Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - Một số biên pháp hướng dẫn sinh viên CĐSP mầm non dạy thể loại bài xé, cắt, dán giấy theo Đề tài cho trẻ mẫu giáo

pdf 2 trang vanhoa 5570
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - Một số biên pháp hướng dẫn sinh viên CĐSP mầm non dạy thể loại bài xé, cắt, dán giấy theo Đề tài cho trẻ mẫu giáo", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftom_tat_ket_qua_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_mot_so_bien_phap.pdf

Nội dung tóm tắt: Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - Một số biên pháp hướng dẫn sinh viên CĐSP mầm non dạy thể loại bài xé, cắt, dán giấy theo Đề tài cho trẻ mẫu giáo

  1. KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MỘT SỐ BIÊN PHÁP HƯỚNG DẪN SINH VIÊN CĐSP MẦM NON DẠY THỂ LOẠI BÀI XÉ, CẮT, DÁN GIẤY THEO ĐỀ TÀI CHO TRẺ MẪU GIÁO Trần Thị Kim Dung Tổ Mỹ Thuật – Khoa Mầm non Hoạt động tạo hình là một hoạt động nghệ thuật chiếm một vị trí quan trọng. Hình thành nhân cách trẻ ngay từ những năm đầu của cuộc sống, thông qua hoạt động tạo hình trẻ được khám phá ý thích vẻ đẹp kỳ diệu. Đây cũng là lứa tuổi ham hiểu biết có nhu cầu lớn trong việc nhận thức khám phá thế giới xung quanh, yêu cái đẹp sáng tạo cái đẹp. Xếp, dán tranh là một loại hình hoạt động tạo hình mà ở đó trẻ thể hiện hình ảnh nghệ thuật trên không gian hai chiều bằng cách sắp xếp các mảng hình theo một bố cục mang tính nghệ thuật và gắn chúng lên một nền phẳng: mặt giấy, gỗ bằng những mảng giấy màu có sẵn và các nguyên vật liệu khác. Khi thực hiện các thao tác này, sinh viên chưa linh hoạt, sáng tạo, chưa biết xác định rõ mục tiêu kiến thức cơ bản, kỹ năng, thái độ cụ thể của nội dung bài dạy, chưa phân biệt cách dạy bài xé, cắt, dán giấy đề tài. Nguyên nhân của những hạn chế trên là do sinh viên chưa chịu khó tự học tự nghiên cứu tài liệu, chưa biết cách quan sát, ghi chép thực tế giờ dạy của giáo viên cũng như các giờ giảng tập của sinh viên cho nên khi đánh giá nhận xét còn chưa được đầy đủ thiếu khái quát, khi đánh giá nhận xét bài xé, cắt, dán giấy của trẻ còn sơ sài, chưa khích lệ để trẻ phát huy được khả năng sáng tạo. Việc xác định mục tiêu bài dạy còn chưa được chính xác cụ thể, có sự nhầm lẫn giữa kiến thức và kỹ năng; việc lựa chọn thể loại giờ học xé, cắt, dán giấy theo mẫu và giờ học xé, cắt, dán giấy theo đề tài chưa phù hợp đối tượng. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên, để có nhưng giờ dạy tốt, đòi hỏi mỗi giảng viên cũng như sinh viên phải biết tổ chức và bố trí giờ học một cách có hiệu quả, tìm ra những phương pháp, biện pháp hướng dẫn phù hợp giúp cho sinh viên có khả năng khắc phục những khó khăn, hạn chế trong việc dạy trẻ mẫu giáo xé, cắt, dán giấy theo thể loại đề tài. Để đánh giá đúng khả năng sáng tạo của trẻ thì khi nhận xét đánh giá sản phẩm xé, cắt, dán giấy theo đề tài cho trẻ mẫu giáo cô giáo cũng như sinh viên phải biết đánh giá đúng, sai về hình và sự sắp xếp bố cục thể hiện được hình tượng chính và các hình tượng phụ, màu sắc hài hòa đẹp mắt của sẳn phẩm tạo hình theo đề tài. từ đó giúp trẻ biết và thể hiện ở những bài tiếp theo một cách hiệu quả hơn. Để cho sinh viên CĐSP mầm non dạy bài xé, cắt, dán giấy theo đề tài cho trẻ mẫu giáo một cách có hiệu quả thì giảng viên phải giúp sinh viên biết xác định rõ mục tiêu kiến thức nội dung của bài học, biết lựa chọn những phương pháp, biện pháp, các thủ thuật trò chơi cho phù hợp đối tượng, thể loại xé, cắt, dán giấy theo đề tài và phải biết phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt sáng tạo làm cho giờ học tạo hình đạt hiệu quả cao. Ngoài ra sinh viên phải biết xây dựng một số hệ thống các câu hỏi gởi mở liên quan đến nội dung đề tài nhằm phát huy từ tưởng tượng sáng tạo của trẻ trong việc thể hiện được hình tượng chính và hình tượng phụ một cách hợp lý, thể hiện màu săc đẹp, hấp dẫn, hài hòa rõ chủ đề cần thể hiện. Có như vậy giờ tập dạy xé, cắt, dán giấy theo đề tài cho trẻ mới đạt hiệu quả cao Qua phân tích kết quả điều tra: - Phân tích kết quả phiếu điều tra nhận thức cho sinh viên K36B; K36C 1
