SKKN Thực trạng và giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Thực trạng và giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- skkn_thuc_trang_va_giai_phap_phong_ngua_quay_roi_tinh_duc_ch.doc
- Bia SKKN.doc
- Bien ban cham va xet duyet sang kien V2.doc
- Phieu cham sang kien - DUNG.doc
- Phieu cham sang kien V2.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Thực trạng và giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên Yên Lạc
- này, phản ứng chủ yếu của các nạn nhân của quấy rối tình dục thường thụ động, im lặng chịu đựng, mặc cảm, một số khác lại có suy nghĩ tiêu cực và né tránh như bỏ học, trốn học “tuyệt vọng muốn ở nhà luôn ”. Còn với các bạn Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc, khi trở thành nạn nhân của quấy rối tình dục, các bạn cảm thấy như thế nào? + 20% các bạn học sinh thấy rằng quấy rối tình dục gây tổn thương về sức khỏe + 26% các bạn học sinh thấy rằng nạn nhân sẽ bị tổn hại về mặt tinh thần + 54% các bạn học sinh lựa chọn và thấy rằng sau khi bị quấy rối tình dục nạn nhân sẽ bị tổn hại về cả tinh thần và sức khỏe. - Kĩ năng ứng phó của HS Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc khi bị quấy rối tình dục Thực nghiệm cho thấy có tới 82% số HS trong Trung tâm đã không phản ứng lại mạnh mẽ với hành vi này, các bạn lựa chọn cách né tránh, phớt lờ coi như không có chuyện gì xảy ra. - Đánh giá của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc về hành vi quấy rối tình dục: Theo kết khảo sát lấy ý kiến của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc. Các bạn học sinh đã thảo luận rất sôi nổi và đưa ra ý kiến như sau: - 21% học sinh lựa chọn là hành vi vi phạm pháp luật về quyền con người. Các bạn cho rằng: Quấy rối tình dục là hành vi xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của 27
- người khác hoặc nghiêm trọng hơn nạn nhân còn bị xâm phạm về thân thể. Theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Do đó quấy rối tình dục là hành vi vi phạm pháp luật và những kẻ quấy rối sẽ phải chịu sự trừng phạt của luật pháp. Vì vậy khi các bạn bị quấy rối các bạn hãy lên tiếng với các cơ quan thi hành luật pháp. - 49% học sinh cho rằng đó là hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, xúc phạm đến người nhận Qua trao đổi, để khẳng định ý kiến của mình các bạn học sinh cho rằng: + Quấy rối tình dục là một trong những hành vi thiếu đạo đức đáng chê trách nhất vì quấy rối tình dục cũng được xem là một dạng bạo lực về tinh thần. + Khi những hành vi quấy rối tình dục lặp đi lặp lại sẽ làm cho nạn nhân từ trạng thái xấu hổ, bực mình, khó chịu chuyển sang sợ hãi, hoang mang, rơi vào khủng hoảng tinh thần và có những ám ảnh thường xuyên. Họ mất sự tự tin và lòng tin vào người khác. Dần dần mất thoải mái kèm sợ hãi sẽ tạo nên một yếu tố mới xen lẫn vào đời sống làm thay đổi tâm lý của họ. Sự chịu đựng, ấm ức, buồn tủi làm đầu óc họ bị căng thẳng, dẫn đến trầm cảm, bi quan, ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và khả năng học tập và làm việc. + “Cơ thể chúng ta là của chúng ta” do đó bất kì một hành vi quấy rối nào cũng 28
- đáng lên án vì nó không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, với văn hóa ứng xử giữa người với người. - Một bộ phận các bạn đã đánh giá rất đầy đủ về hành vi quấy rối tình dục thể hiện là có tới 30% học sinh lựa chọn cả hai phương án vừa là vi phạm đạo đức, văn hóa ứng xử và là hành vi vi phạm pháp luật về quyền con người. - Giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho HS Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Tác giả đã đề ra một số giải pháp sau: * Đối với bản thân các em học sinh - Lường trước khả năng bị quấy rối tình dục Các bạn cần nắm được những thông tin: khi nào, ở đâu dễ bị quấy rối tình dục, ai là kẻ có thể quấy rối, thủ đoạn của kẻ đó như thế nào và cần học hỏi những kinh nghiệm phòng chống quấy rối tình dục để chủ động tự bảo vệ mình. Để phòng ngừa bị quấy rối tình dục cần: Tránh các vị trí nguy cơ hoặc tình huống không an toàn như: + Không đi một mình ở nơi tối tăm, nơi vắng vẻ, không nên ra ngoài khi quá khuya. + Không cho người lạ đến gần đến mức độ họ có thể chạm tay vào người mình. Không để người lạ vào nhà khi chỉ có một mình ở nhà. Không nên ở trong phòng kín với người không quen biết, ngay cả với người quen nhưng khiến bạn cảm thấy có điều gì 29
- đó không ổn. Từ chối sự giúp đỡ của người lạ, không nhận quà, không đi chơi xa với người quen biết trên mạng xã hội. + Trang phục lịch sự: Không nên mặc trang phục quá ngắn, quá hở khi đi ra đường một mình, khi tham gia các hoạt động đông nam giới + Hành vi ứng xử chuẩn mực. + Lường trước những tình huống xấu: Ở những nơi công cộng như đi dã ngoại cùng bạn bè, đi bể bơi, rạp chiếu phim, thang máy, xe buýt, bạn cũng cần lường trước những tình huống xấu có thể xảy ra, tự vạch định kế hoạch trong đầu phương án ứng phó. Tốt nhất con gái khi đi ra ngoài luôn mang một số vật dụng đơn giản phòng khi có trường hợp xấu xảy ra (như dũa móng tay, lọ xịt nước hoa, ) + Tin vào linh tính của mình để thoát khỏi tình huống nguy hiểm. - Làm gì khi bị quấy rối tình dục? Cách tốt nhất để các bạn giải quyết vấn đề này đó là đừng sợ hãi, hãy lên tiếng. Thay vì sợ hãi và xấu hổ, bạn hãy quát thật to để những người xung quanh có thể nghe thấy "Này! Anh làm cái trò gì thế?" hoặc nặng nề hơn. Nếu bạn sợ xấu hổ thì nhầm to, khi bạn quát lên như thế, kẻ xấu hổ và sợ hãi chính là bọn chúng. Lũ yêu râu xanh luôn bị mọi người căm ghét và phỉ nhổ. Ngay cả trong trường hợp chỉ có mình bạn với hắn, bạn càng phải hô hoán để áp đảo tinh thần "quân thù". Kẻ gian phải sợ người ngay chứ. Nếu kẻ đó là người quen biết, càng dễ để bạn tự vệ: "Nếu ông (anh) động vào người tôi, tôi sẽ tố cáo!" Tuy nhiên trong trường hợp mà chúng ta không thể chạy thoát ngay được thì các bạn cần phải bình tĩnh, nhẹ nhàng từ chối hoặc dùng kế “hoãn binh” nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian chờ thời cơ để có người trợ giúp hoặc thoát thân. Nếu kẻ quấy rối dùng vũ lực khống chế ép buộc quan hệ tình dục, nhận thấy chống cự có thể nguy hiểm đến tính mạng phải chuyển đổi thái độ, không nên la hét, gào khóc sẽ làm cho kẻ quấy rối mất bình tĩnh dẫn đến hành vi nguy hiểm mà cần phải nhượng bộ, vờ chấp nhận yêu cầu, làm theo ý muốn của kẻ quấy rối để hắn chủ quan từ đó tìm cơ hội thoát thân hoặc có thể bảo đảm an toàn tính mạng. Sau khi thoát ra khỏi tình huống bị cưỡng bức, cho dù có bị quấy rối hay chưa cũng cần phải báo ngay cho người thân, người có thể bảo vệ bạn để nhờ giúp đỡ, can thiệp, xử lý kẻ quấy rối đồng thời phải báo ngay cho cơ quan công an nơi gần nhất để ghi nhận vụ việc, điều tra làm rõ hành vi phạm tội của kẻ quấy rối. Và chẳng may nếu bị quấy rối, cho dù có bị đe dọa, ép buộc, tuyệt 30
