Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh vẽ tốt tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật Lớp 4

docx 15 trang trangle23 16/08/2023 4793
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh vẽ tốt tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxbao_cao_bien_phap_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_ve_tot_tran.docx

Nội dung tóm tắt: Báo cáo biện pháp Một số biện pháp giúp học sinh vẽ tốt tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật Lớp 4

  1. UBND HUYỆN TÂN TRỤ TRƯỜNG TH VÕ VĂN MÙI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH VẼ TỐT TRANH THEO CHỦ ĐỀ MÔN MĨ THUẬT LỚP 4. Người thực hiện: Phạm Huỳnh Ái Xuân Đơn vị: Trường Tiểu học Võ Văn Mùi Năm học: 2020-2021
  2. - Nhận xét, đánh giá của đơn vị: - Đề tài có yếu tố mới và sáng tạo: - Đề tài tài sáng kiến có khả năng sáng tạo: - Đề tài sáng kiến có hiệu quả (Phạm vi được triển khai áp dụng) Đức Tân, ngày .tháng năm 2021 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ HIỆU TRƯỞNG Trần Hoàng Vũ - Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp cơ sở: .ngày tháng .năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG - Nhận xét, đánh giá của Hội đồng xét duyệt SKKN cấp tỉnh: ,ngày .tháng năm 2021 CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG
  3. MỤC LỤC I. Thực trạng đề tài: II. Nội dung cần giải quyết: III. Biện pháp giải quyết: IV. Kết quả: V. Kết luận: 1. Tóm lược giải pháp 2. Phạm vi đối tượng áp dụng
  4. I. Thực trạng đề tài. Trong quá trình giảng dạy môn Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề lớp 4, tôi nhận thấy các em khi vẽ tranh theo chủ đề, phần đông các em chưa nắm vững nội dung chủ đề khi vẽ và sử dụng màu không theo một nguyên tắc nào nên dẫn đến bài vẽ chưa được thu hút và sắc sảo. Trong thực tế có rất nhiều chất liệu để học sinh vẽ như: chì màu, màu dạ, màu sáp Đối với lứa tuổi của các em thì chất liệu dễ sử dụng và phổ thông nhất là sáp màu nhưng việc sử dụng sáp màu để vẽ như thế nào cho thu hút và sắc sảo thì các em chưa biết rõ, một phần các em chưa có kĩ năng để vẽ màu, một phần do các em tiếp xúc với việc vẽ màu chưa nhiều. Các em chỉ vẽ màu theo yêu thích, ngẫu hứng, nét vẽ màu còn nguệch ngoạc, dẫn đến chưa hoàn thành tốt bài tập và chưa vẽ theo đúng chủ đề yêu cầu hoặc chủ đề không phong phú.Vì vậy trong quá trình giảng dạy Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề cho các em khối 4 tôi gặp một số khó khăn nhất định.Tôi bắt đầu tiến hành khảo sát khả năng học sinh Khối lớp 4 học tốt Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề vào những tuần đầu của năm học 2020-2021, để tôi có thể nắm được số liệu cụ thể và từ đó có thể đề ra những biệnpháp tích cực, hữu hiệu nhất nhằm giúp các em học tốt hơn. Qua khảo sát, tôi có kết quả như sau: Sỉ số Số học sinh Số học sinh Số học sinh học sinh hoàn thành tốt hoàn thành chưa hoàn thành Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ Số Tỷ lệ 67 (%) lượng (%) 16 24 % 30 45% 21 31% Từ kết quả khảo sát trên cho thấy mặc dù số học sinh khối lớp 4của trường không nhiều (chỉ 67 học sinh) nhưng số học sinh học chưa tốt môn Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề còn khá cao (chỉ 30 học sinh), số học sinh học tốt môn Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề cũng chiếm tỉ lệ quá ít (chỉ 16 học sinh). Tôi xin đưa ra một vài ví dụ điển hình như sau: 1
