Tóm tắt nội dung SKKN - Một số phương pháp rèn kỹ năng sử dụng kênh hình môn Sinh Học

docx 6 trang vanhoa 4891
Bạn đang xem tài liệu "Tóm tắt nội dung SKKN - Một số phương pháp rèn kỹ năng sử dụng kênh hình môn Sinh Học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxtom_tat_noi_dung_skkn_mot_so_phuong_phap_ren_ky_nang_su_dung.docx

Nội dung tóm tắt: Tóm tắt nội dung SKKN - Một số phương pháp rèn kỹ năng sử dụng kênh hình môn Sinh Học

  1. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP RÈN KỸ NĂNG SỬ DỤNG KÊNH HÌNH MÔN SINH HỌC 1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến. Sinh học là môn khoa học có phạm trù rộng lớn và có tính thực nghiệm, nó không chỉ dừng lại ở việc mô tả các sự vật hiện tượng sinh học xảy ra trong tự nhiên mà còn tìm ra các giải thích, phân tích, so sánh, tổng hợp các yếu tố sinh học như: Thực vật, động vật, con người, cũng như thấy được mối quan hệ giữa chúng với nhau. Mặt khác sinh học còn góp phần vào việc xây dựng kinh tế xã hội nước nhà. Qua nhiều năm giảng dạy tôi thấy rằng việc sử dụng tranh vẽ của học sinh còn chưa được thành thục. Mặt khác các em còn chưa chú ý học, chưa sử dụng tranh để ôn tập kiến thức và xây dựng kiến thức mới. Khi tìm hiểu thêm một số đồng nghiệp trường khác trong huyện (thông qua hội thi giáo viên giỏi cấp huyện) tôi cũng thấy thực trạng giáo viên và học sinh khi sử dụng triệt để tranh vẽ để khai thác kiến thức còn rất nhiều hạn chế. Do đó việc rèn luyện kỹ năng sử dụng tranh vẽ cho học sinh ở các môn học nói chung, môn sinh học nói riêng là một việc làm hết sức cần thiết để nâng cao chất lượng học tập. Nhưng vấn đề đặt ra là phải sử dụng tranh vẽ như thế nào để giảng dạy có hiệu quả? Bản thân tôi trên cơ sở kinh nghiệm giảng dạy, kết hợp với việc trao đổi cùng đồng nghiệp tôi dã mạnh dạn nghiên cứu đề tài này để tìm ra phương pháp sử dụng tranh vẽ một cách triệt để, góp phần tích cực hoá hoạt động của học sinh, nâng cao chất lượng môn sinh học . Với phạm vi thời gian không cho phép nên trong nội dung đề tài này tôi chỉ xin đưa ra ý kiến nhằm rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình cho học sinh lớp 7 Trường THCS thị trấn Trần Văn Thời qua bộ môn tôi trực tiếp giảng dạy đó là sinh học. 2. Phạm vi triển khai thực hiện: Đề tài đã được thực hiện trong tổ Sinh - Hóa - Địa - Công nghệ, đã có sự đóng góp ý kiến của các thành viên trong tổ. Đặc biệt đã được báo cáo trước tập thể hội đồng sư phạm trường THCS thị trấn Trần Văn Thời và phổ biến thực hiên trong đơn vị trong năm 2012-2013. 3. Mô tả sáng kiến. 3.1. Thực trạng vấn đề nghiên cứu .
  2. 3.1.1. Đối với giáo viên: Trong năm học 2012-2013 bản thân tôi đã tự học hỏi qua tài liệu, qua bồi dưỡng hè, qua một số đồng nghiệp cùng chuyên môn để nâng cao năng lực và phương pháp giảng dạy, Tuy nhiên còn một số tồn tại: - Chất lượng của một số giờ dạy chưa cao nên ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh. - Phương tiện dạy học nhất là tranh vẽ còn thiếu nhiều nên một số tiết giáo viên còn phải dạy chay. - Tài liệu tham khảo còn thiếu. 3.1.2 Đối với học sinh. Luôn nhận được sự quan tâm, khích lệ của giáo viên nên ý thức học tập của các em rất tốt, ham học hỏi, chuẩn bị bài chu đáo trước khi đến lớp.Trong lớp hăng hái phát biểu xây dựng bài, có ý thức tự học, tự nghiên cứu. Nhiều em khả năng nhận thức tốt và có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. Bên cạnh đó còn một số em ý thức học tập, tu dưỡng chưa cao; Nhận thức giữa học sinh 2 lớp 7A1, 7A9 không đồng đều; khả năng phân tích tổng hợp của một số em còn hạn chế, chưa tích cực, tư duy, sáng tạo, còn thụ động trong nhận thức; kỹ năng quan sát tranh chưa tích cực. 3.2. Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình cho học sinh qua môn sinh học. a. Phương pháp quan sát kênh hình: Một trong những phương pháp chủ đạo để giúp học sinh có kỹ năng sử dụng kênh hình (tranh vẽ) là người giáo viên phải có tranh và biết hướng dẫn học sinh quan sát tranh và cần nghiên cứu một cách khoa học và có hiệu quả. Khi muốn học sinh xác định được một bộ phận cấu tạo cơ quan nào đó giáo viên cần phải: + Giới thiệu tranh vẽ gì (tranh vẽ phải to, rõ ràng, chính xác) + Nêu rõ nội dung cần khai thác. + Xác định chính xác vị trí của từng tranh vẽ. * Ví dụ: Khi đưa tranh vẽ về hệ tuần hoàn của các loài động vật giáo viên phải thực hiện các bước sau: - Bước 1: Giáo viên cần giới thiệu tranh. - Bước 2. Yêu cầu học sinh quan sát tranh vẽ khai thác kiến thức thấy được cấu tạo của Tim, hệ mạch, các ngăn tim, các loại mạch (dựa vào chú thích). - Bước 3. Dành thời gian cho học sinh nghiên cứu. - Bước 4. Yêu cầu học sinh trình bày cấu tạo của hệ tuần hoàn trên tranh.
  3. b. Phương pháp sử dụng câu hỏi gợi mở. Cùng với việc hướng dẫn học sinh quan sát kênh hình tự tìm ra kiến thức người giáo viên còn phải đưa ra được hệ thống các câu hỏi gợi mở để hướng dẫn học sinh khai thác triệt để từng nội dung kiến thức chứa trong tranh. Mặt khác nhờ câu hỏi gợi mở của giáo viên học sinh dễ định hướng được những nội dung cần phải quan sát, từ đó kích thích trí tìm tòi, phát triển tư duy cho học sinh giúp học sinh dễ nhớ và nhớ lâu kiến thức. * Ví dụ: Khi dạy bài “cấu tạo trong của thỏ” khi nghiên cứu về hệ tiêu hoá của thỏ tôi thấy rằng: muốn học sinh nắm được cấu tạo của cơ quan tiêu hoá trước hết giáo viên cần phải có tranh vẽ “ cấu tạo các cơ quan tiêu hoá” to, rõ nét và mang tính khoa học. Sau khi treo tranh giáo viên giới thiệu cho học sinh biết đây là tranh vẽ mô tả cấu tạo cơ quan tiêu hoá của thỏ và chỉ trên tranh vẽ toàn bộ cơ quan tiêu hoá. Tiếp theo giáo viên để thời gian (2 phút) để học sinh quan sát cấu tạo cơ quan tiêu hoá của thỏ dựa vào chỉ dẫn trên tranh. Giáo viên đặt một số câu hỏi gợi mở như: Hệ tiêu hoá của thỏ gồm những bộ phận nào? nêu cấu tạo của từng bộ phận đó ? so với lớp động vật trước có gì khác ? tại sao lại khác ? Khi học sinh đã trả lới hết câu hỏi của giáo viên tức là các em đã nắm được cấu tạo cơ quan tiêu hoá của thỏ lúc này giáo