  2. - Phân tích kết quả điểm ở các giờ giảng tập của sinh viên K36B; K36C CĐSP mầm non. Qua các giờ giảng tập của sinh viên khi chưa áp dụng biện pháp thì hiệu quả chưa cao, sinh viên K36B chưa kỹ năng xác định mục tiêu bài học. Hơn nữa chưa biết lựa chọn các phương pháp, biện pháp, thủ thuật vào giờ dậy xé, cắt, dán giấy cho trẻ ,đặc biệt khi phân tích sản phẩm xé, cắt, dán giấy của trẻ còn lúng túng, khả năng phân tích sản phẩm của trẻ còn chưa sâu, chưa phân tích được hình tượng chính, hình tượng phụ,và thể hiện được mối quan hệ giữa chúng. Đối với sinh viên K36C đã biết xác định mục tiêu một cách rõ ràng cụ thể, biết lựa chọn các phương pháp phù hợp với độ tuổi và sử dụng phương pháp một cách linh hoạt hơn, sáng tạo .đăc biệt khi phân tích sản phẩm đã đánh giá được dung yêu cầu của thể loại đề tài là thể hiện được sư sắp xếp bố cục thể hiện được hình tượng chính, phụ và biết vận dụng vào thực tế giờ giảng tập cho trẻ mẫu giáo đạt hiệu quả cao. Để giúp cho sinh viên CĐSP mầm non dạy trẻ mẫu giáo xé, cắt, dán giấy theo thể loại đề tài cần phải có những phương pháp và biện pháp hướng dẫn cụ thể, rõ ràng. Từ đó sinh viên biết vận dụng phương pháp vào thực tế giảng tập tại khoa mầm non cũng như các trường thực hành ở các lớp mẫu giáo . Hơn nữa mỗi sinh viên phải luôn luôn chịu khó tìm tòi các tài liệu tham khảo và qua thực tế các giờ giảng tập của sinh viên cũng như dự giờ của giáo viên trường thực hành để trao đổi, rút kinh nghiệm. Từ đó tìm ra được những ưu nhược điểm để khắc phục nhằm nâng cao hiệu quả giờ giảng tập xé, cắt, dán giấy theo đề tài cho sinh viên mầm non và áp dụng vào công tác nghề nghiệp sau khi ra trường, đáp ứng được yêu cầu của xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay Hạn chế của đề tài: Đề tài tuy đã tìm ra được một số biện pháp hướng dẫn sinh viên học tốt phần phương pháp dạy xé cắt dán cho trẻ mẫu giáo, góp phần nâng cao hiệu quả việc giảng dạy học phần phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non. Tuy nhiên kết quả chưa được như mong đợi. Số sinh viên thực hiện tổ chức tiết dạy xé, cắt, dán cho trẻ mẫu giáo đạt kết quả tốt chưa nhiều. Do vậy cần có thêm thời gian, có sự tham gia đóng góp ý kiến của đồng nghiệp, sự nỗ lực của bản thân và sự nhiệt tình tích cực của sinh viên để tìm thêm những biện pháp hiệu quả hơn nữa. Đề xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu: Cần triển khai ứng dụng các biện pháp hướng dẫn mà đề tài nghiên cứu đã đạt được trong công tác giảng dạy của bộ môn phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non đặc biệt là việc giảng dạy xé, cắt, dán cho trẻ mẫu giáo nhằm tiếp tục hoàn thiện nâng cao hơn nữa các phương pháp, biện pháp hướng dẫn sinh viên trong việc tập trung giảng dạy cho trẻ mầm non của bộ môn nhằm từng bước nâng cao chất lượng dạy và học. Kiến nghị: Cần tăng thêm thời lượng cho việc dạy và học môn phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non nói chung và việc dạy xé, cắt, dán theo thể loại nói riêng để sinh viên có thêm cơ hội và điều kiện rèn luyện về phương pháp tư duy, khả năng phân tích vận dụng các kĩ năng tạo hình cũng như vận dụng các phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non các em đã được học vào việc tổ chức dạy trẻ hoạt động tạo hình theo các loại hình và thể loại bài. 2