SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 4 tổ chức trò chơi Toán học nhằm tăng hiệu quả trong giờ học Toán theo mô hình “Trường học mới”

docx 28 trang binhlieuqn2 07/03/2022 4253
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 4 tổ chức trò chơi Toán học nhằm tăng hiệu quả trong giờ học Toán theo mô hình “Trường học mới”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docxskkn_huong_dan_hoc_sinh_lop_4_to_chuc_tro_choi_toan_hoc_nham.docx

Nội dung tóm tắt: SKKN Hướng dẫn học sinh Lớp 4 tổ chức trò chơi Toán học nhằm tăng hiệu quả trong giờ học Toán theo mô hình “Trường học mới”

  1. *Lưu ý: Ở trò chơi này nên chọn em làm đầu rồng (là em Trưởng trò) phải nhanh nhẹn, hoạt bát. Trò chơi thứ 8: Bác mặt nạ thông thái *Mục đích chơi - Giúp học sinh củng cố lại tính chất của các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. - Rèn luyện kỹ năng quan sát, khả năng diễn đạt thành thạo, tự tin. *Chuẩn bị: Giáo viên chuẩn bị 4 biển hình mặt nạ, một bên có hình mặt cười một bên có hình mặt mếu, 4 bảng con. Chọn 3 đội chơi, mỗi đội chơi khoảng 3 em. Chọn ban thư ký, ban giám khảo, các em còn lại là cổ động viên. *Cách chơi: Chơi thi đua giữa các đội - Giáo viên lần lượt xuất hiện từng bảng con. Trên mỗi bảng con có ghi cách thực hiện 1 biểu thức. 5 x 38 + 5 x 62 18 : 6 + 24 : 6 ( 8 x 23 ) : 4 50 : ( 2 x 5) = 5 x ( 38 + 62 ) = (18 + 24) : 6 = 23 x ( 8 : 4) = 50 : 2 : 5 = 5 x 100 = 42 : 6 = 23 x 2 = 25 : 5 = 500 = 7 = 46 = 5 Mỗi lần giáo viên xuất hiện một bảng con, các đội quan sát nội dung. Khi giáo viên có tín hiệu nếu đội nào thấy thực hiện đúng thì giơ mặt cười nếu thấy là thực hiện sai thì giơ mặt mếu. Giáo viên có thể nêu câu hỏi chấp vấn thêm để các em nhớ tính chất của phép tính như vì sao đội em cho là đúng ? Hoặc căn cứ vào đâu mà đội em cho là sai ? - Giáo viên cũng đưa ra đáp án bằng cách quay mặt nạ. - Ban thư ký tổng hợp điểm sau một cuộc chơi: Mỗi lần trả lời đúng, quay mặt nạ đúng thì được 10 điểm, nếu quay mặt nạ đúng xong chưa trả lời được câu hỏi phụ của giáo viên thì bị trừ đi 1- 2 điểm. Đội nào nhiều điểm nhất đội đó sẽ thắng cuộc được thưởng bút chì, vở viết. Trò chơi được sử dụng ở tiết nhân một số với một hiệu, nhân một số với một tổng, chia một số cho 1 tích, chia một tích cho một số, có thể sử dụng ở tiết ôn tập các phép tính với số tự nhiên bài số 2 và bài số 3 trang 164.
  2. Trò chơi thứ 9: Phân tích số *Mục đích chơi - Giúp học sinh củng cố cách phân tích số có nhiều chữ số thành tổng của các triệu, nghìn, trăm, chục, đơn vị và ngược lại - Phát triển năng lực phân tích, tổng hợp. - Rèn tác phong nhanh nhẹn. *Chuẩn bị chơi: Giáo viên chuẩn bị 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy rô ki có nội dung ghi giống nhau. Một số mảnh giấy ghi kết quả tương ứng. Ví dụ: Viết số thích hợp vào chỗ chấm. = 1000 000 + 60 000 + 900 +50 +2 = 9000000 + 900000 + 90000 + 9000 + 900 +90 +9 = 309000 +100 + 50 +2 = 7000 + 500 1095 = + + 8001 = 8000 + 8100 = 8000 + 9009 = 9000 + 7550 = + + 1060952 309152 7000 + 50 700 + 500 + 50 9999999 9 100 7500 1000 + 90 + 5 1 - Học sinh chuẩn bị phấn (hoặc bút dạ) *Thời gian chơi: 3 – 5 phút *Cách chơi: Chơi theo kiểu đồng đội, chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn đội chơi (5 - 10 em), các em còn lại cổ vũ cho đội mình. Hai đội xếp thành hai hàng dọc. Đội trưởng lên nhận và phát cho mỗi bạn trong đội mình một mảnh giấy ghi kết quả tương ứng với nội dung ghi trên bảng. Các em đọc, quan sát, so sánh tìm vị trí của mình cần điền (1 - 2 phút) Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, yêu cầu từng bạn trong đội lên điền kết quả của mình vào bảng phụ treo trên bảng lớp (phần bài của đội mình).
