SKKN Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ linh hoạt, thích ứng với diễn biến dịch Covid 19 tại trường Mầm non Trực Thắng
Bạn đang xem tài liệu "SKKN Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ linh hoạt, thích ứng với diễn biến dịch Covid 19 tại trường Mầm non Trực Thắng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
skkn_xay_dung_ke_hoach_va_to_chuc_thuc_hien_cac_hoat_dong_nu.doc
Nội dung tóm tắt: SKKN Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ linh hoạt, thích ứng với diễn biến dịch Covid 19 tại trường Mầm non Trực Thắng
- Nhà trường phân công cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên để quản lý, theo dõi, chăm sóc và bảo đảm an toàn cho trẻ mọi lúc, mọi nơi, đặc biệt giờ ăn, giờ ngủ của trẻ. * Tổ chức hoạt động giáo dục Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục linh hoạt ứng phó diễn biến dịch bệnh COVID-19. Tận dụng thời gian khi dịch bệnh đang được kiểm soát, trẻ đến trường học trực tiếp, lựa chọn các mục tiêu, nội dung giáo dục cốt lõi, ưu tiên tổ chức các hoạt động giúp trẻ có kiến thức, kĩ năng cần thiết theo độ tuổi, đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi theo chương trình giáo dục mầm non. Riêng đối với trẻ 5 tuổi, ưu tiên tổ chức các hoạt động giáo dục giúp trẻ đạt những kiến thức, kỹ năng cần thiết như kỹ năng học đọc, học viết, kỹ năng tự phục vụ , đảm bảo hoàn thành chương trình giáo dục mầm non khi kết thúc năm học, sẵn sàng vào học lớp 1 với mục tiêu thay đổi hình thức linh hoạt với điều kiện dịch bệnh, đảm bảo thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt, chương trình giáo dục mầm non theo hướng dẫn của Bộ, Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể: - Hoạt động đón, trả trẻ: Chuyển từ hình thức đón, trả trẻ tại lớp học sang hình thức đón, trả trẻ tại cổng trường, đo thân nhiệt, sát khuẩn tay trước khi vào trường; phân luồng giờ đón, trả trẻ theo khối lớp. Không nhận trẻ có biểu hiện như: sốt, ho, mệt mỏi .vào trường; hằng ngày nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ trước khi đến trường báo cáo về Ban thường trực của trường trước 7h30.
- - Hoạt động thể dục buổi sáng: Chuyển từ hình thức tập trung tại sân trường sang hình thức tại lớp học. Ban giám hiệu, tổ chuyên môn thống nhất bài thể dục buổi sáng theo chủ đề, giám sát việc tổ chức thực hiện của giáo viên. - Hoạt động học, hoạt động chơi các góc: Tăng cường tổ chức theo hình thức nhóm nhỏ, cá nhân; lựa chọn hình thức sắp xếp vị trí chỗ ngồi của trẻ đảm bảo tối đa khoảng cách theo các nhóm từ 2-3 trẻ/nhóm và cá nhân; động viên, khuyến khích trẻ luân phiên tham gia hoạt động tại các góc.
- - Hoạt động ngoài trời: Ban giám hiệu nhà trường xây dựng lịch hoạt động ngoài trời cho trẻ đảm bảo độ giãn cách và hạn chế tối đa việc giao lưu giữa các nhóm, lớp.
