SKKN Rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho học sinh tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho học sinh tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_ren_luyen_ki_nang_thuyet_trinh_cho_hoc_sinh_tai_truong.docx
- Đặng Phúc Long,Nguyễn Thạch Sơn-PT DTNT THPT số 2-Kỹ năng sống.pdf
Nội dung tóm tắt: SKKN Rèn luyện kĩ năng thuyết trình cho học sinh tại trường Phổ thông Dân tộc nội trú THPT số 2 Nghệ An
- Như chúng ta đã biết, hiện nay, cùng với các vấn đề như bùng nổ dân số, xung đột vũ trang hay nạn khủng bố, thì ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề thời sự được cả thế giới quan tâm bởi những ảnh hưởng vô cùng to lớn của chúng tới con người. Đến với Hội thi hôm nay, em xin được tham gia thuyết trình với chủ đề: Chung tay vì một môi trường xanh - sạch - đẹp. Trong vòng 20 phút, Em xin trình bày ngắn gọn 4 nôi dung: - Khái niêm về môi trường - Thực trạng môi trường - Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường - Giải pháp Vậy môi trường là gì? Vâng, môi trường là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội. Môi trường tự nhiên vẫn đang từng phút cung cấp cho cuộc sống con người những nguồn lợi vô giá.Thế nhưng, con người đã và đang làm gì để đền đáp, bảo vệ cho môi trường, cái nôi nuôi dưỡng sự sống của chính mình? Câu hỏi ấy tưởng chừng rất đơn giản nhưng lại làm cho ta phải giật mình một khi trả lời. Bạn có thấy chăng nước mắt của những dòng sông? Bạn có nghe chăng sự nghẹn ngào của biển cả? Ai đó có nghe không tiếng gào thét của núi rừng? Có một thời đó là những vẻ đẹp, là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, nhạc, họa, là những điều kỳ diệu mà tạo hóa đã tặng cho con người. Thế nhưng, con người ngày càng quay cuồng trong 22
- guồng quay chóng mặt của cơ chế thị trường, của những cạnh tranh khốc liệt, của lòng tham không đáy thì núi rừng ngày càng bị tàn phá, biển cả, sông ngòi càng ô nhiễm, nhiều đô thị khói bụi mù mịt, nước thải đen ngòm, rác có ở khắp nơi. 2.6.2.2. Thuyết trình sản phẩm video Video được tạo ra bằng nhiều phần mềm khác nhau, HS cũng phải chuẩn bị nội dung thuyết trình để lồng tiếng vào video, lồng tiếng để khớp với hiệu ứng minh họa. Mặc dù giọng nói được ghi âm nhưng để tạo ấn tượng cho người nghe giọng nói cũng phải được gọt giũa như thuyết trình trực tiếp, có trầm, có bổng, có nhấn mạnh và ngừng nghỉ. Chỉ khác ở video, người thuyết trình không bộc lộ được cử chỉ, tác phong và ngôn ngữ của cơ thể. Ví dụ sản phẩm video của môn Địa Lí về vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ: w?usp=sharing 23
- III. PHẦN KẾT LUẬN 1. Hiệu quả của đề tài Kết quả khảo sát khả năng thuyết trình ở HS sau khi được rèn luyện kĩ năng thuyết trình đã cho thấy hiệu quả của đề tài. Trước chỉ có 5% số HS tự nhận khả năng thuyết trình khá, nay đã tăng lên 25%, một sự tiến triển không hề nhẹ. Đặc biệt, trước có tới 80% HS chịu sức nặng tâm lí, run sợ khi thuyết trình thì nay con số đó chỉ còn lại 40%. Khả năng sử dụng công cụ P.P hỗ trợ thuyết trình của HS cũng khá hơn rất nhiều. Ngoài giọng nói thì HS bước đầu đã biết phát huy sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể. % Cảm giác lo sợ khi thuyết trình 40 Mức độ kĩ năng thuyết trình khá 25 Chưa tự rèn luyện hoặc học hỏi KN thuyết trình từ người khác 30 Gặp khó khăn trong việc sử dụng công cụ hỗ trợ khi thuyết trình 18 Chưa có tác phong, cử chỉ khi thuyết trình 20 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Khảo sát khả năng thuyết trình của HS sau khi