viên đưa tranh vẽ và yêu cầu học sinh lên xác định các bộ phận của cơ quan tiêu hoá thỏ trên tranh. Nếu học sinh trình bày được tức là các em đã biết khai thác kiến thức từ tranh vẽ. Tiết học sau giáo viên dùng tranh vẽ kiểm tra kiến thức của các em. c. Phương pháp nêu vấn đề. Dạy học nêu vấn đề được hiểu là vấn đề có thể do giáo viên hoặc do chính học sinh đặt ra. Giáo viên tổ chức tạo tình huống có vấn đề để học sinh tự lực phát hiện, nhận dạng, phát biểu vấn đề đặt ra để cùng nhau giải quyết. Khi dạy bằng phương pháp nêu vấn đề giáo viên và học sinh cần thực hiện các công việc sau. + Tạo tình huống có vấn đề. + Phát hiện nhận dạng vấn đề nảy sinh. + Đề xuất các giả thiết giải quyết vấn đề. + Phát biểu kết luận. * Ví dụ: Trong bài đa dạng và đặc điểm chung của các lớp cá khi dạy phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi cá giáo viên có thể tiến hành như sau: - Đặt vấn đề: Giáo viên cho học sinh quan sát tranh dòng sông (dòng sông ở trạng thái ban đầu: dòng sông chảy êm đềm, ngư dân đánh cá nhộn nhịp, dân chúng 2 bên bờ tắm giặt đông vui ). + Sau một thời gian bị ô nhiễm: Vắng bóng thuyền bè, hai bên bờ bến tắm vắng
  4. tanh, cảnh đập vào mắt là cá chết hàng loạt nổi lềnh bềnh không ai thèm vớt. + Học sinh nhận xét sự thay đổi cảnh vật của dòng sông qua hai bức tranh. + Học sinh đặt vấn đề: Vì sao cá chết hàng loạt ? - Giải quyết vấn đề: + Giáo viên gợi ý cho học sinh nêu các giả thiết về nguyên nhân cá chết hàng loạt. Giáo viên ghi giả thiết của học sinh lên bảng: do đánh mìn để bắt cá, do rác thải hai bên bờ sông đổ xuống? Nước thải sinh hoạt của dân cư làm ô nhiễm? Nước trên đồng đổ xuống sông có lẫn chất hoá học? + Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận từ các nguyên nhân nêu biện pháp bảo vệ nguồn lợi cá? Đa số học sinh trình bày các biện pháp khắc phục từng nguyên nhân trên nhưng giáo viên giúp học sinh thảo luận rút ra kết luận. - Kết luận: Nguồn nước bị ô nhiễm làm cá chết hàng loạt nếu để bảo vệ nguồn lợi cá tránh ô nhiễm nguồn nước, tránh đáng bắt cá con, cá trong mùa sinh sản d. Phương pháp so sánh. Để chắc chắn được các biện pháp trên có kết quả hay không ? Bản thân tôi tự kiểm nghiệm bằng hình thức so sánh. Khi dạy lớp 7A1 tôi áp dụng phương pháp của mình còn khi dạy lớp 7A9 thì ngược lại tôi cung cấp một loạt thông tin trước cho các em, sau đó yêu cầu các em trình bày lại trên tranh vẽ. Kết quả ở lớp 7A1 số em biết trình bày kiến thức từ tranh vẽ hơn lớp 7A9. * Ví dụ: Khi giảng dạy “ Cấu tạo trong của thằn lằn” Khi so sánh bộ não của lớp lưỡng cư (ếch) với bò sát (thằn lằn). - Lớp 7A1: Treo cả 2 tranh vẽ bộ não ếch và thằn lằn sau đó dành thời gian để học sinh quan sát tranh vẽ (2 phút) giáo viên dùng câu hỏi gợi mở, phương pháp nêu vấn đề để giúp học sinh rút ra đặc điểm khác, đặc điểm tiến hoá và giải thích về bộ não ếch, thằn lằn, đại diện cho 2 lớp. Sau bài học tôi phát phiếu điều tra tình hình nắm bài của học sinh, kết quả như sau: SS GIỎI KHÁ TB YẾU SL % SL % SL % SL % 33 12 36.36 20 60.60 1 3.04 0 0 Tỉ lệ trung bình trở lên: 33 em đạt 100% - Lớp 7A9: Không treo tranh mà tự bản thân mình thuyết trình về sự giống nhau giữa não ếch và thằn lăn, rồi dùng tranh để củng cố bằng cách: treo cả hai tranh bộ não ếch và thằn lằn yêu cầu học sinh chỉ trên tranh vẽ điểm giống, điểm khác, điểm tiến hoá của bộ não thằn lằn so với não ếch. Kết quả như sau: SS GIỎI KHÁ TB YẾU SL % SL % SL % SL % 32 5 15.62 10 31.25 12 37.5 5 15.63
