SKKN Sử dụng phương pháp Dạy học theo dự án trong môn Toán lớp 5 góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp Dạy học theo dự án trong môn Toán lớp 5 góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_su_dung_phuong_phap_day_hoc_theo_du_an_trong_mon_toan_l.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng phương pháp Dạy học theo dự án trong môn Toán lớp 5 góp phần hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất học sinh
- 49 Diễn tiểu phẩm tuyên truyền phòng tránh tật cận thị học đường 2.5.6. Dự án học tập: CHÚNG EM LÀ KĨ SƯ XÂY DỰNG Đối tượng: HS lớp 5; Thời điểm thực hiện: Sau dạng bài Diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương; Hình thức: DH theo dự án A. Mục tiêu Sau khi học chủ đề này, học sinh: - Củng cố về ý nghĩa của tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương và vận dụng trong thực tế cuộc sống; - Vận dụng công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật, hình lập phương để tính diện tích tường cần dán xốp, số miếng xốp cần mua và lên kế hoạch dán - Củng cố, phát triển kĩ năng tính toán trên các số thập phân;
- 50 - Phát triển các NL giải quyết vấn đề; NL giao tiếp và hợp tác, kĩ năng xây dựng kế hoạch, thu thập, trình bày thông tin; kinh nghiệm sống thường ngày (về gắn toán học vào thực tiễn cuộc sống) - Gắn hoạt động học với kinh nghiệm thực tế: Vận dụng toán học vào giải quyết các vấn đề cần thiết trong cuộc sống. B. Nội dung chính của chủ đề Nội dung chủ đề này vừa thể hiện sự tích hợp giữa môn Toán với một số môn học khác, như: Đời sống, Mĩ thuật C. Một số hoạt động chủ yếu Hoạt động 1: Làm việc chung cả lớp Việc 1: Xác định nhiệm vụ Để xây dựng trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 2, cô muốn lớp mình thực hiện một dự án: Hãy tính và dán xốp trang trí thư viện nhà trường. (Có sự kết hợp của cha mẹ học sinh) Nhiệm vụ của mỗi tổ: - Bước 1: Đo độ dài của lớp học (chiều dài, chiều rộng, chiều cao ) - Bước 2: Tính diện tích của lớp học (trừ diện tích của cách cửa sổ), diện tích của miếng xốp. - Bước 3: Tính xem cần bao nhiêu miếng xốp để dán các bức tường của lớp? Bước 4: Tính xem cần bao nhiêu tiền để mua các miếng xốp (biết rằng mỗi miếng xốp 1m2 có giá 2000 đồng). - Cuối cùng cả lớp cùng phụ huynh chung tay thực hiện dự án. Hoạt động 2: Từng nhóm và các cá nhân làm việc theo phân công. Khi làm việc, cần có thông tin phản hồi thường xuyên với các bạn và với GV về kết quả và chất lượng công việc. Từng nhóm có thể phải trao đổi để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. HS cần ghi chép số liệu thu thập được, kiểm tra tính chính xác của các kết quả đo lường, các thông tin thu thập được. Hoạt động 3: Làm việc chung cả lớp - Gv tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm của mình , những việc mà nhóm mình đã làm - Liệt kê những việc kết hợp cùng phụ huynh Hoạt động 4: Phản hồi và đánh giá . GV cho HS tự nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm, nhận xét toàn diện về KT, KN, sự hợp tác của từng thành viên