  3. Bạn thứ nhất điền xong quay xuống nhanh chóng và vỗ vào tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên điền Cứ thế tiếp tục cho điến hết. Học sinh dưới lớp và giáo viên đánh giá, thống kê điểm. Mỗi kết quả đúng ghi 10 điểm. Đội nào nhiều điểm sẽ thắng. Trong trường hợp cả hai đội đều điền đúng kết quả thì đội nào nhanh hơn, trình bầy đẹp hơn sẽ thắng. Trò chơi thứ 10: Tìm ngôi sao sáng *Mục đích - Củng cố về nhận biết giá trị các số La Mã. - Tạo hứng thứ học tập, rèn luyện và phát triển năng lực tư duy. *Chuẩn bị: Học sinh chuẩn bị 5 que tính. *Thời gian chơi: Khoảng 3 - 5 phút. *Cách chơi: Chơi thi đua giữa cá nhân. Các em đặt que tính lên bàn, khi giáo viên nêu lệnh học sinh thi nhau xếp xem ai làm nhanh nhất, đúng nhất. Ví dụ: Trò chơi được sử dụng trong tiết luyện tập bài số 4 trang 122 sgk. Giáo viên nêu lệnh: Hãy dùng 5 que tính để xếp thành số mười bốn. Học sinh thi xếp. Giáo viên nêu tiếp nhấc một que tính để được số mười sáu. Học sinh xếp: Tiến hành tương tự xếp 5 que tính để được số mười sáu, nhấc một que tính để xếp lại thành số hai mốt . Em nào làm xong trước sau mỗi lần thì có tín hiệu giơ tay hoặc vỗ tay. giáo viên quan sát, nhận xét và tổng hợp kết quả. Nếu em nào làm nhanh đúng và đẹp nhất trong số lần xếp số thì được phong bì “ ngôi sao sáng ” được thưởng một đồ dùng học tập. 2. Tổ chức các trò chơi trong các tiết học có nội dung đại lượng, đo đại lượng và yếu tố thống kê Trò chơi thứ nhất: Ai nặng hơn ai nhẹ hơn *Mục đích chơi: Giúp học sinh củng cố cách đo, đọc và so sánh số đo khối lượng. - Bước đầu tập sắp xếp số liệu, lập bảng thống kê - Rèn luyện khả năng quan sát, ước lượng.
  4. *Chuẩn bị - Học sinh: Mỗi nhóm 3 em chuẩn bị một đồng hồ - Giáo viên: Chuẩn bị cho mỗi nhóm 1 tờ giấy có kẻ sẵn bảng như sau: Đo cân nặng của các bạn trong nhóm và viết kết quả vào bảng theo thứ tự từ thấp đến cao. Số thứ tự Họ và tên Cân nặng 1 2 3 *Thời gian chơi: 10 – 15 phút *Cách chơi: Các nhóm thi đua với nhau Trước tiên các em dự đoán cân những bạn nhỏ trước rồi đến bạn lớn, tiến hành cân từng thành viên trong nhóm và ghi vào giấy nháp. Sau đó kiểm tra lại kết quả cân đã đúng từ thấp đến cao chưa, nếu chưa đúng thì sắp xếp lại cho đúng yêu cầu của đề bài và ghi kết quả vào bảng thống kê. Nhóm nào cân chính xác, lập bảng đúng số liệu yêu cầu, thực hiện nhanh trật tự, thì nhóm đó thắng, được thưởng đồ dùng học tập. Trò chơi thứ 2: Vòng quay thời gian (Sử dụng tiết 20, 21 Bài Giây thế kỷ - Luyện tập) *Mục đích - Củng cố kĩ năng đổi đơn vị đo thời gian - Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ, phút, giây, năm, thế kỉ) *Chuẩn bị: 4 phiếu hoặc bảng con, phấn *Cách chơi - Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học) - Lần thứ nhất: Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 viên phấn, chuẩn bị viết theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 đơn vị đo thời gian nào đó, 4 em này ngay lập tức phải ghi nhanh đơn vị đo thời gian đó. Em nào ghi chậm nhất hoặc sai đơn vị đo bị loại khỏi cuộc chơi. - Lần thứ hai: Các đội lại thay người chơi khác.
  5. - Cứ chơi như vậy 8 - 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc. *Lưu ý: Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị săn 1 số đơn vị viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh, ví dụ: 7 giờ bằng bao nhiêu phút, 6 phút bằng bao nhiêu giây, 1 tuần có bao nhiêu giờ, năm 1785 thuộc thế kỉ nào? 1600 năm là bao nhiêu thế kỉ? 3. Tổ chức các trò chơi củng cố nội dung hình học Trò chơi thứ nhất: Nhanh tay, nhanh mắt *Mục đích chơi - Giúp học sinh thực hành nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt trên mô hình và từ đó có thể ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. - Phát triển trí tưởng tượng,óc sáng tạo. Rèn tính cẩn thận, khéo léo *Chuẩn bị: Giáo viên gấp sẵn một số hình mẫu minh hoạ bằng giấy mầu. - Một số mảnh bìa đánh số có hình dạng: - Hình vẽ *Cách chơi: Chia lớp thành các nhóm nhỏ ( nhóm cặp đôi ). Chơi thi đua giữa các nhóm. Các nhóm quan sát hình mẫu minh họa trên bảng, tưởng tượng, lựa chọn rồi ghép các miếng bìa có đánh số để được góc vuông, góc nhọn, góc bẹt hoặc góc tù như hình mẫu. Sau 5 - 7 phút nhóm nào ghép được nhiều góc nhất thì nhóm đó thắng cuộc. Trò chơi được sử dụng trong tiết nhận biết góc nhọn, góc tù, góc bẹt và vẽ hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song. Trò chơi thứ 2: Nhận diện hình *Mục đích chơi - Giúp học sinh cũng cố kỹ năng nhận diện một số hình học cơ bản như hình bình hành, hình thoi. - Vận dụng linh hoạt, kết hợp với kĩ năng tính nhẩm để tính *Chuẩn bị: 2 bảng phụ hoặc 2 tờ giấy tô ki có vẽ các hình hình học như hình bình hành hoặc hình thoi ở nhiều tư thế, vị trí khác nhau và một số hình khác có hình dạng dễ lẫn lộn với hình thoi hoặc hình bình hành. Học sinh chuẩn bị phấn màu hay bút dạ. Ví dụ: Tiết hình bình hành, bài tập số 1 trang 102 SGK.
  6. Giáo viên chuẩn bị bảng phụ như sau: Hãy tô màu hình bình có trong các hình vẽ dưới đây *Cách chơi: Chia lớp thành hai nhóm mỗi nhóm cử 4 bạn đại diện chơi. Các bạn cón lại làm cổ động viên cho đội mình. Khi giáo viên hô: “Bắt đầu” thì bạn thứ nhất của nhóm lên nhận diện và tô mầu vào một hình bình hành sau đó chạy xuống chuyền phấn hoặc vỗ tay bạn thứ hai, bạn thứ hai lên chọn và tô màu vào hình thứ hai sau 5 phút thì dừng lại. Học sinh ở dưới lớp và giáo viên đánh giá, thống kê điểm. Đội nào chọn và tô màu đúng 1 hình bình hành được 10 điểm. Nếu đội nào tô màu chưa đẹp trừ đi một điểm. Đội nào có số điểm nhiều hơn sẽ thắng cuộc. Trò chơi thứ ba: Ai nhanh, ai đúng? *Mục đích chơi - Củng cố cách xác định trung điểm đoạn thẳng cho trước. - Rèn luyện kỹ năng ước lượng, tính cẩn thận *Chuẩn bị: - Mỗi học sinh chuẩn bị 1 đoạn dây dài 20 cm. - Một tờ giấy hình chữ nhật. *Cách chơi Chơi thi đua giữa các cá nhân trong lớp. Học sinh thi nhau tìm trung điểm hai cạnh dài của tờ giấy bằng cách gấp đôi tờ giấy hình chữ nhật rồi đánh dấu trung điểm 2 cạnh dài của hình
