Tóm tắt kết quả sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao hiệu quả hướng dẫn sinh viên ngành giáo dục mầm non tổ chức giờ hoạt động xé, cắt dán tranh cho trẻ 5 - 6 tuổi
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt kết quả sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao hiệu quả hướng dẫn sinh viên ngành giáo dục mầm non tổ chức giờ hoạt động xé, cắt dán tranh cho trẻ 5 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- tom_tat_ket_qua_sang_kien_kinh_nghiem_nang_cao_hieu_qua_huon.pdf
Nội dung tóm tắt: Tóm tắt kết quả sáng kiến kinh nghiệm - Nâng cao hiệu quả hướng dẫn sinh viên ngành giáo dục mầm non tổ chức giờ hoạt động xé, cắt dán tranh cho trẻ 5 - 6 tuổi
- TÓM TẮT KẾT QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TỔ CHỨC GIỜ HOẠT ĐỘNG XÉ, CẮT DÁN TRANH CHO TRẺ 5-6 TUỔI (*) Ths. Hoàng Thị Hằng khoa Mầm Non Chương trình giáo dục Mầm non hiện nay đang được tiến hành với hướng đổi mới tích hợp theo chủ đề. Nội dung các hoạt động của trẻ ở trường mầm non trở nên phong phú và đa dạng. Để có thể tham gia vào các hoạt động học một cách có hiệu quả, giáo viên phải là người có khả năng đưa ra những quyết định: dạy cái gì? tổ chức các hoạt động ra sao? sử dụng phương pháp dạy học như thế nào?. Từ đó nhà sư phạm mới có thể đạt được mục tiêu giáo dục của mình một cách dễ dàng. Trong thực tế việc hướng dẫn trẻ 5-6 tuổi thực hiện các bài tập tạo hình bằng cách xé, cắt, dán tranh còn khó khăn, lúng túng. Việc thiết kế bài giảng, lựa chọn phương pháp sinh viên ngành Giáo dục Mầm non trường Cao đẳng sư phạm Hà Tây còn có những hạn chế nhất định: chưa phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, chưa chú ý rèn luyện các kỹ năng, (đặc biệt là năng lực giải quyết vấn đề). Điều đó dẫn tới khi tổ chức giờ dạy thể loại xé, cắt dán cho trẻ 5 - 6 tuổi sinh viên còn học thụ động, lúng túng khi giải quyết các tình huống trong thực tiễn. Xuất phát từ những vấn đề trên tác giả đưa ra sáng kiến “Nâng cao hiệu quả hướng dẫn sinh viên ngành Giáo dục Mầm non tổ chức giờ hoạt động xé, cắt dán tranh cho trẻ 5- 6 tuổi”. Với mục đích hướng dẫn sinh viên tổ chức tốt giờ hoạt động xé, cắt dán tranh cho trẻ 5-6 tuổi, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên mầm non sáng kiến đưa ra một số vấn đề lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy học phần phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non và tổ chức giờ hoạt động xé, cắt dán tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi ở trường Cao đẳng sư phạm Hà tây. Phân tích thực trạng giảng dạy - học học phần phương pháp tổ chức hoạt động tạo hình cho trẻ mầm non và tổ chức giờ hoạt động xé, cắt dán tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi. Từ đó, sáng kiến đưa ra biện pháp hướng dẫn hướng dẫn sinh viên nghiên cứu tài liệu; tạo môi trường nghệ thuật; thiết kế và tổ chức giờ hoạt động xé, cắt dán tranh cho trẻ 5-6 tuổi, giúp sinh viên biết xác định rõ mục tiêu học tập, nội dung, phương pháp, phương tiện để tác động đến đối tượng học. Qua đó lựa chọn những phương pháp, biện pháp, các thủ thuật trò chơi cho phù hợp đối tượng, biết phối hợp các phương pháp một cách linh hoạt, biết xây dựng một số hệ thống các câu hỏi gợi mở liên quan đến nội dung đề tài nhằm phát huy tưởng tượng sáng tạo của trẻ làm cho giờ học tạo hình đạt hiệu quả cao. Các biện pháp được thực nghiệm trên sinh viên K40 tại khoa Mầm non trường Cao Đẳng Sư Phạm Hà Tây. Kết quả thực nghiệm đã khẳng định độ tin cậy, tính khả thi và hiệu quả kết quả sau khi áp dụng các biện pháp hướng dẫn sinh viên đã có thay đổi tốt về năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, hợp tác, thực hành , kết quả được thể hiện ra trong các giờ giảng tập. Các giờ học trở nên không khô cứng, gò bó mà những xúc cảm tích cực và khả năng sáng tạo nghệ thuật được phát huy. Khẳng định thành công bước đầu trong việc tích cực lựa chọn, xây dựng thiết kế và thay đổi hình thức tổ chức hoạt động tạo hình. Kết quả nghiên cứu của sáng kiến mang giá trị thực tiễn cao, các biện pháp nâng cao năng hiệu quả hướng đẫn sinh viên ngành Giáo dục Mầm non dạy tốt giờ hoạt động xé, cắt dán tranh cho trẻ 5 – 6 tuổi khẳng định thành công bước đầu trong việc tích cực lựa chọn, xây dựng thiết kế và thay đổi hình thức tổ chức hoạt động tạo hình. (*) Toàn văn nghiên cứu, thầy cô và sinh viên tìm đọc tại Trung tâm Thông tin Thư viện – trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tây