SKKN Sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh

pdf 47 trang Hoàng Trang 13/05/2023 2300
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_su_dung_tro_choi_trong_day_hoc_mon_hoa_hoc_o_truong_thp.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hóa học ở trường THPT nhằm kích thích sự hứng thú học tập của học sinh

  1. Hoạt động 1 (15 phút) : Củng cố kiến thức về polime và vật liệu polime Hoạt động của GV Hoạt động của HS Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Thực hiện nhiệm vụ học tập: GV giao NVHT bằng cách chia hs -HS hình thành các nhóm theo quy thành 6 nhóm (2 bàn/1 nhóm) định, nhận nhiệm vụ học tập và làm + Nhóm 1,2,3: vẽ sơ đồ tư duy tóm việc theo nhóm tắt nội dung bài 13. Đại cương về - Thảo luận quy tắc làm việc trong polime nhóm, phân công nhiệm vụ + Nhóm 4,5,6: Vẽ sơ đồ tư duy tóm - Tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tắt nội dung bài 14. Vật liệu polime tập Báo cáo kết quả và thảo luận -Giáo viên tung xúc xắc, bấm máy -HS cử đại diện báo cáo sản phẩm tính, quay số để gọi 1 trong số 3 ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs nhóm (1,2,3) trình bày lại nội dung nhóm khác cùng tham gia thảo luận. sơ đồ tư duy bài 13. Đại cương về Tiếp tục tương tự với nhóm 4,5,6 về polime . nội dung sơ đồ tư duy bài 14. Vật liệu polime. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV đánh giá quá trình làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập. Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm. Chấm điểm sắc suất một số học sinh để lấy điểm kiểm tra thường xuyên. GV chốt kiến thức! Hoạt động 2 (30 phút) : Tổ chức trò chơi - Mục tiêu: Khắc sâu kiến thức về polime và vật liệu polime. Phát triển các phẩm chất, năng lực cho HS. Giúp HS hứng thú, tích cực trong học tập -GV yêu cầu các nhóm chuyên gia chuẩn bị trò chơi đã chuẩn bị sẵn lên bàn. - Hình thành nhóm các mảnh ghép: Tất cả các HS có cùng số thứ tự trong nhóm chuyên gia sẽ lập thành 1 nhóm ghép ( Có thể có 1 số nhóm sẽ có 5 hoặc 7 HS tùy sĩ số từng lớp, Riêng 12A2 có 5 nhóm). Sao cho mỗi nhóm ghép có ít nhất 1 chuyên gia trò chơi để làm trọng tài. 29
  2. - Sau khi hình thành nhóm các mảnh ghép thì HS bắt đầu trải nghiệm trò chơi do các nhóm chuyên gia chuẩn bị, và lần lượt di chuyển theo chuyền kim đồng hồ để trải nghiệm hết các trò chơi mà các nhóm đã chuẩn bị. Tại mỗi vị trí chỉ được chơi tối đa 5 phút. -Sau khi kết thúc, các nhóm sẽ trở về vị trí ban đầu. GV đánh giá nhận xét và có thể đánh giá sắc xuất một số HS để lấy điểm đánh giá thường xuyên( điểm miệng) B. KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH THIÊT KẾ TRÒ CHƠI. - Trên cơ sở học sinh đã làm quen với trò chơi “ Thủ lĩnh thẻ bài” và “ Bingo” trong bài 4. Luyện tập ESTE VÀ CHẤT BÉO và trò chơi “ Ghép các mảnh ghép tam giác” trong bài 14. VẬT LIỆU POLIME mà GV đã thiết kế và tổ chức cho HS chơi. - Trước khi học bài 15.LUYỆN TẬP POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME, GV yêu cầu HS các lớp thành lập nhóm để thiết kế trò chơi - Yêu cầu: + Nội dung liên quan đến chương POLIME VÀ VẬT LIỆU POLIME. + Hình thức: GV cung cấp cho các nhóm bộ các tam giác có sẵn để HS các nhóm tự thiết kế câu hỏi, câu trả lời theo một hình tùy ý. + Số mảnh ghép các nhóm lựa chọn phù hợp với thời gian chơi tối đa 5 phút cho nhóm khoảng 5-7 người. + Các nhóm phải có sản phẩm trước buổi diễn ra tiết học, chụp ảnh gửi GV duyệt trước + Giáo viên đánh giá sản phẩm trước, và trong khi các nhóm trải nghiệm trò chơi. + Một số hình gợi ý của GV: 30