  5. Tỉ lệ trung bình trở lên: 27 em đạt 84.38% Như vậy, qua bài dạy tôi thấy khi sử dụng triệt để đồ dùng trực quan (tranh vẽ) học sinh đã hình thành được kỹ năng sử dụng tranh vẽ. Biết quan sát tranh vẽ cùng với câu hỏi của giáo viên, để tự mình rút ra kiến thức của bài. Bản thân học sinh thấy tự tin, hứng thú học tập và nhớ bài ngay tại lớp thể hiện ở lớp 7A1, số lượng học sinh khá giỏi nhiều hơn, học sinh trung bình ít, học sinh yếu không có. Ở lớp 7A9 vẫn còn học sinh yếu, học sinh trung bình nhiều. e. Phương pháp điều tra. Khi đã trao đổi với một số đông nghiệp và tìm được giải pháp khắc phục rồi tiến hành áp dụng cho học sinh của mình. Để kiểm nghiệm xem phương pháp của mình đưa ra đạt hiệu quả đến đâu, thì sau mỗi bài dạy ở cả lớp áp dụng và không áp dụng, giáo viên đều phải phát phiếu điều tra, kết quả nắm bài của học sinh, sau đó so sánh, đối chiếu để tìm ra phương pháp tối ưu nhất nhằm giúp học sinh có kỹ năng sử dụng đồ dùng trực quan thành thục nhất. Sau khi dạy thử nghiệm một số bài, rồi so sánh giữa 2 lớp 7A1 và 7A9, kết quả điều tra cho thấy: Ở lớp nào, nếu tôi sử dụng triệt để kênh hình (Tranh vẽ) kết hợp với việc hỏi đáp, tổng kết thì kết quả học tập đều cao hơn ở lớp dùng tranh dụng cụ minh hoạ kiến thức. Khi giáo viên sử dụng triệt để tranh vẽ trong mỗi tiết học đã giúp cho học sinh không còn phải sợ môn Sinh học nữa mà ngược lại các em cảm thấy thích học hơn, từ đó chất lượng môn học được tăng lên rõ rệt. 4. Kết quả, hiệu quả mang lại. Kết quả năm học 2012 - 2013, bảng số liệu sau đây minh họa từ những kinh nghiệm đã rút ra ở trên: Tổng số Giỏi Khá Trung bình Yếu Lớp Học sinh TS % TS % TS % TS % 7A1 33 12 36,36 16 48.48 5 15,15 0 0 7A9 32 5 15,63 8 25,0 19 59,38 0 0 TS 65 17 26.16 24 36,92 24 36,92 0 0 Tỉ lệ trung bình trở lên: 65 em, đạt 100% 5. Đánh giá về phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến. 5.1. Đối với giáo viên: - Hướng dẫn học sinh quan sát tranh vẽ, nhận biết các kí hiệu tranh vẽ; nắm được
  6. kiến thức cơ bản trên tranh vẽ bằng cách đặc các câu hỏi gợi mở, gợi ý, để từ đó tự các em rút ra được kiến thức mới và liên hệ kiến thức cũ. - Nắm vững nội dung kiến thức lý thuyết để chắt lọc kiến thức cần thiết nhất cho học sinh ghi bài. - Chuẩn bị đồ dùng dạy học thật tốt, rõ ràng mới có tính thuyết phục. 5.2. Đối với học sinh: - Đã thật sự hứng thú say mê học tập - Phát huy được năng lực, tính tích cực của học sinh theo từng đối tượng. - Có ý thức nghiên cứu bài ở nhà và nghiên cứu tranh vẽ trong sgk nên khi lên lớp xây dựng kiến thức mới không bị bỡ ngỡ và nắm chắc bài hơn. Qua một thời gian nghiên cứu mặc dù chỉ trong một năm học 2012-2013 với đề tài: “Một số phương pháp rèn luyện kỹ năng sử dụng kênh hình cho học sinh qua môn sinh học” bản thân tôi tiến hành điều tra khảo sát chất lượng học tập của học sinh đã có thể nhận xét: về cơ bản học sinh đã có kỹ năng sử dụng tranh vẽ, biết khai thác tranh vẽ để xây dựng kiến thức mới, qua đó kích thích được tính tích cực học tập bộ môn của học sinh giúp các em nắm bài một cách chủ động. Việc nghiên cứu đề tài chỉ dựa trên kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và tài liệu tham khảo, rất mong sự đóng góp của đồng nghiệp để tôi hoàn thiện hơn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học tập môn sinh học cho học sinh. 6. Kiến nghị, đề xuất. Không.