SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT

docx 63 trang Hoàng Trang 15/05/2023 7056
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_su_dung_phuong_phap_dong_vai_trong_day_hoc_lich_su_tao.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng phương pháp đóng vai trong dạy học Lịch sử tạo hứng thú cho học sinh ở trường THPT

  1. nước. Tuy nhiên giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế, kha cử còn bất bình đẳng ko cho nữ giới đi thi GV đặt câu hỏi liên hệ thực tiễn: Em hãy kể tên một số người đậu đạt ở quê em trong giai đoạn từ thế kỉ X –XV? Bạch Liêu người xã Mã Thành Ông đỗ trạng nguyên năm Thiệu Long thứ 9 ( 1266)đời vua Trần Thánh Tông, là vị tổ khai khoa của xứ Nghệ, nhưng không ra làm quan. Ông ở lại làm môn khách giúp Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải trấn Nghệ An Hồ Tông Thốc là nho sĩ dưới thời Trần từng được làm Hàn Lâm viện học sĩ Hoạt động tìm hiểu Văn học (5 phút) Mục tiêu: Nêu được những thành tựu văn học nước ta từ thế kỉ X -XV Cách thức: Phát vấn, đàm thoại Hoạt động của GV -HS Dự kiến sản phẩm - GV đặt câu hỏi cho cả lớp: III. VĂN HỌC Em hãy kể tên các tác phẩm văn học từ thế kỉ X –XV? Các tác giả xuất thân từ tầng lớp, giai cấp nào? Nội dung các tác phẩm phản ánh là gì? - Tác phẩm tiêu biểu: Nam quốc sơn hà – Lý - HS theo dõi SGK và kết hợp Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ – Trần Quốc Tuấn, kiến thức văn học để trả lời câu Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi hỏi - Nội dung phản ánh: thể hiện lòng yêu nước, ca - Sau khi học sinh trả lời giáo ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê viên chốt ý và khái quát nhanh hương đất nước tình hình giáo dục từ thế kỉ X - XV 44
  2. Hoạt động 4: Nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật ( 10 phút) Mục tiêu: Trình bày được những thành tựu khoa học- kĩ thuật nổi bật của nước ta thời phong kiến. Có thái độ trân trọng, tự hào, giữ gìn và phát huy các thành tựu văn hóa đến ngày nay. Cách thức: trò chơi tìm bí mật mảnh ghép, đóng vai tình huống Hoạt động của GV và HS Dự kiến sản phẩm - GV tổ chức trò chơi: IV. NGHỆ THUẬT, KHOA HỌC- KĨ THUẬT. TÌM BÍ MẬT CÁC MẢNH GHÉP. Chia lớp thành 4 đội chơi: Đội Thăng Long, Đại Việt, Bạch Đằng, Chi Lăng. Có 1 bức tranh ẩn dưới 6 mảnh ghép, cả lớp chia thành 4 đội chơi. Các đội chơi lần lượt mở các mảnh ghép, mỗi mảnh ghép là 1 câu - Nghệ thuật: hỏi và trả lời các câu hỏi một + Kiến trúc: Chùa Một Cột, Tháp báo Thiên mảnh ghép được lật mở. Đội + Điêu khắc: Tượng, hình rông hoa dây nào đoán được nội dung bức tranh là đội chiến thắng. + Nghệ thuật sân khấu: chèo, tuồng, múa rối nước - Thời gian cho phần chơi là 3 phút Mảnh ghép 1: Chùa nào mang - Khoa học – Kĩ thuật: hình dáng một bông sen được xây dựng thời nhà Lý?(Chùa Một Cột) GV trình chiếu một số thông tin ngắn gọn về Chùa Một Cột. MG2: Đây là loại hình nghệ thuật đặc sắc thời nhà Lý?(Múa rối nước) GV? Em hiểu biết gì về loại hình nghệ thuật này? MG3: Bộ sử chính thống đầu tiên của nước ta do ai soạn thảo? ( Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu) 45