- đối không được im lặng, thỏa hiệp với kẻ quấy rối mà cần phải báo ngay với người thân có thể bảo vệ mình và cơ quan công an để điều tra, xử lý kẻ quấy rối. Các bạn cần phải tin tưởng vào bạn bè và gia đình của mình, đó chính là hậu phương vững chắc và tuyệt vời nhất. Can đảm lên các bạn sẽ thắng! * Sự chung tay của gia đình – nhà trường – xã hội - Đối với các ban ngành, đoàn thể xã hội cần: Tuyên truyền về kiến thức phòng ngừa quấy rối tình dục và Luật phòng chống xâm hại tình dục qua các hệ thống đài phát thanh, truyền hình, các diễn đàn cho học sinh, phụ huynh và những người làm công tác giáo dục. Cần có biên chế cho nhân viên công tác xã hội làm việc trong các phòng tham vấn học đường tại các nhà trường. - Đối với Trung tâm có thể tổ chức các diễn đàn trao đổi trên quy mô toàn trường theo chủ điểm về vấn nạn quấy rối tình dục và giải pháp phòng ngừa, khắc phục. Qua các diễn đàn, thầy cô giáo, cha mẹ học sinh và những người lớn có liên quan nắm bắt được những băn khoăn, lo lắng, biết được những thiếu hụt về nhận thức và kĩ năng phòng ngừa quấy rối tình dục của các bạn, nhận biết được những vấn đề mà học sinh đang gặp phải từ đó có những biện pháp giáo dục và xây dựng kế hoạch phù hợp hơn với các bạn. Trung tâm cần tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động tuyên truyền về phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh với sự tham gia của các bạn học sinh trong trường về chủ đề này dưới nhiều hình thức khác nhau như các câu lạc bộ, cuộc thi, Trung tâm cũng cần tổ chức tập huấn hoặc có chương trình đào tạo cho cho phụ huynh học sinh và một số giáo viên về kỹ năng và kiến thức giảng dạy về giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản vị thành niên, giáo dục phòng tránh quấy rối tình dục. Ngoài ra Trung tâm cần trang bị thêm các tài liệu giáo dục phòng tránh quấy rối và xâm hại tình dục trong thư viện trường để giáo viên và học sinh tham khảo. Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh và thân thiện. Xây dựng lối sống, văn hóa ứng xử trong học đường văn minh, lịch sự. Đảm bảo cơ sở vật chất tốt cho công tác giáo dục của nhà trường. - Đối với gia đình: Cha mẹ cần tin tưởng, ủng hộ, có tinh thần xây dựng với các hoạt động giáo dục của nhà trường. Mỗi thành viên trong gia đình, trước hết là cha mẹ, phải luôn đồng hành cùng con, giáo dục, trang bị cho con những kiến thức, kỹ năng cơ 31
- bản trong việc nhận diện, phòng, chống các hành vi quấy rối tình dục. c. Kết luận Bằng các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, thông qua việc khảo sát ý kiến của 200 học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc, tác giả nhận thấy có tới 85% các bạn học sinh trong Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc từng gặp phải hành vi quấy rối tình dục trong cuộc sống. Tuy nhiên nhận thức của các bạn còn rất mơ hồ, các bạn thiếu kĩ năng bảo vệ bản thân lẫn kiến thức về cách phòng tránh và xử lý những tình huống liên quan đến quấy rối tình dục. NGUYÊN NHÂN KHIẾN HS BỊ QUẤY RỐI TÌNH DỤC Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân khách quan - Đặc điểm tâm sinh lí: sự phát triển c, - Tác động từ cha mẹ: thiếu quan tâm tới thể chất, đời sống tâm hồn, tình cảm con, thiếu kiến thức về tâm sinh lí lứa tuổi, - Đặc điểm nhân cách sự phát triển tự kĩ năng phòng chống QRTD ý thức, thế giới quan - Tác động từ nhà trường, thầy cô - Nhận thức mơ hồ, thiếu kĩ năng - Mặt trái của nền kinh tế thị trường phòng chống QRTD. - Chính sách pháp luật hiện hành còn nhiều tồn tại, thiếu xót GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC Bản thân HS Gia đình, nhà trường, xã hội - Học hỏi nâng cao kiến thức, kĩ năng Sự chung tay của gia đình – phòng ngừa quấy rối tình dục. nhà trường – xã hội - Lường trước tình huống, nguy cơ bị quấy rối để phòng tránh. - Đừng sợ hãi, hãy lên tiếng khi bị quấy rối tình dục. 32