  5. - Một là em Đoàn Tấn Tài khi học Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề thì em lúng túng, chưa hiểu rõ nội dung của chủ đề, em vẽ theo ý thích và vẽ màu theo ngẫu hứng, vẽ màu còn nguệch ngoạc. - Hai là trường hợp hai em Châu An Khang và Nguyễn Hồng Ân. Hai em là học sinh năng khiếu của môn tôi giảng dạy. Hai em hiểu và vẽ được theo chủ đề, hai em biết sử dụng màu hợp lí. Tuy nhiên tính sáng tạo chưa cao. Kết quả khảo sát trên khiến tôi thật sự rất lo lắng và suy nghĩ rất nhiều. Trong đầu tôi cứ hiện lên câu hỏi: Làm thế nào để học sinh khối lớp 4 học tốt môn Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề? Qua nhiều đêm suy nghĩ, tôi quyết định thử thách mình, tìm mọi biện pháp hữu hiệu, tích cực và phù hợp nhất để giúp học sinh Khối 4 học tốt môn Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề. Được sự hỗ trợ của Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn, sự giúp đỡ nhiệt tình của những đồng nghiệp giảng dạy môn Mĩ thuật, tài liệu trên mạng Internet, Vì thế, tôi mạnh dạnlựa chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp học sinh vẽ tốt tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật lớp 4”. II. Nội dung cần giải quyết Để đạt được kết quả tốt trong nội dung vẽ tranh theo chủ đề ở lớp 4, tôi đã đề ra các phương pháp dạy học, và đưa ra các kĩ năng vẽ hình họa và sử dụng màu sắc ở nội dung vẽ tranh theo chủ đề gồm các biện pháp sau: 1. Một số biện pháp dạy học và tập luyện nội dung vẽ tranh theo chủ đề lớp 4. 2. Một số biện pháp cho học sinh khi vẽ cá nhân và vẽ cùng nhau (vẽ nhóm) đạt hiệu quả khi vẽ theo chủ đề. III. Biện pháp giải quyết: 1. Một số biện pháp dạy học và tập luyện nội dung vẽ tranh theo chủ đề lớp 4. Để đảm bảo hiệu quả quá trình dạy học và tập luyện nội dung vẽ tranh theo chủ đề lớp 4 tôi đã lựa chọn một số bài tập phù hợp với học sinh. - Dựa vào mục đích yêu cầu của nội dung học. + Thực hiện được các kỹ năng chọn lọc hình ảnh xây dựng, sắp xếp bố cục theo chủ đề. 2
  6. + Nắm được các thao tác, và kỹ thuật vẽ màu hài hòa. - Lựa chọn bài tập phù hợp với khả năng, trình độ của học sinh, ngoài ra giáo viên có thể cho học sinh tham khảo thêm một số bài vẽ của các bạn học sinh ở khóa trước hoặc các hình ảnh tranh vẽ sưu tầm. - Tìm ra những phương pháp giảng dạy cơ bản nhưng cũng cần có sự đa dạng và phong phú. 2. Một số biện phápcho học sinh khi vẽ cá nhân và vẽ cùng nhau (vẽ nhóm) đạt hiệu quả khi vẽ theo chủ đề. 2.1. Vẽ cá nhân: Đối với học sinh khi vẽ cá nhân các em sẽ được vẽ theo sự tưởng tượng của riêng mình dựa theo chủ đề được yêu cầu. Từ đó các em sẽ sắp xếp các hình ảnh cho cân đối và vẽ màu theo cảm nhận của riêng mình (kết hợp nghe nhạc nhằm tạo nguồn cảm hứng khi vẽ) Giáo viên giới thiệu 3 màu cơ bản: Đỏ, lam, vàng. - Sau đó hướng dẫn học sinh cách pha các cặp màu với nhau: Đỏ + Vàng = Cam 3
