SKKN Sử dụng phương pháp giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Lớp 9 tại trường THCS Lạc Lâm

doc 18 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4270
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Sử dụng phương pháp giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Lớp 9 tại trường THCS Lạc Lâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_su_dung_phuong_phap_giao_duc_stem_nham_phat_trien_pham.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng phương pháp giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh Lớp 9 tại trường THCS Lạc Lâm

  1. 8 1.3. Quy trình xây dựng bài học STEM Bước 1: Lựa chọn chủ đề bài học Căn cứ vào nội dung kiến thức trong chương trình môn học và các hiện tượng, quá trình gắn với các kiến thức đó trong tự nhiên; quy trình hoặc thiết bị công nghệ có sử dụng của kiến thức đó trong thực tiễn để lựa chọn chủ đề của bài học. Những ứng dụng đó có thể là: Sữa chua/dưa muối – Vi sinh vật – Quy trình làm sữa chua/muối dưa; Thuốc trừ sâu – Phản ứng hóa học – Quy trình xử lí dư lượng thuốc trừ sâu; Hóa chất – Phản ứng hóa học – Quy trình xử lí chất thải; Sau an toàn – Hóa sinh – Quy trình trồng rau an toàn; Cầu vồng – Ra đar – Máy quang phổ lăng kính; Kính tiềm vọng, kính mắt; Ống nhòm, kính thiên văn; Sự chìm, nổi – lực đẩy Ác–si–mét – Thuyền/bè; Hiện tượng cảm ứng điện từ – Định luật Cảm ứng điện từ và Định luật Lenxơ – Máy phát điện/động cơ điện; Vật liệu cơ khí; Các phương pháp gia công cơ khí; Các cơ cấu truyền và biến đổi chuyển động; Các mối ghép cơ khí; Mạch điện điều khiển cho ngôi nhà thông minh Bước 2: Xác định vấn đề cần giải quyết Sau khi chọn chủ đề của bài học, cần xác định vấn đề cần giải quyết để giao cho học sinh thực hiện sao cho khi giải quyết vấn đề đó, học sinh phải học được những kiến thức, kĩ năng cần dạy trong chương trình môn học đã được lựa chọn (đối với STEM kiến tạo) hoặc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã biết (đối với STEM vận dụng) để xây dựng bài học. Theo những ví dụ nêu trên, nhiệm vụ giao cho học sinh thực hiện trong các bài học có thể là: Thiết kế, chế tạo một máy quang phổ đơn giản trong bài học về bản chất sóng của ánh sáng; Thiết kế, chế tạo một ống nhòm đơn giản khi học về hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng; Chế tạo bè nổi/thuyền khi học về Định luật Ác–si–mét; Chế tạo máy phát điện/động cơ điện khi học về cảm ứng điện từ; Thiết kế mạch lôgic khi học về dòng điện không đổi; Thiết kế robot leo dốc, cầu bắc qua hai trụ, hệ thống tưới nước tự động, mạch điện cảnh báo và điều khiển cho ngôi nhà thông minh; Xây dựng quy trình làm sữa chua/muối dưa; Xây dựng quy trình xử lí dư lượng thuốc trừ sâu trong rau/quả; Xây dựng quy trình xử lí hóa chất ô nhiễm trong nước thải; Quy trình trồng rau an toàn Trong quá trình này, việc thử nghiệm chế tạo trước các nguyên mẫu có thể hỗ trợ rất tốt quá trình xây dựng chủ đề. Qua quá trình xây dựng, giáo viên có thể hình dung các khó khăn học sinh có thể gặp phải, các cơ hội vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề cũng như xác định được đúng đắn các tiêu chí của sản phẩm trong bước 3. Bước 3: Xây dựng tiêu chí của thiết bị/giải pháp giải quyết vấn đề Sau khi đã xác định vấn đề cần giải quyết/sản phẩm cần chế tạo, cần xác định rõ tiêu chí của giải pháp/sản phẩm. Những tiêu chí này là căn cứ quan trọng để đề xuất giả thuyết khoa học/giải pháp giải quyết vấn đề/thiết kế mẫu sản phẩm. Đối với các ví dụ nêu trên, tiêu chí có thể là: Chế tạo máy quang phổ sử dụng lăng kính, thấu kính hội tụ; tạo được các tia ánh sáng màu từ nguồn sáng trắng; Chế tạo ống nhòm/kính thiên văn từ