- 7.2. Về khả năng áp dụng của sáng kiến Bằng các phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn, thông qua việc khảo sát ý kiến của 200 học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc, tác giả đã hoàn thành mục tiêu đề ra của đề tài là nghiên cứu thực trạng mức độ hiểu biết, vận dụng kỹ năng phòng chống quấy rối tình dục của học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc; đưa ra các giải pháp định hướng phát triển kỹ năng phòng chống quấy tình dục cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc. Với sáng kiến này sẽ giúp các bạn học sinh trong Trung tâm trang bị thêm được những kiến thức, kỹ năng phòng chống quấy rối tình dục để các bạn học sinh tự bảo vệ được mình trước những nguy cơ bị quấy rối tình dục, đồng thời trở thành những tuyên truyền viên đắc lực về phòng chống quấy rối tình dục. Sáng kiến “Thực trạng và giải pháp phòng ngừa quấy rối tình dục cho học sinh Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc” tôi đã áp dụng tại Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc và có thể áp dụng rộng rãi trên tất cả các trường THPT, Trung tâm GDNN – GDTX trong huyện, tỉnh. 8. NHỮNG THÔNG TIN CẦN ĐƯỢC BẢO MẬT (nếu có) 9. CÁC ĐIỀU KIỆN CẦN THIẾT ĐỂ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN - Đối với lãnh đạo cấp cơ sở: + Phải có lòng yêu nghề, tâm huyết với sự nghiệp giáo dục; quyết tâm đưa chất lượng giảng dạy và giáo dục ngày một đi lên. Làm tốt công tác tham mưu với ngành, địa phương; phát huy vai trò tiên phong của người lãnh đạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. + Chú trọng công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến, nhận thức sâu sắc tới cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh trong việc nâng cao nhận thức phòng ngừa quấy rối tình dục cho các em học sinh. + Phải xây dựng kế hoạch và thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra. Các biện pháp thực hiện phải cụ thể, phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế của trường mình, giáo viên và học sinh mình. Trong công tác giảng dạy nhà trường không đặt ưu tiên việc chỉ giảng dạy kiến thức mà cần chú trọng nhiều hơn nữa đến công tác giáo dục, rèn luyện các kĩ năng sống cho học sinh đặc biệt là kĩ năng phòng chống quấy rối tình dục. Tạo mọi điều kiện về thời gian, con người, trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị để giáo viên thực hiện sáng kiến khoa học của mình. 33
- - Đối với giáo viên: Tâm huyết với nghề, thương yêu, gần gũi, quan tâm tới tất cả các đối tượng học sinh; không ngừng học hỏi, tìm tòi, tích lũy kinh nghiệm từ đồng nghiệp, qua các hội thảo, phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh cập nhật thông tin của học sinh liên tục, kịp thời. Tránh để học sinh rơi vào trạng thái tiêu cực, bi quan rồi mới phát hiện ra. Giáo viên phải xây dựng được hệ thống các câu hỏi để đánh giá hiểu biết của học sinh - Đối với học sinh: Trong quá trình tham gia dự án học sinh cần tham gia một cách tích cực. Đối với việc trả lời các câu hỏi cần nghiêm túc, cởi mở trao đổi, đưa ra ý kiến của bản thân mình. 10. ĐÁNH GIÁ LỢI ÍCH THU ĐƯỢC HOẶC DỰ KIẾN THU ĐƯỢC DO ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả Sau khi dự án được thực hiện, qua thăm dò, trao đổi ý kiến với các giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn trường và ban đại diện cha mẹ học sinh tôi nhận thấy các em học sinh sau khi tham gia dự án đã nâng cao được nhận thức, kĩ năng và đề ra được các giải pháp phòng ngừa, đấu tranh các biểu hiện của hành vi quấy rối tình dục dưới mọi hình thức nhằm hạn chế ảnh hưởng của vấn nạn này đối với mọi người và đặc biệt đối với học sinh. Các em học sinh cảm thấy mình như được quan tâm, trở nên thân thiết với bạn bè, thầy cô nhiều hơn từ đó các em dám mạnh dạn bày tỏ tâm tư, tình cảm cũng như những vấn đề gặp phải trong cuộc sống để các em không cảm thấy cô đơn trong cuộc chiến với nạn quấy rối tình dục vẫn diễn ra xung quanh các em. Sáng kiến đòi hỏi giáo viên không những nắm chắc kiến thức chuyên môn mà còn phải tích cực trao đổi, học hỏi những kiến thức, kĩ năng giáo dục học sinh. Từ thực tiễn nghiên cứu, bản thân tôi cũng như tất cả đội ngũ giáo viên nhận thấy việc giáo dục kiến thức, kĩ năng phòng chống quấy rối tình dục cho các em học sinh thực sự là một việc làm hết sức cần thiết đối với mọi người và đối với mọi thời đại. Đó không phải là một hoạt động mang tính thời vụ mà nó là cả một quá trình dài, xuyên suốt trong tất cả các lĩnh vực giáo dục để các em học sinh phát triển một cách toàn diện đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Mọi kĩ năng sống, kĩ năng ứng xử, nhận thức với bạn bè, với mọi người, với nhà trường, gia đình, xã hội và với 34
- tương lai của đất nước sau này, tất cả đều được khởi nguồn vun đắp từ quá trình tự ý thức về chính bản thân mình ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Hơn nữa đây không phải chỉ là công việc của của riêng giáo viên mà của cả cộng đồng, của cả xã hội. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh hiện nay đang là nhu cầu thiết yếu đối với các em học sinh khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường, việc giáo dục các kỹ năng sống không chỉ đơn thuần là để phòng tránh mà còn để cho các em biết cách xử lý khi gặp phải những tình huống thực thế đến với mình. Đây là trong những hoạt động rất cần phát huy và tổ chức thường xuyên. Hiện nay, có rất nhiều trường trung học đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh vào trong chương trình học ngoại khóa để trang bị cho học sinh những kiến thức về cuộc sống và kỹ năng sống, nhất là các kỹ năng phòng tránh quấy rối tình dục. Giá trị thực tiễn của sáng kiến được Ban Giám đốc Trung tâm GDNN - GDTX Yên Lạc chứng nhận. 11. DANH SÁCH NHỮNG TỔ CHỨC/CÁ NHÂN ĐÃ THAM GIA ÁP DỤNG THỬ HOẶC ÁP DỤNG SÁNG KIẾN LẦN ĐẦU Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Nguyễn Thị Dung Trung tâm GDNN – GDTX Yên Lạc Tâm lý xã hội , ngày tháng năm Yên Lạc, ngày 25, tháng 4, năm 2020. Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến (Ký tên, đóng dấu) Nguyễn Thị Dung 35
- PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA TÌM HIỂU VỀ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA QUẤY RỐI TÌNH DỤC CHO HỌC SINH TRUNG TÂM GDNN-GDTX YÊN LẠC Các bạn học sinh thân mến! Quấy rối tình dục đã và đang là vấn nạn rất nhức nhối của xã hội và đáng quan tâm trong học sinh. Vậy, quấy rối tình dục là gì? Tại sao chúng ta lại bị quấy rối tình dục? Cần phải làm gì để phòng ngừa và đẩy lùi vấn nạn này trong cuộc sống của chúng ta. Xin bạn vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây. Các câu trả lời hoàn toàn phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và được bảo mật. Bạn hãy chọn nội dung bạn cho là đúng ở các câu sau: Câu 1: Bạn hiểu thế nào là quấy rối tình dục? Là hành vi cố tình đụng chạm sờ mó, cấu véo, tấn công tình dục Là hành vi nháy mắt, gợi dục, gửi thư có