  3. 3.2.2.2.Bài 28: Luyện tập: Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng A. KẾ HOẠCH BÀI HỌC I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về kiến thức - Củng cố kiến thức về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và một số hợp chất quan trọng của chúng 2. Về kĩ năng - Vận dụng kiến thức để giải thích các hiện tượng hóa học, kĩ năng giải bài tập về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng. 31
  4. - Rèn kĩ năng làm việc cá nhân và hoạt động nhóm; kĩ năng lắng nghe tích cực ; kĩ năng hợp tác ứng xử, giao tiếp khi thảo luận. - Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin; Sử dụng công nghệ thông tin. - Kĩ năng thuyết trình - Kĩ năng đánh giá đồng đẳng và tự đánh giá. 3. Về tình cảm, thái độ - Giáo dục cho HS ý thức nghiêm túc, tích cực thực hiện nhiệm vụ học tập; - Thái độ hợp tác trong làm việc nhóm. - Tạo hứng thú và niềm yêu thích môn hóa học. 4. Đinh hướng phát triển năng lực học sinh: - Định hướng phát triển năng lực chuyên biệt: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học; Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - Định hướng phát triển năng lực chung: Năng lực tự chủ, tự học; Năng lực giao tiếp, hợp tác; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Một số năng lực đặc thù của HS: Thẩm mỹ; Khoa học; công nghệ; Tin học . II. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Phương pháp trò chơi. - Phương pháp hợp tác nhóm nhỏ. - Kĩ thuật “ chia sẻ cặp đôi”: Think-Pair-Share. - Kĩ thuật sơ đồ tư duy. - Kĩ thuật mảnh ghép. III. CHUẨN BỊ 1. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án; kế hoạch hướng dẫn học sinh thiết kế và tổ chức trò chơi. - Giấy note; Phiếu bốc thăm: Kim loại kiềm Kim loại kiềm thổ NaOH NaHCO3 Na2CO3 KNO3 Ca(OH)2 CaCO3 Ca(HCO3)2 CaSO4 Nước cứng 32
  5. 2. Chuẩn bị của học sinh - Ôn tập kiến thức về kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng - Chuẩn bị trò chơi theo hướng dẫn của GV. - Giấy A0; bút dạ, bút màu IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức - Giới thiệu các thầy giáo, cô giáo về dự giờ. - Yêu cầu lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp. - Động viên HS tích cực học tập; chia lớp thành 6 nhóm ( 2 bàn 1 nhóm), gắn số thứ tự cho mỗi HS trong từng nhóm 2. Nội dung bài học Tiết 1( Tiết PPCT: 66): LUYỆN TẬP: TÍNH CHẤT CỦA KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG Hoạt động 1( 20 phút) : Ôn tập các nội dung đã học bằng kĩ thuật Think-pair-share - GV: Chia lớp thành 6 nhóm nhỏ, mỗi nhóm từ 6-7 học sinh (2 bàn), quy ước mỗi HS có 1 số thứ tự. Mỗi nhóm sẽ nhận được 1 bộ các nội dung để bốc thăm. Mỗi học sinh trong nhóm được phát 1 tờ giấy note (2 phút) - HS bốc thăm. Mỗi bạn hãy viết ra một tờ giấy note kiến thức cần nhớ về nội dung mình bốc thăm được thuộc một trong các nội dung sau: kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, Natrihiđroxit, Natrihidrocacbonat; Natricacbonat; Kalinitrat; Canxihidroxit; Canxicacbonat; Canxihidrocacbonat; Canxisunfat; Nước cứng. (Thời gian thực hiện 5 phút, được sử dụng tài liệu và sách giáo khoa-nếu cần) - Lưu ý: Học sinh trong một nhóm sẽ bốc thăm nội dung mình cần ôn tập lại sao cho nội dung mỗi bạn kể là không giống nhau. - Sau đó, hãy chia sẻ với bạn bên cạnh, bạn trong nhóm hoặc di chuyển tới bất cứ vị trí nào để chia sẻ nội dung của mình và hỏi các bạn khác (ghi chép lại) nội dung mà các bạn đã ghi chép, sao cho số nội dung các em nghe và ghi chép được là nhiều nhất. (5 phút) - Sau khi HS chia sẻ xong, GV hỏi xem ai là người trong số các em tự tin hỏi được nhiều nội dung nhất? HS trả lời; GV chọn 2 trong số các bạn hỏi được nhiều nhất để trình bày lại và cho điểm (5 phút). Hoạt động 2 (25 phút): Vẽ sơ đồ tư duy - GV: yêu cầu vẽ sơ đồ tư duy tóm tắt nội dung bài 28: Luyện tập Tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng (GV đã yêu cầu HS chuẩn bị sẵn giấy A0 và bút lông màu ở nhà rồi) 33
  6. - Yêu cầu: cô đọng, rõ ràng, nổi bật trọng tâm - Tiêu chí: 2,5 điểm 2 điểm 1,5 điểm 1 điểm Nội -Đúng, đầy đủ - Đúng ,đủ - Đảm bảo nội - Còn thiếu 1 dung - Cô đọng, dùng - Đôi chỗ còn dung vài nội dung từ khóa, icon hơi dài - Đôi chỗ còn - Nội dung (không rườm rà) rườm rà còn rườm rà. Hình - Logic, khoa học - Logic, khoa - Logic, khoa - Màu sắc thức -Sử dụng màu sắc học học chưa được hài hòa -Sự dụng màu -Sự dụng màu đẹp -Trình bày tốt bố sắc tương đối sắc chưa đẹp - Bố cục chưa cục của sơ đồ tư hài hòa -Bố cục chưa hợp lý duy (đậm, nhạt). -Biết cách bố hợp lý - Không có -Trang trí đẹp mắt cục của sơ đồ -Có trang trí trang trí. tư duy (đậm, nhạt). -Có trang trí Trình -Nhiệt tình, rõ - Nhiệt tình - Chưa nhiệt - Chưa nhiệt bày ràng. - Phản hồi khá tình, tình -Phản hồi tốt các tốt các thắc - Phản hồi khá - Phản hồi sai thắc mắc của mắc của nhóm tốt các thắc mặc hoặc chưa rõ nhóm khác khác ( 1,2 ý trả của nhóm khác các thắc mắc lời chưa rõ) (1,2 ý trả lời của nhóm chưa rõ ràng) khác. - Thời gian thực hiện: 10 phút - Sau khi HS hoàn thành, GV đổ xúc sắc (hoặc bốc quân bài, hoặc quay số ngẫu nhiên bằng các phần mềm hoặc trang web như: online-stopwatch.com .) để gọi nhóm thuyết trình; Sau đó đổ xúc xắc lần 2 gọi HS thuyết trình (HS đã có số thứ tự quy ước trước đó). Các nhóm khác bổ sung, phản biện và cho điểm( 10 phút). Tiết 2( Tiết PPCT: 67): HS tổ chức trò chơi theo kĩ thuật mảnh ghép Hoạt động 1 (4 phút): Nhóm chuyên gia. - Hình thành 6 nhóm chuyên gia ( Là nhóm đã được chia từ trước để cùng nhau thiết kế trò chơi; và cũng trùng với cách chia nhóm ở tiết 1); Bố trí ngồi theo 2 cụm: Cụm 1 (nhóm 1,2,3), Cụm 2 (nhóm 4,5,6); 34
