SKKN Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ở trường THPT Bắc Yên Thành

docx 55 trang Giang Anh 26/09/2024 1110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ở trường THPT Bắc Yên Thành", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_tang_cuong_giao_duc_dao_duc_loi_song_ky_nang_song_cho_h.docx
  • pdfNguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Thủy - Trường THPT Bắc Yên Thành - Lĩnh vực kỹ năng sống.pdf

Nội dung tóm tắt: SKKN Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ở trường THPT Bắc Yên Thành

  1. 2.2. Về phía học sinh: Sau khi tiến hành triển khai thực hiện tiết sinh hoạt theo chủ đề “Tôi muốn đạt ước mơ”, chúng tôi đã nhận được nhiều kết quả tốt đẹp từ phía các em học sinh. Ở đơn vị công tác, chúng tôi tổ chức 1 lớp dạy thực nghiệm (TN) là 11D1 và 1 lớp đối chứng (ĐC) là 11C1 với sĩ số và trình độ học sinh ở các lớp tương quan nhau. Mục đích của kiểm tra, đánh giá học sinh: Để kiểm tra, đánh giá kiểm nghiệm tính hiệu quả của đề tài đã nêu. Lập phiếu điều tra: chúng tôi lập phiếu điều tra khảo sát mức độ hứng thú và kết quả thu nhận được vào cuối tiết sinh hoạt với phương châm khảo sát khách quan đối tượng, hệ thống câu hỏi phù hợp, có tính phân hóa học sinh. Kết quả ban đầu cho thấy: Bài kiểm tra mức độ hứng thú học tập của học sinh: Em hãy cho biết mức độ hứng thú của tiết học sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh ￿ Tiết sinh hoạt hứng thú￿ Tiết sinh hoạt bình thường ￿ Tiết sinh hoạt không hứng thú Kết quả thu được: Bảng đánh giá mức độ hứng thú với tiết sinh hoạt lớp Số lượng Tiết sinh hoạt Tiết sinh hoạt Tiết sinh hoạt Nhóm đối tượng HS hứng thú bình thường không hứng thú Lớp TN (11D1) 43 HS 38 HS– 88.4% 5 HS – 11.7% 0 HS – 0% Lớp ĐC (11C1) 43 HS 20 HS– 46.5% 13HS – 30.2% 10 HS – 23.3% Nhận xét: Hứng thú là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của tiết sinh hoạt lớp. Khi áp dụng đề tài, tiết sinh hoạt lớp trải qua nhẹ nhàng, vui tươi và rất sôi nổi. Tiết sinh hoạt lớp cuối tuần không còn là “bài ca muôn thủa” mà trở thành niềm háo hức, say mê mong chờ của các em. Hầu hết học sinh đều nhận thấy lợi ích, hiệu quả của việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống thông qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề. Các em thích tham gia và tham gia một cách tích cực, có hiệu những hoạt động trong tiết sinh hoạt lớp. Ở đó, các em được nêu lên ý kiến, được hoạt động nhiều hơn, tự đánh giá, phân tích những vấn đề được nêu ra để rút ra bài học kinh nghiệm. Ở đó, các em được xâm nhập vào thực tế qua giải quyết các tình huống, đóng vai để có cơ hội thể hiện bản thân nhiều hơn Nhờ vậy, phẩm chất đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh ngày được phát triển toàn diện. 45
  2. Bài kiếm tra kết quả thu đƣợc về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh: Để kiểm tra hiệu quả thu được về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, chúng tôi đã lập bảng khảo sát điều tra với câu hỏi: “Qua tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề em rút ra cho mình được những điều gì bổ ích?” Kết quả thu được như sau: Hình ảnh kết quả phiếu khảo sát học sinh sau tiết sinh hoạt ở lớp 11D1 và 11C1 46
  3. Bảng đánh giá kết quả thu đƣợc về đạo đức, lối sống, kỹ năng sống của học sinh: Yêu cầu cần đạt đƣợc về đạo đức, lối Nhóm đối tƣợng STT sống, kỹ năng sống Thực nghiệm Ðối chứng Có khả năng nhận ra điểm mạnh, năng 1 40HS - 93% 15HS-34.8% lực bản thân để chọn nghề phù hợp Biết lựa chọn và điều chỉnh nghề nghiệp 2 35HS – 81.4% 12HS-27.9% phù hợp ước mơ, năng lực bản thân Biết tôn trọng ước mơ, lựa chọn nghề 3 30 HS – 69.8% 10HS-23.2% nghiệp người khác Có trách nhiệm với ước mơ, lựa chọn 4 33 HS -76,7% 75HS-37.2% nghề nghiệp của mình Biết tự đề ra kế hoạch, thiết lập mục tiêu, 5 42HS -97.7% 21HS- 50% biến ước mơ thành hiện thực Biết diễn đạt ý kiến ngắn gọn, rõ ràng, 6 làm cho người nghe hiểu được chính xác 38HS – 88.4% 19HS-44.2% nội dung, biết kết hợp cử chỉ, điệu bộ Biết hợp tác trong làm việc nhóm để giải 7 40HS – 93% 20HS-46.5% quyết vấn đề Biết kiểm soát cảm xúc để ứng phó căng 8 30 HS – 69.8% 16HS-37.2% thẳng, giải quyết xung đột Biết xây dựng mối quan hệ thầy cô, bạn 9 43HS – 100% 30HS-69.8% bè đúng mực 10 Khác 1HS – 2.3% 0 Nhận xét: Tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề không chỉ tạo hứng thú mà còn góp phần hình thành phẩm chất đạo đức, rèn luyện kỹ năng sống, lối sống cho học sinh, khích lệ sự thay đổi thái độ hành vi chuẩn mực. Qua những thảo luận, chia sẻ, lắng nghe học hỏi lẫn nhau đã khơi dậy ở các em ước mơ tốt đẹp từ đó nhận thức được trách nhiệm, có niềm tin quyết tâm để biến ước mơ thành hiện thực. Cũng qua tiết sinh hoạt chủ đề này đã hình thành và phát triển ở học sinh phẩm chất trung thực (trung thực trong việc lựa chọn ước mơ phù hợp năng lực bản thân, không chạy theo mơ ước của người khác), nhân ái (biết tôn trọng, chia 47
  4. sẻ với ước mơ của bạn bè, người thân), tự lập (tự lên kế hoạch để thực hiện ước mơ của mình, quyết tâm nỗ lực học tập và rèn luyện để chinh phục ước mơ), trách nhiệm (có trách nhiệm với ước mơ của mình, trách nhiệm góp ý cho bạn và hoàn thiện bản thân mình). Đồng thời, các em cũng rèn luyện được cho các em nhiều kỹ năng như kỹ năng tự nhận thức bản thân (nhận ra điểm mạnh bản thân để lựa chọn ước mơ phù hợp năng lực), kỹ năng giao tiếp (học sinh có khả năng lắng nghe chia sẻ của thầy cô, bạn bè, đồng thời biết thuyết trình trước tập thể, trao đổi ý kiến trong nhóm, có khả năng phản biện ý kiến người khác), kỹ năng hợp tác (cùng chia sẻ, làm việc với nhóm trong quá trình tìm hiểu các vấn đề, đóng kịch), kỹ năng giải quyết vấn đề (cách giải quyết vấn đề của bản thân trước các vấn đề đưa ra thảo luận, đưa ra giải pháp tích cực, hiệu quả) Nhờ tiết sinh hoạt theo chủ đề này, học sinh có kỹ năng kiểm soát cảm xúc, ứng xử linh hoạt, tạo được mối quan hệ tốt đối với bạn bè, thầy cô Các phẩm chất đạo đức, lối sống, kỹ năng sống được hình thành và phát triển qua những tiết sinh hoạt lớp như thế này thực sự sẽ thấm sâu và tạo nên những chuyển biến tích cực trong tâm hồn, nhân cách của các em học sinh để trên cơ sở đó, các em tích cực tham gia học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng bản thân. Các em được rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được để phát triển. PHẦN III. KẾT LUẬN 1. Kết luận: Qua nhiều năm áp dụng việc đổi mới sinh hoạt lớp theo chủ đề nhằm tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, chúng tôi nhận được nhiều tín hiệu tích cực: - Ðối với học sinh: Phần lớn học sinh đã có những thay đổi rõ rệt trong nhận thức, chuyển biến tích cực trong hành vi đạo đức, lối sống, kỹ năng sống. Các em luôn cảm thấy phấn khởi hứng thú và chờ đón tiết sinh hoạt lớp cuối tuần. Hầu hết học sinh đã có tinh thần tự giác cao trong học tập, yêu thương, tôn trọng lẫn nhau, biết nhắc nhở nhau cùng tiến bộ, biết hợp tác khi làm việc nhóm để giải quyết vấn đề, biết trình bày ý kiến và mong muốn bản thân, có tinh thần trách nhiệm, biết tự quản, tự lập, nghiêm túc, luôn luôn trung thực, biết ước mơ và quyết tâm biến ước mơ thành hiện thực, có khả năng kiểm soát bản thân để ứng phó căng thẳng, xung đột trong học tập và cuộc sống Những thay đổi tích cực từ phía học sinh đã tiếp thêm động lực cho giáo viên chủ nhiệm ngày càng tâm huyết với nghề, tích cực tìm tòi đổi mới, linh hoạt phương pháp các hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh. - Ðối với giáo viên: Qua quá trình thực hiện tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề, giáo viên chủ nhiệm đã tháo gỡ được những vướng mắc trong quá trình giáo dục đạo 48
  5. đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng được tập thể lớp học sôi nổi, chủ động, tích cực, thân thiện, cởi mở. Đồng thời, giáo viên chủ nhiệm cũng nâng cao nghiệp vụ sư phạm, tích lũy kinh nghiệm trong quá trình giáo dục, quản lí học sinh. 2.Kiến nghị và đề xuất: Để làm tốt công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề, chúng tôi xin đề xuất: - Về phía nhà trƣờng: Cần tăng cường tập huấn, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, cung cấp nhiều tài liệu hướng dẫn giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề. Để nâng cao chất lượng tiết sinh hoạt lớp theo chủ đề cần lựa chọn các chủ đề sinh hoạt cụ thể, bổ ích, gắn với nhu cầu hứng thú học sinh và phù hợp tâm lí, khả năng hiểu biết của các em. Thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh với các trường THPT trên địa bàn để trao đổi học hỏi lẫn nhau, nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. - Về phía giáo viên chủ nhiệm: Giáo viên cần mạnh dạn, chủ động đổi mới phương pháp, hình thức giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề một cách sinh động, tạo không khí lớp học thoải mái, vui vẻ, thân thiện. Muốn vậy, giáo viên chủ nhiệm cần phải thực sự tâm huyết với nghề, yêu thương học sinh thực sự. Việc giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề cần được áp dụng thường xuyên và linh hoạt. Bên cạnh đó, giáo viên chủ nhiệm cũng cần kết hợp với các hình thức giáo dục khác như hoạt động trải nghiệm, ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp để hình thành và phát triển học sinh một cách toàn diện. Trên đây là toàn bộ nội dung của đề tài sáng kiến kinh nghiệm: “Tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh thông qua hình thức sinh hoạt lớp theo chủ đề ở Trường THPT Bắc Yên Thành”, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý vị và bạn bè đồng nghiệp. Yên Thành, tháng 4/2022 Nhóm tác giả 49
  6. TÀI LI U THAM KHẢO 1. Các văn bản hành chính có liên quan đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh ở nhà trường phổ thông. 2. Bùi Văn Trực, Tiết sinh hoạt chủ nhiệm với kỹ năng sống, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2017. 3. Bùi Văn Trực, Phạm Thế Hưng, Phương pháp giảng dạy kỹ năng sống, Nhà xuất bản văn hóa thông tin, 2019. 4. Hà Nhật Thăng, Phương pháp cộng tác của người giáo viên chủ nhiệm ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2001. 5. Nguyễn Thanh Bình, Một số vấn đề trong công tác chủ nhiệm lớp ở trường THPT hiện nay, Nxb Đại học sư phạm, 2011. 6. Thanh Tuấn, Giáo viên chủ nhiệm thời đại 4.0, trang Web đăng ngày 25/03/2018. 7. Theo GS Nguyễn Minh Thuyết, Người thầy – người bạn lớn, Báo điện tử Đại biểu nhân dân, trang Văn hóa – Giáo dục, đăng ngày 19/11/2010. 8. Một số trang web có nội dung liên quan đến vấn đề nghiên cứu. 50