SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học Lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường Trung học Phổ thông

pdf 23 trang binhlieuqn2 03/03/2022 4435
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học Lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_ban_do_tu_duy_trong_day_hoc_mon_hoa_hoc_lop_11.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học Lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường Trung học Phổ thông

  1. TRƯỜNG THPT SỐ 1 TP LÀO CAI TỔ HÓA - SINH  SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC LỚP 11NC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC HÓA HỌC Ở TRƯỜNG THPT Giáo viên: Vương Quang Trọng Tổ Hóa – Sinh, Trường THPT số 1 TP Lào Cai Lào Cai, tháng 4 năm 2014 4
  2. 1. Đặt vấn đề 1.1. Lý do chọn đề tài Đổi mới phương pháp dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục cấp trung học phổ thông. Theo điều 28 – Luật giáo dục: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. Vì vậy, việc dạy học không chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức mà quan trọng hơn là dạy cho học sinh phương pháp tự học, tự chiếm lĩnh kiến thức. Hóa học là một môn khoa học kết hợp giữa lí thuyết và thực nghiệm, với nhiều kiến thức trừu tượng. Vì vậy việc đổi mới PPDH môn Hóa học có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông. Trong các PPDH tích cực, phương pháp sử dụng bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức, xác định được kiến thức cơ bản từ đó đạt hiệu quả cao trong học tập. Mặt khác sử dụng phương pháp bản đồ tư duy còn giúp học sinh rèn luyện, phát triển tư duy logic, khả năng tự học, phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh không chỉ trong học tập môn Hóa học mà còn trong các môn học khác và các vấn đề khác trong cuộc sống. Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học môn Hóa học lớp 11 nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Hóa học ở trường Trung học phổ thông ”. 1.2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu này được tiến hành với những mục đích sau: - Giúp HS làm quen, thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong học tập môn Hóa học cũng như các môn học khác, nhằm hệ thống hóa kiến thức, tăng khả năng vận dụng kiến thức vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Tăng cường khả năng hoạt động nhóm, khả năng thuyết trình của HS. - Tìm ra cách thức sử dụng bản đồ tư duy, góp phần đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học ở trường phổ thông. 5
  3. 1.3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tiến hành nghiên cứu dựa trên các đối tượng sau: - Học sinh lớp 11A2, học chương trình sách giáo khoa Hóa học 11 ban nâng cao. - Chương trình Hóa học lớp 11 ban nâng cao. - Bản đồ tư duy. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng các phương pháp sau trong quá trình nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu. - Tổ chức thực nghiệm trên đối tượng HS lớp 11A2 (có sử dụng bản đồ tư duy) và lớp 11A3 (không sử dụng bản đồ tư duy), có kết hợp tổ chức cho HS hoạt động nhóm, yêu cầu HS thuyết trình trước lớp. - So sánh, phân tích kết quả và đưa ra kết luận. 1.5. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu 1. Phạm vi: Chương trình hóa học lớp 11 ban nâng cao. 2. Kế hoạch nghiên cứu: Sau khi nghiên cứu tài liệu tổng quan, để cho HS làm quen, thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy, tác giả đã lần lượt thực hiện các bước sau: - Bước 1: Giới thiệu khái niệm bản đồ tư duy và một số bản đồ tư duy đơn giản. - Bước 2: Tập cho HS đọc một số bản đồ tư duy đã được thiết kế sẵn, kết hợp trong quá trình giảng dạy. - Bước 3: Tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhằm xây dựng bản đồ tư duy, tổng kết kiến thức một phần nội dung hoặc một chương trong chương trình đang học. Yêu cầu HS thuyết trình trước lớp. - Bước 4: Yêu cầu cá nhân HS tự thiết kế bản đồ tư duy theo chủ đề cho trước. Cuối cùng, tác giả so sánh, phân tích kết quả và đưa ra kết luận về đề tài. 2. Giải quyết vấn đề 2.1. Cơ sở lí thuyết 2.1.1. Giới thiệu về bản đồ tư duy [1] Hiện nay chúng ta thường ghi chép thông tin bằng các kí tự, đường thẳng, con số theo một trình tự nhất định. Với cách ghi chép này, chúng ta mới chỉ sử dụng một nửa bộ não – não trái. Như vậy chúng ta chưa phát huy hết tiềm năng của não phải, nơi giúp chúng ta xử lí các thông tin về nhịp điệu, màu sắc, không gian 6
  4. Hình 1: Vai trò của hai bán cầu não Bản đồ Tư duy là một hình thức ghi chép sử dụng màu sắc và hình ảnh, để mở rộng và đào sâu các ý tưởng. Kỹ thuật tạo ra loại bản đồ này được gọi là Mind Mapping và được phát triển bởi Tony Buzan vào những năm 1960. Ở vị trí trung tâm bản đồ là một hình ảnh hay một từ khóa thể hiện một ý tưởng hay khái niệm chủ đạo. Ý trung tâm sẽ được nối với các hình ảnh hay từ khóa cấp 1 bằng các nhánh chính, từ các nhánh chính lại có sự phân nhánh đến các từ khóa cấp 2 để nghiên cứu sâu hơn. Cứ thế, sự phân nhánh cứ tiếp tục và các khái niệm hay hình ảnh luôn được nối kết với nhau. Chính sự liên kết này sẽ tạo ra một “bức tranh tổng thể” mô tả về ý trung tâm một cách đầy đủ và rõ ràng. Hình 2: Bản đồ tư duy của một sinh viên ôn tập môn văn. 7
  5. Đây là một kĩ thuật để nâng cao cách ghi chép. Bằng cách dùng bản đồ tư duy, tổng thể của vấn đề được chỉ ra dưới dạng một hình trong đó các đối tượng thì liên hệ với nhau bằng các đường nối. Với cách thức đó, các dữ liệu được ghi nhớ và nhìn nhận dễ dàng và nhanh chóng hơn. Thay vì dùng chữ viết để miêu tả một chiều biểu thị toàn bộ cấu trúc chi tiết của một đối tượng bằng hình ảnh hai chiều. Nó chỉ ra dạng thức của đối tượng, sự quan hệ hỗ tương giữa các khái niệm (hay ý) có liên quan và cách liên hệ giữa chúng với nhau bên trong của một vấn đề lớn. 2.1.2. Ưu điểm của bản đồ tư duy [2] BĐTD giúp HS học được phương pháp học: Việc rèn luyện phương pháp học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học mà còn là mục tiêu dạy học. Thực tế cho thấy một số HS học rất chăm chỉ nhưng vẫn học kém, nhất là môn toán, các em này thường học bài nào biết bài đấy, học phần sau đã quên phần trước và không biết liên kết các kiến thức với nhau, không biết vận dụng kiến thức đã học trước đó vào những phần sau. Phần lớn số HS này khi đọc sách hoặc nghe giảng trên lớp không biết cách tự ghi chép để lưu thông tin, lưu kiến thức trọng tâm vào trí nhớ của mình. Sử dụng thành thạo BĐTD trong dạy học HS sẽ học được phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo và phát triển tư duy. BĐTD- giúp HS học tập một cách tích cực. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy bộ não của con người sẽ hiểu sâu, nhớ lâu và in đậm cái mà do chính mình tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình vì vậy việc sử dụng BĐTD giúp HS học tập một cách tích cực, huy động tối đa tiềm năng của bộ não. Việc HS tự vẽ BĐTD có ưu điểm là phát huy tối đa tính sáng tạo của HS, phát triển năng khiếu hội họa, sở thích của HS, các em tự do chọn màu sắc (xanh, đỏ, vàng, tím, ), đường nét (đậm, nhạt, thẳng, cong ), các em tự “sáng tác” nên trên mỗi BĐTD thể hiện rõ cách hiểu, cách trình bày kiến thức của từng HS và BĐTD do các em tự thiết kế nên các em yêu quí, trân trọng “tác phẩm” của mình. BĐTD giúp HS ghi chép có hiệu quả. Do đặc điểm của BĐTD nên người thiết kế BĐTD phải chọn lọc thông tin, từ ngữ, sắp xếp, bố cục để “ghi” thông tin cần thiết nhất và lôgic, vì vậy, sử dụng BĐTD sẽ giúp HS dần dần hình thành cách ghi chép có hiệu quả. 8
  6. Tác giả Stella Cottrell đã tổng kết cách “ghi chép” có hiệu quả trên BĐTD: 1). Dùng từ khóa và ý chính; 2). Viết cụm từ, không viết thành câu; 3). Dùng các từ viết tắt. 4).Có tiêu đề. 5). Đánh số các ý; 6). Liên kết ý nên dùng nét đứt, mũi tên, số, màu sắc, 7). Ghi chép nguồn gốc thông tin để có thể tra cứu lại dễ dàng. 8). Sử dụng màu sắc để ghi. So với các cách thức ghi chép truyền thống thì phương pháp bản đồ tư duy có những điểm vượt trội như sau: - Ý chính sẽ ở trung tâm và được xác định rõ ràng. - Quan hệ hỗ tương giữa mỗi ý được chỉ ra tường tận. Ý càng quan trọng thì sẽ nằm vị trí càng gần với ý chính. - Liên hệ giữa các khái niệm then chốt sẽ được tiếp nhận lập tức bằng thị giác. - Ôn tập và ghi nhớ sẽ hiệu quả và nhanh hơn. - Thêm thông tin (ý) dễ dàng hơn bằng cách vẽ chèn thêm vào giản đồ. - Mỗi giản đồ sẽ phân biệt nhau tạo sự dễ dàng cho việc gợi nhớ. - Các ý mới có thể được đặt vào đúng vị trí trên hình một cách dễ dàng, bất chấp thứ tự của sự trình bày, tạo điều kiện cho việc thay đổi một cách nhanh chóng và linh hoạt cho việc ghi nhớ. - Có thể tận dụng hỗ trợ của các phần mềm trên máy tính. 2.1.3. Cách tạo bản đồ tư duy [3] Theo Tony Buzan, để lập một Bản đồ tư duy gồm có : Bắt đầu ý tưởng trung tâm ở giữa một tờ giấy trắng, phần giấy trắng xung quanh dùng để diễn tả các ý chính theo các nhánh nhỏ. Diễn đạt ý tưởng trung tâm bằng một từ khoá, hình ảnh hay bản vẽ. Theo Tony Buzan, một hình ảnh có thể diễn đạt ý tưởng tương đương với 1000 từ vựng. Hình ảnh càng hấp dẫn thì càng làm tinh thần tập trung, não bộ hoạt động hưng phấn và làm việc hiệu quả hơn. Sử dụng màu sắc hợp lí khi vẽ. Cũng như hình ảnh, màu sắc trong Bản đồ tư duy rất quan trọng, màu sắc kích thích đại não hưng phấn, tạo cảm giác vui vẻ, sống động cho Bản đồ tư duy, từ đó làm tăng khả năng sáng tạo của người dùng. Liên kết các nhánh chính với hình ảnh trung tâm, nhánh chính với các nhánh cấp 2, nhánh cấp 2 với nhánh cấp 3, Đại não con người tư duy thông qua liên 9