  7. Đỏ + Lam = Tím Vàng + Lam = Xanh lục - Hướng dẫn học sinh tự tìm một số màu mới dựa trên vòng thuần sắc. Như vậy sẽ giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn là giáo viên đưa ra cách pha màu. - Cho học sinh xem một số bài vẽ ứng dụng từ cách pha và vẽ màu. - Những bức tranh do các em vẽ thể hiện nhiều cách nhìn độc đáo nhưng rất sâu sắc về chủ đề được giao. Các bức tranh đều có bố cục chặt chẽ, màu sắc đa dạng, tươi sáng, hồn nhiên nhưng rất sáng tạo. - Học sinh thực hành vẽ theo cá nhân (Trong quá trình học sinh thực hành vẽ theo phương pháp mà tôi đã hướng dẫn, tôi sẽ theo dõi quan sát từng học sinh để chỉnh sửa, giúp đỡ, động viên kịp thời cho những em tiếp thu phương pháp còn chậm nhằm giúp các em hoàn thành bài). 2.2. Vẽ cùng nhau (vẽ nhóm) Việc dạy học theo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp. 4
  8. Học sinh phát huy được vai trò trách nhiệm cá nhân vừa có cơ hội để học tập từ các bạn qua cách làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm. Giúp những học sinh nhút nhát, thiếu tự tin có cơ hội phát biểu, trình bày ý kiến của mình và từ đó trở nên tự tin, năng động, mạnh dạn hơn trước tập thể. a) Phân chia nhóm học sinh một cách khoa học, đảm bảo thành phần nhóm gồm những học sinh có năng lực, khả năng nhận thức khác nhau. * Mục đích: Giúp học sinh các nhóm có cơ hội ngang bằng nhau trong học tập và hoàn thành nhiệm vụ nhóm. Thúc đẩy tinh thần thi đua của học sinh giữa các nhóm với nhau. * Biện pháp thực hiện: Mỗi bàn có hai học sinh ngồi nên giáo viên không chia thành nhóm ba vì về mặt thẩm mĩ lớp học nhìn sẽ rất lộn xộn, giữa các nhóm không có “ranh giới” dẫn đến tình trạng nhóm này làm ảnh hưởng nhóm kia khi cùng làm việc. Khi thành lập nhóm cần lưu ý khả năng làm việc, năng lực cá nhân và mối quan hệ giữa các thành viên. Điều này là vô cùng quan trọng, bởi vì: 5
  9. + Nếu một nhóm có nhiều học sinh giỏi, các em có khả năng suy đoán, tưởng tượng, diễn đạt và sáng tạo thì khi hoạt động nhóm các em sẽ mau chóng hoàn thành tốt công việc được giao. Ngược lại, nhóm có nhiều học sinh chậm tiếp thu không chỉ khó hoàn thành nhiệm vụ mà còn bị tâm lý chán nản, mặc cảm do không bằng nhóm bạn. + Đối với những nhóm nhỏ, giáo viên phải chú ý mối quan hệ giữa các thành viên. Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi ở bậc Tiểu học, các em chỉ thích làm, thích học cùng với những người bạn mà các em muốn. Nếu trong nhóm có một đối tượng mà các em không thích là đối tượng đó sẽ bị “tẩy chay” ngay. Thay vì các em cùng hăng hái học tập thì đổi lại là thái độ dè chừng, mất đoàn kết. Không nên ép buộc các em phải hoàn toàn theo chủ ý sắp đặt của giáo viên vì như thế các em sẽ mất đi sự thoải mái, nhịp nhàng trong các hoạt động của nhóm. Cho dù là cách nào thì giáo viên cũng phải tạo nề nếp, thói quen ngay từ đầu năm học và duy trì thường xuyên, để khi có yêu cầu là học sinh biết thực hiện ngay, không làm mất thời gian và gây mất trật tự lớp học. b) Tổ chức, quản lý hoạt động nhóm hiệu quả. * Mục đích: Lôi cuốn học sinh tích cực tham gia học tập, tránh gây ồn làm ảnh hưởng lớp học kế bên. * Biện pháp thực hiện: Yêu cầu học sinh khi làm việc nhóm phải thực hiện theo đúng những quy định sau: + Mỗi thành viên trong nhóm đều phải có trách nhiệm hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. + Phải biết lắng nghe ý kiến của bạn và xem xét ý kiến nào là hợp lý nhất, không được cố gắng tự làm theo chủ ý của bản thân. + Khi thực hiện việc phân công nhiệm vụ, mỗi cá nhân sẽ tự nhận phần việc của mình cho phù hợp năng lực cá nhân. Đồng thời các thành viên trong nhóm sẽ bàn bạc và quyết định ai – việc gì. 6
  10. + Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở các bạn trong nhóm khi trao đổi cần nói vừa đủ nghe, không ảnh hưởng nhóm bạn và lớp kế bên. Ví dụ 1: Khi vẽ cùng nhau, thường có tình trạng em vẽ không kịp giờ - em không biết làm gì. Những trường hợp như thế giáo viên phải giúp các em dàn trải công việc một cách hợp lý như: nhắc các em phụ bạn vẽ màu vào hình, vẽ thêm vào những khoảng trống trong tranh, tùy vào khả năng của các em mà giáo viên có những gợi ý thích hợp. Ví dụ 2: Khi tổ chức trò chơi học tập vẽ tiếp sức, học sinh dưới lớp hay hò hét, đứng ngồi rất lộn xộn. Trong khi các đội thi vẽ trên bảng thì giáo viên cho học sinh dưới lớp sẽ hát 1 bài (lần 1 hát chậm, lần 2 hát nhanh hơn), khi hát hết bài thì các đội thi vẽ phải ngừng tay. Đội nào vẽ nhanh, vẽ đẹp nhất là đội thắng cuộc. Qua thực tế áp dụng cho thấy một kết quả thật khả quan, lớp học đảm bảo được trật tự và sinh động hơn nhiều. c) Coi trọng việc đánh giá hoạt động nhóm. * Mục đích: Nhằm thực hiện việc nhận xét, đánh giá từng học sinh đảm bảo đúng yêu cầu, đúng thực chất năng lực và tinh thần học tập của các em. * Biện pháp thực hiện: Nhằm giúp giáo viên nắm được năng lực, khả năng phối hợp của từng học sinh, từ đó có kế hoạch tổ chức dạy - học phù hợp và hiệu quả. Giáo viên cần quan sát thái độ học tập và làm việc trong các nhóm, đánh giá sự tiến bộ của nhóm trên cơ sở thu thập những thông tin về sự tiến bộ của mỗi thành viên trong nhóm. Sản phẩm của nhóm thể hiện quá trình trao đổi, trình bày ý kiến và kỹ năng hợp tác của từng thành viên. Những tiêu chí nhận xét cần thiết phải có: + Sự phân công trong nhóm. + Tinh thần thái độ làm việc của các thành viên trong quá trình thực hiện. + Kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. + Thời gian hoàn thành sản phẩm. 7
  11. + Kĩ năng trình bày nội dung tranh vẽ trước lớp. - Để thực hiện việc đánh giá đảm bảo công bằng, đúng thực tế, giáo viên cần có sổ tay theo dõi ghi nhận ngay những cá nhân tích cực, cá nhân thụ động hay sáng tạo, những nhóm làm việc hiệu quả. - Bên cạnh việc tuyên dương những học sinh tích cực, chăm chỉ, giáo viên cũng cần nghiêm khắc nhắc nhở những học sinh chưa tập trung, lơ là, hay nói chuyện, làm việc riêng để các em có trách nhiệm và ý thức hơn. - Giáo viên cũng cần lưu ý tới những tiến bộ của các em. Bởi vì sự tiến bộ đó thể hiện tinh thần, thái độ tiếp thu bài học có hiệu quả mà các em đạt được. Ví dụ: Ở hoạt động trước các em chỉ hoàn thành hoặc chưa hoàn chỉnh, ở hoạt động sau lại có sản phẩm nổi trội hoặc xuất sắc thì rất cần sự ghi nhận của giáo viên. Đó chính là động lực để các em có tinh thần học tập tốt hơn ở các hoạt động sau. d) Một số yêu cầu khi tổ chức hình thức học tập nhóm. Để tổ chức hình thức học tập theo nhóm có hiệu quả , cụ thể là đối với môn Mĩ thuật thì giáo viên cần chú ý thực hiện tốt các yêu cầu sau: - Phân chia nhóm học sinh hợp lý: Nếu là hoạt động tìm hiểu kiến thức và thực hành thì mỗi nhóm chỉ nên có số lượng từ 2 đến 6 học sinh. Nếu là hoạt động thi đua, tham gia trò chơi học tập thì mỗi