- - Giáo viên, nhân viên nhóm, lớp thành lập các nhóm zalo, Facebook của nhóm, lớp thường xuyên trao đổi thông tin, nắm bắt tình hình, phối hợp với phụ huynh trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ. - Các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn của tổ đảm bảo theo quy định, linh hoạt với hai hình thức trực tiếp và trực tuyến qua phần mềm Zoom phù hợp với tình hình diễn biến của dịch bệnh COVID-19. Triển khai tập huấn xử lý các tình huống khi xảy ra dịch trong nhà trường tới toàn cán bộ, giáo viên và nhân viên sẵn sàng và chủ động ứng phó với tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh. Với biện pháp triển khai kế hoạch nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ chủ động, linh hoạt, hiệu quả, đến nay chưa có ca F0 là cán bộ, giáo viên, nhân viên xuất hiện trong nhà trường. Kết thúc học kì I năm học 2021-2022, các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ được đảm bảo theo đúng kế hoạch. Ngày 14 tháng 02 năm 2022, rất vinh dự cho cô và trò nhà trường được đón đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo do Thứ trưởng Ngô Thị Minh làm Trưởng đoàn tới thăm và kiểm tra hoạt động dạy học trực tiếp tại đơn vị. Qua kiểm tra, đoàn đánh giá cao công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp xã, ghi nhận những nỗ lực, cố gắng và sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của nhà trường trong triển khai thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch Covd-19 an toàn, hiệu quả. 2.5 Giải pháp 5 Kết hợp cùng Hội CMHS, các Ban ngành, đoàn thể cùng chăm lo, đảm bảo an toàn cho trẻ trong mùa dịch. Nhà trường thường xuyên trao đổi thông tin đến phụ huynh và tiếp nhận thông tin từ phụ huynh qua các kênh thông tin như qua cổng thông tin điện tử của nhà trường, nhóm zalo, Facebook trao đổi trực tiếp qua các buổi họp phụ huynh, giờ đón trả trẻ, qua hệ thống đài truyền thanh của xã Mời đại diện Chính quyền địa phương, ban chi hội phụ huynh đến dự các ngày hội ngày lễ của trẻ nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền. Thường xuyên trao đổi với phụ huynh về tình hình sức khỏe của trẻ, theo dõi, nắm bắt tình hình sức khỏe trẻ em trước khi đến trường, nếu trẻ có biểu hiện ho sốt tuyên truyền phụ hunh chăm sóc trẻ tại gia đình, tránh lây lan dịch bệnh trong trường học. Nhà trường thành lập tổ thẩm định kho dữ liệu trực tuyến dùng chung của nhà trường xây dựng kịch bản, thẩm định nội dung, quay video phối hợp, hướng dẫn phụ huynh nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục tại nhà, đảm bảo trẻ đạt được mục tiêu, kết quả mong đợi theo độ tuổi như: hướng dẫn thực đơn dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ trong mùa dịch, hướng dẫn một số trò chơi phát triển vận động, các kỹ năng tự phục vụ, một số hoạt động giáo dục các lĩnh vực phát triển, viết bài tuyên truyền trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp
- đăng tải lên cổng thông tin điện tử của nhà trường, lên các nhóm zalo của lớp để kết hợp với phụ huynh chăm sóc, giáo dục trẻ tại nhà. III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI 1.Hiệu quả về kinh tế: 2. Hiệu quả về mặt xã hội :
- Trong năm học 2021– 2022 qua học kỳ I sau khi tôi mạnh dạn áp dụng các giải pháp nêu trên vào thực tế tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ tại trường mầm non Trực Thắng nơi tôi công tác, tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau: * Đối với trẻ: - Trẻ tới lớp nhanh nhẹn khỏe mạnh, tự tin tích cực tham gia các hoạt động trên lớp, làm việc trao đổi chia sẻ bày tỏ ý kiến của mình với các bạn, tỉ lệ trẻ đạt các mục tiêu cao, đa số trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân tốt, số trẻ mắc covid không còn. Kết quả theo đánh giá trên trẻ của nhà trường kết thúc học kỳ II năm học 2021 - 