  7. - 6 nhóm sẽ cùng nhau chuẩn bị trò chơi đã làm sẵn, phổ biến lại cho nhau nội dung, cách chơi, luật chơi. Hoạt động 2 (36 phút): Nhóm các mảnh ghép. - Các thành viên trong cùng cụm sẽ di chuyển theo quy định của GV để tạo thành nhóm ghép. Mỗi học sinh trong từng nhóm sẽ được phát 1 tờ giấy màu (xanh, đỏ, vàng). Các HS có giấy cùng màu trong cùng cụm sẽ lập thành 1 nhóm ghép, đảm bảo trong mỗi nhóm có ít nhất 1 HS là chuyên gia của trò chơi. - Tại mỗi nhóm ghép: Các chuyên gia sẽ phổ biến luật chơi (2 phút); Các HS khác trong nhóm tham gia chơi trò chơi trong thời gian tối đa là 10 phút dưới sự trọng tài của chuyên gia. - Hết 12 phút, các nhóm sẽ di chuyển trong cùng cụm để chơi tiếp trò thứ 2. Lúc này người phổ biến luật chơi và trọng tài là chuyên gia của trò chơi tương ứng. - 12 phút tiếp theo, các nhóm sẽ tiếp tục di chuyển trong cùng cụm để chơi tiếp trò cuối cùng. Hoạt động 3(5 phút) : Đánh giá - HS sẽ trở về nhóm chuyên gia ban đầu. Tiến hành nhận xét và đánh giá theo các tiêu chí GV đưa ra, nộp kết quả. + Đánh giá đồng đẳng: Thống nhất cho điểm Thiết kế và tổ chức trò chơi của 2 nhóm còn lại trong cùng cụm. + Tự đánh giá: Các thành viên trong nhóm tự đánh giá và cho điểm mình trong hoạt động thiết kế và tổ chức trò chơi - Giáo viên đánh giá quá trình làm việc nhóm, đánh giá sản phẩm trò chơi và cách thức tổ chức trò chơi. B. KẾ HOẠCH HƯỚNG DẪN HỌC SINH THIẾT KẾ TRÒ CHƠI. - GV lập nhóm Facebook “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM GAME HANDS-ON PHỤC VỤ VIỆC HỌC TẬP TÍCH CỰC” để hướng dẫn học sinh Thiết kế và tổ chức trò chơi 35
  8. -Thành viên trong nhóm facebook là học sinh 3 lớp 12A1, 12A2,12T1 ( Bắt buộc phải có các nhóm trưởng, các nhóm trưởng tự thêm các thành viên khác trong nhóm mình). + Nội dung: Sau khi các HS đã vào nhóm thì GV đăng các bài học để hướng dẫn học sinh Thiết kế và tổ chức trò chơi. Trong đó bài học quan trọng nhất là bài ” MỘT SỐ GỢI Ý TÌM KIẾM THIẾT KẾ GAME PHỤC VỤ HỌC TẬP TÍCH CỰC” giúp các em học sinh có thể khai thác, tìm kiếm kho dữ liệu khổng lồ của thế giới thông qua các trang web: google.com; youtube.com; pinterest.com. - Sau khi HS biết cách tìm kiếm ý tưởng cho trò chơi từ các Thầy Cô và HS trên thế giới, biết tìm kiếm và khai thác kho dữ liệu khổng lồ của Thế giới thì GV đưa ra nội dung và yêu cầu thiết kế và tổ chức trò chơi phục vụ học tập bài 28- Hóa học 12: Luyện tập Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và hợp chất của chúng. 36
  9. - Sau khi HS đã nắm được Nội dung , yêu cầu và các tiêu chí đánh giá của việc thiết kế trò chơi thì GV tiến hành các thảo luận để HS lên ý tưởng, góp ý các ý tưởng thông qua và hoàn thành trò chơi - Yêu cầu: + Chia mỗi lớp thành 6 nhóm (Mỗi nhóm có 5-7 HS) + 2 nhóm thiết kế 1 trò chơi tạo ra 2 sản phẩm giống nhau : các nhóm cùng làm 1 trò chơi là nhóm 1,4( Game A); Nhóm 2,5( Game B); Nhóm 3,6 ( Game C), theo đúng nội dung bài học dựa vào: video hướng dẫn của GV, tìm kiếm và khai thác kho dữ liệu thế giới 37
  10. + Mỗi Game chơi tối đa 10 phút, đảm bảo tối thiểu có 10 câu hỏi theo các mức độ : Nhận biết (30%); Thông hiểu (30%); Vận dụng (30%); Vận dụng cao (10%); + Các nhóm làm việc nhóm hiệu quả: phân công nhiệm vụ rõ ràng (có thể làm việc online hoặc offline); Có kết quả nhóm tự đánh giá; Sau khi các nhóm lên ý tưởng, góp ý, chỉnh sửa thì phải duyệt trước với giáo viên trước khi hoàn thiện. - Tiêu chí đánh giá: + Giáo viên đánh giá: Đảm bảo các tiêu chí(9đ) + Thưởng (1đ) Nhóm được nhận điểm thưởng nếu: Game có tính sáng tạo cao; Nhóm có video quá trình thực hiện, demo cách chơi Hoặc bất kì một điều đặc biệt nào khác Tiêu chí 3đ 2đ 1đ Nội dung, -Thể hiện được nội dung -Thể hiện được nội -Không đáp yêu cầu bài, đảm bảo thời gian dung nhưng chưa ứng được 50% yêu cầu sâu; nội dung và -Câu hỏi đảm bảo nội - Thời gian chưa yêu cầu dung: NB-TH-VD-VDC đảm bảo Tính hấp dẫn -Hấp dẫn, lôi cuốn người -Tính hấp dẫn -Không hấp chơi, có tính đối kháng. chưa cao dẫn Tổ chức hoạt -Game không bị lỗi;Có -Có lỗi, luật chơi -Không tổ động chơi phổ biến luật chơi rõ không rõ ràng. Chỉ chức được. ràng. Có phần thưởng một bộ phận lớp Không có luật cho người/đội thắng được tham gia chơi. cuộc (nên có). Tất cả thành viên trong lớp được tham gia. + Mỗi nhóm tự đánh giá quá trình làm việc nhóm của từng thành viên. Tinh thần phối hợp hoạt động nhóm Nhiệt Trách Mạnh Sáng Hợp Hoàn Nhóm Tên tình nhiệm dạn đề tạo tác thành Cụm HS 2điểm 2điểm xuất ý 1điểm 1điểm nhiệm vụ tưởng được giao 1điểm 3điểm 38
  11. + Các nhóm đánh giá lẫn nhau sau khi trải nghiệm Game. CỤM . Nhóm đánh giá . Nhóm được đánh giá Tên trò chơi Trò chơi hấp dẫn, lôi cuốn, có tính đối kháng (4 điểm) ĐÁNH GIÁ Đảm bảo nội dung yêu cầu (2 điểm) CHUYÊN Luật chơi cụ thể, dễ hiểu, mọi người đều GIÁ tham gia được (2 điểm) Chuyên gia nêu luật chơi, giải đáp được thắc mắc người chơi rõ ràng, dễ hiểu (1 điểm) Kinh phí hợp lý, trò chơi có thể áp dụng cho nhiều bài học, nhiều môn học (1 điểm) 3.3. Kết quả thực nghiệm. 3.3.1. Một số hình ảnh thực nghiệm Trong năm học 2019-2020, Tôi đã tiến hành thực nghiệm sử dụng trò chơi trong dạy học môn Hoá học ở 3 lớp 12T1,12A1,12A2 và lưu lại một số hình ảnh, video tại địa chỉ: 39
  12. 3.3.1.1. Hình ảnh tổ chức trò chơi do GV thiết kế. 40
  13. 3.3.1.2. Hình ảnh tổ chức trò chơi do HS thiết kế. 41
  14. 3.3.2. Kết quả khảo sát HS qua Google forms Kết quả thu được qua việc thăm dò ý kiến qua Google forms của hơn 92 học sinh (Lớp 12A1 và 12A2, 12T1) năm học 2019-2020 được thể hiện ở bảng sau: Không Phân TT Nội dung câu hỏi Đồng ý đồng ý vân Các trò chơi mà GV và HS đã sử dụng phù 1 hợp với nội dung bài học và khả năng học 86 00 06 tập của em. Phương pháp này giúp em dễ tiếp thu kiến 2 thức, nhớ kiến thức lâu hơn và mang lại kết 85 02 5 quả đáng kể trong học tập. Phương pháp này giúp em có cơ hội khám 3 phá, trải nghiệm trong học tập, phát triển 80 02 10 nhiều kĩ năng. Phương pháp này cần thiết trong hoạt động 4 dạy học môn Hoá học nói riêng và các môn 90 02 0 học nói chung. Em thật sự hứng thú, vui vẻ, tích cực với các 5 80 4 8 tiết học có sử dụng trò chơi Em được tham gia đầy đủ ở các trò chơi và 6 80 02 10 GV và HS tổ chức trong giờ học. Em mong muốn các Thầy Cô thường xuyên 7 áp dụng phương pháp dạy học có sử dụng trò 90 02 0 chơi. GV yêu cầu HS thiết kế trò chơi sử dụng 8 trong các tiết học là phù hợp khả năng của 79 06 07 em. 670 20 46 Tổng kết quả và tỷ lệ 91,03% 2,72% 6,25% 43
