Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - Tổ chức hoạt động trải nghiệm khám phá trong dạy học môn tiếng Việt ở Tiểu Học
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - Tổ chức hoạt động trải nghiệm khám phá trong dạy học môn tiếng Việt ở Tiểu Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tom_tat_ket_qua_de_tai_nghien_cuu_khoa_hoc_to_chuc_hoat_dong.pdf
Nội dung tóm tắt: Tóm tắt kết quả Đề tài nghiên cứu khoa học - Tổ chức hoạt động trải nghiệm khám phá trong dạy học môn tiếng Việt ở Tiểu Học
- TÓM TẮT KẾT QUẢ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM KHÁM PHÁ TRONG DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT Ở TIỂU HỌC (*) Ths. Trần Thị Thùy Dung Khoa Tiểu học Tổ chức hoạt động trải nghiệm khám phá trong dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học là một cách thức hiệu quả trong việc hình thành và phát triển năng lực sử dụng tiếng Việt của học sinh, góp phần đáp ứng tốt yêu cầu của Chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018 cũng như xu thế giáo dục của thời đại. Đề tài đã tiến hành tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến tổ chức dạy học trải nghiệm để từ đó tìm ra khoảng trống nghiên cứu và xây dựng cơ sở lí thuyết cho vấn đề cần triển khai. Đề tài đã đưa ra những lí luận về học qua trải nghiệm/ học tập trải nghiệm (khái niệm, điều kiện, đặc điểm của việc học, phân biệt học qua trải nghiệm với hoạt động trải nghiệm sáng tạo); lí thuyết về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Tiếng Việt ở tiểu học (khái niệm, nguyên tắc tổ chức, các hình thức tổ chức, quy trình tổ chức, mô hình tổ chức, phương pháp tổ chức) và lí thuyết về hoạt động trải nghiệm khám phá (khái niệm, các hình thức tổ chức). Đặc biệt đề tài đã kế thừa tư tưởng trong Lí thuyết học tập trải nghiệm của David Kolb để từ đó đề xuất mô hình, quy trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Tiếng Việt ở trường tiểu học, bao gồm: Bước 1: Tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá Bước 2: Tổ chức hoạt động suy ngẫm - phân tích - khái quát hóa kiến thức tiếng Việt Bước 3: Tổ chức hoạt động thực hành - áp dụng - sáng tạo Bước 4: Tổ chức hoạt động đánh giá. Đề tài cũng đã tiến hành phân tích cấu trúc, nội dung, chương trình môn Tiếng Việt ở trường tiểu học và triển khai khảo sát để đánh giá thực trạng việc tổ chức dạy học trải nghiệm nói chung trải nghiệm khám phá nói riêng ở các trường tiểu học hiện nay từ đó đề xuất cơ sở thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. Để tổ chức có hiệu quả việc dạy học trải nghiệm khám phá trong môn Tiếng Việt ở tiểu học, đề tài đã đề xuất một số hình thức mà theo chúng tôi sẽ có tính khả thi và bộc lộ nhiều hiệu quả trong việc phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ của học sinh. Các hình thức đó là: 1- Tổ chức hoạt động đọc sách tiếng Việt 2- Tổ chức hoạt động làm bài tập tiếng Việt 3- Tổ chức hoạt động tham quan, dã ngoại 4- Tổ chức các câu lạc bộ tiếng Việt. Với mỗi hình thức, chúng tôi đều làm rõ một số vấn đề lí thuyết công cụ như (1) Đặc điểm của hoạt động trải nghiệm, (2) Tác dụng của hoạt động trải nghiệm với học sinh, (3) Một số lưu ý cho việc tổ chức hoạt động trải nghiệm Từ đây, đề tài đi sâu làm nổi bật Quy trình thực hiện của từng hình thức dạy học trải nghiệm môn Tiếng Việt tuân theo đúng các bước mà tác giả đề tài đã đề xuất, cụ thể: Bước 1- Tổ chức hoạt động trải nghiệm, khám phá đọc sách/ làm bài tập/ tham quan, dã ngoại/ câu lạc bộ Tiếng Việt Bước 2 - Tổ chức hoạt động suy ngẫm – phân tích – khái quát hóa kiến thức tiếng Việt Bước 3 - Tổ chức hoạt động thực hành- áp dụng – sáng tạo đọc sách/ làm bài tập/ tham quan, dã ngoại/ câu lạc bộ Tiếng Việt
- Bước 4 - Tổ chức hoạt động đánh giá đọc sách/ làm bài tập/ tham quan, dã ngoại/ câu lạc bộ Tiếng Việt. Với những nội dung đã nghiên cứu, triển khai, chúng tôi hi vọng kết quả của đề tài sẽ có nhiều giá trị thực tiễn đối với quá trình dạy học môn Tiếng Việt của giáo viên cấp tiểu học cũng như giảng viên và sinh viên giảng dạy, học tập ngành Giáo dục Tiểu học trong các trường sư phạm. (*) Toàn văn nghiên cứu, thầy cô và sinh viên tìm đọc tại Trung tâm Thông tin Thư viện – trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây