, tôi luôn bám sát chương trình bộ môn mà Bộ Giáo dục ban hành nhất là phải tiếp cận ngay và kịp thời với phương pháp mới(VNEN), đánh giá học sinh theo thông tư 22. Nắm vững yêu cầu tối thiểu mà học sinh lớp 2 phải đạt được và có khả năng tiếp cận được với kiến thức lớp trên. Từ đó, hướng cho các em đạt được yêu cầu và nâng dần qua các kì học theo đúng chỉ đạo của ngành với bộ môn. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI Sau thời gian dài áp dụng biện pháp rèn chữ viết cho học sinh nói trên tôi đã đạt được kết quả cao cả về mặt kinh tế (đối với học sinh) lẫn mặt xã hội. 1. Hiệu quả về mặt kinh tế: Khi học sinh viết chữ đúng và đẹp thì các em có ý thức giữ gìn đồ dùng học tập hơn. Các em biết nâng niu quý trọng dụng cụ học tập của mình như bút viết, sách vở, vì các em hiểu không may đánh rơi bút hoặc viết vào các vật cứng như bàn ghế thì ngòi bút sẽ bị hỏng, dẫn đến chữ viết sẽ bị xấu Vở bị nhàu nát, bỏ dở trang, quyển vở sẽ không đẹp. Từ đó các em biết giữ gìn dụng cụ học tập của mình, bản thân em và gia đình đỡ được một khoản chi phí trong học tập 2. Hiệu quả về mặt xã hội Tập thể lớp tôi luôn đi đầu trong khối qua các đợt thi chữ đẹp và các đợt kiểm tra.
  10. + Vở sạch chữ đẹp của nhà trường tổ chức. + Có nhiều em viết chữ đúng, đẹp được tuyên dương trước tập thể. + Về năng lực: Các em dạo dạn,tự tin trong giao tiếp và sẵn sàng chia sẻ cùng các bạn và thầy cô giáo khi nét chữ nào mình viết chưa đẹp, chưa chuẩn để viết đẹp hơn,chuẩn hơn. +Về phẩm chất: Các em ngoan ngoãn hơn, chịu khó hơn và kiên trì hơn không chỉ ở môn Tiếng Việt mà sự chăm chỉ chịu khó còn thể hiện thường xuyên trong tất cả các môn học. Kết quả cụ thể: Tổng 32 học sinh. Chữ viết đúng và đẹp : 28 em đạt 87,5 % Chữ viết đúng nhưng chưa được đều nét: 4 em đạt 12,5 % Chữ viết sai và xấu không có HS nào. Từ thực tiễn và quá trình rèn chữ cho học sinh trong năm học này tôi tự rút ra bài học kinh nghiệm sau: - Luyện viết chữ cho học sinh là rất quan trọng. Qua đó rèn cho các em nhiều đức tính tốt như kiên trì, chịu khó, chăm chỉ, say mê học tập. Từ đó học sinh thích học hơn, bạo dạn hơn và tự tin hơn. - Học sinh viết chữ đẹp thường thích học và học tập tốt hơn học sinh viết chữ xấu. - Muốn rèn chữ tốt cho học sinh giáo viên phải: + Nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, tính kiên trì, không nôn nóng. + Yêu nghề mến trẻ, phải thực sự là người mẹ thứ hai của các em. + Luôn gần gũi, động viên khích lệ các em đạt kết quả cao, quan tâm hơn đối với các em thiếu ý thức học tập. +Đặc biệt phải phát huy tích cực được Hội đồng tự quản của lớp. + Biết kết hợp chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội và các đoàn thể khác.
  11. + Người giáo viên phải luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. + Không ngừng học hỏi kinh nghiệm, tự học, tự bồi dưỡng, tự rèn luyện mình để nâng cao trình độ chuyên môn có kiến thức vững vàng để giảng dạy tốt cho học sinh giúp các em trở thành con người phát triển toàn diện. Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong công tác “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2”. Tuy chưa hoàn hảo nhưng đó là cả một sự cố gắng của bản thân tôi trong công tác giảng dạy. Xét các mặt tôi thấy mình còn nhiều hạn chế. Tôi luôn có nguyện vọng học hỏi các thầy cô có kinh nghiệm rèn chữ đẹp, giữ vở sạch. Rất mong nhận được sự góp ý phê bình chân thành của các cấp trên để bài viết của mỗi chúng tôi ngày càng được hoàn thiện và đầy đủ hơn. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi xin cam đoan không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của tác giả khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG TÁC GIẢ VIẾT SÁNG KIẾN SÁNG KIẾN (ký ghi rõ họ và tên) (xác nhận) Phạm Thị Mận (ký tên, đóng dấu)
  12. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (xác nhận, đánh giá xếp loại) (LĐ phòng ký têm, đóng dấu)
  13. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Giao Thủy. Tỷ lệ (%) Trình độ đóng góp Số Ngày tháng Nơi công Chức Họ và tên chuyên vào việc TT năm sinh tác danh môn tạo ra sáng kiến Trường Giáo Cao đẳng 1 Phạm Thị Mận 07/09/1966 Tiểu học 100% viên sư phạm Giao Xuân - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2” 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/09/2020 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp trước khi có sáng kiến Trong nhiều năm gần đây, trường tôi giáo viên cũng đã đang và rất quan tâm đến việc luyện chữ cho học sinh song tôi thấy vậy là chưa đủ vì giáo viên mới chỉ chú trọng rèn viết ở môn Tiếng Việt. Vì vậy chất lượng sẽ không cao, không toàn diện. Tôi nghĩ rằng muốn rèn chữ cho học sinh ta phải rèn ở mọi lúc, mọi nơi, mà người giáo viên phải tốn rất nhiều công sức. Nếu chúng ta chỉ sao nhãng đi một chút trong việc rèn chữ thì chắc chắn sẽ làm mất đi nét chữ truyền thống của dân tộc mình, mất đi cái vốn tinh hoa sẵn có từ ngàn xưa, thay vào đó là những bài học chỉ có nội dung mà không có thẩm mĩ. Do đó tôi chọn đề tài: “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2”. Đối tượng nghiên cứu là các tài liệu tham khảo và học sinh lớp 2C do tôi chủ nhiệm.
  14. 3.2 Mục đích sáng kiến - Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học - Giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập 3.3 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.3.1 Điều tra đánh giá cơ bản. 3.3.2 Phân loại + Loại chữ viết đúng nhưng xấu, không đều nét và không đúng kích cỡ. + Loại chữ viết đẹp, đúng mẫu nhưng sai nhiều lỗi chính tả. + Loại chữ viết xấu, bỏ chữ, thiếu nét, thiếu dấu thanh. 3.3.3. Gây lòng tin đối với học sinh 3.3.4. Tiến hành cụ thể a) Đối với học sinh viết đúng nhưng xấu, không đều nét và không đúng kích cỡ. b) Đối với học sinh viết chữ đẹp, đúng mẫu nhưng sai nhiều lỗi chính tả. c) Đối với học sinh có loại chữ viết bỏ chữ, thiếu nét, thiếu thanh. 4. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 4.1 Đối với giáo viên: Cần phải tích cực nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: Tăng cường các hoạt động ứng dụng, trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. -Tăng cường chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy học. 4.2 Cơ sở vật chất: Đồ dùng thiết bị dạy học môn Tiếng Việt và một số dụng cụ trong các tiết thực hành: mẫu chữ, giấy, bút . 5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Tỷ lệ học sinh viết chữ đúng, chữ đẹp: 28 em đạt 87,5%, học sinh viết chữ đúng nhưng chưa được đều nét: 4 em đạt 12,5% + Các em mạnh dạn, tự tin, chủ động trong học tập. 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Sau khi áp dụng các giải pháp trên thì các đồng nghiệp của tôi chia sẻ:
  15. + Đây là các giải pháp rất tốt để rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 + Các giải pháp trên có thể nhân rộng tới tất các các khối lớp khác trong phạm vi trong huyện, ngoài huyện tỉnh. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giao Xuân, ngày 21 tháng 3 năm 2021 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Mận
  16. CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN Kính gửi: Hội đồng chấm sáng kiến Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Giao Thủy. Tỷ lệ (%) Trình độ đóng góp Số Ngày tháng Nơi công Chức Họ và tên chuyên vào việc TT năm sinh tác danh môn tạo ra sáng kiến Trường Giáo Cao đẳng 1 Phạm Thị Mận 07/09/1966 Tiểu học 100% viên sư phạm Giao Xuân - Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2” 1. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Việt 2. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 10/09/2020 3. Mô tả bản chất của sáng kiến: 3.1. Tình trạng giải pháp trước khi có sáng kiến Trong nhiều năm gần đây, trường tôi giáo viên cũng đã đang và rất quan tâm đến việc luyện chữ cho học sinh song tôi thấy vậy là chưa đủ vì giáo viên mới chỉ chú trọng rèn viết ở môn Tiếng Việt. Vì vậy chất lượng sẽ không cao, không toàn diện. Tôi nghĩ rằng muốn rèn chữ cho học sinh ta phải rèn ở mọi lúc, mọi nơi, mà người giáo viên phải tốn rất nhiều công sức. Nếu chúng ta chỉ sao nhãng đi một chút trong việc rèn chữ thì chắc chắn sẽ làm mất đi nét chữ truyền thống của dân tộc mình, mất đi cái vốn tinh hoa sẵn có từ ngàn xưa, thay vào đó
  17. là những bài học chỉ có nội dung mà không có thẩm mĩ. Do đó tôi chọn đề tài: “Rèn chữ viết cho học sinh lớp 2”. Đối tượng nghiên cứu là các tài liệu tham khảo và học sinh lớp 2C do tôi chủ nhiệm. 3.2 Mục đích sáng kiến - Giúp giáo viên đổi mới phương pháp dạy học - Giúp học sinh tích cực, chủ động trong học tập 3.3 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến: 3.3.1 Điều tra đánh giá cơ bản. 3.3.2 Phân loại + Loại chữ viết đúng nhưng xấu, không đều nét và không đúng kích cỡ. + Loại chữ viết đẹp, đúng mẫu nhưng sai nhiều lỗi chính tả. + Loại chữ viết xấu, bỏ chữ, thiếu nét, thiếu dấu thanh. 3.3.3. Gây lòng tin đối với học sinh 3.3.4. Tiến hành cụ thể a) Đối với học sinh viết đúng nhưng xấu, không đều nét và không đúng kích cỡ. b) Đối với học sinh viết chữ đẹp, đúng mẫu nhưng sai nhiều lỗi chính tả. c) Đối với học sinh có loại chữ viết bỏ chữ, thiếu nét, thiếu thanh. 4. Những điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 4.1 Đối với giáo viên: Cần phải tích cực nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng: Tăng cường các hoạt động ứng dụng, trải nghiệm sáng tạo cho học sinh. -Tăng cường chuẩn bị đồ dùng thiết bị dạy học. 4.2 Cơ sở vật chất: Đồ dùng thiết bị dạy học môn Tiếng Việt và một số dụng cụ trong các tiết thực hành: mẫu chữ, giấy, bút . 5. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: + Tỷ lệ học sinh viết chữ đúng, chữ đẹp: 28 em đạt 87,5%, học sinh viết chữ đúng nhưng chưa được đều nét: 4 em đạt 12,5%
  18. + Các em mạnh dạn, tự tin, chủ động trong học tập. 6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử: Sau khi áp dụng các giải pháp trên thì các đồng nghiệp của tôi chia sẻ: + Đây là các giải pháp rất tốt để rèn chữ viết cho học sinh lớp 2 + Các giải pháp trên có thể nhân rộng tới tất các các khối lớp khác trong phạm vi trong huyện, ngoài huyện tỉnh. Tôi xin cam đoan mọi thông tin trong đơn là trung thực, đúng sự thật và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. Giao Xuân, ngày 21 tháng 3 năm 2021 Người nộp đơn (Ký và ghi rõ họ tên) Phạm Thị Mận