  15. - Kết quả chụp màn hình google forms: Từ quá trình thực nghiệm và kết quả điều tra tôi nhận thấy: - HS rất hứng thú học tập trong các tiết học có sự dụng phương pháp trò chơi kết hợp với phương pháp dạy học tích cực khác, hầu hết HS đều tham gia nhiệt tình, vui vẻ. HS củng cố, luyện tập và nắm vững kiến thức trong quá trình chơi, thiết kế, tổ chức trò chơi. Các kĩ năng của HS được phát triển và hoàn thiện sau mỗi tiết học. - Nói về chơi, tạo ra tính đối kháng và hiểu chơi sao cho thú vị, cập nhật trò chơi mới thì GV chắc chắn sẽ không bằng HS, chính vì vậy GV hướng dẫn cho HS tự thiết kế được các trò chơi sẽ giúp HS sáng tạo, tự học và học tập tích cực hơn. Kết quả bước đầu đạt được khi tôi áp dụng phương pháp trò chơi kết hợp phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học cho thấy việc đổi mới phương pháp dạy học là cần thiết và đáp ứng nhu cầu học tập của nhiều học sinh. 44
  16. PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận: Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành SKKN, tôi đã giải quyết được các vấn đề sau: - Nghiên cứu cơ sở khoa học về dạy học có sử dụng phương pháp trò chơi. - Khảo sát thực trạng có sử dụng trò chơi trong dạy và học ở trường phổ thông . - Thiết kế trò chơi và hướng dẫn học sinh thiết kế trò chơi tương ứng với nội dung bài học. - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở một số lớp tôi đang trực tiếp giảng dạy. - Báo cáo chuyên đề: “ Thiết kế Games – based- learning nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh”. Sau quá trình nghiên cứu và thực nghiệm, đề tài SKKN cũng mang lại ý nghĩa đối với bản thân và tập thể: - Đối với bản thân: Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ bản thân, đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học bộ môn Hóa học ở trường THPT theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho HS. - Đối với học sinh: Xây dựng, tổ chức dạy học sử dụng phương pháp trò chơi trong dạy học môn Hóa học sẽ giúp học sinh hiểu kiến thức một cách sâu sắc, nhớ kiến thức lâu hơn, học sinh hứng thú học tập hơn. Giúp HS phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, phát triển các kĩ năng, rèn luyện năng lực thông qua việc GV hướng dẫn HS tìm kiếm thông tin, thiết kế trò chơi, tổ chức trò chơi - Đối với đồng nghiệp: Từ kết quả thực hiện đề tài tôi có cơ hội chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm sử dụng trò chơi trong dạy học thông qua báo cáo chuyên đề “ Thiết kế Games – based- learning nhằm phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh”. Từ những ý nghĩa mà kết quả nghiên cứu đề tài SKKN thì bản thân tôi có hướng phát triển đề tài như sau: - Trước mắt, GV và HS cùng tìm kiếm, thiết kế nhiều trò chơi khác nhau phù hợp với từng nội dung bài học và áp dụng trên nhiều khối lớp, nhiều môn học, nhiều đơn vị trường học hơn nữa; - Đề tài mới chỉ đề cập đến dạy học có sử dụng trò chơi trực tiếp trên tay. Thời gian tới tôi sẽ tiến hành nghiên cứu phát triển thêm các trò chơi trực tiếp trên máy, kết hợp công nghệ, các phần mềm tin học, các website như để phong phú hơn các loại trò chơi, phù hợp với nhiều nội dung dạy học và hoạt động dạy học hơn. 45