  3. MG4: An Nam tứ đại khí nói đến những công trình nào?( Tháp Báo thiên, Vạc Phổ Minh, Chuông Quy điền, Tượng phật chùa Quỳnh Lâm) MG5: Công trình kiến trúc nào biểu tượng cho nghệ thuật xây thành ở nước ta?(Thành nhà Hồ - Thanh Hóa) MG 6: Một tác phẩm quân sự nổi tiếng của Trần Quốc Tuấn? ( Binh thư yếu lược) - Bức tranh bí mật sau các mảnh ghép là hình ảnh Lương Thế Vinh. - GV đưa ra tình huống: Tình huống: Lương Thế Vinh được người đời tôn là Trạng Lường bởi tài tính toán và sự nhanh trí hơn người. Sử cũ kể lại khi tiếp đón sứ nhà Minh là Chu Hi, ông ra tận bến thuyền đón sứ. Vốn nghe tiếng Trạng nước Nam giỏi toán ông thách đố làm thế nào để cân được voi. Tiếp đó Chu Hi lại đố ông đ chiều dày của tờ giấy trong một cuốn sách. Cả hai thách đố trên chẳng làm Trạng Lường bối rối. Em hãy đóng vai Trạng Lường Lương Thế Vinh giải 2 câu đố trên. Sau khi HS đóng vai giải quyết nhanh tình huống GV đưa ra, GV nhận xét và tìm ra nhóm có phương án giải quyết tốt tình huống. GV chốt ý: Lương Thế Vinh là Trạng nguyên dưới thời Lê Thánh Tông và làm quan tại 46
  4. Viện Hàn Lâm - Sau khi GV tổ chức trò chơi, GV khái quát nội dung chính - Nhận xét đời sống văn hóa của nước ta từ thế kỉ bằng cách yêu cầu HS điền X -XV thông tin kiến thức theo các ý: +Nghệ thuật + văn hóa Đại Việt phát triển phong phú, đa dạng + Khoa học – Kĩ thuật. + chịu ảnh hưởng từ văn hóa bên ngoài song vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian sâu sắc. GV đặt câu hỏi: Em hãy nhận xét đời sống văn hóa của nhân dân ta từ thế kỉ X –XV? Hoạt động: Luyện tập, vận dụng (5 phút) Mục tiêu: Củng cố hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà học sinh đã được lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức. Phương pháp: phát vấn, trò chơi trả lời nhanh câu hỏi trắc nghiệm Hoạt động của GV -HS Dự kiến sản phẩm - GV đưa các câu hỏi trắc - HS chú ý nghe và trả lời câu hỏi nghiệm với nội dung liên quan đến bài học - Câu hỏi 1: Nét đặc sắc trong nghệ thuật kiến trúc của nước ta từ thế kỉ X –XV là gì? - Câu hỏi 2: Phật giáo phát triển nhất ở nước ta vào thời kì nào? - Câu hỏi 3: Văn hóa nước ta phát triển trong hoàn cảnh lịch sử nào? Hoạt động tìm tòi, mở rộng (ở nhà) 1. Mục tiêu: - Củng cố những kiến thức cơ bản của bài học, giúp mở rộng kiến thức, hiểu sâu sắc về văn hóa Việt Nam từ thế kỉ X -XV - Phát triển kỹ năng tư duy LS, kỹ năng liên hệ thực tế - Rèn luyện năng lực sưu tầm và xử lý tư liệu LS ở địa phương, năng lực tự học. 2. Phương thức, nội dung: Em hãy nêu những loại hình sân khấu dân gian còn tồn tại đến ngày nay ở quê hương em? Sưu tầm những nội dung liên quan đến loại hình 47
  5. đó ( HS có thể hát 1 làn điệu chèo ). Đóng vai là hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về những công trình kiến trúc điêu khắc của quê hương em. Phụ lục: Đóng vai phóng viên( sản phẩm của nhóm 1) Phóng viên: Xin chào các khán giả thân yêu của VTV7. Rất vui vì được gặp quý vị trong chương trình “ Học Lịch sử thật tuyệt” và khách mời đáng kính của chúng ta hôm nay là Giáo sư sử học Lê Văn Lan - GS: Xin chào quý vị - PV: Thưa GS, chủ đề mà chương trình muốn phỏng vấn GS hôm nay là tình hình tôn giáo, tư tưởng của nước ta từ thế kỉ X –XV. GS có thể cho mọi người biết đôi nét về tình hình tư tưởng, tôn giáo nước ta thời kì này được không ạ? - GS: Bước sang thời kì độc lập, Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc có điều kiện phát triển. Từ thế kỉ X –XIV, Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng và rất phổ biến. Thời Lê sơ, Nho giáo được chính thức nâng lên vị trí độc tôn. - PV: Vâng thưa GS, Vậy GS có thể cho khán giả được biết tại sao Phật Giáo lại phổ biến và giữ vị trí đặc biệt quan trọng như vậy được không ạ? - GS: Phật giáo giữ vị trí quan trọng thời Lý Trần vì: giáo lí của phật giáo gần gũi với tư tưởng từ bi của người Việt, do chính sách của triều đình phong kiến tạo điều kiện cho phật giáo phát triển - PV: Một lần nữa xin cảm ơn GS đã giành cho chương trình “ Học lịch sử thật tuyệt” buổi nói chuyện thú vị này. Xin kính chúc GS thật nhiều sức khỏe và có nhiều công trình đóng góp cho sử học nước nhà. - PV: Thưa quý vị và các bạn tiếp theo cuộc trò chuyện với GS Lê Văn Lan chúng ta cùng trải nghiệm giờ học lịch sử tại lớp 10D1 trường THPT Phan Thúc Trực – Yên Thành nhé! Phụ lục: Đóng vai Lê Thánh Tông ( sản phẩm của nhóm 2) - Học trò: Haiz mệt quá! Mai có tiết kiểm tra môn lịch sử mà phần giáo dục mình học chưa kĩ. Cô giáo thì nghiêm khắc mình làm sao có thể chép bài bạn được - Lê Thánh Tông: Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì đất nước mạnh - Học trò: hình như câu này mình từng nghe cô Lịch sử!!!Ông là ai? Ông hình như là người của thời phong kiến? - Lê Thánh Tông: đúng,cháu nói đúng. Ta là người đến từ quá khứ - Học trò: Ôi may quá! Cháu đang cần người giải đáp những vấn đề giáo dục từ thế kỉ X –XV. Ông có thể cho cháu biết tình hình giáo dục nước ta thời kì này được không ạ? Ông là người đến từ quá khứ mà. - Lê Thánh Tông: Giáo dục nước ta từ thế kỉ X –XV bị chi phối bởi giáo dục nho học, các triều đại từ thời Lý rất quan tâm đến giáo dục, coi đó là nguồn 48
  6. đào tạo quan chức và hiền tài cho đất nước. Năm 1070, Vua Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu. Năm 1075, khoa thi quốc gia đầu tiên được tổ chức tại kinh thành. Thời Lê sơ, quy chế thi cứ được ban hành rõ ràng: cứ 3 năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ. Riêng thời vua Lê Thánh Tông đã tổ chức 12khoa thi Hội - Thế cháu có biết dựng bia tiến sĩ ở Quốc tử giám có ý nghĩa như thế nào không? - Học sinh: để tôn vinh những người đậu đạt ạ - LTT: Tôn vinh thôi chưa đủ cháu ạ. Việc dựng bia Tiến sĩ còn để khuyến khích người tài ra giúp nước, người đời sau soi vào mà cố gắng cháu ạ. - LTT: thế cháu đã đến thăm bia Văn Miếu chưa? - Học sinh: cháu chưa được đến thăm Văn Miếu ạ. Cô lịch sử của cháu kể bia ở Văn Miếu ở Hà Nội và Bia Văn Miếu dựng ở Huế đều ghi quê quán, tên tuổi của người đậu đạt nhưng ở Văn Miếu Hà Nội có thêm một bài kí do người đương thời soạn thảo. Chính điều đó đã làm nên nét độc đáo của bia Tiến Sĩ ở Hà Nội. - LTT: quá khen cho sự hiểu biết của cháu. Cháu nhớ dặn các bạn là khi đến thăm Văn Miếu không được sờ vào đầu rùa hoặc ngồi lên mình rùa nhé. Điều đó khiến ta rất đau lòng. Thôi đã đến lúc ta phải đi rồi. Tạm biệt cháu nhé. - Học trò: Nhưng cháu chưa kịp hỏi tên ông ạ - LTT: Ta là vị vua cho dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu đấy. Cảnh lớp học: Cô giáo: Hôm nay lớp ta sẽ làm bài kiểm tra 1 tiết môn lịch sử nhé! Các em ghi đề để làm bài: Câu 1: Hãy trình bày tình hình giáo dục nước ta từ thế kỉ X- XV? Việc dựng bia tiến sĩ ở Văn Miếu có ý nghĩa gì? 49
  7. GIÁO ÁN ĐỐI CHỨNG BÀI 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỈ X-XV I. Mục tiêu bài học. Sau khi hoc xong bài yêu cầu học sinh nắm vững: 1. Kiến thức: - Trong những thế kỉ độc lập, mặc dù trải qua nhiều biến động, nhân dân ta vẫn nỗ lực xây dựng cho mình một nền văn hóa dân tộc tiên tiến. -Ở các thế kỉ X-XV, công cuộc xây dựng văn hóa được tiến hành đều đặn, nhất quán. Đây cũng là giai đoạn hình thành văn hóa Đại Việt (còn gọi là văn hóa Thăng Long) - Nền văn hóa Thăng Long phản ánh đậm đà tư tưởng yêu nước, tự hào và độc lập dân tộc. 2. Về tư tưởng tình cảm: - Bồi dưỡng niềm tự hào về nền văn hóa đa dạng của dân tộc. - Bồi dưỡng ý thức bảo vệ các di sản văn hóa tốt đẹp của dân tộc. - Giáo dục ý thức phát huy năng lực sáng tạo trong văn hóa. 3. Về kĩ năng. - Rèn luyện kĩ năng quan sát, tư duy, phát hiện những nét đẹp trong văn hóa. II. Thiết bị dạy học. - Một số tranh ảnh nghệ thuật, kiến trúc, điêu khắc thế kỉ X-XV: + Bia tiến sĩ trong Văn Miếu ( Hà Nội) + Chùa Một Cột (Hà Nội) + Tháp Phổ Minh (Nam Định) - Một số bài thơ nổi tiếng: + Nam Quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt) + Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi) III. Tiến trình tổ chức dạy học 50
  8. 1. Ổn định lớp. 2. Kiểm tra bài cũ. - Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mông –Nguyên? 3. Giảng bài mới. - Mở bài: Từ sau ngày giành độc lập, trải qua gần 6 thế kỉ lao động và chiến đấu, nhân dân ta đã xây dựng cho mình một nền văn hóa phong phú đậm đà bản sắc dân tộc. Những thành tựu đó có tác dụng đặt nền móng lâu dài cho dân tộc. Để thấy được những thành tựu văn hóa mà nhân dân ta dã xây dựng được trong các thế kỉ X-XV, chúng ta cùng tìm hiểu bài 20. - Hoạt động dạy và học: Hoạt động của thầy và trò Kiến thức cơ bản học sinh cần nắm GV yêu cầu HS theo dõi SGK để I/ Tư tưởng, tôn giáo: thấy được sự phát triển của tư tưởng, tôn giáo qua các thời Lý, Trần, Lê sơ. - Thế kỉ X-XIV, đạo Phật phổ biến, giữ vị trí đặc biệt. Đặt câu hỏi: - Từ cuối thế kỉ XIV, Nho giáo chiếm địa vị - Em hãy cho biết sự phát triển của độc tôn, trở thành ý thức hệ của giai cấp thống Đạo Phật? trị. - Sự phát triển của Nho giáo? GV: Phật giáo giữ vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân và triều đình phong kiến. Được xem là quốc đạo. Trích dẫn một số đoạn trong SGK. GV nêu các mốc sự kiện quan II/ Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học- trọng. kĩ thuật: Đặt câu hỏi: Những sự kiện đó nói 1. Giáo dục: lên điều gì? HS suy nghĩ trả lời. - Năm 1070, vua Lý Thánh Tông cho lập Văn GV chốt ý: Nhà nước quan tâm đến Miếu. giáo dục, dân trí được nâng cao. - Năm 1075, khoa thi Nho học đầu tiên được GV cho HS quan sát hình 38, nhận tổ chức ở kinh thành. xét. - Từ thời Lê sơ, quy chế thi cử được ban hành GV cho HS gạch ý trong SGK rõ ràng: cứ 3 năm có một kì thi Hội, chọn Tiến sĩ. - Năm 1484, nhà nước cho dựng bia ghi tên 51
  9. Tiến sĩ. • Ý nghĩa: - Giáo dục được quan tâm - Khuyến khích học tập - Coi trọng nhân tài • Giáo dục Nho học không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế GV giải thích nội dung của giáo dục Nho học. 2. Văn học: - Thế kỉ XI-XIV: văn học chữ Hán phát triển. Các tác phẩm tiêu biểu: Nam Quốc sơn hà, Hịch tướng sĩ, Bạch Đằng Giang phú, Bình Ngô đại cáo Gv đặt câu hỏi: Sự phát triển của - Từ thế kỉ XV, văn học chữ Nôm cũng phá văn học thời kì này biểu hiện như triển. Thành lập Hội Tao Đàn. thế nào? Tác phẩm tiêu biểu: Quốc Âm thi tập, Hồng HS theo doic SGK trả lời. Đức Quốc Âm thi tập GV nêu 2 câu thơ của Trần • Đặc điểm: Nguyên Đán (SGK) để cho HS - Thể hiện niềm tự hào dân tộc. thấy được sự phát triển của văn học. - Ca ngợi quê hương đát nước. 3. Nghệ thuật: • Kiến trúc: GV đặt câu hỏi: Đặc điểm của văn - Thế kỉ X-XIV, kiến trúc chùa phát triển: học thời kì này? chùa Một Cột, chùa Dâu, tháp Báo Thiên, tháp Phổ Minh HS suy nghĩ trả lời. - Bên cạnh đó xuất hiện những công trình ảnh hưởng của Nho giáo: thành nhà Hồ. GV đặt câu hỏi: Nghệ thuật thời kì Sự giao thoa về tư tưởng này có những biểu hiện gì? • Điêu khắc: HS theo dõi SGK để trả lời. - Việc đúc chuông, tô tượng phổ biến. - Nhiều tác phẩm độc đáo như hình rồng mình trơn cuộn trong lá đề, hình bông cúc nhiều cánh 52
  10. - Các loại hình nghệ thuật sân khấu, ca nhạc đều phát triển như chèo, tuồng. Đặc biệt: Xuất hiện múa rối nước. • Nhận xét: Văn hóa nghệ thuật phát triển phong phú đa dạng, đậm tính dân tộc và dân GV cho HS quan sát hình 39, 40, gian. 41 (SGK), nhận xét, phân tích nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc Việt Nam. 4. Khoa học – kĩ thuật: GV giới thiệu loại hình sân khấu - Sử học: Đại Việt sử kí, Lam Sơn thực lục, múa rối nước. Đại Việt sử kí toàn thư. - Địa lý: Dư địa chí, Hồng Đức bản đồ. GV: Em có nhận xét gì về đời sống - Quân sự: Binh thư yếu lược văn hóa của nhân dân thời Lý, - Toán học: Đại thành toán pháp, Lập thành Trần, Lê? toán pháp. HS suy nghĩ trả lời. - Chế tạo súng thần cơ, đóng thuyền chiến có lầu. * Nhận xét: Khoa học – kĩ thuật có sự phát GV: Khoa học- kĩ thuật có điều triển, tuy nhiên khoa học tự nhiên kém phát kiện phát triển. triển. Đặt câu hỏi: Em hãy liệt kê các thành tựu khoa học thế kỉ X-XV? Em có nhận xét gì? 4.Sơ kết bài học: a. Củng cố: - Vị trí của Phật giáo thế kỉ X-XV? - Tình hình giáo giáo dục thế kỉ X-XV? - Đặc điểm của thơ văn thế kỉ XI-XIV? - Nét mới trong lĩnh vực nghệ thuật thế kỉ X-XV? b. Dặn dò: - Học sinh học bài, trả lời câu hỏi trong SGK. - Đọc trước bài 21. 53
  11. PHỤ LỤC 3: Một số kịch bản đóng vai do HS chuẩn bị 1. Đóng vai Nguyễn Tất Thành- anh Tư Lê. Người dẫn truyện: Sài Gòn năm 1911. Năm ấy, Bác Hồ 21 tuổi. Một hôm, anh Ba – tên Bác Hồ lúc bấy giờ - được một người bạn đưa đi xem đèn điện ở trước cả tiệm cà phê của Pháp, xem chiếu bóng và máy nước. Những cái đó trước kia anh chưa hề thấy. Hai người dắt nhau đi nhiều nơi trong thành phố, những cảnh tượng đầy rẫy bất công đập vào mắt họ. - NTT: Anh Lê, anh có yêu nước không? - Anh Tư Lê: Tất nhiên là có chứ. - NTT: Anh có thể giữ bí mật được không? - Anh Tư Lê: Có - NTT: Tôi muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào nước ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có điều mạo hiểm, ví dụ như khi đau ốm. Anh có muốn đi với tôi không? - Anh Tư Lê: Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi? - NTT: Đây, tiền đây- anh Ba vừa nói vừa giơ hai bàn tay. Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ bất cứ việc gì để sống và để đi.Thế thì anh cùng đi với tôi chứ? Người dẫn truyện: Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của anh Ba, anh Lê đồng ý. Nhưng sau đó anh Lê không đủ can đảm để giữ lời hứa. Thế là chỉ có một mình Bác, lúc đó lấy tên là Ba, rời cảng Nhà rồng bước chân xuống tàu để sang các nước, trước hêt là sang Pháp. Với quyết tâm và lòng yêu nước sâu sắc, Bác đã làm nhiều nghề khác nhau như: nhặt rau, đốt lò, rửa chảo, suốt từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối hằng ngày. Bác chỉ mong sao tìm ra con đường giải phóng dân tộc 2. Đóng vai Dương Vân Nga nhường ngôi cho Lê Hoàn Người dẫn: Trước họa xâm lăng đến ngày càng gần, là người phụ nữ có tầm nhìn xa trông rộng, thái hậu Dương Vân Nga nhận rõ chỉ có thập đạo tướng quân Lê Hoàn là người có khả năng giải quyết tình hình nghiêm trọng của đất 54
  12. nước. Từ đây bà đã đưa ra một quyết định quan trọng có ảnh hưởng lớn đến lịch sử dân tộc - Lê Hoàn: Quân Tống đã kéo sang gần biên giới, tình hình nguy cấp, mai này quân Tống kéo sang thần xin tự thân mình đốc thúc việc phòng bị và chống cự. Dù có chuyện gì xáy ra, dừ Lê Hoàn có phải bỏ mạng nơi xa trường, Lê Hoàn cũng quyết bảo vệ giang sơn, bảo vệ bệ hạ - DVN: Bệ hạ còn quá nhỏ, chưa có khả năng đảm đương gánh nặng giang sơn, bây giờ chỉ có khanh là người duy nhất làm chủ tình hình đất nước. Lê Hoàn, ta rất tin tưởng khanh, khanh biết chứ? - Lê Hoàn: thần đã được giao việc phò vua giúp nước thì cũng sẽ hết lòng hết sức không ngại khó khăn. - DVN: Vậy khanh hãy thay bệ hạ lên nắm ngôi cao, dốc lòng cùng binh sĩ đánh giặc Tống ra khỏi bờ cõi, nối tiếp nền tự chủ họ Lê, xây dựng Đại Cồ Việt hùng cường. - Lê Hoàn: Thần không thể làm vậy - DVN: nếu dân chúng và binh sĩ một lòng tôn Lê Hoàn ra làm vua, khanh sẽ ra gánh vác giang sơn chứ? Dẫn truyện: Vận nước nguy nan, trong bối cảnh lúc bấy giờ Lê Hoàn đã nhận quyết định lên làm vua cùng nhân dân đánh giặc giữ nước. Nước Đại Cồ Việt chuyển sang thời Tiền Lê 3. BÀI ĐƯA TIN VỀ NƯỚC NGA TRƯỚC CÁCH MẠNG Quỳnh Anh: Xin chào tất cả các bạn, chúng tôi là Quỳnh Anh, Duy Nghĩa, Nguyễn Hưng phóng viên thường trú của đài truyền hình Việt Nam tại đế quốc Nga. Hôm nay chúng tôi sẽ đưa tin về nước Nga trong những ngày nóng bỏng của đầu năm 1917 Như các bạn đã biết, đến đầu thế kỉ XX, mặc dù các hình thức kinh tế TBCN đã xuất hiện ở nước Nga nhưng chế độ chính trị vẫn theo chế độ quân chủ chuyên chế, dưới sự cai quản của Nag hoàng NICOLAI II. Để tranh giành thuộc địa Nga hoàng đã tiến hành chiến tranh với Nhật Bản 1904 -1905, kết quả là nước Nga bị thua trận. Duy nghĩa: Không dừng lại ở đó, sau khi đàn áp xong cuộc cách mạng dân chủ tư sản 1905 -1907, Nga hoàng tiếp tục theo đuổi chiến tranh đế quốc đứng về phe Hiệp ước cùng với Anh, Pháp, gây chiến tranh với phe Liên minh Đức – Áo- Hung vào năm 1914. Cuộc chiến tranh đã gây ra hậu quả nặng nề cho kinh tế nước Nga. Sau đây nhóm phóng viên chúng tôi sẽ cập nhật tình hình kinh tế nước Nga, xin mời Nguyễn Hưng. Nguyễn Hưng: Xin chào tất cả các bạn, nơi tôi đang đứng đây là một cánh đồng của nước Nga, đây là nhà ở của những người nông dân Nga, các bạn thấy đấy nó là những túp lều thì đúng hơn. Đây là tình cảnh của những người nông 55
  13. dân còn đây là gia đình của Nga hoàng, các bạn thấy thế nào? Cũng là con người nhưng ở hai thế giới khác nhau đúng không? Kinh tế nước Nga vốn lạc hậu, nó không thể chịu đựng cường độ cao của chiến tranh. Lệnh tổng động viên 10 triệu người tham gia nhập ngũ làm cho sản xuất nông nghiệp thiếu nhân lực nghiêm trọng. Đây là bức hình phản ánh tình cảnh người nông dân Nga trước cách mạng. Các bạn thấy thế nào: một chiếc xe kéo nước mà có đến 9 người, toàn là phụ nữ, nét mặt họ ủ dột, buồn bã. Chiến tranh đã cướp đi cuộc sống tươi vui của họ. Sản xuất bị đình đốn, nạn thất nghiệp ngày càng tăng. Theo các bạn sự sụp đổ kinh tế như vậy thì tình hình xã hội sẽ ra sao? Xin mời Duy Nghĩa. Duy Nghĩa: Việc Nga tham gia chiến tranh đã làm cho kinh tế Nga suy sụp, nhưng bọn địa chủ và tư sản vẫn lợi dụng chiến tranh để làm giàu bất chính, mọi thống khổ đè nặng lên vai các tầng lớp nhân dân. Nga được gọi là “ Nhà tù của các dân tộc”, hàng trăm cuộc bãi công của công nhân và cuộc nổi loạn của nông dân đã nổ ra, ngoài mặt trận lính Nga thương vong rất nhiều. Có lẽ tôi không cần phải nói nhiều. các bạn hãy nhìn bức tranh biếm họa trên đây sẽ hiểu rõ hơn về bối cảnh nước Nga đầu thế kỉ 20. Vâng xin mời kết nối với trường quay 11A1 56
  14. MẪU BIÊN BẢN HOẠT ĐỘNG NHÓM CHUẨN BỊ KỊCH BẢN VÀ TẬP DIỄN CHO PHẦN ĐÓNG VAI CỦA HS 1. DANH SÁCH HỌC SINH PHÂN THEO NHÓM - Nội dung: - Danh sách: STT Họ và tên Lớp Thành tích học tập bộ môn Trách nhiệm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 2. BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM (LẬP KẾ HOẠCH) 1. Thời gian, địa điểm, thành phần - Địa điểm: - Thời gian: từ giờ đến giờ Ngày tháng năm - Nhóm số: ; Số thành viên: Lớp: - Số thành viên có mặt Số thành viên vắng mặt 57
  15. 2. Nội dung công việc: (Ghi rõ tên chủ đề thảo luận hoặc nội dung thực hành) 3. Bảng phân công cụ thể Thời hạn STT Họ và tên Công việc được giao Ghi chú hoàn thành 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 4. Kết quả làm việc 5. Thái độ tinh thần làm việc 6. Đánh giá chung 7. Ý kiến đề xuất 58
  16. Thư kí Nhóm trưởng MỘT SỐ HÌNH ẢNH THẢO LUẬN CỦA HS, SẢN PHẨM ĐÓNG VAI 59