lớp chỉ nên chia thành 3 nhóm - tương ứng với 3 dãy bàn. Đồng thời phải có cả học sinh khá giỏi lẫn học sinh yếu trong cùng một nhóm để các em có thể hỗ trợ lẫn nhau cùng hoàn thành bài học và tiếp thu kiến thức. - Hoạt động nhóm phải đảm bảo mọi thành viên tích cực tham gia, không để tình trạng học sinh làm dùm hoặc thụ động ngồi không. - Quản lý trật tự lớp, nhất là khi học sinh tranh luận quá lớn hay gây ồn, tránh làm ảnh hưởng đến lớp bên cạnh. - Đảm bảo có lối di chuyển để giáo viên có thể tiếp cận giúp đỡ các nhóm. Học sinh di chuyển dễ dàng, không bị ngồi sai tư thế. Không cố định vị trí của học sinh hoặc cố định nhóm để học sinh có cơ hội thay đổi hướng nhìn. 8
  12. - Dù giáo viên có đổi mới, có áp dụng phương pháp, hình thức tổ chức lớp học như thế nào đi chăng nữa thì đều phải hướng tới đạt mục tiêu giáo dục của bài học. Tóm lại: Bất cứ hình thức tổ chức dạy học nào cũng đều có quy trình thực hiện của nó. Việc đảm bảo quy trình giúp giáo viên tránh được những lúng túng trong khi hướng dẫn học sinh. Nó còn thể hiện được tính khoa học trong tổ chức dạy học, đồng thời giúp học sinh tham gia thảo luận, chọn vấn đề và thực hiện tốt hơn. Tuy nhiên trong quá trình tổ chức cũng nên tránh máy móc mất thời gian khi học sinh đã có được nề nếp, thói quen chung. Giáo viên phải biết căn cứ vào tình hình thực tế lớp học để có kế hoạch dạy học cho phù hợp. Không phải bất cứ hoạt động nào cũng áp dụng hình thức học tập nhóm vì như thế dễ gây nhàm chán cho học sinh. IV. Kết quả. Qua gần hai học kì áp dụng các biện pháp trên, tôi nhận thấy các em học sinh Khối lớp 4 tiến bộ rất nhiều môn Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề. Vui mừng trước sự tiến bộ của các em, tôi đã tiến hành khảo sát khả năng học tốt môn Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề của các em học sinh khối lớp 4 vào những ngày giữa tháng 4 năm 2021, và tôi thu được kết quả khả quan như sau: 9
  13. Sỉ số Số học sinh Số học sinh Số học sinh học sinh hoàn thành tốt hoàn thành chưa hoàn thành 67 Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 35 52% 32 48 % 0 0 % Qua bảng thống kê trên cho thấy số học sinh hoàn thành trở lên là 100%, số học sinh hoàn thành tốt là 35 em, chiếm tỉ lệ 52%. So với kết quả khảo sát vào những ngày đầu năm học thì chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy chất lượng học tập của các em đã được nâng lên rõ rệt. Điều này cho thấy những biệnpháp mà tôi đưa ra đã giúp học sinh lớp 4 học tốt Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề. Tôi xin đưa ra một vài trường hợp tiến bộ điển hình như sau: - Một là em Đoàn Tấn Tài: Khảo sát những tuần đầu năm học cho thấy khi học Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề thì em lúng túng, chưa hiểu rõ nội dung của chủ đề, em vẽ theo ý thích và vẽ màu theo ngẫu hứng, vẽ màu còn nguệch ngoạc. Hiện nay thì em đã tiến bộ rất nhiều, em hiểu chủ đề mình cần thể hiện. - Hai là trường hợp hai em Châu An Khang và Nguyễn Hồng Ân. Hai em là học sinh năng khiếu của môn tôi giảng dạy. Khảo sát những tuần đầu năm học cho thấy hai em hiểu và vẽ được theo chủ đề, hai em biết sử dụng màu hợp lí. Tuy nhiên tính sáng tạo chưa cao. Hiện nay hai em Châu An Khang và em Nguyễn Hồng Ân đã có