  2. 9 thấu kính hội tụ, phân kì; quan sát được vật ở xa với độ bội giác trong khoảng nào đó; Quy trình sản xuất sữa chua/muối dưa với tiêu chí cụ thể của sản phẩm (độ ngọt, độ chua, dinh dưỡng ); Quy trình xử lí dư lượng thuốc trừ sâu với tiêu chí cụ thể (loại thuốc trừ sâu, độ "sạch" sau xử lí); Quy trình trồng rau sạch với tiêu chí cụ thể ("sạch" cái gì so với rau trồng thông thường) Các tiêu chí cũng phải hướng tới việc định hướng quá trình học tập và vận dụng kiến thức nền của học sinh chứ không nên chỉ tập trung đánh giá sản phẩm vật chất. Bước 4: Thiết kế tiến trình tổ chức hoạt động dạy học. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học được thiết kế theo các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực với 5 loại hoạt động học đã nêu ở trên. Mỗi hoạt động học được thiết kế rõ ràng về mục đích, nội dung và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Các hoạt động học đó có thể được tổ chức cả ở trong và ngoài lớp học (ở trường, ở nhà và cộng đồng). Cần thiết kế bài học điện tử trên mạng để hướng dẫn, hỗ trợ hoạt động học của học sinh bên ngoài lớp học. 1.4. Tiêu chí xây dựng bài học stem Tiêu chí 1: Chủ đề bài học STEM tập trung vào các vấn đề của thực tiễn Trong các bài học STEM, học sinh được đặt vào các vấn đề thực tiễn xã hội, kinh tế, môi trường và yêu cầu tìm các giải pháp. Tiêu chí 2: Cấu trúc bài học STEM theo quy trình thiết kế kĩ thuật Quy trình thiết kế kĩ thuật cung cấp một tiến trình linh hoạt đưa học sinh từ việc xác định một vấn đề – hoặc một yêu cầu thiết kế – đến sáng tạo và phát triển một giải pháp. Theo quy trình này, học sinh thực hiện các hoạt động: (1) Xác định vấn đề – (2) Nghiên cứu kiến thức nền – (3) Đề xuất các giải pháp/thiết kế – (4) Lựa chọn giải pháp/thiết kế – (5) Chế tạo mô hình (nguyên mẫu) – (6) Thử nghiệm và đánh giá – (7) Chia sẻ và thảo luận – (8) Điều chỉnh thiết kế. Trong thực tiễn dạy học, quy trình 8 bước này được thể hiện qua 5 hoạt động chính: HĐ1: Xác định vấn đề (yêu cầu thiết kế, chế tạo) ––> HĐ2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất các giải pháp thiết kế ––> HĐ3: Trình bày và thảo luận phương án thiết kế ––> HĐ4: Chế tạo mô hình/thiết bị theo phương án thiết kế (đã được cải tiến theo góp ý); thử nghiệm và đánh giá ––> HĐ5: Trình bày và thảo luận về sản phẩm được chế tạo; điều chỉnh thiết kế ban đầu. Trong quy trình kĩ thuật, các nhóm học sinh thử nghiệm các ý tưởng dựa nghiên cứu của mình, sử dụng nhiều cách tiếp cận khác nhau, mắc sai lầm, chấp nhận và học từ sai lầm, và thử lại. Sự tập trung của học sinh là phát triển các giải pháp để giải quyết vấn đề đặt ra, nhờ đó học được và vận dụng được kiến thức mới trong chương trình giáo dục. Tiêu chí 3: Phương pháp dạy học bài học STEM đưa học sinh vào hoạt động tìm tòi và khám phá, định hướng hành động, trải nghiệm và sản phẩm Quá trình tìm tòi khám phá được thể hiện trong tất cả các hoạt động của chủ đề STEM, tuy nhiên trong hoạt động 2 và hoạt động 4 quá trình này cần được khai thác
  3. 10 triệt để. Trong hoạt động 2 học sinh sẽ thực hiện các quan sát, tìm tòi, khám phá để xây dựng, kiểm chứng các quy luật, qua đó học được kiến thức nền đồng thời rèn luyện các kĩ năng tiến trình như: quan sát, đưa ra dự đoán, tiến hành thí nghiệm, đo đạc, thu thập số liệu, phân tích số liệu Trong hoạt động 4, quá trình tìm tòi khám phá được thể hiện giúp học sinh kiểm chứng các giải pháp khác nhau để tối ưu hoá sản phẩm. Trong các bài học STEM, hoạt động học của học sinh được thực hiện theo hướng mở có "khuôn khổ" về các điều kiện mà học sinh được sử dụng (chẳng hạn các vật liệu khả dụng). Hoạt động học của học sinh là hoạt động được chuyển giao và hợp tác; các quyết định về giải pháp giải quyết vấn đề là của chính học sinh. Học sinh thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin để chia sẻ ý tưởng và tái thiết kế nguyên mẫu của mình nếu cần. Học sinh tự điều chỉnh các ý tưởng của mình và thiết kế hoạt động tìm tòi, khám phá của bản thân. Tiêu chí 4: Hình thức tổ chức bài học STEM lôi cuốn học sinh vào hoạt động nhóm kiến tạo Giúp học sinh làm việc trong một nhóm kiến tạo là một việc khó khăn, đòi hỏi tất cả giáo viên STEM ở trường làm việc cùng nhau để áp dụng phương thức dạy học theo nhóm, sử dụng cùng một ngôn ngữ, tiến trình và yêu cầu về sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành. Làm việc nhóm trong thực hiện các hoạt động của bài học STEM là cơ sở phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác cho học sinh. Tiêu chí 5: Nội dung bài học STEM áp dụng chủ yếu từ nội dung khoa học và toán mà học sinh đã và đang học Trong các bài học STEM, giáo viên cần kết nối và tích hợp một cách có mục đích nội dung từ các chương trình khoa học, công nghệ, tin học và toán. Lập kế hoạch để hợp tác với các giáo viên toán, công nghệ, tin học và khoa học khác để hiểu rõ nội hàm của việc làm thế nào để các mục tiêu khoa học có thể tích hợp trong một bài học đã cho. Từ đó, học sinh dần thấy rằng khoa học, công nghệ, tin học và toán không phải là các môn học độc lập, mà chúng liên kết với nhau để giải quyết các vần đề. Điều đó có liên quan đến việc học toán, công nghệ, tin học và khoa học của học sinh. Tiêu chí 6: Tiến trình bài học STEM tính đến có nhiều đáp án đúng và coi sự thất bại như là một phần cần thiết trong học tập Một câu hỏi nghiên cứu đặt ra, có thể đề xuất nhiều giả thuyết khoa học; một vấn đề cần giải quyết, có thể đề xuất nhiều phương án, và lựa chọn phương án tối ưu. Trong các giả thuyết khoa học, chỉ có một giả thuyết đúng. Ngược lại, các phương án giải quyết vấn đề đều khả thi, chỉ khác nhau ở mức độ tối ưu khi giải quyết vấn đề. Tiêu chí này cho thấy vai trò quan trọng của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo trong dạy học STEM.
  4. 11 1.5. Quy trình tổ chức bài học stem Tiến trình bài học STEM tuân theo quy trình kĩ thuật nêu trên nhưng các "bước" trong quy trình không được thực hiện một cách tuyến tính (hết bước nọ mới sang bước kia) mà có những bước được thực hiện song hành, tương hỗ lẫn nhau. Cụ thể là việc "Nghiên cứu kiến thức nền" được thực hiện đồng thời với "Đề xuất giải pháp"; "Chế tạo mô hình" được thực hiện đồng thời với "Thử nghiệm và đánh giá", trong đó bước này vừa là mục tiêu vừa là điều kiện để thực hiện bước kia. Vìvậy, mỗi bài học STEM được tổ chức theo 5 hoạt động như sau: Hoạt động 1: Xác định vấn đề Trong hoạt động này, giáo viên giao cho học sinh nhiệm vụ học tập chứa đựng vấn đề, trong đó học sinh phải hoàn thành một sản phẩm học tập cụ thể với các tiêu chí đòi hỏi học sinh phải sử dụng kiến thức mới trong bài học để đề xuất, xây dựng giải pháp và thiết kế nguyên mẫu của sản phẩm cần hoàn thành. Tiêu chí của sản phẩm là yêu cầu hết sức quan trọng, bởi đó chính là "tính mới" của sản phẩm, kể cả sản phẩm đó là quen thuộc với học sinh; đồng thời, tiêu chí đó buộc học sinh phải nắm vững kiến thức mới thiết kế và giải thích được thiết kế cho sản phẩm cần làm. – Mục đích: Xác định tiêu chí sản phẩm; phát hiện vấn đề/nhu cầu. – Nội dung: Tìm hiểu về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung (Bài ghi chép thông tin về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ; đánh giá, đặt câu hỏi về hiện tượng, sản phẩm, công nghệ). – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (nội dung, phương tiện, cách thực hiện, yêu cầu sản phẩm phải hoàn thành); Học sinh thực hiện nhiệm vụ (qua thực tế, tài liệu, video; cá nhân hoặc nhóm); Báo cáo, thảo luận (thời gian, địa điểm, cách thức); Phát hiện/phát biểu vấn đề (giáo viên hỗ trợ). Hoạt động 2: Nghiên cứu kiến thức nền và đề xuất giải pháp Trong hoạt động này, học sinh thực hiện hoạt động học tích cực, tự lực dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Trong bài học STEM sẽ không còn các "tiết học" thông thường mà ở đó giáo viên "giảng dạy" kiến thức mới cho học sinh. Thay vào đó, học sinh tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức để sử dụng vào việc đề xuất, thiết kế sản phẩm cần hoàn thành. Kết quả là, khi học sinh hoàn thành bản thiết kế thì đồng thời học sinh cũng đã học được kiến thức mới theo chương trình môn học tương ứng. – Mục đích: Hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp. – Nội dung: Nghiên cứu nội dung sách giáo khoa, tài liệu, thí nghiệm để tiếp nhận, hình thành kiến thức mới và đề xuất giải pháp/thiết kế. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Các mức độ hoàn thành nội dung (Xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới, giải pháp/thiết kế).
  5. 12 – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu đọc/nghe/nhìn/làm để xác định và ghi được thông tin, dữ liệu, giải thích, kiến thức mới); Học sinh nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu, làm thí nghiệm (cá nhân, nhóm); Báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, “chốt” kiến thức mới + hỗ trợ HS đề xuất giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. Hoạt động 3: Lựa chọn giải pháp Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày, giải thích và bảo vệ bản thiết kế kèm theo thuyết minh (sử dụng kiến thức mới học và kiến thức đã có); đó là sự thể hiện cụ thể của giải pháp giải quyết vấn đề. Dưới sự trao đổi, góp ý của các bạn và giáo viên, học sinh tiếp tục hoàn thiện (có thể phải thay đổi để bảo đảm khả thi) bản thiết kế trước khi tiến hành chế tạo, thử nghiệm. – Mục đích: Lựa chọn giải pháp/bản thiết kế. – Nội dung: Trình bày, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế để lựa chọn và hoàn thiện. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Giải pháp/bản thiết kế được lựa chọn/hoàn thiện. – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (Nêu rõ yêu cầu HS trình bày, báo cáo, giải thích, bảo vệ giải pháp/thiết kế); Học sinh báo cáo, thảo luận; Giáo viên điều hành, nhận xét, đánh giá + hỗ trợ HS lựa chọn giải pháp/thiết kế mẫu thử nghiệm. Hoạt động 4: Chế tạo mẫu, thử nghiệm và đánh giá Trong hoạt động này, học sinh tiến hành chế tạo mẫu theo bản thiết kế đã hoàn thiện sau bước 3; trong quá trình chế tạo đồng thời phải tiến hành thử nghiệm và đánh giá. Trong quá trình này, học sinh cũng có thể phải điều chỉnh thiết kế ban đầu để bảo đảm mẫu chế tạo là khả thi. – Mục đích: Chế tạo và thử nghiệm mẫu thiết kế. – Nội dung: Lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm; chế tạo mẫu theo thiết kế; thử nghiệm và điều chỉnh. – Dự kiến sản phẩm hoạt động của học sinh: Dụng cụ/thiết bị/mô hình/đồ vật đã chế tạo và thử nghiệm, đánh giá. – Cách thức tổ chức hoạt động: Giáo viên giao nhiệm vụ (lựa chọn dụng cụ/thiết bị thí nghiệm để chế tạp, lắp ráp ); Học sinh thực hành chế tạo, lắp ráp và thử nghiệm; Giáo viên hỗ trợ học sinh trong quá trình thực hiện. Hoạt động 5: Chia sẻ, thảo luận, điều chỉnh Trong hoạt động này, học sinh được tổ chức để trình bày sản phẩm học tập đã hoàn thành; trao đổi, thảo luận, đánh giá để tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện.
  6. 13 1.6. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI HỌC STEM (Công văn 5555 v/v đánh giá giờ dạy của GV) Nội dung Tiêu chí 1.Kế hoạch Mức độ phù hợp với chuỗi hoạt động và mục tiêu, nội dung và phương và tài liệu pháp dạy học được sử dụng. dạy học Mức độ rõ ràng của mục tiêu, nội dung, kĩ thuật tổ chức và sản phẩm cần đạt của mỗi nhiệm vụ học tập. Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động của học sinh. Mức độ hợp lý của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức các hoạt động của học sinh. 2. Tổ chức Mức độ sinh động hấp dẫn học sinh của phương pháp và hình thức hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập. cho học sinh Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh. Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập. Mức độ hiệu quả hoạt động của giáo viên trong viêc tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh. 3.Hoạt động Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả của học sinh học sinh trong lớp Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận và kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. IV.2. Một số giải pháp áp dụng mô hình giáo dục STEM tại trường THCS Lạc Lâm 2.1. Tập huấn – trao đổi phương pháp giáo dục STEM trong tổ chuyên môn - Tổ chức tập huấn lại phương pháp giáo dục STEM cho các thành viên còn lại của tổ ngay sau khi các thành viên được cử đ tập huấn hoàn thành khóa tập huấn của phòng – sở - bộ;
  7. 14 - Thực hiện tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học đối với các chủ đề STEM, gồm 6 bước: Bước 1. Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học Bước 2. Thảo luận góp ý kế hoạch bài học Bước 3. Tiến hành dạy và dự giờ Bước 4. Phân tích, rút kinh nghiệm bài dạy minh họa Bước 5. Xây dựng kế hoạch dạy học sau góp ý Bước 6. Cập nhật và điều chỉnh hàng năm 2.2. Xây dựng kế hoạch giáo dục STEM trong tổ (PHỤ LỤC 1) - Nhóm giáo viên cùng bộ môn dựa trên kế hoạch giáo dục và chuẩn kiến thức kỹ năng lựa chọn các bài học có thể dạy học theo STEM -> sản phẩm của bài học -> lựa chọn hình thức tổ chức bài học STEM -> xác định thời gian tổ chức trong năm học -> tổ trưởng hệ thống hóa và tổng hợp lại báo cáo cho ban giám hiệu; 2.3. Trưng bày sản phẩm STEM trong toàn trường (Hình ảnh minh họa) 2.4. Thành lập câu lạc bộ STEM - Ban chủ nhiệm: là giáo viên cốt cán có năng lực, hiểu biết về STEM, có nhiệt huyết, đam mê; - Học sinh tham gia: là những học sinh yêu thích khám phá, tìm tòi, sang tạo; - Ban chủ nhiệm: xây dựng cụ thể nội quy câu lạc bộ, nội dung – hình thức sinh hoạt 2.5. Chú ý khi xây dựng, thực hiện một bài học STEM - Phải xuất phát từ chuẩn kiến thức bộ môn, kết nối bối cảnh, tạo ra tiêu chí sản phẩm; - Cách tạo bối cảnh – vấn đề phải hay, hấp dẫn, phù hợp, gắn với các vấn đề thực tiễn; - STEM là một phương thức dạy học, cho nên khi xây dựng các tiêu chí cần chú ý tiêu chí là định hướng để học sinh tự học, tức là học sinh muốn đạt, vượt qua tiêu chí đó thì các em cần phải đọc cái gì, cần phải học cái gì để làm được sản phẩm hoặc phát triển sản phẩm; - Trước khi làm kế hoạch bài dạy, chúng ta cần phải bắt tay vào làm sản phẩm thử nghiệm – đây là quy trình bắt buộc; thầy cô phải đi trước, làm trước để: • Từ lý thuyết sang thực tế có làm được không? • Giúp thầy cô phát triển tiêu chí sản phẩm: vì khi thầy cô đóng vai trò là một học sinh, thầy cô sẽ phát hiện các công đoạn, phải áp phần kiến thức khó mới giải quyết được chứ không phải cứ tiêu chí này được 1 điểm, tiêu chí kia được 2 điểm mà chúng ta thấy phần nào, giai đoạn nào khó sẽ có số điểm tương ứng trong các tiêu chí ấy, điểm cao hơn .; - Có thể cho học sinh lặp lại các quy trình công nghệ mà có thể nhân loại đã đi qua nhưng vẫn rất mới với người học – còn nếu các em tạo ra sản phẩm/quy trình mới hoàn toàn thì cần khuyến khích, hỗ trợ;