  7. tưởng, do vậy việc liên kết các nhánh lại với nhau giúp người dùng hiểu rõ vấn đề và nhớ lâu hơn. Luôn để các nhánh của Bản đồ tư duy gấp khúc tự nhiên, điều này làm cho Bản đồ tư duy cuốn hút và không bị nhàm chán. Sử dụng một từ khoá trên mỗi nhánh ý tưởng. Từ khoá phải thật sự ngắn gọn và làm nổi bật được ý nghĩa của nhánh ý tưởng đó. Sử dùng hình ảnh tối đa cho mỗi ý tưởng, một Bản đồ tư duy sử dụng nhiều hình ảnh ý nghĩa khiến não bộ tư duy liên tưởng mạnh mẽ hơn. 2.1.4. Lưu ý khi ghi chép trên bản đồ tư duy [3] Khi ghi chép trên bản đồ tư duy cần lưu ý: - Suy nghĩ trước khi viết, viết ngắn gọn và có tổ chức. Viết theo ý của mình, nên chừa lại khoảng trống, vẽ thêm nhánh trống để có thể bổ sung ý nếu cần. - Tránh ghi lại nguyên cả đoạn văn dài dòng hay ghi quá nhiều ý vụn vặt, không cần thiết. - Tránh dành quá nhiều thời gian để ghi chép. - Tránh cầu kì (tô vẽ nhiều quá) hoặc bản đồ tư duy đơn giản quá, không có thông tin, chỉ có các đề mục. 2.1.5. Sử dụng phần mềm iMindmap 6 để thiết kế bản đồ tư duy trên máy tính Sau khi cài đặt, tiến hành khởi động Mind Map 6: Chọn File: Chọn New, chọn Blank Document trong New Mind Map nếu mở trang trắng hoặc chọn mẫu có sẵn trong Select a Template. 10
  8. Nếu chọn Blank Document, tiếp tục chọn một mẫu hình cho ô trung tâm. Sau đó bấm Choose Kích đôi vào Central Idea để đổi tên theo chủ đề chính mình muốn trình bày Có thể chỉnh sửa Font chữ, màu sắc, trong hộp công cụ format nhanh Tiếp tục ta tiến hành vẽ các nhánh. Khi rê chuột vào Central Idea thì sẽ xuất hiện công cụ hỗ trợ vẽ nhánh nhanh. Hình tròn đỏ ở giữa là để vẽ nhánh rẽ, hai hình bên màu gạch để vẽ nhánh hộp. 11
  9. Ta cũng có thể thay đổi màu sắc, kiểu dáng nhánh trong menu Design hoặc trong hộp công cụ nhanh và ta cũng có thể thay đổi font, màu sắc, kích cỡ chữ. Ta cũng có thể thay đổi vị trí của các nhánh bằng cách chọn nhánh cần thay đổi vị trí sau đó kích vào nút Move Up hay Move Down trong Menu Home để thay đổi Để xem dưới dạng khác như 3D, Presentation, ta vào thẻ Document Views và chọn kiểu xem. Với kiểu xem 3D thì tùy theo card màn hình của máy mà có thể có máy không xem được nếu máy cấu hình yếu. Khi chọn chế độ xem Presentation thì ta sẽ hai sự lựa chọn: Auto Complete and begin presenting (phần mềm sẽ tự động tạo file trình chiếu mặc định) hoặc Create custom presentation (ta sẽ tự tạo cách trình chiếu theo thứ tự mà ta muốn) Theo tôi ta nên chọn theo cách này. Để xuất file, nếu để trình chiếu bằng Imindmap thì ta lưu file với định dạng .imx, nếu để xuất file dưới dạng ảnh (để in vào giáo án) hoặc powerpoint ta chọn file\Export Ta có các lựa chọn: 12
  10. + PDF and Document: xuất ra dưới dạng file PDF (ít sử dụng) + Image: file ảnh để dán vào giáo án (nên để chất lượng cao để ảnh nét hơn- cứ để mặc dịnh theo phần mềm, không cần chỉnh sửa) + Interactive Presentation: xuất ra dưới dạng PowerPoint (dạng này, phần mềm tự động trình chiếu, ta không can thiệp được, trừ khi ta vào PowerPoint để chỉnh sửa hoạt hình lại) Khi đã chọn dạng xuất file, ta kích vào nút export để phần mềm thực hiện. Riêng khi ta chọn xuất file PowerPoint thì sau khi chọn nơi lưu, phần đặt tên ta phải ghi tên có đuôi là .ppt thì mới được. Sau đó kích save. Khi sử dụng trình chiếu bằng Imindmap thì ta phải mở trình Imindmap trước, sau đó vào Open và chon file đã lưu (dưới dạng .imx) Khi trình chiếu bằng PowerPoint, ta copy slide mà phần mềm lưu vào slide bài giảng chúng ta đã soạn thảo. Với file ảnh thì ta nên chọn lưu dưới dạng .PNG để ảnh rõ hơn và không bị bể hình. Khi dán vào giáo án, ta sử dụng thanh công cụ picture để cắt xén bớt cho gọn. 2.2. Thực trạng của vấn đề Hiện nay, rất nhiều HS học tập và ghi chép theo cách máy móc, không nắm được kiến thức trọng tâm và không nhớ được lâu. Mặt khác, kĩ năng thuyết trình của nhiều học sinh cũng không được tốt. 13
  11. Phương pháp giảng dạy của GV cũng cần thay đổi để phù hợp với nội dung chương trình và từng đối tượng HS, nhằm giúp cho quá trình dạy và học đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, việc thay đổi PPGD nhằm phát huy tính tích cực của HS, phát triển khả năng tư duy, ngôn ngữ của HS trong việc ghi chép, thuyết trình vấn đề là rất cần thiết, góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường phổ thông. Áp dụng bản đồ tư duy là một trong những phương pháp mới nhằm đạt được mục tiêu đó. 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 2.2.1. Giới thiệu cho HS làm quen với một số bản đồ tư duy GV tập cho HS đọc hiểu bản đồ tư duy, có thể kết hợp trong quá trình giảng bài mới. Từ đó hướng cho HS có thói quen khi tư duy logic theo hình thức sơ đồ hóa trên bản đồ tư duy. Tác giả đã sử dụng 2 bản đồ tư duy trong 2 tiết học: - Tiết 1: Ôn tập đầu năm. Sử dụng bản đồ tư duy về axit sunfuric. - Tiết 8: Luyện tập: Axit, bazơ và muối. Sử dụng bản đồ tư duy về chất điện li 14
  12. Hình 5: Sơ đồ tư duy về axit sunfuric Hình 6: Sơ đồ tư duy về chất điện li 15
  13. 2.2.2. Cho HS thực hành vẽ bản đồ tư duy theo nhóm GV chuẩn bị các điều kiện cần thiết, tổ chức cho HS hoạt động nhóm nhằm thiết kế bản đồ tư duy tổng kết kiến thức một chương, một phần trong chương trình. Sau đó GV yêu cầu đại diện HS các nhóm lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. Tác giả đã yêu cầu các nhóm HS thiết kế bản đồ tư duy sử dụng trong hai tiết học: - Tiết 7: Luyện tập: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li. - Tiết 26: Luyện tập: Phân bón hóa học Hình 3: HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. Hình 4: HS thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình. Dưới đây là một số bản đồ tư duy tiêu biểu của các nhóm HS về hai chủ đề trên: 16
  14. Một số bản đồ tư duy của các nhóm HS (thiết kế trên khổ giấy A0): Hình 7: Bản đồ tư duy của HS về sự điện li 17
  15. Hình 8: Bản đồ tư duy của HS về sự điện li Hình 9: Bản đồ tư duy của HS về chủ đề phân bón hóa học. 18
  16. Hình 10: Bản đồ tư duy của HS về chủ đề phân bón hóa học. 19
  17. Hình 11: Bản đồ tư duy của HS về chủ đề phân bón hóa học. Hình 12: Bản đồ tư duy của HS về chủ đề phân bón hóa học. 2.2.3. Cho HS vẽ bản đồ tư duy theo từng cá nhân Khi HS đã làm quen và biết cách thiết kê bản đồ tư duy, GV có thể yêu cầu từng cá nhân HS thiết kế bản đồ tư duy theo một chủ đề cho trước, và có thể kết hợp yêu cầu một số HS thuyết trình nhằm củng cố kiến thức. Giáo viên đã yêu cầu từng cá nhân HS thiết kế bản đồ tư duy sử dụng trong tiết 59: Luyện tập về hiđrocacbon không no. Dưới đây là một số bản đồ tư duy tiêu biểu của HS: Một số bản đồ tư duy tiêu biểu của cá nhân HS về hi đrocacbon không no (thiết kế trên khổ giấy A4): 20
  18. Hình 13: Bản đồ tư duy về hiđrocacbon không no. 24 Hình 14: Bản đồ tư duy về hiđrocacbon không no. 25 21
  19. Hình 15: Bản đồ tư duy về hiđrocacbon không no. 26 Hình 16: Bản đồ tư duy về hiđrocacbon không no. 22
  20. Hình 17: Bản đồ tư duy về hiđrocacbon không no. Hình 18: Bản đồ tư duy về hiđrocacbon không no. 23
  21. 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm Với cách làm như trên, HS lớp 11A2 đã làm quen với khái niệm bản đồ tư duy, biết cách thiết kế và sử dụng bản đồ tư duy trong học tập môn Hóa học. Qua đó, HS cũng biết cách áp dụng tương tự với các môn học khác. Sau một thời gian áp dụng, kết quả học tập của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau: Kết thúc học kì I: Học lực Lớp 11A2 Lớp 11A3 Giỏi 19% 11% Khá 69% 28% TB 13% 53% Yếu 0% 8% Kém 0% 0% Tính đến thời điểm hiện tại (ngày 23/4/2014, đã có 3 bài kiểm tra 15 phút và 2 bài kiểm tra 1 tiết): Học lực Lớp 11A2 Lớp 11A3 Giỏi 16% 11% Khá 42% 14% TB 33% 49% Yếu 9% 20% Kém 0% 6% Như vậy, cùng với các phương pháp khác, phương pháp sử dụng bản đồ tư duy đã góp phần làm thay đổi thói quen học tập, ghi chép của HS. Qua đó HS chủ động, tích cực trong việc tiếp thu kiến thức, kết quả học tập của HS được nâng lên đáng kể. 3. Kết luận Đề tài đã góp phần đưa ra một hướng mới trong việc đổi mới phương pháp dạy học môn Hóa học nói riêng, và các môn học khác nói chung. Với việc sử dụng bản đồ tư duy, HS đã thay đổi thói quen học tập theo hướng tích cực, qua đó kết quả học tập của HS được nâng cao. Đề tài cũng đã thiết kế được một số bản đồ tư duy có thể sử dụng được trong một số tiết ôn tập, luyện tập. 24
  22. Hướng phát triển tiếp theo của đề tài có thể là mở rộng phạm vi áp dụng trong cả chương trình lớp 10, 11 và 12, ở cả ban cơ bản và nâng cao. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của các đồng chí. Tôi xin chân thành cảm ơn! TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bản đồ Tư duy trong công việc – Tony Buzan – NXB Lao động – Xã hội. [2] Bản đồ tư duy, một trong những công cụ hỗ trợ dạy học và công tác QLNT hiệu quả, dễ thực hiện - TS. Trần Đình Châu, Bộ Giáo dục và Đào tạo; TS. Đặng Thu Thuỷ, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. [3] Sách hướng dẫn kỹ năng học tập theo phương pháp Buzan – Tony Buzan – NXB Tổng hợp TP HCM. [4] Sách giáo khoa lớp 11 ban nâng cao. 25
  23. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MÔN HÓA HỌC được sưu tầm và chia sẻ bởi HÓA HỌC MỖI NGÀY Mọi thắc mắc và trao đổi liên quan đến vấn đề Hóa học, các bạn vui lòng liên hệ theo : Website: www.hoahocmoingay.com Email: hoahocmoingay.com@gmail.com FB Fanpage & Youtube: Hóa Học Mỗi Ngày 26