2022: Mức độ đạt Số trẻ được TT Nội dung KS Đạt Chưa đạt % 1 Trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân 425 98% 2% Trẻ đạt được các mục tiêu 100 2 425 0% % Trẻ hứng thú tích cực tham gia với các 3 425 99% 1% hoạt động học trên lớp Đối chiếu với bảng đánh giá đầu năm học tôi thấy số trẻ mắc covid giảm rất nhiều, trẻ có kỹ năng tự phục vụ bản thân, hứng thú tích cực tham gia các hoạt động tăng lên rõ rệt, và đặc biệt số trẻ đạt được các mục tiêu là100%. Vì vậy có thể kết luận rằng nếu vận dụng sáng tạo linh hoạt, thích ứng các biện pháp như tôi đã làm ở trên thì hiệu quả của việc chăm sóc giáo dục trẻ được nâng lên rõ rệt, trẻ vừa có sức khỏe tốt, đảm bảo an toàn mà vẫn tiếp thu tốt các kiến thức trong tất cả các hoạt động. * Đối với giáo viên: - Tất cả giáo viên đều được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động: “Tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ linh hoạt thích ứng với diễn biến dịch covid 19 tại trường mầm non Trực Thắng” Đặc biệt là đã nắm vững nội dung, phương pháp, hình thức đổi mới của hoạt động này. Từ khi sử dụng các biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ linh hoạt thích ứng với dịch bệnh covid -19, với các giải pháp trên giáo viên trường tôi rất tự tin và phấn khởi vì kết quả đạt trên trẻ rất tốt, số trẻ mắc covid-19 giảm, trẻ hứng thú trong các hoạt động học, phát triển tính tự lập cho trẻ, đó cũng là động lực mà bản thân tôi sẽ không ngừng phấn đấu học hỏi ở bạn bè đồng nghiệp, tiếp tục nghiên cứu các giải pháp qua các phương tiện thông tin đại chúng trau dồi kinh nghiệm chuyên môn để phát huy và đạt được kết quả cao hơn nữa trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường. * Đối với phụ huynh: - Phụ huynh rất tin tưởng phấn khởi ủng hộ các phong trào của nhà trường, thường xuyên trao đổi tình hình học tập của trẻ ở lớp với cô giáo ôn luyện kiến
- thức khắc sâu cho trẻ. Chính phụ huynh đã cho cô giáo có một điểm tựa tốt hơn, nhẹ nhàng hơn trong việc chăm sóc giáo dục trẻ ở thời điểm dịch bệnh này. Cha mẹ trẻ tương tác tích cực trên nhóm Zalo của lớp qua các video, các hoạt động học, các bài tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho trẻ. Qua đó phụ huynh có thêm những kiến thức bổ ích phục vụ cho việc chăm sóc nuôi dạy các con trong mùa dịch luôn yên tâm về sự phát triển toàn diện của các con. Qua đó khẳng định được đề tài có ý nghĩa rất thiết thực, trau dồi thêm kiến thức kinh nghiệm cho giáo viên đồng nghĩa với chất lượng giảng dạy cũng được nâng lên. Đề tài này áp dụng trong công tác nâng cao chuyên môn cho bản thân và có khả năng vận dụng, nhân rộng cho tất cả chị em đồng nghiệp trong trường mầm non Trực Thắng nói riêng và các trường mầm non khác nói chung cùng áp dụng học tập và nghiên cứu. Trên đây là một số giải pháp“ Xây dựng kế hoạch và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ linh hoạt thích ứng với diễn biến dịch covid 19 tại trường mầm non Trực Thắng”mà tôi đã rút ra được trong quá trình thực hiện nhiệm vụ Kinh nghiệm đã được các bạn đồng nghiệp trong trường cùng áp dụng thực hiện, nhưng vẫn còn rất nhiều thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của Ban thẩm định các cấp và bạn đồng nghiệp cũng như hội đồng giám khảo để sáng kiến được hoàn thiện hơn nhằm giúp tôi có nhiều kinh nghiệm hay trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN. Tôi cam đoan đây là SKKN của bản thân tôi viết, không sao chép nội dung của người khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! Trực Thắng, ngày 10 tháng 5 năm 2022 TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Đỗ Thị Lụa
- CƠ QUAN ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN T/M. NHÀ TRƯỜNG
- PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO (Xác nhận, đánh giá xếp loại) T/M. PHÒNG GD&ĐT