- 51 trong từng nhóm, đánh giá sản phẩm và đánh giá về NL trình bày, tranh luận khi báo cáo kết quả của nhóm. Phối kết hợp cùng nhận xét của phụ huynh học sinh Biểu dương các trường hợp có tiến bộ trong quá trình học. Học sinh đo chiều dài, chiều rộng nền căn phòng 2.5.7. Dự án học tập: TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA MỘT SỐ BIỂN BÁO GIAO THÔNG QUY ĐỊNH VỀ GIỚI HẠN TỐC ĐỘ Đối tượng: HS lớp 5; Thời điểm thực hiện: Sau dạng bài Vận tốc; Hình thức: DH theo dự án - Dự án nhỏ A. Mục tiêu Sau khi học chủ đề này, học sinh: - Củng cố về ý nghĩa của vận tốc và vận dụng trong thực tế cuộc sống; - Vận dụng công thức tính vận tốc đề tính được vận tốc chuyển động của 1 người hoặc 1 phương tiện - Củng cố, phát triển kĩ năng tính toán trên các số thập phân; - Phát triển các NL giải quyết vấn đề; NL giao tiếp và hợp tác, kĩ năng xây dựng kế hoạch, thu thập, trình bày thông tin; kinh nghiệm sống thường ngày (về ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ)
- 52 - Gắn hoạt động học với kinh nghiệm thực tế: biết một số biển báo quy định về giới hạn tốc độ (giới hạn vận tốc); một số biển chỉ dẫn về khoảng cách, mà các em thường gặp khi tham gia giao thông cùng bố mẹ. Qua đây giúp các em tăng thêm vốn hiểu biết và có ý thức chấp hành đúng khi tham gia giao thông. B. Nội dung chính của chủ đề Nội dung chủ đề này vừa thể hiện sự tích hợp giữa môn Toán với một số môn học khác, như: Địa lí, Tin học, Đời sống, Mĩ thuật C. Một số hoạt động chủ yếu Hoạt động 1: Làm việc chung cả lớp Việc 1: Xác định nhiệm vụ GV giới thiệu cho học sinh biết một số biển báo quy định về giới hạn tốc độ (giới hạn vận tốc); một số biển chỉ dẫn về khoảng cách, mà các em thường gặp khi tham gia giao thông cùng bố mẹ. Gv nêu nhiệm vụ: Tìm hiểu ý nghĩa của một số biển báo giao thông quy định về giới hạn tốc độ( giới hạn vận tốc) Việc 2: HS thảo luận chung (hoặc theo nhóm): Để biết được về ý nghĩa của một số biển báo giao thông quy định về giới hạn tốc độ( giới hạn vận tốc) chúng ta cần những thông tin nào? Phải làm gì để có những thông tin đó? HS thống nhất: + Xác định những thông tin cần thu thập; + Cách thu thập các thông tin đó (qua sách báo, internet, ); + Xử lí thông tin và viết báo cáo. Việc 3: Nhóm trưởng phân công các thành viên làm các việc cụ thể: - HS 1: Tìm hiểu các dạng biển báo: Tốc độ tối đa cho phép về ban đêm - HS 2: Tìm hiểu các dạng biển báo: Biển ghép tốc độ tối đa cho phép trên từng làn đường - HS 3: Tìm hiểu các dạng biển báo: Biển báo tốc độ tối thiểu cho phép - Thời gian thực hiện: 1 tuần - Sản phẩm cần đạt: Tất cả các thành viên hiểu và trình bày được ý nghĩa ghi trên biển báo, cả sưu tầm hình ảnh hoặc vẽ lại các biển báo đó làm sản phẩm thuyết trình. Hoạt động 2: Từng nhóm và các cá nhân làm việc theo phân công. Khi làm việc, cần có thông tin phản hồi thường xuyên với các bạn và với GV về kết quả và chất lượng công việc. Từng nhóm có thể phải trao đổi để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. HS cần ghi chép số liệu thu thập được, kiểm tra tính chính xác của các kết quả đo lường, các thông tin thu thập được.
- 53 Hoạt động 3: Làm việc chung cả lớp - Gv tổ chức cho các nhóm trình bày sản phẩm của mình dưới hình thức Bài tuyên truyền Hoạt động 4: Phản hồi và đánh giá GV cho HS tự nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm, nhận xét toàn diện về KT, KN, sự hợp tác của từng thành viên trong từng nhóm, đánh giá sản phẩm và đánh giá về NL trình bày, tranh luận khi báo cáo kết quả của nhóm. Biểu dương các trường hợp có tiến bộ trong quá trình học. Học sinh tuyên truyền giới thiệu ý nghĩa các biển báo giao thông
- 54 III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1. Hiệu quả Qua gần 2 năm thực hiện và triển khai áp dụng phương pháp dạy học theo dự án vào thực tiễn dạy học, tôi nhận thấy: Trong các hoạt động học tập, HS chủ động chiếm lĩnh kiến thức, tự tin tìm cách giải quyết vấn đề, không sợ sai, được trao đổi, chia sẻ với bạn ý tưởng của mình, kiến thức được mở rộng thêm ngoài thực tiễn từ kiến thức cơ bản môn học giúp các em hiểu sâu và yêu thích môn học hơn, biết tự đánh giá năng lực của mình. Chính vì vậy giúp HS phát triển tốt năng lực của mình là tiền đề góp phần hướng tới hình thành và phát triển những năng lực chung cốt lõi và chuyên biệt cho HS tiếp cận theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Học sinh biết lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ và hợp tác với bạn để thực hiện nhiệm vụ. Học sinh có kĩ năng biện luận, phản biện trong một số tình huống để đưa ra những lựa chọn thông minh, phù hợp. Bên cạnh đó, học sinh cũng hiểu được, có nhiều cách để giải quyết những bài toán thực tiễn. Học sinh có nhiều chuyển biến tích cực. Các em mạnh dạn, tự tin tham gia các hoạt động. Thông qua các hoạt động Thực hành - Ứng dụng - Trải nghiệm; thông qua các hoạt động tự học, hợp tác; thông qua việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống thì năng lực Toán học và các năng lực giải quyết vấn đề được hình thành và phát triển ở các em một cách rõ rệt. Ban giám hiệu, đồng nghiệp và các bậc phụ huynh đã có những nhận xét và phản hồi rất tích cực, giúp tôi có nhiều động lực để khắc phục những khó khăn, kiên trì thực hiện những biện pháp mới, đồng thời tiếp tục nghiên cứu, sáng tạo và linh hoạt sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh rất thích các hoạt động trải nghiệm, các dự án; các em quen với việc tham gia các thử thách của thầy cô, bố mẹ và tự hào vì có thể giải quyết được rất nhiều vấn đề trong cuộc sống như bao người lớn xung quanh mình. Chất lượng học tập môn Toán vì thế cũng được nâng lên rõ rệt. 2. Khả năng áp dụng và nhân rộng: SKKN này đã được áp dụng ở các lớp khối 5 của 20 trường trong toàn huyện và đạt được nhiều kết quả đáng mong đợi.
- 55 Phương pháp Dạy học theo dự án có thể nhân rộng ở nhiều trường tại nhiều địa phương khác nhau IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền. Qua quá trình thực tế giảng dạy cùng với sự tìm tòi nghiên cứu, tôi đã đúc rút ra một số kinh nghiệm trong việc sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong môn Toán lớp 5. Tôi xin cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền của ai. TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Phan Thị Hồng
- 56 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức cơ sở hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) (Ký tên, đóng dấu) XÁC NHẬN CỦA PHÒNG GD&ĐT (ghi rõ nhận xét, phạm vi ảnh hưởng và hiệu quả áp dụng có đạt được mức huyện hay không, tính mới của sáng kiến là gì?) (Ký tên, đóng dấu)
- 57 TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]Đỗ Đình Hoan, (2002). Một số vấn đề cơ bản của chương trình tiểu học mới, NXB Giáo Dục. [2] Nguyễn Bá Kim (2004), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB ĐHSP. [3] Mô đun 3. Phương pháp và kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất. [4] Đỗ Hương Trà (2007), “Dạy học dự án và tiến trình thực hiện”, Tạp chí Giáo dục, (157), tr.12-14. [5] Bộ Giáo dục và Đào tạo, (2017), Toán 5, - Nxb Giáo dục Việt Nam