Báo cáo Giải pháp tác nghiệp - Một số mẹo khi sử dụng máy chẩn đoán đa năng

pdf 11 trang vanhoa 4950
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo Giải pháp tác nghiệp - Một số mẹo khi sử dụng máy chẩn đoán đa năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfbao_cao_giai_phap_tac_nghiep_mot_so_meo_khi_su_dung_may_chan.pdf

Nội dung tóm tắt: Báo cáo Giải pháp tác nghiệp - Một số mẹo khi sử dụng máy chẩn đoán đa năng

  1. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Kiên Giang, ngày 28 tháng 06 năm 2016 BÁO CÁO GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP ___ - Họ và tên: NGUYỄN BÁ LONG - Chức danh: Giáo viên - Đơn vị công tác: khoa Cơ Khí Động Lực, trường Cao đẳng KTKT tỉnh Kiên Giang 1. Tên giải pháp: MỘT SỐ MẸO KHI SỬ DỤNG MÁY CHẨN ĐOÁN ĐA NĂNG 2. Căn cứ : - Đứng trước tình hình giảng dạy hiện nay của khoa tôi Trường Cao Đẳng Kinh Tế- kỹ Thuật- Kiên Giang.Trong quá trình giảng dạy theo đánh giá của các giáo viên trong khoa tình hình tiếp thu của học sinh vẫn còn hạn chế nên trong quá trình truyền đạt kiến thức cho học sinh còn mất rất nhiều thời gian và sự tiếp thu của học sinh vẫn còn bị hạn chế. - Nhận thấy những khó khăn trên các giáo viên trong khoa có họp lại và tìm biện pháp khắc phục. Nhận thấy môn học kiểm tra chẩn đoán ôtô là một môn học dựa trên các thiết bị kiểm tra và chẩn đoán về ôtô do đó vấn đề tài liệu tham khảo rất khó tìm kiếm và không đưa ra được nhiều ứng dụng. Xuất phát từ đó tôi đã đưa ra một số mẹo nhỏ để tìm kiếm thông tin cần thiết để thiết lập cho máy chẩn đoán trong việc giảng dạy thực hành. 3. Thực trạng tình hình: - Khi thực hiện các công việc chẩn đoán mà không được rõ ràng về kết quả thì việc tìm hiểu nguyên lý, hoạt động của các hệ thống điều khiển còn gặp nhiều khó khăn. - Cho nên việc nghiên cứu, để cải tiến ứng dụng những phương pháp nâng cao là rất cần thiết mà chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn. Vì đó là việc làm rất thiết thực, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, để phục vụ cho xã hội và góp phần công sức nhỏ bé vào việc xây dựng và phát triển đất nước ngày càng giàu đẹp hơn. - Nếu như không cải tiến được phương pháp ứng dụng và khai thác triệt để thiết bị thì từ đó không thể nghiên cứu gì về kết cấu và hoạt động của các hệ thống điều khiển trên ôtô. - Cho nên việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức mới của học viên còn gặp nhiều khó khăn . Nếu thực sự hiểu bài và vận dụng vào thực tế thông thường chỉ là những học viên khá giỏi. Nhưng số nầy rất ít, còn đa số những học viên có trình độ trung bình hoặc yếu, kém thì việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức mới như thế nào ? đó là vấn đề rất khó mà chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn. 4. Các nội dung chính của giải pháp: Trang 1
  2. - Đây là một loại máy chẩn đoán tổng quát chuyên dụng cho ô tô, dùng để kiểm tra cứu các hư hỏng, động cơ, các hệ thống điện - điện tử ôtô, phân tích code hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng của các hệ thống điện – điện tử trên hầu hết các ô tô hiện đại được sản xuất từ năm 1986 đến nay. Đồng thời máy chẩn đoán này cũng có thể cập nhật thêm nhiều dữ liệu mới cho những năm sau này. - Kiểm tra chẩn đoán tổng quát hệ thống phun xăng điện tử trên các loại ôtô hiện nay. - Có thể kết nói với máy tính lưu dữ liệu in ra kết quả sau khi kiểm tra. - Cập nhật các phần mềm mới quan internet - Đây là một số mẹo hướng dẫn tìm kiếm thông tin của xe ứng dụng máy chẩn đoán cho các dòng xe ôtô phục vụ cho việc tự học và tự nghiên cứu. 5. Kết quả thực hiện và phạm vi áp dụng nhân rộng: a. Kết quả thực hiện: Các kết quả đạt được khi ứng dụng mô hình vào thiết kế bài giảng giảng dạy thực hành môn kiểm tra chẩn đoán cụ thể như: - Bài giảng sinh động, hứng thú cho người học. - Thiết kế các hình ảnh trực quan, giúp cho học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức lý thuyết và ứng dụng trong thực hành. - Bố trí xắp xếp các bước công việc rõ ràng giúp cho học viên hiểu rõ hơn về nguyện lý làm việc của máy chẩn đoán cũng như tìm hiểu về thông tin của xe. Đây là những kết quả đạt được trong thời gian qua khi ứng dụng thiết bị chẩn đoán vào thiết kế bài giảng giảng dạy tại khoa trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang. b. Phạm vi áp dụng nhân rộng: Giải pháp tác nghiệp đã được thực hiện tại khoa tôi trường Cao đẳng KTKT Kiên Giang và thông qua Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm của trường. Việc ứng dụng máy chẩn đoán có thể giải quyết được nhiều chức năng chuyên sâu và xác định được các hư hỏng của nhiều hệ thống trên ôtô. Do đó, đề tài có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng như: Người dạy, người học , người nghiên cứu Ngoài ra, đề tài còn có thể áp dụng cho các cơ sở đào tạo, các garage và xí nghiệp, các trung tâm bảo trì ôtô, ứng dụng cho nhiều môn học khác, nhiều ngành học khác liên quan đến lĩnh vực cơ khí, ô tô 6. Kết luận: Qua quá trình hướng dẫn sinh viên ứng dụng máy chẩn đoán đa năng làm công cụ cho việc tự học và tự nghiên cứu tôi nhận thấy hiệu quả sử dụng rất cao, nó góp phần nâng cao hiệu quả học tập, giúp cho người học tiến gần đến thực tế hơn. Đồng thời góp phần rất lớn trong việc ứng dụng cho người nghiên cứu, người học hay thợ sửa chữa ô tô hiện nay. Trang 2
  3. GIẢI PHÁP TÁC NGHIỆP Báo cáo tóm tắt nội dung sáng kiến: Tên đề tài sáng kiến: Một số mẹo khi sử dụng máy chẩn đoán đa năng  Tóm tắt nội dung sáng kiến: - Từ những khó khăn trong công tác giảng dạy các giáo viên trong khoa có họp lại và tìm biện pháp khắc phục. Nhận thấy môn học kiểm tra chẩn đoán ôtô là một môn học dựa trên các thiết bị kiểm tra và chẩn đoán về ôtô do đó vấn đề tài liệu tham khảo rất khó tìm kiếm và không đưa ra được nhiều ứng dụng. Xuất phát từ đó tôi đã đưa ra một số mẹo nhỏ để tìm kiếm thông tin cần thiết để thiết lập cho máy chẩn đoán trong việc giảng dạy thực hành, đây là một sáng kiến có một số cải tiến so với giải pháp trước đây. - Khi thực hiện các công việc chẩn đoán mà không được rõ ràng về kết quả thì việc tìm hiểu nguyên lý, hoạt động của các hệ thống điều khiển còn gặp nhiều khó khăn. - Nếu như không cải tiến được phương pháp ứng dụng và khai thác triệt để thiết bị thì từ đó không thể nghiên cứu gì về kết cấu và hoạt động của các hệ thống điều khiển trên ôtô. - Cho nên việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức mới của học viên còn gặp nhiều khó khăn . Nếu thực sự hiểu bài và vận dụng vào thực tế thông thường chỉ là những học viên khá giỏi. Nhưng số nầy rất ít, còn đa số những học viên có trình độ trung bình hoặc yếu, kém thì việc tiếp thu và lĩnh hội kiến thức mới như thế nào ? đó là vấn đề rất khó mà chúng ta cần phải quan tâm nhiều hơn.  Hiệu quả và phạm vi áp dụng: a. Hiệu quả thực hiện: Các kết quả đạt được khi ứng dụng mô hình vào thiết kế bài giảng giảng dạy thực hành môn kiểm tra chẩn đoán cụ thể như: - Bài giảng sinh động, hứng thú cho người học. - Thiết kế các hình ảnh trực quan, giúp cho học viên dễ dàng tiếp thu kiến thức lý thuyết và ứng dụng trong thực hành. - Bố trí xắp xếp các bước công việc rõ ràng giúp cho học viên hiểu rõ hơn về nguyện lý làm việc của máy chẩn đoán cũng như tìm hiểu về thông tin của xe. Đây là những kết quả đạt được trong thời gian qua khi ứng dụng thiết bị chẩn đoán vào thiết kế bài giảng giảng dạy tại khoa trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Kiên Giang. b. Phạm vi áp dụng: Sáng kiến kinh nghiệm đã được thực hiện tại khoa tôi trường Cao đẳng KTKT Kiên Giang và thông qua Hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm của trường. Trang 3
  4. Việc ứng dụng máy chẩn đoán có thể giải quyết được nhiều chức năng chuyên sâu và xác định được các hư hỏng của nhiều hệ thống trên ôtô. Do đó, đề tài có thể ứng dụng cho nhiều đối tượng như: Người dạy, người học , người nghiên cứu Ngoài ra, đề tài còn có thể áp dụng cho các cơ sở đào tạo, các garage và xí nghiệp, các trung tâm bảo trì ôtô, ứng dụng cho nhiều môn học khác, nhiều ngành học khác liên quan đến lĩnh vực cơ khí, ô tô Trang 4
  5. Nội dung sáng kiến:  Dẫn nhâp̣ : Trong quá trình giảng dạy tại khoa tôi trường Cao đẳng KTKT Kiên Giang, bản thân tôi nhận thấy việc tự học và tự nghiên cứu của sinh viên trong thời gian không lên lớp là rất ít. Lý do chính là do nhiều sinh viên chưa nắm được phương pháp tự học, chưa quen với khả năng tự nghiên cứu Do đó, bản thân tôi cố gắng tìm tòi và nghiên cứu nhiều phương pháp mới giúp cho sinh viên trong khoa nâng cao ý thức tự học và tự nghiên cứu ngoài giờ lên lớp của mình. Qua đó, tôi nhận thấy máy chẩn đoán G-SCAN là một thiết bị chẩn đoán tương đối dễ sử dụng, nhưng phát huy được nhiều tính năng nổi bật như: khả năng tự học và tự nghiên cứu của sinh viên ngành Công Nghệ ÔTô theo hướng thực tiễn, tiết kiệm được thời gian nghiên cứu trong học tập về (tài liệu, sách) Do vậy bản thân tôi đã ứng dụng nghiên cứu máy chẩn đoán này làm công cụ học tập và nghiên cứu cho sinh viên trong khoa trong năm học vừa qua.  Những khó khăn: Khó khăn lớn nhất trong quá trình học tập của sinh viên là phương pháp học và ý thức tự học. Điều đó được thể hiện rõ qua kết quả học tập và quá trình khảo sát tại thư viện trường. Ngoài ra, trong quá trình học tập của sinh viên trong khoa còn nhiều hạn chế như: - Tài liệu học tập còn hạn chế về nội dung; - Thời gian thực học trên lớp của các môn học chuyên ngành còn hạn chế; - Điều kiện học tập của sinh viên còn nhiều khó khăn; - Trong quá trình học tập học viên không có điều kiện tự học, tự nghiên cứu tại nhà hay trên các diễn đàn tài liệu điện tử. - Học viên không có điều kiện nghiên cứu sâu về máy chẩn đoán G-SCAN mà chỉ học qua khoảng 20 giờ theo chưng trình học trên máy chẩn đoán này cho nên học viên không có cơ hội tiếp xúc nhiều cho việc nghiên cứu. - Học viên không được học hết tất cả các ứng dụng của máy chẩn đoán này đối với các ô tô trên thị trường hiện nay. Đây là những khó khăn mà người học mắc phải trong quá trình học tại khoa trong năm học qua.  