tài liệu khiêu dâm, tranh ảnh về tình dục. Là hành vi sử dụng lời nói khiếm nhã, gợi dục, đưa ra đề nghị hoặc đe dọa đáp ứng hành vi QRTD. Tất cả các ý kiến trên Câu 2: Bạn đã từng là nạn nhân hoặc chứng kiến ai đó bị quấy rối tình dục chưa? Chưa Đã từng Câu 3: Theo bạn đối tượng học sinh thường bị những kẻ QRTD hướng tới là? Nữ sinh Nam sinh Học sinh khuyết tật, mồ côi, hoàn cảnh khó khăn Cả ba phương án trên Câu 4: Theo bạn những kẻ tham gia quấy rối tình dục người khác là ai? Người xa lạ Người quen biết, bạn bè, người thân. Tất cả các đối tượng trên Câu 5: Bạn hãy cho biết nguyên nhân nào khiến các bạn bị quấy rối tình dục? Ít tuổi, không biết tự bảo vệ mình Do dễ bị dụ dỗ bằng cách nâng điểm, tặng quà, vật chất có giá trị 36
- Do bị ép buộc, đe dọa, nắm vào điểm yếu Do ăn mặc mát mẻ, đi đứng, ngồi hớ hênh khiến người khác để ý Cơ thể phổng phao khiến những tên “yêu râu xanh” luôn rình rập Câu 6: Theo bạn quấy rối tình dục để lại hậu quả gì đối với các nạn nhân? Tổn thương về mặt tinh thần. Tổn thương sức khỏe. Cả hai Câu 7: Bạn đánh giá quấy rối tình dục là hành vi như thế nào? Hành vi vi phạm pháp luật về quyền con người Là hành vi vi phạm chuẩn mực đạo đức, văn hóa ứng xử, xúc phạm đến người khác. Cả hai đáp án trên Câu 8: Khi bị quấy rối tình dục bạn sẽ: Phớt lờ coi như chưa có chuyện gì xảy ra Chối bỏ và tự nhủ cho rằng họ chỉ đùa, vô tình hoặc đang đang tỉnh mình Né tránh, xin chuyển lớp, chuyển trường Đương đầu và báo cáo hành vi của kẻ quấy rối Câu 9: Bạn cần làm gì để phòng ngừa quấy rối tình dục cho bản thân? Không đi một mình tới nơi vắng vẻ, trời tối Không đi với người lạ, không nhận sự giúp đỡ, nhận quà của người lạ Không để người khác giới chạm vào cơ thể của mình Mặc kín đáo, tránh khêu gợi dục vọng của người tiếp xúc. Tin vào linh tính của mình để thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Tất cả các đáp án Câu 10: Bạn hãy đề xuất một số giải pháp để phòng ngừa quấy rối tình dục trong chính ngôi trường mà bạn đang học? Tham gia các hoạt động phong trào thanh thiếu niên Học hỏi nâng cao nhận thức và kĩ năng để tự bảo vệ mình và mọi người xung quanh Hãy lên tiếng tố cáo những kẻ có những hành vi quấy rối tình dục người khác. Sự chung tay của gia đình – nhà trường – xã hội để đẩy lùi nạn quấy rối tình dục Cảm ơn các bạn đã đóng góp ý kiến! 37
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Lao động - Thương binh - Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam(25/5/2015) công bố: “Bộ Quy tắc ứng xử về quấy rối tình dục tại nơi làm việc” ở Việt Nam. 2. Nguyễn Thị Đào (2014), “Phòng ngừa xâm hại tình dục trẻ em và vai trò của công tác xã hội”. 3. Nguyễn Văn Đồng (2004): Tâm lí học phát triển, NXB Chính Trị Quốc gia, Hà Nội 4. Nguyễn Văn Hồng (2009): Tâm lí học lứa tuổi và sư phạm, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Nguyễn Minh Hạc (2002): Tuyển tập tâm lí học, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 6. Nhiều tác giả (2017), “5 cuốn sách cha mẹ nào cũng cần phải biết để giúp con phòng tránh xâm hại tình dục”, Trang thông tin điện tử Baomoi.com, tại baomoi.com 7. Hà Thái Linh (2012): Tài liệu hướng dẫn nghiên cứu khoa học, NXB Giáo dục, Hà Nội. 8. Lương Thị Khánh Linh (2007): Tìm hiểu đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh THPT, Niên luận, Hà Nội. 9. Phạm Thị Thúy (2017), Cẩm nang phòng tránh xâm hại cho con - Cha mẹ cần biết trước khi quá muộn, Hà Nội 10. Một số website: dantri.com.vn Trithuctre.com.vn Hoahoctro.vn Tienphong.vn Baomoi.com 38