  17. 2. Kiến nghị : Trong suốt quá trình dạy học, việc áp dụng các PPDH tích cực trong đổi mới PPDH dạy học là khách quan và điều cấp thiết. Qua quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi nhận thấy PPDH sử dụng trò chơi là một phương pháp dạy học tích cực, phù hợp với dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS. Do đó, tôi đưa ra những kiến nghị sau: - Sở Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường, tổ nhóm chuyên môn cần quyết liệt hơn nữa trong việc yêu cầu GV sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực. Mỗi GV cùng cố gắng để tất cả HS được tiếp cận với nhiều phương pháp dạy học tích cực, như thế HS sẽ không bị bỡ ngỡ, GV cũng không mất thời gian mỗi khi tổ chức các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học mới. - Các trường THPT nên tổ chức cuộc thi có áp dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học tích cực trong các chuyên đề, tiết học cụ thể giữa các tổ nhóm chuyên môn trong trường, hoặc theo cụm trường để từng GV có thể học tập và áp dụng một cách sáng tạo phù hợp với khả năng mỗi giáo viên, điều kiện từng bộ môn, từng nhà trường. Những kết quả thu được là kết quả của sự nỗ lực học hỏi, tìm tòi để phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của bản thân. Tuy nhiên, do hạn chế về khả năng, cũng như các điều kiện khách quan khác nên thiếu sót là điều không tránh khỏi. Kính mong nhận được sự góp ý của quý Thầy Cô và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Tôi hi vọng, đề tài sẽ góp phần đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn Hóa học ở trường THPT. 46
  18. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Thông tư số 32/2018/TT-BGĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào ban hành Chương trình Giáo dục phổ thông 2. Công văn số 1602/SGD&ĐT-GDTrH ngày 30/8/2019 của sở Giáo dục và Đào tạo Nghệ An về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019- 2020. 3.Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thông, môn Hóa học, Nxb Giáo dục Việt Nam. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kĩ năng môn Hóa học lớp 12, Nxb Giáo dục Việt Nam. 5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Hóa học 12, Nxb Giáo dục Việt Nam. 6. Hoàng Phê (chủ biên) ,2016, Từ điển tiếng việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Hồng Đức. 7. Nguyễn Ánh Tuyết (2000), Trò chơi trẻ em, NXB Phụ nữ. 8. Nguyễn Ngọc Trâm(2003), Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập nhằm phát triển khả năng khái quát hóa của trẻ MG lớn, Luận văn tiến sĩ giáo dục, viện KHGD. 9. Nguyễn Thị Nga, 2016, Lồng ghép trò chơi trong dạy học ngữ văn ở THPT, luận văn thạc sĩ , ĐH Quốc gia HN. 10. Nguồn internet: ; 11. Tài liệu tập huấn đổi mới dạy học và kiểm tra đánh giá trong quá trình dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất , năng lực học sinh trong trường Trung học Phổ thông, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm 2014. 47