Báo cáo Biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung

docx 14 trang trangle23 16/08/2023 3361
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_giup_hoc_sinh_hoc_tot_bai_the_duc_phat_tri.docx

Nội dung tóm tắt: Báo cáo Biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung

  1. MỤC LỤC I. THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI. II. NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT. III. BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT. IV. KẾT QUẢ CHUYỄN BIẾN. V. KẾT LUẬN: 1. Tóm tắt giải pháp: 2. Phạm vi đối tượng áp dụng:
  2. I. Thực trạng đề tài. Được sự quan tâm sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường về mọi mặt, tạo mọi điều kiện để các em tham gia các hoạt động thể thao nhằm rèn luyện và nâng cao sức khỏe. Phần lớn học sinh chăm ngoan, thích học môn thể dục. Nhưng song song bên cạnh đó thì trường Tiểu học Võ Văn Mùi là điểm trường vùng sâu, cơ sở vật chất còn hạn chế, nhưng địa bàn khá rộng, có điểm phụ, diện tích đất trường còn hẹp, vào mùa mưa sân bị đọng nước, mùa nắng thì oi bức, làm cho việc giảng dạy của giáo viên cũng như việc tập luyện của học sinh còn gặp nhiều khó khăn. Phụ huynh thiếu quan tâm vì cho rằng môn thể dục là môn phụ không quan trọng. Học sinh luyện tập chưa đúng biên độ động tác, còn một số học sinh quên động tác, thiếu nhiệt tình, thiếu chủ động, tinh thần luyện tập của các em không cao, khi các em tham gia vào trò chơi không được chủ động, không nhiệt tình, không khí cuộc chơi không được hào hứng và sôi nổi, không lôi cuốn các em vào cuộc chơi một cách chủ động. Một số giáo viên dạy môn thể dục chưa chuẩn bị chu đáo nội dung bài thể dục và trò chơi vận động chuẩn bị chưa đủ, giáo viên chỉ tổ chức cho học sinh luyện tập và chơi qua loa. Hầu hết các giáo viên dạy học đều dựa vào sách giáo viên, chưa mạnh dạn thay đổi, điều chỉnh, nghiên cứu, tìm tòi, đổi mới sáng tạo bởi sợ sai, sợ lệch hướng. Nó có ưu điểm là thực hiện đúng phương pháp song lại có nhiều nhược điểm là xa rời thực tế, tách rời học sinh, giờ học khô khan, rời rạc. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, thấy rõ được tầm quan trọng bài thể dục phát triển chung nên tôi đã lựa chọn đề tài “Biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung” và lập ra bảng khảo sát đầu năm để lấy số liệu cụ thể như sau. Đánh giá thực hiện động tác Ghi Năm học chú Thực hiện đúng và Thực hiện đúng Chưa thực hiện Tổng 2020 - đẹp các động tác được Số HS 2021 Tổng số Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ% số số Tháng 09 63 30 47,62% 18 28,57% 15 23,82% Tháng 10 63 44 69,85% 13 20,63% 6 9,52%
  3. II. Nội dung cần giải quyết Để đạt được tốt nội dung dạy môn thể dục ở bậc tiểu học nói chung, môn thể dục lớp 5 tôi đề ra một số biện pháp như sau: 1. Giáo viên nắm rõ sức khỏe học sinh để điều chỉnh mức độ và hình thức tập luyện. 2. Hướng dẫn và tổ chức học sinh thực hiện tốt tập bài thể dục phát triển chung. 3. Kết hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: Nhà trường- Gia đình- Y tế. III. Biện pháp giải quyết: 1. Giáo viên nắm rõ sức khỏe học sinh để điều chỉnh mức độ và hình thức tập luyện. - Để học sinh thực hiện tốt bài thể dục, đầu năm học nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức cho y tế địa phương kiểm tra sức khoẻ cho học sinh. Từ đó phát hiện những em khuyết tật, bệnh tim hoặc học sinh chưa có sức khỏe tốt để thông báo cho gia đình nhằm điều trị bệnh kịp thời. - Nhà trường liên hệ thường xuyên gia đình có con em khuyết tật, đặc biệt một số em bị bệnh tim. Trong lớp có em bị bệnh tim hoặc khuyết tật nhẹ thì giáo viên không yêu cầu các em tập đúng biên độ động tác và lượng vận động của các em cũng nhẹ hơn lượng vận động của các em bình thường. Bài tập không yêu cầu các em tập hết biên độ động tác, tập không hết sức mình như các em khác trong lớp “ví dụ như "động tác nhảy "không yêu cầu hay như các em bình thường mà còn tuyên dương thêm khi thấy em đó đã hoàn thành được bài tập”. - Giáo viên thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh về tình hình học tập con em và giờ giấc học tập, theo dõi tình trạng sức khỏe của học sinh nhằm phát hiện sớm một số bệnh từ đó có hướng giải quyết phù hợp. - Trước giờ dạy cần nắm chắc những diễn biến sức khoẻ hoạt động học tập, lao động, sinh hoạt, kết quả của bài trước những thay đổi tổ chức học tập, những vấn đề chung của lớp và những em cá biệt. Từ đó kịp thời điều chỉnh kế hoạch mức độ hình thức, phương pháp lên lớp. 2. Hướng dẫn và tổ chức học sinh thực hiện tốt tập bài thể dục phát triển chung. - Giáo viên thể dục phải là người làm mẫu chuẩn xác các động tác cũng như có thói quen, tác phong rèn luyện thân thể trong cuộc sống. Vì vậy năng lực thực hành có tầm quan trọng số một. Để giúp các em học tốt môn thể dục nói chung và
  4. bài thể dục phát triển chung nói riêng giáo viên cần kết hợp các biện pháp khác nhau. Mỗi giờ dạy thể dục là mỗi bước đi bằng hành động cụ thể trong quá trình biến mục đích giáo dục thành kết quả thực tế. Vì vậy, mỗi giờ dạy đều phải làm cho học sinh nắm được kiến thức, kỹ năng, mục đích của bài tập được bồi dưỡng về phẩm chất, ý chí thúc đẩy thể lực tăng tiến không ngừng. - Qua nghiên cứu, giáo viên nên trực tiếp làm mẫu động tác vì đây là hình ảnh thật giúp học sinh thấy rõ và tiếp thu động tác nhanh hơn. Do đó, giáo viên phải làm mẫu động tác chuẩn xác và đẹp mắt để làm cho các em thích thú và cố gắng khi tập luyện đồng thời vừa giáo dục cho các em tính thẩm mĩ. Muốn làm mẫu tốt đòi hỏi người giáo viên phải có kĩ năng sư phạm và thường xuyên luyện tập trước ở nhà. Ở mỗi bài giáo viên nghiên cứu kĩ phần mục tiêu và nắm cụ thể những điều cần đạt đối với mỗi bài, thể hiện rõ ở từng tiết dạy, giáo viên phải tìm hiểu thật kĩ từng động tác đặc biệt đối những động tác khó. Giáo viên nên làm mẫu động tác 2 hoặc 3 lần 8 nhịp cho lớp xem, vừa làm mẫu vừa phân tích kỹ thuật cũng như tác dụng của bài tập cho lớp nghe. - Phần giới thiệu bài mới giáo viên nên phân tích kĩ và nêu mục đích tác dụng các động tác để các em có thể tiếp thu tốt đồng thời nhắc nhở lỗi thường xuyên mắc phải, hướng dẫn cách khắc phục điểm sai. Giáo viên có thể kết hợp cho học sinh xem tranh, phân tích kỹ thuật và làm mẫu từng động tác động tác 1 lần 8 nhịp cho lớp xem.
  5. - Ví dụ: * Khi hướng dẫn động tác “vươn thở” giáo viên vừa cho học sinh xem tranh vừa phân tích kỹ thuật động tác (nhịp 1 bước chân trái lên trước đồng thời hai tay đưa lên cao hình chữ V, nhịp 2 hai tay xuống bắt chéo trước bụng, nhịp 3 tiếp tục đưa lên cao hình chữ V, nhịp 4 về tư thế chuẩn bị. Giáo viên nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em nên rèn luyện thường xuyên để có sức khỏe tốt, tập kết hợp hít sâu thở ra và chú ý tập trung theo sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên hướng dẫn kỹ thuật “hô nhịp chậm kéo dài kết hợp hít sâu thở ra”, nếu không hướng dẫn kĩ thì các em hít sâu và thở ra không đúng nhịp, biên độ động tác không đạt dẫn đến hiệu quả tập không tốt. * Động tác “tay” học sinh có thể biết được có liên quan tới tay (nhịp 1 hai tay dang ngang bàn tay sấp, nhịp 2 hai tay đưa lên cao vỗ vào nhau, nhịp 3 hai tay dang ngang gập cẳng tay trước ngực, nhịp 4 về tư thế chẩn bị). Sau đó, giáo viên hướng dẫn từng kỹ thuật động tác và kiểm tra sân bãi, dụng cụ để đảm bảo sự an toàn cho học sinh. * Động tác “chân” giáo viên làm mẫu hoàn chỉnh 1 lần, sao đó giáo viên vừa làm mẫu vừa phân tích động tác: Nhịp 1 nâng đùi trái lên cao (vuông góc với thân người), đồng thời đưa hai tay sang ngang rồi gập khuỷu tay, các ngón tay chạm vào mỏm vai. Nhịp 2 đưa chân trái ra sau, kiễng gót chân, hai tay dang ngang, bàn tay ngửa, căng ngực. Nhịp 3 đá chân trái ra trước đồng thời đưa hai tay ra trước, bàn tay sấp, mắt nhìn thẳng. Nhịp 4 trở về tư thế chuẩn bị. Nhịp 5,6,7,8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi chân. Lần 3 giáo viên làm hoàn chỉnh lần nữa.
  6. - Khi hướng dẫn một nội dung nào đó trong tiết dạy giáo viên phải phối hợp tốt với cán sự lớp để giúp giáo viên điều khiển lớp tập, giáo viên đi quan sát sửa chữa, uốn nắn, giúp đỡ những em chậm tiếp thu. Trong mỗi tiết dạy đều có phần củng cố giáo viên nên làm mẫu lại để học sinh nhớ kĩ động tác. - Nêu tên và hướng dẫn kĩ giúp học sinh tập đúng động tác, khơi gợi cho học sinh tính tự giác, niềm say mê hứng thú trong tập luyện. - Giáo viên cần dùng các phương pháp dạy học kết hợp nêu tên và hướng dẫn kĩ động tác. Trong quá trình dạy muốn học sinh thực hiện được trước hết cần nhớ tên động tác. Tên động tác giúp học sinh hình dung nhận biết mỗi động tác và mục đích tác dụng riêng của nó. - Giáo viên gọi hai em lên tập thử, cho lớp quan sát, giáo viên cùng học sinh nhận xét phân tích động tác và tuyên dương học sinh tập tốt.
  7. - Giáo viên cho cả lớp nhắc lại tên động tác 2, 3 lần rồi mới hô nhịp chậm đều cho cả lớp tập luyện, đặc biệt các động tác khó giáo viên nhắc đi nhắc lại nhiều lần để học sinh nhớ. Trong lúc học sinh tập giáo viên hô nhịp và đi quan sát sửa sai cho các em. Giáo viên có thể hướng dẫn phân tích lại động tác để học sinh tập tốt. Khi học sinh học động tác mới xong giáo viên cho học sinh ôn lại các động tác đã học, giáo viên nên cho học sinh tập 2 lần 8 nhịp, vừa hô nhịp và phân tích lại động tác để học sinh thuộc bài thể dục phát triển chung. - Ví dụ: * Khi học sinh đang tập động tác "vặn mình". Giáo viên hô nhịp quan sát sửa sai. Giáo viên chú ý nhắc học sinh vặn mình 900, hướng dẫn phân tích động tác bằng lời nêu rõ tên tác dụng của động tác. Sau đó cho học sinh tập lại các động tác đã học như động tác “vươn thở, tay, chân”. Sau khi cho cả lớp tập thuộc động tác giáo viên chia nhóm cho các em tập theo từng khu vực đảm bảo an toàn, qui định thời gian cụ thể cho các em tập, giáo viên nhắc nhở phân tích kĩ thuật cho những học sinh chưa làm được. Qua nghiên cứu các tài liệu phục vụ giảng dạy, hoạt động nhóm mang lại nhiều lợi ích cho học sinh giúp học sinh tích cực tham gia hoạt động nhiều hơn, rèn luyện kĩ năng giao tiếp và một số kĩ năng sống cơ bản khác được phát triển. Học sinh dần dần tự tin, đồng
  8. thời có thể hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau trong tập luyện. Trong quá trình chia nhóm giáo viên cần chú ý những em tiếp thu chậm để hướng dẫn giải thích thêm để các em hiểu bằng cách: làm mẫu phân tích nhiều lần, thành lập đôi bạn tập luyện, thường xuyên động viên khuyến khích khi các em tập có tiến bộ. * Hướng dẫn học sinh học động tác “phối hợp”. Giáo viên nêu rõ tác dụng của động tác và giáo dục các em phải có tinh thần luyện tập thường xuyên để có sức khỏe tốt. Giáo viên hướng dẫn thật kĩ như nhịp 1 bước chân trái sang ngang một bước rộng hơn vai, đồng thời gập thân sâu, bàn tay phải chạm mũi chân trái, thẳng chân, tay trái giơ thẳng lên cao, mặt hướng sang trái. Nhịp 2 nâng thân người thành đứng thẳng, hai tay chống hông (ngón cái ở phía sau) căng ngực, mắt nhìn phía trước. Nhịp 3 gập thân căng ngực, ngẩng đầu. Nhịp 4 về tư thế cơ bản. Nhịp 5, 6, 7, 8 như nhịp 1, 2, 3, 4 nhưng đổi bên. Trong khi tập luyện học sinh thường tập không hết biên độ động tác như ở nhịp 1 tay phải các em chưa chạm được mũi chân trái, chân không thẳng, tay trái giơ chưa thẳng lên cao. Từ đó gây ảnh hưởng rất nhiều đến tác dụng động tác (giáo viên phải thường xuyên giúp đỡ các em sửa sai, giải thích thêm) để các em tập không còn mắc phải khuyết điểm. - Trong giảng dạy, để tạo hứng thú học tập cho học sinh giáo viên cần đề biện pháp thi đua, thi đấu, biểu dương khen thưởng, cho học sinh nhận xét lẫn nhau để nâng cao tính tự giác khả năng tự quản của học sinh đồng thời phát huy tính chủ động tích cực trong học tập. Giáo viên tổ chức thi đua tổ với nhau từ đó đưa ra hình thức khen thưởng và hình thức phạt. Thi đua tạo sự hào hứng, phấn khởi cho học sinh tập là hoạt động đa dạng và phong phú. Có thể cử đại diện tổ thi đua, giáo viên cùng học sinh nhận xét tuyên dương những em tập tốt. Đối với những em chưa thực hiện được động tác hoặc thực hiện chưa đúng biên độ giáo viên nên hướng dẫn và phân tích lại. - Tập luyện thường xuyên và phân tích lại kĩ động tác cũng hình thức giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung, giúp học sinh khắc sâu động tác. Trong quá trình tổ chức cho học sinh tập luyện động tác giáo viên phải hết sức chú ý về sân bãi, dụng cụ tập luyện, biên độ động tác cũng như phương pháp tổ chức. Nếu
  9. giáo viên không làm tốt vấn đề này thì khi tập luyện các em dễ bị chấn thương gây tâm lý không an tâm cho học sinh trong lúc tập luyện thì hiệu quả của động tác không cao cả về mặt thể lực cũng như sự phát triển về trí thức của các em. - Ví dụ: * Khi hướng dẫn học sinh học động tác “nhảy”. * Giáo viên phân tích động tác và làm mẫu 1 lần 8 nhịp cho học sinh xem và quan sát. Học sinh quan sát giáo viên thực hiện động tác. Giáo viên chia học sinh trong lớp thành các nhóm tập theo khu vực có qui định thời gian, vệ sinh sân bãi sạch sẽ để khi học sinh tập luyện không bị vấp phải gây chấn thương cho học sinh. Giáo viên nên tổ chức thi đua tổ với nhau, nhận xét tuyên dương. Giáo dục học sinh tinh
  10. thần học tập, sức nhanh và kỹ năng bật nhảy cho học sinh, cần có tinh thần đoàn kết. - Cuối tiết học giáo viên cho học sinh củng cố lại động tác, giáo viên cho học sinh kể tên các động tác đã học, cùng học sinh phân tích lại động tác, đồng thời hướng dẫn cách khắc phục điểm sai thường gặp của các em và nhắc các em về nhà tập để hoàn thiện lại động tác. - Phối hợp tốt giữa luyện tập chính khoá và luyện tập ngoại khoá, giờ ra chơi, sinh hoạt dưới cờ, tập thể dục giữa giờ, tổ chức phong trào thể dục thể thao cho các em học sinh chào mừng các ngày lễ lớn, từ đó tuyển chọn những em có năng khiếu thể thao vào đội tuyển của trường. - Để em học tốt môn thể dục mà đặc biệt là học tốt bài thể dục phát triển chung không những giáo viên làm mẫu chuẩn xác động tác mà các em học sinh còn cần: + Thường xuyên luyện tập để nâng cao sức khỏe và hoàn thành tốt các bài tập thể dục mà giáo viên giao cho. + Các em phải có tính trung thực trong luyện tập cũng như trong khi chơi trò chơi và biết vận dụng vào cuộc sống. + Tập luyện ở nhà vào buổi sáng hằng ngày nhằm nâng cao sức khỏe, hình thành thói quen tập luyện, nâng cao kỹ thuật động tác. + Các em phải có tính bảo quản đồ dùng của giáo viên và chính của các em. + Tham gia đầy đủ các cuộc vui chơi do nhà trường tổ chức. + Cần phải có trang phục thể dục để tập luyện thoải mái và tự tin hơn. 3. Kết hợp chặt chẽ ba môi trường: Nhà trường- gia đình- Y tế. 3.1. Đối với nhà trường: - Để học sinh thực hiện tốt bài thể dục, đầu năm học nhà trường phối hợp với phụ huynh học sinh tổ chức cho y tế địa phương kiểm tra sức khoẻ cho học sinh. Từ đó phát hiện những em khuyết tật, bệnh tim hoặc học sinh chưa có sức khỏe tốt như bệnh cảm cúm, bệnh tay chân miệng, để thông báo cho gia đình nhằm điều trị bệnh kịp thời. - Nhà trường cần cải thiện sân bãi để học sinh có chỗ tập luyện tốt. - Nhà trường liên hệ thường xuyên gia đình có con em khuyết tật, đặc biệt một số em bị bệnh tim. Trong lớp có em bị bệnh tim hoặc khuyết tật nhẹ thì giáo viên
  11. không yêu cầu các em tập đúng biên độ động tác và lượng vận động của các em cũng nhẹ hơn lượng vận động của các em bình thường. Bài tập không yêu cầu các em tập hết biến độ động tác, tập không hết sức mình như các em khác trong lớp. Ví dụ như động tác “nhảy” không yêu cầu thực hiện đúng động tác như các em bình thường mà còn tuyên dương thêm khi thấy em đó đã hoàn thành được bài tập. 3.2. Đối với phụ huynh học sinh: - Giáo viên thường xuyên liên lạc với phụ huynh học sinh về tình hình học tập con em và giờ giấc học tập, theo dõi tình trạng sức khỏe của học sinh nhằm phát hiện sớm một số bệnh như bệnh tay chân miệng, đau mắt đỏ, từ đó có hướng giải quyết phù hợp. - Cần phải quan tâm nhiều đến sức khoẻ của các em để các em có đủ sức khoẻ tập luyện hàng ngày. - Chuẩn bị trang phục, dụng cụ thể dục cho các em. - Thường xuyên nhắc các em tập ở nhà những bài đã được học ở nhà trường để rèn luyện sức khoẻ. - Tạo cho các em vui chơi sau thời gian học tập và tập luyện mệt mỏi. - Dự họp phụ huynh đầy đủ, nhằm nắm được tình hình học tập của các em. - Thường xuyên phối hợp với giáo viên theo dõi nề nếp học tập cũng như thời gian học ở lớp. 3.3. Đối với y tế địa phương: - Công tác y tế cũng rất quan trọng trong giảng dạy môn thể dục nói chung bài thể dục phát triển chung nói riêng. Y tế địa phương thường xuyên kiểm tra sức khoẻ định kỳ nhằm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời một số em bị bệnh: tay chân miệng, tim, phổi để các em có sức khỏe tốt. Từ đó, giáo viên giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung. * Ngoài ra cần kết hợp với chính quyền địa phương: Để các em học tốt môn thể dục nói chung và bài thể dục phát triển chung nói riêng, chính quyền địa phương cần: + Tạo sân chơi lành mạnh cho các em, để các em có sân tập, sân vui chơi ngoài những ngày được học trong nhà trường. Nhằm giúp cho các em thích học môn thể dục, luôn siêng năng và rèn luyện thân thể, sức khoẻ các em ngày càng nâng lên.
