SKKN Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Trực Đại

doc 31 trang Đinh Thương 15/01/2025 190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Trực Đại", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_ung_dung_giao_duc_steam_trong_to_chuc_hoat_dong_kham_ph.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Ứng dụng giáo dục STEAM trong tổ chức hoạt động khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi tại trường Mầm non Trực Đại

  1. 17 - Cho trẻ xem video về quy trình pha nước muối, phát cho trẻ 1 khay dụng cụ đã chuẩn bị trước và 1 phiếu in quy trình pha nước muối. Sau khi các nhóm nhận đủ dụng cụ sẽ tiến hành làm nhiệm vụ nhóm: Trong 15 phút các nhóm hãy thực hiện quy trình pha nước muối theo các bước như trong phiếu. Trẻ có thể làm theo nhóm hoặc làm cá nhân, mỗi trẻ 1 chai nước muối cho chính bản thân trẻ. Bước 3: Chia sẻ - Trưng bày sản phẩm tại chỗ của mình. - Trẻ đi xung quanh quan sát sản phẩm của các bạn. Bước 4: Áp dụng: - Thực hành các bước súc miệng nước muối. - Cho trẻ xem video các bước súc miệng nước muối đúng cách: + Rót 100ml nước nuối ra cốc. + Súc miệng 2 lần tại khoang miệng và nhổ ra, mỗi lần 15s. + Ngửa cổ súc miệng 2 lần tại cổ họng và nhổ ra, mỗi lần 15s. Giáo viên hướng dẫn trẻ đếm 15s thầm trong đầu. Bước 5: Đánh giá - Hôm nay các con thấy các bạn trong nhóm học như thế nào? - Bạn nào trong nhóm tích cực nhất? - Con có góp ý gì cho các bạn không? Cô đánh giá trẻ theo bảng đánh giá mà cô đã chuẩn bị. Không những tổ chức hoạt động khám phá trong lớp học mà tôi còn tổ chức hoạt động khám phá ngoài lớp học, chăm sóc vườn rau, vườn ươm, nhận ra sự phát triển của cây.
  2. 18 Hình ảnh trẻ trải nghiệm chăm sóc vườn rau, vườn ươm, nhận ra sự phát triển của cây Tổ chức hoạt động ngoài trời như chơi, làm thí nghiệm, trải nghiệm gắn liền với môi trường trải nghiệm tự nhiên. Sau khi lồng ghép giáo dục STEAM vào hoạt động khám phá khoa học, tôi nhận thấy trẻ rất hào hứng tham gia các hoạt động. Trẻ tìm hiểu thế giới một cách say sưa, kiến thức lĩnh hội được sâu hơn và nhiều kỹ năng tốt cũng được hình thành. Trẻ được hoạt động theo nhóm, nêu ý kiến của cá nhân, giúp trẻ phát triển tư duy nhạy bén hơn, sáng tạo hơn khi tham gia các hoạt động. Trẻ mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều so với việc làm mẫu theo cô. Không những vậy, việc áp dụng phương pháp giáo dục STEAM vào dạy trẻ giúp trẻ tự tin rằng mình được thể hiện khả năng, cảm xúc của mình ở bất cứ mọi nơi. Trẻ đoàn kết, biết lắng nghe, biết chọn lọc những ý kiến để hoàn thành mục đích của nhóm và của bản thân. Giải pháp 4: Làm tốt công tác tuyên truyền, phối hợp với Cha mẹ trẻ Để nâng cao hiệu quả của việc chăm sóc, giáo dục trẻ ứng dụng giáo dục STEAM tôi đã tích cực làm công tác tuyên truyền tới các bậc Cha mẹ trẻ: - Thông qua buổi họp cha mẹ học sinh, vào các giờ đón, trả trẻ: Tôi trao đổi với Cha mẹ trẻ về kiến thức và tầm quan trọng của giáo dục STEAM đối với giáo dục mầm non. Giới thiệu các sản phẩm STEAM do cô và trẻ tự làm, từ đó vận động tới các bậc cha mẹ ủng hộ đồ dùng là vật thật từ gia đình đem đến làm học liệu ở lớp cho trẻ khám phá, các nguyên liệu để trẻ ứng dụng tạo ra sản phẩm. Trao đổi, giúp Cha mẹ trẻ có những hiểu biết cơ bản về giáo dục STEAM để đồng hành dạy trẻ tại gia đình khi giáo viên giao việc cho trẻ ở nhà.