  7. A B I B A I B A D C K D C D K C (Đoạn thẳng AB trùng lên đoạn thẳng BC) Sau 1 - 2 phút học sinh nào xác định nhanh,chính xác trung điểm ngay cạnh dài của hình chữ nhật thì thắng,được tuyên dương. - Tiến hành tương tự khi yêu cầu học sinh tìm trung điểm của đoạn dây. - Trò chơi này áp dụng cho tiết luyện tập bài tập số 2 trang 99 sgk. Trò chơi thứ tư: Hái hoa dân chủ *Mục đích chơi - Giúp học sinh nhớ lâu công thức tính chu vi diện tích của hình chữ nhật, hình vuông, hình bình hành, hình thoi - Vận dụng linh hoạt , kết hợp với kĩ năng tính nhẩm để tính chu vi, diện tích của hình với số đo cho trước - Phát triển khả năng diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. *Chuẩn bị Lãng hoa của lớp để làm cây hoa. Các bông hoa có nội dung các câu hỏi (Tuỳ theo nội dung bài học để giáo viên chọn nội dung ghi trong hoa) Ví dụ: Khi dạy bài: “Ôn tập hình học” cuối năm học trang 173 – 174 SGK giáo viên có thể chọn nội dung: 1. Muốn tính diện tích hình vuông Một cạnh nhân bốn ra ngay khó gì? Bạn hãy cho biết hai câu thơ trên đúng hay sai? Hãy tính nhẩm nhanh diện tích hình vuông có cạnh 40cm²?
  8. Đáp án: Câu thơ trên sai vì muốn tính diện tích hình vuông ta lấy cạnh nhân với cạnh. Diện tích hình vuông có cạnh 40 cm là 1600 (m²) 2. Nêu quy tắc diện tích hình thoi? 3. Bạn hãy điền từ thích hợp để được bài thơ: Diện tích hình chữ nhật là gì? Lấy tức thì ra ngay. Chu vi chữ nhật dễ thay. Lấy nhân hai là thành. Đáp án: Diện tích hình chữ nhật là gì? Lấy dài nhân rộng tức thì ra ngay. Chu vi chữ nhật dễ thay Lấy dài cộng rộng nhân hai là thành. 4. Hình bên tên gọi là gì? 3m 3m 7m Chu vi, diện tích em thì tính mau? Đáp án: Hình bên là hình bình hành Chu vi = (7 + 3) x 2 = 20 (m) Diện tích = 7 x 2 = 14 (m²) 5. Một hình thoi có độ dài đường chéo thứ nhất là 10 cm, độ dài đường chéo thứ hai là 3 dm. Bạn A tính ra diện tích bằng 15 (dm²), bạn B tính ra diện tích bằng (150 cm²). Vậy ai nói đúng? Ai nói sai? Đáp án: bạn B nói đúng, bạn A nói sai. *Cách chơi: Chơi thi đua giữa các cá nhân. Lấy tinh thần xung phong lên hái hoa dân chủ, học sinh nào được lên phải đọc to, rõ ràngnội dung câu hỏi cho cả lớp cùng nghe sau đó mới trả lời kết quả. Nếu bạn hái hoa trả lời đúng, diễn đạt trôi chảy, gọn gàng, các bạn ở dưới lớpvỗ tay thật to để cổ vũ cho bạn. Nếu bạn hái hoa trả lời đúng kết quả nhưng diễn đạt không trôi chảy thì lớp vẫn vỗ tay khuyến khích bạn nhưng nhỏ và nngắn hơn. Nếu bạn trả lời sai cô giáo gợi ývẫn không trả lời đượcthì phải nhảy lò cò về chỗ. Những bạn chơi xuất sắc được nhận phần thưởng của giáo viên.