nhiều tiến bộ và sử dụng màu vẽ một cách hài hòa. Qua quá trình nghiên cứu và dạy thử nghiệm áp dụng các phương pháp học tốt môn Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề lớp 4. Bản thân tôi nhận thấy các phương pháp này đã thật sự phù hợp và mang lại hiệu quả đáng kể. Cụ thể đó là: - Giúp học sinh hiểu rõ hơn về màu sắc và cách sử dụng màu sắc sao cho đạt hiệu quả tốt nhất khi vẽ tranh theo chủ đề. - Học sinh có những kiến thức cơ bản về các loại màu cũng như những đặc tính của chúng sẽ giúp học sinh chủ động hơn khi lựa chọn màu vẽ để vẽ tranh. - Học sinh sẽ hoàn thiện các kỹ năng cầm bút màu sao cho đạt hiệu quả và tránh được một số lỗi thường gặp. 10
  14. - Ngoài ra, biện pháp còn giúp học sinh trang bị thêm một số cách vẽ màu nhằm tạo sự mới lạ, hấp dẫn cho bài vẽ và kích thích khả năng sáng tạo của học sinh. + Học sinh đã nắm được cách vẽ tranh theo chủ đề một cách cụ thể và hiệu quả. + Nề nếp lớp học ổn định do các em đã hình thành được thói quen thực hiện làm việc theo nhóm. + Giáo viên không còn mất nhiều thời gian cho việc giữ trật tự lớp. + Sản phẩm Mĩ thuật của học sinh phong phú, đa dạng và có nhiều sáng tạo. + Học sinh được rèn nhiều kỹ năng quan trọng có ích cho bản thân trong đó đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy, được bổ sung kiến thức nhờ học hỏi lẫn nhau. Cụ thể như: Năm học 2020 – 2021 Vẽ tranh cấp huyện chủ đề “Em yêu biển đảo quê hương” 4 học sinh từ khối 2 đến khối 5 đều đạt giải cao (khối 2: giải II, khối 3: giải II, khối 4: giải III, khối 5: giải III). Trong đó có 2 em học sinh được chon thi vẽ tranh cấp tỉnh (khối 2, khối 3). Hiện tại tôi vẫn đang tiếp tục theo dõi, ghi nhận sự tiến bộ của các em cho đến cuối năm học. V. Kết luận 1. Tóm lược giải pháp Tôi tiến hành sử dụng một số biện pháp dạy học và tập luyện nội dung vẽ tranh theo chủ đề lớp 4. Để đảm bảo hiệu quả quá trình dạy học và tập luyện nội dung vẽ tranh theo chủ đề lớp 4, tôi đã lựa chọn một số bài tập phù hợp với khả năng, trình độ của từng đối tượng học sinh. Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn nhắc nhở học sinh dựa vào mục đích yêu cầu của nội dung học đề: - Thực hiện được các kỹ năng chọn lọc hình ảnh xây dựng, sắp xếp bố cục theo chủ đề. - Nắm được các thao tác, và kỹ thuật vẽ màu hài hòa. Tôi tiến hành cho học sinh vẽ cá nhân và vẽ cùng nhau (vẽ nhóm) để đạt hiệu quả khi vẽ theo chủ đề. 11
  15. - Vẽ cá nhân: Đối với học sinh khi vẽ cá nhân các em sẽ được tự do thể hiện, được vẽ theo sự tưởng tượng của riêng mình, dựa theo chủ đề được yêu cầu. Từ đó các em sẽ sắp xếp các hình ảnh cho cân đối và vẽ màu theo cảm nhận của riêng mình (kết hợp nghe nhạc nhằm tạo nguồn cảm hứng khi vẽ). - Vẽ cùng nhau (vẽ nhóm): Việc dạy học theo nhóm nhỏ cho phép học sinh có nhiều cơ hội hơn để diễn đạt và khám phá ý tưởng của mình, mở rộng suy nghĩ, rèn luyện kĩ năng nói, kĩ năng giao tiếp. 2. Phạm vi, đối tượng áp dụng Nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp giúp học sinh vẽ tốt tranh theo chủ đề môn Mĩ thuật lớp 4”. Đối tượng chủ yếu là học sinh Khối lớp 4 của Trường Tiểu học Võ Văn Mùi. Với tính hiệu quả của đề tài này, tôi nghĩ có thể áp dụng cho học sinh Khối lớp 4 học môn Mĩ thuật Đan Mạch vẽ theo chủ đề lớp 4. 12