được rèn luyện kĩ năng thuyết trình Hiệu quả của đề tài không chỉ thể hiện ở sự tự đánh giá của HS mà còn ở sự đánh giá của các thầy, cô giáo trong nhà trường: - Thầy Nguyễn Cao Hùng, GVCN lớp 10A1 cho biết: “Trước đây, khi báo cáo sản phẩm dự án học tập chỉ quanh quẩn vài HS trong lớp biết thuyết trình đại diện trình bày, nay các em đã mạnh dạn, tự tin hơn, số HS hào hứng trong việc báo cáo sản phẩm dự án thuyết trình ngày càng tăng lên ” - Cô Bùi Thị Lệ Thu, giáo viên môn Ngữ Văn, cho hay: “Mặc dù chưa thật sự sáng tạo và gây ấn tượng nhưng các em đã biết thiết lập, xây dựng cấu trúc một bài thuyết trình khoa học, đầy đủ các ý ” - Cô Thu Hà, GV dạy Kĩ năng sống thì đánh giá rằng: “Nếu trước đây phần lớn các em chỉ chăm chăm vào nội dung bài thuyết trình thì nay các em đã biết phát huy sức mạnh của ngôn ngữ cơ thể, từ ánh mắt, nụ cười đến cử chỉ của bàn tay, tư thế đứng và di chuyển ” - Cô Trần Thị Liên, GVCN lớp 11A3 phân tích: “Được rèn luyện kĩ năng thuyết trình, các em đã tự tin mạnh dạn hơn rất nhiều trong giao tiếp, mạnh dạn 24
- tham gia các chương trình thuyết trình các chủ đề cùng với HS THPT trên địa bàn thành phố Vinh ” - Thầy Mai Văn Đạt, bí thư Đoàn trường nhìn nhận: “Có thể nói các em tiếp thu rất nhanh, rất sáng tạo về việc thiết kế P.P để hỗ trợ thuyết trình ” Hiệu quả của các giải pháp trong đề tài đã được ghi nhận ở trường PTDTNT THPT Số 2 Nghệ An, hi vọng sáng kiến sẽ được nhân rộng, chia sẻ và tạo hiệu quả cao ở các môi trường giáo dục khác. 2. Bài học kinh nghiệm - Để hình thành được kĩ năng thuyết trình có hiệu quả giải pháp quan trọng nhất là HS phải được thực hành, trải nghiệm thường xuyên, từ tự rèn luyện đến việc tự học hỏi và tham gia các hoạt động, các sân chơi. - Việc hình thành kĩ năng thuyết trình cho HS không chỉ là nhiệm vụ của GV dạy giáo dục KNS mà là cần có sự chung tay của cả GVCN, của tất cả các GV bộ môn, của tất cả các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (đoàn trường, công đoàn) và các tổ chức bên ngoài xã hội. 3. Kiến nghị, đề xuất Để thực hiện mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông mới, đào tạo ra những công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu hội nhập thì việc rèn luyện năng lực giao tiếp, năng lực thuyết trình là hết sức cần thiết. Đặc biệt đối với đối tượng HS đặc thù như trường PTDTNT THPT Số 2 Nghệ An. HS dân tộc thiểu số phải có năng lực thuyết trình, năng lực giao tiếp để xoá bỏ những mặc cảm tự ti về điều kiện sống, ngôn ngữ khác biệt, HS dân tộc thiểu số cần tự tin, năng động để hoà nhập với HS ở các thành phố, ở các trường ngoài hệ thống DTNT. Vì vậy, Nhà trường phải luôn đặt chương trình rèn luyện KNS là chương trình trọng tâm, thực hiện thường xuyên và liên tục trong chương trình phát triển nhà trường. 25
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Học sinh với kĩ năng thuyết trình và ý tưởng , NXB Trẻ - Tôn Thất Sam 2. Thuật Thuyết trình, NXB Dân Trí - Nguyễn Thanh Huyền dịch 3. Thuyết Trình hiệu quả, NXB Lao động - Dương Nhã Văn dịch 4. 5. 26
- PHỤ LỤC 1. Khảo sát nhu cầu và khả năng thuyết trình của HS trƣờng PT DTNT THPT Số 2 Nghệ An 27
- 2. Một số hình ảnh về tiết học kĩ năng sống với chủ đề: Kĩ năng thuyết trình 28
- 3. Minh hoạ sản phẩm thuyết trình của HS CẢM NHẬN VỀ CUỐN SÁCH HẠT GIỐNG TÂM HỒN Có ai mà chưa từng một lần trải qua vị đắng của cuộc sống, lâm vào những tình huống, hoàn cảnh tuyệt vọng, bế tắc và không biết chọn lối đi nào. Và dường như mọi dự định, mọi ước mơ đều sụp đổ, không còn điểm tựa. Cảm thấy hụt hẫng và không muốn làm gì, chỉ có ý nghĩ chấm dứt buông xuôi trôi đi nỗi buồn. Những lúc như vậy hẳn ai cũng cần một động lực để đứng lên và tôi cũng vậy. Tôi đã từng tìm cho mình những cuốn sách về cuộc sống nhằm khắc phục những hạn chế và đưa ra cho mình những bài học kinh nghiệm, cho đến khi tôi tìm thấy cuốn sách ”Hạt giống tâm hồn’’. Cuốn sách đã làm không ít người thức tỉnh về bài học cuộc sống, đem lại sự đồng cảm cho nhiều người “Hạt giống tâm hồn” một cuốn sách nổi tiếng về các câu chuyện nghệ thuật sống và giá trị đạo đức được công ty First News Trí Việt góp nhặt, sưu tầm. Bộ sách là nguồn cảm hứng và sự thúc đẩy con người vươn lên trong mọi nghịch cảnh, chiến thắng chính mình và sống xứng đáng với phẩm chất của mình. Cuốn “Hạt giống tâm hồn” có một câu nói của Oprah Winfrey rằng: “Cuộc sống luôn chứa đựng những nỗi đau mà ta không thể nào đoán trước được. Thế nhưng hãy tin rằng mọi chuyện buồn điều lướt qua chúng ta rất nhanh như một đoạn phim ngắn”. Cuốn sách đem lại nhiều cảm xúc cho người đọc, mỗi người sẽ có những cảm nhận riêng về cuốn sách. Riêng tôi, sự kiên cường ý chí vươn lên chống lại chông gai của từng nhân vật trong cuốn sách là cảm nhận tôi từ họ. “Hạt giống tâm hồn” là cuốn sách viết lên những bài học quý giá dành tặng những người đang phải đối đầu với những thử thách mà cuộc sống đem lại, là người bạn tâm sự sát cánh bên ta khi nỗi buồn ập đến, cũng là cuốn sách lấy đi những giọt nước mắt đầy cảm xúc trong trái tim người đọc. Tôi dường như đã hiểu thêm về cuộc sống này. Có những người bất hạnh và đau khổ hơn ta, nhưng vì họ tin và họ đang thấy những điều kì diệu và tiếp tục cố gắng. Cuốn sách như một trang mở đầu trong tôi, biến tôi từ con số không và biết đứng lên dần mỗi khi vấp ngã. Đắc tâm nhất ngoài cảm nhận về cuộc sống, tôi đã biết thêm cho mình những bài học quý báu. Trước đó tôi đã đặt ra hàng trăm lý do, hàng trăm câu hỏi làm sao để dẫn đến thành công và làm thế nào để chọn được con đường tương lai tốt. Hầu hết những lý do đó không có câu trả lời và không có cách giải quyết. Nhưng đến giờ, tôi đã tìm thấy câu trả lời trong “Hạt giống tâm hồn” chỉ bằng hai chữ nỗ lực. “Hạt giống tâm hồn” như một phép màu kì diệu mách chúng ta khi gặp phải thử thách, những khó khăn tưởng chừng như không vượt qua nhưng chỉ 29
- cần có ý chí và niềm tin bạn sẽ vượt qua những khó khăn đó và chạm đến đích thành công. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, nếu chúng ta mang một sức mạnh ý chí, gạt đi những giọt nước mắt đau khổ để đứng dậy, sẵn sàng đối mặt với những khó khăn đó thì ta sẽ nhận ra: Đằng sau những giọt nước mắt đó vẫn còn một niềm vui và hạnh phúc và trái lại nếu dễ dàng vứt kiếm buông xuôi thì ta chỉ nhận được thất bại song song với những nỗi buồn ám mãi không buông. Có những lúc tôi thất bại và muốn lùi lại nhưng rồi tôi đã cố gắng bước lên vì “Hạt giống tâm hồn” mang cho tôi sức mạnh vi diệu ấy. “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách mang lại niềm tin cho mọi người và đem lại phần nào thành công cho ta, giúp ta thấy được giá trị của cuộc sống. Cảm ơn “Hạt giống tâm hồn” cuốn sách giúp tôi nhận thức đúng về giá trị bản thân và làm nguồn động lực khi tôi vấp ngã, thất bại trong cuộc sống. 4. Một số hình ảnh HS rèn luyện kĩ năng thuyết trình HS thuyết trình báo cáo các sản phẩm dự án học tập 30
- HS thuyết trình chủ đề: Tôi có một ước mơ HS tham gia thuyết trình Một cuốn sách hay 31
- 5. Một số hình ảnh GV sử dụng phƣơng pháp thuyết trình trong dạy học 32