Những giải phá p khắ c phuc̣ khó khăn: Để khắc phục những khó khăn trên, trong quá trình giảng dạy bản thân tự tìm tòi và nghiên cứu tài liệu về ứng dụng máy chẩn đoán G-SCAN để xác định hư hỏng cho các loại ôtô được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay đồng thời hướng dẫn cho sinh viên phương pháp tự nghiên cứu ngoài giờ trên lớp. Đây là một loại máy chẩn đoán tổng quát chuyên dụng cho ô tô, dùng để kiểm tra cứu các hư hỏng, động cơ, các hệ thống điện - điện tử ôtô, phân tích code hư hỏng và phương pháp chẩn đoán hư hỏng của các hệ thống điện – điện tử trên hầu Trang 5
  6. hết các ô tô hiện đại được sản xuất từ năm 1986 đến nay. Đồng thời máy chẩn đoán này cũng có thể cập nhật thêm nhiều dữ liệu mới cho những năm sau này. Một số chức năng quan trọng của máy chẩn đoán G-SCAN như: - Kiểm tra chẩn đoán tổng quát hệ thống phun xăng điện tử trên các loại ôtô hiện nay. - Kiểm tra chẩn đoán tổng quát hệ thống phun dầu điện tử Common Rail trên các loại ôtô sử dụng hiện nay. - Phần truyền động: động cơ xăng-dầu, hộp số, hệ thống điều khiển hành trình tự động, - Phần giao tiếp & thông tin: Hệ thống video & radio, hệ thống định vị - Phần thân xe: Hệ thống an toàn (túi khí, dây dai an toàn) hệ thống điều khiển cửa, hệ thống chổ ngồi - Phần khung xe: Hệ thống ABS, EPS . - Hệ thống điều hòa, hệ thống làm mát, . - Đọc và xóa lỗi ô tô - Chức năng kích hoạt: Kích hoạt các van solenoid, kiểm tra béc phun, kích hoạt các mô tơ điều khiển gương (lên/xuống), kích hoạt đóng mở cửa . - Chức năng balance test của thiết bị chẩn đoán G-scan (kiểm tra đa cân bằng từng cylinder của động cơ CRDi) - Cài đặt ID của béc phun các dòng xe dầu - Phân tích lưu lượng phun của từng béc phun (hiển thị bằng số hoặc đồ thị) từ đó đưa ra kết quả chẩn đoán giúp cho kỷ thuật viên có thể nhận biết được lưu lượng phun của từng béc phun một các dễ dàng. - Chức năng test record: có thể lưu lại kết quả kiểm tra và các thông số hiện hành và thể hiện trong mày một cách dễ dàng mà không cần phải kết nối với máy vi tính. Đây là đặc điểm nổi bậc của máy chẩn đoán G- scan so với các dòng máy chẩn đoán khác. - Thiết bị chẩn đoán G-scan cho phép hiển thị thông số hiện hành của xe bằng dạng số hoặc đồ thị (áp suất dựa trên đường ứng Rail, áp suất khí nạp .) - Chức năng quick test: Nếu kỷ thuật viên không có thông tin (dung tích cylinder loại động cơ ) xe, thì với chức nang quick test, thiết bị chẩn đoánG-scan có thể tìm ra lỗi của xe một cách dễ dàng - Chức năng road test: với chức năng này G-scan có thể lưu lại giá trị các thông số tại thời điểm xảy ra mã lỗi từ đó kỷ thuật viên có thể so sánh với các giá trị chuẩn đoán để tìm ra nguyên nhân. - Có thể kết nói với máy tính lưu dữ liệu in ra kết quả sau khi kiểm tra. - Cập nhật các phần mềm mới quan internet - Ngoài ra còn một số chức năng đặc biệt như xóa và nạp lại chìa khóa cho các dòng ôtô thông dụng hiện nay. Sau đây là một số mẹo hướng dẫn tìm kiếm thông tin của xe ứng dụng máy chẩn đoán cho các dòng xe ôtô phục vụ cho việc tự học và tự nghiên cứu. Trang 6
  7.  Dụng cụ phục vụ học tập: - Máy chẩn đoán G-SCAN hoặc phần mềm chẩn đoán: Có ở các cơ sở đào tạo, các Garage hoặc các trung tâm bảo trì xe. - Máy tính có kết nối internet  Hướng dẫn thực hiện: Mẹo số 1: Không tìm thấy tên dòng xe trên máy chẩn đoán đa năng. Ví dụ: Sử dụng phần mềm autocom R2 2014 để kiểm tra dòng xe Toyota vios Câu hỏi đặt ra: Tại sao tôi không tìm thấy dòng xe Toyota vios trên phần mềm autocom. Nguyên nhân: Máy đọc lỗi đa năng được viết chương trình dựa vào các xe của thị trường mỹ và thị trường châu âu. Thế nên khi ứng dụng máy chẩn đoán cho thị trường Việt Nam thì có thể các bạn sẽ không tìm thấy tên dòng xe đó trên phần mềm. Hướng giải quyết: - Tìm tên gọi khác của xe đó ở các thị trường chung. - Tên xe ở thị trường nội địa: Toyota vios. Toyota LIMO - Mở trang web: google.com - Tìm với từ khóa là “Toyota vios wiki”. Hình 1: Giao diện tìm kiếm trên máy tính Trang 7
  8. - Truy cập vào trang web “En.wikipedia.org" hoặc “vi.wikipedia.org” - Tại đây chúng ta có thể tìm thấy thông tin liên quan đến xe. - Also called – Tên gọi khác. Hình 2: Thông tin xe tìm được Sau khi tìm được tên gọi khác của xe vios thì chúng ta chọn xe theo tên gọi mới tìm được. Hình 3: Áp dụng thông tin tìm được vào phần mềm chẩn đoán. Trang 8
  9. Mẹo số 2: Lựa chọn xe từ thông tin từ plate – Chứa thông tin xe. - Câu hỏi: Tôi có chiếc xe Mitsubishi grandis. Giờ chọn dòng xe như thế nào. - Hướng giải quyết: Tìm tấm plate ngoài khoang động cơ. Trên tấm plate này sẽ chứa đầy đủ thông tin cho bạn lựa chọn chiếc xe. Hình 4: Thông tin trên tấm plate ngoài khoang động cơ Model: NA4W Engine: 4G69 Model year: xxxx (Tìm được tại số thứ 10 trên vin 17 số) Transmission: xxxx Hình 5: Vị trí số VIN cần xác định Sau khi tìm được thông tin cần thiết, Các bạn sử dụng các thông tin trên tấm plate để lựa chọn thông tin cho phù hợp với xe Trang 9
  10. Hình 6: Áp dụng những thông tin xác định được vào máy chẩn đoán  Kết quả thưc̣ hiêṇ Trong quá trình sinh viên ứng dụng máy chẩn đoán G-SCAN làm công cụ học tập tự học tại nhà tôi nhận thấy đây là một thiết bị rất có ích, giúp cho người học cải thiện rất nhiều về khả năng tự học và nghiên cứu của mình. Các kết quả đạt được khi ứng dụng phần mềm làm công cụ học tập cụ thể như: - Sinh viên tìm hiểu sâu sắc và thực tế về kết cấu, phương pháp và khả năng ứng dụng vào thực tiễn. - Tạo đà thuận lợi cho việc nghiên cứu và khả năng làm việc độc lập của sinh viên - Sinh viên có thể tra cứu thông tin và tìm hiểu thêm nhiều dữ liệu mới thông qua thiết bị này và Internet. - Sinh viên có khả năng đọc nghiên cứu về cách thực hiện các hệ thống cao cấp khác dựa trên những thông tin nghiên cứu máy chẩn đoán G-SCAN - Đặc biệt sinh viên có thể tự học, tự nghiên cứu thêm tại các garage, các công ty bảo trì xe, các trường đào tạo nghề. Đây là những kết quả đạt được trong thời gian qua khi ứng dụng máy chẩn đoán G-SCAN vào giảng dạy tại khoa trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Kiên giang.  Kết luâṇ : Qua quá trình hướng dẫn sinh viên ứng dụng máy G-SCAN làm công cụ cho việc tự học và tự nghiên cứu tôi nhận thấy hiệu quả sử dụng rất cao, nó góp Trang 10
  11. phần nâng cao hiệu quả học tập, giúp cho người học tiến gần đến thực tế hơn. Đồng thời góp phần rất lớn trong việc ứng dụng cho người nghiên cứu, người học hay thợ sửa chữa ô tô hiện nay. Tp. Rạch Giá, ngày 10 tháng 05 năm 2016 Người viết Trang 11