  12. + Quan tâm giúp đỡ các em có hoàn cảnh khó khăn để các em có điều kiện học tập và tập luyện thể dục nâng cao sức khoẻ. IV. Kết quả: - Trong thời gian áp dụng những giải pháp trên cũng như chuẩn bị tốt về sân bãi, dụng cụ để tập luyện. Tôi thấy rằng, học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung, các em luôn luôn yêu thích, ham học môn thể dục hơn, tham gia luyện tập một cách tự giác và tích cực. Các em luôn siêng năng luyện tập, thường xuyên rèn luyện thân thể, rèn luyện tố chất thể lực để các em phát triển tốt thể chất đồng thời sức khỏe của các em ngày càng được nâng lên. Hơn nữa tính thật thà, tính khiêm tốn của học sinh cũng được thể hiện rõ rệt, các em đã biết vận dụng vào trong học tập được thể hiện như sau: Đánh giá thực hiện động tác Ghi Năm học chú Thực hiện đúng và Thực hiện đúng Chưa thực hiện Tổng 2020 - đẹp các động tác được Số HS 2021 Tổng Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % Tổng Tỉ lệ% số số Tháng 11 63 50 79,36% 10 15,87% 3 4,77% Tháng 12 63 58 92,06% 5 7,94% / / Tháng 01 63 63 100% / / / / - Qua kết quả đáng giá – nhận xét trên tôi nhận thấy các em có sự phát triển rõ rệt về kỹ năng vận động cũng như kỹ thuật trong thi đấu cầu lông, các em có sự đam mê tập luyện, luôn luôn trao dồi thêm các bài tập bổ trợ và nhiệt huyết trong tập luyện cũng như thi đấu các giải do trường và huyện tổ chức. - Các em tập luyện trong tinh thần thoải mái, vui vẻ, hòa đồng và luôn hỗ trợ lẫn nhau khi tập luyện, các em tập luyện có tổ chức và luôn nghe theo sự hướng dẫn của giáo viên.
  13. V. Kết luận: 1. Tóm lược giải pháp: - Trong quá trình giảng dạy để học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung cũng như phát triển tốt về thể chất giáo viên cần chuẩn bị thật chu đáo về sân bãi, dụng cụ tập luyện đồng thời giáo viên. Giáo viên sử dụng các phương pháp trên cần phải phù hợp với tình trạng sức khỏe của học sinh nhằm tăng thêm phần hứng thú tập luyện góp phần nâng cao thể chất, tri thức và đạo đức cho học sinh. - Ngoài việc nắm vững trình tự phân môn thể dục, để tạo sự hấp dẫn trong học tập của học sinh đòi hỏi người giáo viên luôn thay đổi các hình thức dạy học nhằm lôi cuốn các đối tượng học sinh vào tiết học. Đem đến cho các em tự lĩnh hội và chiếm lĩnh kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên và có hiệu quả. Giáo viên cần hướng dẫn và tổ chức học sinh thực hiện tốt tập bài thể dục phát triển chung. - Trong quá trình giảng dạy giáo viên cần phải phối hợp tốt với nhà trường, gia đình, y tế địa phương để các em có sức khỏe tốt, có sự đảm bảo an toàn khi luyện tập. Ngoài ra giáo viên cần hiểu và nắm được tâm lí của từng học sinh trong lớp, động viên và khen thưởng kịp thời là phương pháp hữu hiệu giúp học sinh học tốt. 2. Phạm vi áp dụng: Với đề tài: “Biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung” trường tiểu học Võ Văn Mùi”, tôi đã tập trung nghiên cứu nhiều về đổi mới phương pháp dạy học (dạy học với nhiều phương pháp khác nhau nhằm thu hút và nâng cao ý thức tập luyện cho học sinh). Nên sáng kiến này áp dụng tốt cho học sinh lớp 5 trường tiểu học Võ Văn Mùi và có thể nhân rộng ra ở các trường tiểu học khác trong huyện.