  8. 15 - Trong quy trình 8 bước – 5 hoạt động: không bắt buộc hoạt động nào phải ở nhà, hoạt động nào phải ở lớp mà phải căn cứ vào thực tế để linh hoạt. Ví dụ: gộp hoạt động 1 và 2 thành 1 tiết, quy mô sản phẩm nhỏ thì thời gian không nhất thiết phải kéo dài; - Không nên giao hoàn toàn cho các em tự làm mà phải có sự phối hợp, hướng dẫn kỹ khung kế hoạch thực hiện, an toàn cho học sinh. - Phải có sự phối hợp liên môn để giải đáp thắc mắc khi học sinh gặp phải; - Tiêu chí sản phẩm phải có sự đóng – mở: • Đóng: cần làm rõ cho học sinh nội dung gì phải học (thể hiện trong các tiêu chí); • Mở: cùng 1 yêu cầu nhưng học sinh có thể thực hiện ra các sản phẩm đa dạng. - Cách dùng từ ngữ phải chuẩn xác: không dùng các từ như vật liệu phế thải (-> tái chế) hoặc năng lượng vĩnh cửu . 2.6. Mẫu bài STEM tham khảo (PHỤ LỤC 2) V. Kết quả áp dụng chuyên đề: Sau khi áp dụng chuyên đề: “Sử dụng phương pháp giáo dục STEM nhằm phát triển phẩm chất và năng lực cho học sinh lớp 9 tại trường THCS Lạc Lâm”, qua kết quả học tập của học sinh và thực tế giảng dạy bản thân tôi nhận thấy học sinh ngày càng yêu thích học tập hơn, học sinh năng động hơn; đã phát triển năng lực giải quyết vấn đề, phong cách học tập mới “học tập sáng tạo” cho học sinh. Kỹ năng vận dụng và sáng tạo, kỹ năng quan sát, lập kế hoạch, thực hành, phân tích và toán học, đánh giá và giao tiếp của học sinh được cải thiện rõ nét. Các em biết quan tâm, yêu thương nhau, chăm chỉ trong học tập.
  9. 16 C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1/ Kết luận Qua việc áp dụng một số phương pháp trên đối với học sinh ở lớp 9 của trường, tôi nhận thấy khả năng làm việc theo nhóm, kĩ năng thực hành của học sinh tốt hơn, kết quả học tập của học sinh chính xác, rút ngắn được thời gian, các em có hứng thú trong học tập, nâng cao khả năng tư duy, ý thức làm việc tập thể một cách có kỉ luật, an toàn khéo léo, tỉ mỉ, cẩn thận hơn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập. Thiết nghĩ, chính các em là nhà kiến trúc xây nên tòa lâu đài kiến thức. Tôi tin rằng với lòng yêu nghề mến trẻ, có cái tâm trong giảng dạy thì mọi khó khăn gì giáo viên cũng vượt qua và đạt kết quả như mong muốn. 2/ Kiến nghị: Để có được kết quả cao trong việc dạy và học. Bản thân tôi đề nghị địa phương và các cấp lãnh đạo cần có sự quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, xây phòng STEM để tiết học có chất lượng mang lại hiệu quả, kĩ năng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh được thành thạo, khéo léo hơn. Trường cần trang bị, mua thêm dụng cụ, hóa chất, sách bài tập nâng cao, sách tham khảo, tài liệu có liên quan đến thí nghiệm thực hành Tổ chức hội giảng, chuyên đề để giáo viên có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và học. Dù đã cố gắng, song trong quá trình thực hiện chuyên đề chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót, bản thân tôi rất mong quý đồng nghiệp góp ý để nội dung chuyên đề được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Lạc Lâm, ngày 01 tháng 11 năm 2020 Người viết Tổ trưởng chuyên môn Hà Văn Đồng
  10. 17 D. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu giáo dục Stem: Tập huấn cho cán bộ quản lí, giáo viên xây dựng chủ đề Stem trong giáo dục trung học năm 2019 2. Các văn bản liên quan (đã nêu trong cơ sở lí luận) 3. Tìm kiếm thông tin trang Goolge