  9. 4. Tổ chức các trò chơi rèn luyện, úng dụng kĩ năng giải toán Trò chơi thứ nhất: Giành huy chương *Mục đích - Rèn kĩ năng giải các dạng toán điển hình ở lớp 4 *Chuẩn bị - Chia lớp thành 3 đội (theo tổ học tập ở lớp), mỗi đội cử ra 3 bạn đại diện lên chơi, các bạn còn lại làm cổ động viên. - GV viết sẵn lên giấy kẻ ô li gồm đủ 3 dạng. Phô tô làm 3 bản cho mỗi đội, đặt úp xuống theo hàng ngang (để học sinh không nhìn thấy đề bài trước khi tính giờ) Câu 1 ? Số bé: 24 Số lớn: Câu 2 ? HS trai: HS gái 4HS 28hs ? Câu 3 ? m §o¹n 1: §o¹n 2: 72m ? m *Cách chơi Khi gióa viên hô: (5 phút bắt đầu) thì tất cả 3 học sinh của cả 3 đội lật tờ giấy lên, đọc kĩ và giải quyết nhanh chóng các yêu cầu đặt ra. Ai xong nộp bài cho cô giáo rồi về chỗ ngồi, cô đánh dấu những bài nộp trước thời gian, đúng ghi thêm 1 điểm. Đội nào có tổng điểm nhiều hơn là thắng cuộc.
  10. Trò chơi được sử dụng trong tiết luyện tập chung SGK trang 176, 177, 178 Trò chơi thứ hai: Vượt đỉnh Olympia *Mục đích - Rèn kĩ năng giải các bài toán có mối quan hệ trực tiếp giữa các dạng toán *Chuẩn bị - Giáo viên chuẩn bị một bảng phụ (nếu không có bảng phụ thì chuẩn bị một tờ giấy A0) có vẽ hoặc dán các hình tượng trưng, gắn hoa hoặc túi nhỏ để đựng đề toán mà 2 đội cần giải. Ví dụ: Đề 3 Đề 2 Đề 2 Đề 1 Đề 1 Đội Xanh Đội Đỏ Đề: Hiện nay, tổng số tuổi hai bố con là 50. Tính tuổi của con hiện nay biết sau 3 năm nữa tuổi bố gấp 7 lần tuổi con. 1 Đề 2: Mạnh, Hùng, Dũng và Minh có 1 số quyển vở. Mạnh lấy số vở 3 1 1 để dùng, Hùng lấy còn lại, Dũng lấy còn lại, cuối cùng Minh dùng nốt 8 3 3 quyển vở. Hỏi lúc đầu cả 4 bạn có tất cả bao nhiêu quyển vở? Đề 3: Một cửa hàng ngày đầu bán được 120m vải, ngày thứ hai bán được 1 bằng số mét vải bán trong ngày đầu, ngày thứ ba bán được gấp đôi ngày 2 đầu. Hỏi trung bình mỗi ngày cửa hàng đã bán được bao nhiêu mét vải? - Học sinh mỗi nhóm chuẩn bị 3 tờ giấy ôli, bút, hồ dán. - Giáo viên chia lớp thành 2 đội, mỗi đội tự chọn tên đặt cho đội mình. *Thời gian chơi: 15 phút
  11. *Cách chơi - Mỗi đội cử 3 em đại diện lên chơi, số còn lại làm cổ động viên cho đội nhà. - Khi giáo viên có hiệu lệnh bắt đầu chơi, mỗi đội lần lượt rút đề đọc, hội ý, giải và ghi nhanh kết quả vào giấy. - Các đội giải đề từ dễ đến khó (từ đề 1 đến đề 3). Giải xong đề nào thì dán lên đỉnh núi đó sau đó lại lại rút, đọc và giải tiếp đề 2. Nếu đội nào giải nhanh hơn có quyền rút đề 3 để giải. Trường hợp cả hai đội cùng giải xong 1 lúc thì giáo viên và học sinh cả lớp kiểm tra xem hai đội đã giải đúng chưa, nếu đội nào giải chưa đúng thì không được giải tiếp đề 3. Nếu cả hai đội giải đúng đề 1 và đề 2 thì cả hai đội cùng đọc và giải đề 3 (Giáo viên đọc đề cho hai đội cùng giải). Đội nào mà giải đúng cả 3 đề và xong trước thì sẽ là đội chiến thắng (chinh phục được đỉnh núi Olympia) thắng cuộc được nhận phần thưởng khích lệ như: những chàng pháo tay, những lời khen ngợi, những đồ dùng học tập, . Trò chơi này được sử dụng trong tiết ôn tập cuối năm trang 176, 177, 178 SGK. 7.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến Qua quá trình nghiên cứu, áp dụng đề tài vào thực tiễn, tôi thấy đề tài nghiên cứu đã thu được những kết quả đáng khích lệ, đạt được mục tiêu dạy học toán nói chung và của môn toán lớp 4 nói riêng, đó là: Các lớp học đối chứng học rất trầm kể cả lớp có học sinh năng khiếu khi chưa đưa sáng kiến vào áp dụng. Các thầy cô giáo lớp đối chứng thì ngại tổ chức trò chơi, chủ yếu làm là vì trách nhiệm, không nhiệt tình hưởng ứng Các lớp thực nghiệm thì không khí học tập khác hẳn, các em học tập tích cực hơn, hào hứng hơn, chăm chỉ hơn; giáo viên giảng dạy cũng hăng say hơn, hưởng ứng phong trào nhiệt tình hơn và thường xuyên tổ chức các trò chơi vào trong tiết học. Những em học sinh chậm chạp cũng năng động hơn. Những em có tính tự ti cũng hoà nhập với các bạn hơn . chất lượng của lớp, khối vượt trội hơn trước rất nhiều. Tôi đã tiến hành thử nghiệm bằng 25 câu hỏi TNKQ (0,4 điểm/1câu) trong thời gian 45 phút sau khi kết thúc chuyên đề sáng kiến này ở mỗi lớp trong giờ học toán tự luyện. - Phương án thử nghiệm: cho các lớp 4A; 4B trường Tiểu học Hợp Thịnh làm lớp thử nghiệm (được học theo phương pháp của sáng kiến này) còn các lớp 4A, 4B trường Tiểu học Vân Hội làm lớp đối chứng (được học theo phương pháp cũ). Kết quả cụ thể như sau:
  12. Số Điểm dưới 5 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 Lớp HS thử dự Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ nghiệm KS lượng % lượng % lượng % lượng % 4A 34 0 0,0 7 20,6 16 47,1 11 32,3 4B 35 0 0,0 9 25,7 17 48,6 9 25,7 Số Điểm dưới 5 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 Lớp HS đối dự Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ chứng KS lượng % lượng % lượng % lượng % 4A 31 4 12,9 15 48,4 7 22,6 5 16,1 4B 30 4 13,3 14 46,7 8 26,7 4 13,3 - Phương án thử nghiệm 2: ở lớp 4D (lớp có học sinh năng khiếu), học sinh có năng lực cao hơn nên không thể thực hiện thử nghiệm với các lớp trên mà tiến hành làm thử nghiệm Test trước khi học và sau khi học phương pháp với mức độ đề khó hơn. Kết quả như sau: Quy ước: 1. - Trước khi học phương pháp 2. - Sau khi học phương pháp Số Điểm dưới 5 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 Lớp HS 4D dự Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ KS lượng % lượng % lượng % lượng % 1. 36 1 2,8 10 27,8 13 36,1 12 33,3 2. 36 0 0 2 5,6 10 27,8 24 66,6 - Phân tích, ta thấy kết quả thử nghiệm theo phương án 1 (ở các lớp thường) có: + Tỉ lệ điểm dưới 5 giảm mạnh:
  13. =∑(12,9% + 13,3% )/2 - ∑(2,8% + 2,8%)/2 = 10.3%. + Tỉ lệ điểm từ 5 - 6 giảm mạnh: =∑(48,4% + 46,7% )/2 - ∑(25,0% + 25,0%)/2 = 22,55%. + Tỉ lệ điểm 7 - 8 tăng mạnh: =∑(44,4% + 47,2% )/2 - ∑(22,6% + 26,7%)/2 = 21,15%. + Tỉ lệ điểm 9 – 10 tăng mạnh: =∑(27,8% + 25,0,0% )/2 - ∑(16,1% + 13,3%)/2 = 11,7%. - Phân tích, ta thấy kết quả thử nghiệm theo phương án 2 (ở lớp có học sinh năng khiếu 4D) có: + Tỉ lệ điểm dưới 5 giảm: 2,8% - 0,0% = 2,8%. + Tỉ lệ điểm từ 5 - 6 giảmmạnh: 27,8% - 5,6% = 22,2%. + Tỉ lệ điểm từ 7 - 8 giảm mạnh: 36,1% - 27,8% = 7,3%. + Tỉ lệ điểm 9 - 10 tăng mạnh : 66,6% - 33,3% = 33,3%. Như vậy, từ kết quả thử nghiệm của cả hai phương án đều cho thấy việc áp dụng “Hướng dẫn học sinh lớp 4 tổ chức trò chơi Toán học nhằm tăng hiệu quả trong giờ học Toán theo mô hình “Trường học mới”” là có hiệu quả rõ rệt: tỉ lệ điểm dưới 5 giảm mạnh, tỉ lệ điểm từ 5 – 6 cũng giảm tương đối ở các lớp thường và tăng mạnh ở lớp có học sinh năng khiếu, tỉ lệ điểm từ 7 -10 tăng tương đối ở các lớp thường và tăng mạnh ở lớp năng khiếu. Tỉ lệ điểm từ 5 - 6 ở lớp năng khiếu giảm mạnh còn lớp thường giảm tương đối nhưng chấp nhận được vì đã có một tỉ lệ học sinh nhất định ở mức điểm này chuyển lên tỉ lệ của mức điểm từ 7 -10. Qua kết quả cụ thể ở trên, tôi nhận thấy rằng sáng kiến của tôi đưa vào áp dụng không những giúp các em năng động, sáng tạo có kết quả học tập tốt hơn mà còn giúp các em say mê môn học, biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, cùng giúp nhau tiến bộ, các em biết nhường nhịn nhau và ngoan hơn trước rất nhiều. Vì vậy tôi nhận thấy rằng đưa trò chơi vào giờ học toán ở tiểu học là cần thiết, nhất là trong giờ học toán của lớp 4. Sáng kiến này không chỉ đem lại thành công cho giờ học toán mà còn đem lại thành công cho tất cả các giờ học khác. Nó không chỉ áp dụng cho một nhà trường mà nó còn có thể áp dụng trong phạm vi toàn tỉnh. 8. Những thông tin cần được bảo mật (nếu có) Không
  14. 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến - Vật liệu, dụng cụ: Vỏ đồ hộp bánh kẹo, vỏ đồ hộp giấy đựng hàng, vỏ lon bia, bìa cứng. - Giáo viên: Các giáo viên dạy văn hoá khối lớp 4. - Học sinh: Học sinh các khối lớp đặc biệt là học sinh khối lớp 4. 10. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau 10.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả - Khi áp dụng sáng kiến này trong giảng dạy, giáo viên sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh, học sinh hào hứng học tập, tiếp thu bài nhanh, nhớ lâu các kiến thức đã học và giờ học đạt hiệu quả cao. - Trong sáng kiến đã cung cấp nhiều trò chơi bổ ích, phù hợp với điều kiện thời gian tiết học, phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học. - Trong năm học 2018 – 2019, khi áp dụng sáng kiến này trong giảng dạy học sinh trường tiẻu học Hợp Thịnh nói chung và học sinh lớp 4D nói riêng rất hào hứng học tập và đạt hiệu quả cao. 10.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân - Sáng kiến này khi triển khai tập huấn trong tổ chuyên môn, trong nhà trường được tập thể giáo viên đón nhận, hưởng ứng nhiệt tình, đánh giá cao. Các giáo viên đều có nhận xét là sáng kiến hay và có thể áp dụng rộng rãi trong huyện, trong tỉnh và trong toàn ngành để đổi mới phương pháp dạy học. - Khi áp dụng sáng kiến này trong giảng dạy được các em tiếp thu một cách hào hứng, các em hiểu bài, nhớ bài tốt.
  15. 11. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến 1 Vũ Thị Huệ GV lớp 4A trường Tiểu Môn Toán lớp 4 học Hợp Thịnh 2 Tô Thị Thanh Bình GV lớp 4B trường Tiểu học Môn Toán lớp 4 Hợp Thịnh Tam Dương, ngày 2 tháng 3 năm 2019 Tam Dương, ngày 28 tháng 2 năm2019 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TÁC GIẢ SÁNG KIẾN Trần Thị Nga Lan Nguyễn Hoài Thu