  3. 19 Hình ảnh Tuyên truyền qua Hội nghị họp Cha mẹ học sinh vào các giờ đón trả trẻ - Trên bảng tuyên truyền, nhóm zalo của lớp: Tôi chia sẻ với các bậc Cha mẹ về các tài liệu liên quan đến giáo dục STEAM, chương trình học, nội dung giáo dục các tháng, nhu cầu đối với hoạt động của trẻ và mong muốn sự tham gia của cha mẹ cùng kết hợp với giáo viên đem cuộc sống thực vào trong lớp học để trẻ có cơ hội trải nghiệm khám phá và áp dụng thực tiễn.
  4. 20 Hình ảnh giáo viên tuyên truyền trên nhóm zalo của lớp - Bên cạnh đó, tôi mời Cha mẹ trẻ đến trải nghiệm với các con về ngày hội STEAM tại lớp, mời Cha mẹ trẻ tham gia một số hoạt động cùng với trẻ như “Làm chuông gió”, trải nghiệm “Bé vui đón tết”, “Làm cây thông noel” Cô đưa ra ý tưởng, cha mẹ trẻ phối kết hợp cùng cô tổ chức sự kiện và trẻ được trải nghiệm, tham gia các dự án và được hoạt động.
  5. 21 Hình ảnh cha mẹ trẻ tham gia hoạt động STEAM làm chuông gió cùng con III. Hiệu quả do biện pháp đem lại Qua quá trình áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý của các bạn đồng nghiệp trong trường, sự ủng hộ của cha mẹ học sinh. Lớp học của tôi đã thu hoạch được những hiệu quả như sau: 1. Hiệu quả kinh tế Tận dụng nguyên vật liệu phế thải của địa phương, được cha mẹ học sinh đóng góp, ủng hộ nên tiết kiệm được chi phí trong việc đầu tư đồ dùng đồ chơi và thiết bị dạy học. 2. Hiệu quả về mặt xã hội - Đối với giáo viên Trong quá trình nghiên cứu và áp dụng thực tế, tôi đã rút ra cho mình nhiều kinh nghiệm hơn, hình thức tổ chức hoạt động cho trẻ sáng tạo hơn, tích cực hơn trong việc tìm kiếm, sưu tầm lựa chọn học liệu phục vụ cho các hoạt động. Đồ dùng, đồ chơi dạy học phục vụ cho các hoạt động phong phú và hấp dẫn, mang lại hiệu quả cao trong các hoạt động của trẻ. Luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình và tin tưởng quý mến của Cha mẹ trẻ. - Đối với trẻ Trẻ yêu thích hoạt động trí tưởng tượng phong phú hơn. Trẻ tự tin, tích cực, hứng thú và say mê trong việc thử nghiệm để tạo ra sản phẩm. Trẻ có kỹ năng khi tham gia các hoạt động nhóm tốt hơn, kỹ năng thuyết trình tốt hơn, chủ động hơn trong vấn đề khám phá hoặc là một số vấn đề trẻ
  6. 22 muốn được tìm hiểu thì trẻ sẽ chủ động đặt câu hỏi và tìm hiểu, khám phá về đối tượng không hề phụ thuộc vào cô giáo. Có ý thức về bảo vệ môi trường, biết giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, biết lựa chọn những nguyên liệu sẵn có để làm đồ dùng đồ chơi và bảo quản đồ dùng đồ chơi mình tự làm. - Đối với Cha mẹ trẻ Khi có sự phối hợp giữa giáo viên và Cha mẹ trẻ cảm nhận được sự gần gũi về cách thức giáo dục “ở nhà mẹ cũng là cô giáo và khi ở trường cô giáo như mẹ hiền” trẻ có điều kiện thuận lợi khi thực hiện lồng ghép các hoạt động STEAM. Nhận thức được tính tích cực của việc ứng dụng STEAM trong quá trình giáo dục trẻ, từ đó thường xuyên phối hợp với nhà trường chăm sóc giáo dục các con, ngày càng tin tưởng cô giáo, gửi con em mình đến lớp đều đặn hơn, không còn tình trạng học sinh nghỉ học tùy tiện, sẵn lòng ủng hộ về mọi mặt trong các phong trào của lớp cũng như của trường. 3. Khả năng áp dụng và nhân rộng Biện pháp đã được các bạn đồng nghiệp trong trường cùng tham khảo và áp dụng. Với đề tài này có thể áp dụng được với trẻ ở các độ tuổi mẫu giáo trong các trường mầm non. Sau 1 năm thực hiện biện pháp này tôi thấy hiệu quả mà giáo dục STEAM mang lại rất cao và nhận thấy cơ sở vật chất, phòng học của nhà trường đủ đáp ứng việc xây dựng 1 phòng STEAM cho trẻ hoạt động nên đã chủ động tham
  7. 23 mưu đề xuất với Ban giám hiệu triển khai xây dựng và đã hoàn thành 1 phòng STEAM có đầy đủ các điều kiện cho trẻ được hoạt động. Hình ảnh phòng STEAM của trường mầm non Trực Đại. IV. Cam kết không sao chép hoặc vi phạm bản quyền Biện pháp của tôi là mới, chưa bộc lộ công khai trong văn bản, sách báo, chưa được cơ quan, đơn vị cá nhân nào áp dụng, không trùng với các giải pháp của người khác đã được áp dụng. Bản thân tôi sẽ cố gắng học hỏi nhiều hơn nữa để tìm ra những giải pháp tốt nhất nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của trẻ theo chương trình giáo dục hiện hành. TÁC GIẢ BIỆN PHÁP Phạm Thị Thoa
  8. 24 CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP .
  9. 25 PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH (xác nhận, đánh giá, xếp loại) .
  10. 26 PHỤ LỤC I KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TÍCH HỢP STEAM VÀO HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ KHOA HỌC Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên Độ tuổi: Trẻ 4-5 tuổi Hoạt động theo Tuần/ chương trình Giáo dục Hoạt động STEAM Nội dung chính Thứ mầm non - Lĩnh vực phát triển chính Tuần 1/ Hoạt động chính: - Khám phá: + Cô cho trẻ quan sát cảnh Thứ hai trời mưa trên vi tính Phát triển nhận thức - + Quá trình tạo thành Khám phá khoa học: mưa? Các con thấy trời mưa thì Đề tài “ Mưa” mây như thế nào? - Giải pháp: Khi đi dưới trời mưa các + Cho trẻ làm thí con phải làm gì? Kiến thức nghiệm: Sự bốc hơi của nước Khi trời mưa thì có hiện - Trẻ nhận biết được tượng gì xảy ra? một số hiện tượng tự nhiên như: gió, mây, Gió thổi như thế nào? mưa nhỏ, mưa to, sấm, Sét có nguy hiểm không? chớp, sét. Mưa có lợi ích gì? - Trẻ biết được ích lợi tác hại của hiện tượng Mưa quá nhiều thì sẽ như tự nhiên đối với đời thế nào? sống của con người. Nếu trời không mưa nhiều Kỹ năng ngày thì sẽ xảy ra hiện tượng gì? - Rèn trẻ có kỹ năng trả lời câu hỏi rõ ràng, + Cô khái quát lại mưa là mạch lạc, đủ câu. hiện tượng thiên nhiên, mưa đem lại lợi ích cho - Phát triển trí thông con người, cung cấp nước minh, tưởng tượng, tư ăn, nước uống, nước sinh duy, sáng tạo thông hoạt, lao động sản xuất
  11. 27 Hoạt động theo Tuần/ chương trình Giáo dục Hoạt động STEAM Nội dung chính Thứ mầm non - Lĩnh vực phát triển chính qua quan sát thí làm cho cây cối xanh tươi nghiệm sự bốc hơi của đâm chồi nảy lộc nhưng nước. nếu mưa quá nhiều sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng như lũ lụt gây chết - Trẻ thấy được sự người, chết con vật, phá thay đổi của cảnh vật hỏng mùa màng, phá hỏng và con người khi trời nhiều công trình. mưa thấy được ích lợi + Khi trời mưa các con có và tác hại của mưa. ra ngoài không? Nếu ra ngoài thì phải như thế Thái độ nào? Giáo dục trẻ biết giữ + Cô cho trẻ làm thí gìn sức khỏe khi thời nghiệm sự bốc hơi của tiết thay đổi. Không nước và quá trình tạo chơi ngoài mưa. Biết thành mưa. giữ gìn và bảo vệ môi trường. Cho trẻ thử đoán xem điều gì sẽ xảy ra khi ta cho tấm kính trên miệng cốc nước nóng. Cô cho trẻ làm và quan sát, trả lời câu hỏi. Khi nước bốc hơi lên gặp lạnh ngưng tụ thành gì đây? Như vậy các con đã hiểu quá trình tạo thành mưa như thế nào chưa? Nước ở ao hồ khi mặt trời soi khiến nhiệt độ nóng
  12. 28 Hoạt động theo Tuần/ chương trình Giáo dục Hoạt động STEAM Nội dung chính Thứ mầm non - Lĩnh vực phát triển chính lên làm cho nước bốc hơi, gặp khí lạnh ngưng tụ thành mây, mây nặng sà xuống gặp không khí nóng tan dần ra tạo thành mưa. Ngoài mưa là hiện tượng tự nhiên ra các con còn biết các hiện tượng tự nhiên nào khác nữa?
  13. 29 PHỤ LỤC II Đường link các video về hoạt động ứng dụng STEAM Video 1: Khám phá quả trứng: Video 2: Thí nghiệm núi lửa phun trào: Video 3: Thử nghiệm làm chong chóng quay: