SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Yên Lạc giai đoạn 2015-202

doc 33 trang thulinhhd34 11182
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Yên Lạc giai đoạn 2015-202", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn_mot_so_bien_phap_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_o_trung.doc
  • docBia SKKN_A Cuong.doc

Nội dung tóm tắt: SKKN Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên huyện Yên Lạc giai đoạn 2015-202

  1. hoặc đi vào cuộc sống lao động. Chương trình được xây dựng theo nguyên tắc phát triển từ thấp đến cao về nhận thức và tu dưỡng đạo đức của học sinh trong suốt quá trình học tập ở nhà trường, các hành vi cơ bản của học sinh được học ở tiểu học sẽ được phát triển thành phẩm chất và bổn phận đạo đức ở THPT. Do đó để nâng cao vai trò vị trí, chất lượng đổi mới phương pháp dạy và học thì Ban Giám đốc và giáo viên cần phải nghiên cứu quán triệt đầy đủ tinh thần của đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo chủ đề tích hợp, thường xuyên học tập và nghiên cứu để nâng cao kiến thức chuyên môn. Bốn là, đổi mới phương pháp dạy học, tích hợp giáo dục đạo đức theo hướng phát huy tính tích cực và tương tác là một trong những biện pháp quan trọng để nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng dạy và học ở cấp THPT. Từ những sự đổi mới của chương trình SGK thì việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích hợp ở nhà trường đòi hỏi phải thực sự đổi mới về phương pháp, quá trình dạy học phải là quá trình tổ chức cho học sinh hoạt động. Với sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học, tránh lối dạy thiên về lý thuyết trừu tượng, khô khan áp đặt. Các nội dung giáo dục phải được chuyển tải đến học sinh một cách nhẹ nhàng, sinh động qua các hoạt động: xây dựng tình huống pháp luật, phân tích, xử lý các tình huống, các thông tin, sự kiện, liên hệ đánh giá bản thân và những người khác đối chiếu với các chuẩn mực đã học, điều tra, tìm hiểu, phân tích đánh giá một số hiện tượng trong đời sống thực tiễn của lớp, của xã hội. Phối hợp sử dụng thường xuyên các phương pháp dạy học: vấn đáp, động não, đóng vai, thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, giải quyết vấn đề, nghiên cứu trường hợp điển hình, đàm thoại, kể chuyện, trình bày trực quan, đề án, điều tra thực tiễn, báo cáo, nêu gương, khen thưởng, trách phạt. Kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiến thức với bồi dưỡng tình cảm và luyện tập kỹ năng, hành vi cho học sinh. Dạy học theo chủ đề tích hợp cho học sinh theo tinh thần đổi mới phương pháp cần thực hiện theo các phương pháp tiếp cận: tiếp cận hoạt động, tiếp cận cùng tham gia, tiếp cận kỹ năng sống. Việc đổi mới phương pháp dạy học, dạy học tích hợp phải gắn liền với việc dạy các môn học khác trong và ngoài nhà trường. Năm là, đổi mới kiểm tra, đánh giá môn học là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh. Khi kiểm tra đánh giá phải coi 21
  2. trọng đánh giá cả nhận thức và đánh giá thái độ hành vi của học sinh trước những vấn đề liên quan đến nội dung bài học, phải chú trọng đến kiểm tra thái độ, tình cảm, các kỹ năng nhận xét đánh giá, phân biệt đúng sai, khả năng vận dụng và thực hành trong cuộc sống, qua việc kiểm tra đánh giá phải giúp đỡ học sinh thấy rõ được năng lực học tập môn học của bản thân, động viên khuyến khích học sinh học tập môn học và giúp giáo viên thấy rõ năng lực học tập của từng học sinh để điều chỉnh việc dạy cho phù hợp. 3. Đổi mới công tác chủ nhiệm lớp là biện pháp góp phần nâng cao chất lượng giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh. GVCN có vai trò rất to lớn trong công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh, vì GVCN là người quản lý toàn diện học sinh của lớp được phụ trách, là cầu nối giữa Ban Giám đốc với các tổ chức trong nhà trường, các giáo viên bộ môn với tập thể lớp, là người cố vấn tổ chức các hoạt động tự quản của lớp, đồng thời là người đứng ra phối hợp các lực lượng xã hội nhằm thực hiện tốt mục tiêu giáo dục của trường. Xuất phát từ thực trạng công tác chủ nhiệm của trường, việc đưa ra các biện pháp giúp GVCN định hướng đổi mới công tác chủ nhiệm cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương mang ý nghĩa quan trọng đối với công tác giáo dục ý thức đạo đức học sinh trong giai đoạn hiện nay. Nội dung cụ thể như sau: Một là, tìm hiểu đặc điểm tình hình lớp, tình hình học sinh là góp phần cho công tác chủ nhiệm đạt kết quả cao Đầu năm học GVCN phải có những thông tin khái quát về gia đình học sinh như: nơi ở, hoàn cảnh sống, lối sống, hoàn cảnh kinh tế gia đình, giáo dục của gia đình, sự quan tâm của cha mẹ đối với con cái, quan hệ của gia đình láng giềng. Việc tìm hiểu này sẽ giúp GVCN kết hợp tốt với gia đình trong công tác giáo dục ý thức đạo đức cho học sinh. Đầu năm học GVCN phải nắm được đặc điểm học sinh về: sức khỏe, đạo đức, năng lực học tập, động cơ học tập, quan hệ của học sinh với cha mẹ, ông bà, anh chị em trong gia đình, ở trường với thầy cô và ngoài xã hội, cộng đồng. Việc tìm hiểu học sinh về mọi mặt là rất cần thiết nhưng GVCN phải thấy được nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm phải tìm hiểu cơ cấu, lứa tuổi, năng lực học tập, hoạt động, 22
  3. mối quan hệ giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, sự đoàn kết của lớp mình chủ nhiệm. Hai là, nắm vững đường lối quan điểm của Đảng về công tác giáo dục, mục tiêu giáo dục, mục tiêu cấp học, lớp học kế hoạch, nhiệm vụ giáo dục, dạy học của học kỳ, năm học. Hơn nữa để cho học sinh thực hiện chủ động, sáng tạo nhiệm vụ của lớp trong phong trào chung, giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững kế hoạch, nội dung và cách thực hiện của trường trong tuần, tháng học kỳ và cả năm học; phải nắm vững tri thức lý luận giáo dục, có nghệ thuật sư phạm, xây dựng và phối hợp tốt các mối quan hệ trong nhà trường và địa phương. Ba là, tìm hiểu tiềm năng của cộng đồng, địa phương, xã hội, theo dõi thời sự trong nước và quốc tế để vận dụng những hiểu biết đó vào công tác chủ nhiệm. Bốn là, cộng tác với giáo viên bộ môn, đoàn TNCS HCM, các tổ chức xã hội có liên quan trong hoạt động giáo dục đạo đức học sinh. Năm là, tích cực tham gia vào công tác đánh giá xếp loại hạnh kiểm, xét thi đua, khen thưởng và kỷ luật học sinh với tư cách là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho học sinh. 4. Giáo dục đạo đức cho học sinh phải gắn liền giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Thứ nhất, gia đình là nơi hình thành đạo đức cơ bản của học sinh. Gia đình là tế bào của xã hội. Đạo đức gia đình luôn gắn liền với đạo đức xã hội, gia đình có ảnh hưởng sâu sắc, trực tiếp đến con cháu mình. Lọt lòng ra gia đình đã chăm sóc, nuôi, dạy trẻ. Số thời gian học sinh sống trong gia đình cũng nhiều hơn thời gian ở trường. Ông, bà, cha, mẹ, anh chị có ảnh hưởng trực tiếp đến tình cảm của học sinh vì tình huyết thống, truyền thống đa số gia đình hạnh phúc, cha mẹ yêu thương nhau cùng nhau chăm lo dạy dỗ con cái, các cháu ngoan học giỏi. Nếp sinh hoạt của gia đình, những giá trị đạo đức của xã hội được ông, bà, cha, mẹ, anh chị em chọn lựa là những tác động trực tiếp, thường xuyên, lâu dài và mạnh mẽ đến học sinh, được học sinh tiếp nhận, thực hiện đầy đủ nhất. Lẽ tất nhiên những gia đình không hòa thuận, mạnh ai nấy sống, chỉ lo làm giàu, không quan tâm đến con cái, hay chỉ biết sau giờ đến trường ném ra một số tiền cho con học thêm nhưng không quan tâm gì đến kết quả của con em, không biết tâm lý con em mình cần gì, muốn gì. Gia đình ai cũng sống ích kỷ. 23
  4. Hệ quả đương nhiên làm sao con cái học siêng năng, ngoan ngoãn, kết quả tốt được. Cho nên gia đình là môi trường rất quan trọng trong hình thành nề nếp đạo đức lối sống của học sinh trong bất cứ thời đại nào. Thứ hai, nhà trường là nơi hình thành đạo đức cơ bản của người công dân có trí thức. Hiện nay Đảng, nhà nước yêu cầu đổi mới trong sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chúng ta đang sống trong thời đại có sự tiến bộ mạnh mẽ về khoa học công nghệ, sự bùng nổ của thông tin toàn cầu. Việc này đặt ra cho từng con người phải phấn đấu nổ lực vươn lên trong cuộc sống để không lạc hậu với thời cuộc. Từng bước theo kịp tốc độ phát triển của thời đại. Đối với thế hệ trẻ trong nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh - kiến thức phổ thông ngày nay cũng khác trước xa, ngoài những bộ môn cổ điển bất di bất dịch, phải dạy cho học sinh thật giỏi ngoại ngữ, tin học. Vì những vấn đề khoa học hiện đại chờ dịch thuật in ấn mới đọc, mới học thì tiến bộ khoa học kỹ thuật đã vượt xa rồi. Bây giờ mà không biết tin học thì cũng như người mù chữ năm 1945 vậy. Nhà trường ngoài nhiệm vụ cung cấp kiến thức phổ thông cho học sinh thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh là mặt thứ hai của một vấn đề đào tạo con người mới xã hội chủ nghĩa có tài có đức để phục vụ xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Ở trường muốn hoạt động được phải có hai đối tượng thầy giáo và học sinh. Vai trò của người thầy: Các thầy cô giáo đứng trên bục giảng để truyền thụ cho các thề hệ đời sau những điều hay lẽ phải, những tinh túy chắt lọc được từ ngàn đời truyền lại qua bài giảng vơi tinh thần trách nhiệm cao, người thầy phải có quá trình học tập, rèn luyện ở nhà trường sư phạm. Ra trường, đi dạy lại càng phải có nhu cầu tự học, tự rèn học hỏi trong nhiều lĩnh vực. Điều mà đội ngũ thầy cô cần phải quan tâm trước nhất là đạo đức của người thầy. Thầy cô giáo luôn vẫn phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Thầy cô phải thi đua dạy tốt như Bác Hồ đã nói. Thầy có trách nhiệm phát huy trí sáng tạo, khả năng vận dụng thực hành của học sinh chuyển dần mô hình giáo dục hiện nay sang mô hình giáo dục mở, học sinh chủ động tiếp thu kiến thức, mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập 24
  5. suốt đời, đào tạo liên tục liên thông giữa các môn học, bậc học, ngành học. Phương pháp giảng dạy của thầy cô phải làm cho trò thấy hay say mê học tập, mọi đối tượng học sinh, giỏi, khá, trung bình, yếu, kém gì cũng phải nắm được bài. Thầy cô phải biết hướng dẫn học sinh học bài, làm bài tập cũng cố kiến thức thầy cung cấp. Thầy phải biết hệ thống hóa từng bài, từng chương, từng học kỳ chỉ cần thầy dạy như vậy, học sinh học nghiêm túc thì chẳng cần phải học thêm làm chi cho tốn tiền, mất thời giờ. Học sinh nào quá yếu kém thì phải có phương pháp dạy phụ đạo giúp học sinh nắm kiến thức có hệ thống dần dần theo kịp trình độ chung. Như vậy mới là dạy tốt thật sự và như vậy mới đúng "tất cả vì học sinh thân yêu". Vai trò của học sinh trong trường: Thư gửi học sinh nhân ngày khai trường đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám 1945, Bác Hồ nhắn nhủ "Non sông Việt Nam có được vẻ vang hay không. Dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu". Bác Hồ xác định việc học tập của học sinh ngoài quyền lợi của các cháu đây còn là nhiệm vụ của học sinh nữa "người nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Học sinh đến trường là để được tiếp thu kiến thức mà nhà trường trang bị cho các em từ mẫu giáo lên tiểu học, THCS, phổ thông trung học, hệ thống kiến thức liên thông giữa các môn học, cấp hoc, ngành học. Trước yêu cầu đổi mới sự nghiệp giáo dục để phục vụ cho công cuộc CNH - HĐH đất nước. Nhất là trong điều kiện đất nước ta đang có cơ hội mới, vận hội mới, xu hướng hòa nhập khu vực và thế giới thì vấn đề tinh thần thái độ học tập của học sinh cần phải đúng mức hơn tiếp thu kiến thức thầy truyền đạt rồi trả lại cho thầy bằng các kiến thức y như giáo khoa trong bài thi, bài kiểm tra chừng ấy thì đúng nhưng chưa đủ. Quá trình học tập của học sinh là quá trình lao động thật sự. Kiến thức thầy truyền thụ cho học sinh, học sinh phải nắm chắc qua quá trình khổ luyện những kiến thức đó phải trở thành kiến thức của bản thân học sinh. Học sinh học là phải đi đôi với hành trong bối cảnh hội nhập và phát triển nền kinh tế thế giới, ngoại ngữ và tin học là kỹ năng không thể thiếu của học sinh. Bên cạnh việc học hỏi kiến thức mới của học sinh việc tiếp nhận giáo dục đạo đức trong nhà trường là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình hình thành nhân cách trong học sinh. Nói đạo đức bao gồm nhiều lĩnh vực, nói 25
  6. khái quát là học tập đạo đức Hồ Chủ Tịch. Nói cụ thể hơn là ý thức tổ chức kỷ luật phải tốt, động cơ, thái độ học tập phải đúng, phải trung thực, đoàn kết, tu dưỡng phấn đấu theo lý tưởng của người thanh thiếu niên tiến bộ, lễ độ. Tất cả những chuỗi đạo đức đó học sinh phải được tiếp thu qua bài giảng của tất cả các bộ môn, các hoạt động nội khóa, ngoại khóa. Ngay trong các bài hát truyền thống cũng dạy cho học sinh những đạo đức cần có "Nung đúc tâm hồn để nuôi chí lớn. Đem sức thanh xuân sống vì giống nòi". Người học sinh trong nhà trường ngày sau phải trở thành những người lao động Việt Nam có tài, có đức, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có tác phong lao động chuyên nghiệp, lao động vì dân, vì nước, là những con người trưởng thành từ nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại, khoa học. Học sinh phải học tập tốt, vì học tập chưa tốt nên hiện tượng tiêu cực trong thi cử thời gian qua đã làm cho xã hội mất lòng tin đối với giáo dục đào tạo Thứ ba, nhà trường gắn liền với gia đình và xã hội. Nhà trường, gia đình và xã hội phải được kết hợp chặt chẽ trong quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh. Để đào tạo cho xã hội một thế hệ trẻ hoàn thiện về đạo đức, trí tuệ, tinh thần và thể chất chuẩn bị cho các em trở thành người chủ nhân của đất nước. Nhà trường, gia đình, xã hội phải được phối hợp chặt chẽ, nghiêm ngặt, không thể thiếu một trong ba lĩnh vực đó. Giáo dục học tập văn hóa với vui chơi lành mạnh bổ ích, quan tâm bảo vệ chăm sóc trẻ em cả về thể chất lẫn tinh thần. Có như vậy mới ngăn ngừa được tệ nạn xã hội đang xảy ra đối với thanh thiếu niên học sinh đang báo động, đây là điều bức xúc mà toàn xã hội phải quan tâm ngăn chặn mới có kết quả. 26
  7. KẾT LUẬN Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh tai Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Lạc đã thu được một số thành công. Nhà trường đã nhận thức được việc giáo dục đạo đức học sinh trong môi trường thực tiễn phối hợp giáo dục là hết sức cần thiết. Trong những năm qua, nhờ định hướng tốt nhà trường đã có sự tiến bộ rõ rệt trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh. Tình trạng vi phạm nội quy vẫn còn, tuy vậy đã hạn chế được rất nhiều, học sinh đến trường trong sự đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau học tập và tu dưỡng, không có hiện tượng bè phái trong tập thể các lớp. Các hoạt động giáo dục, trong đó có giáo dục đạo đức học sinh cũng đi vào trọng tâm hơn, học sinh tham gia nhiệt tình hơn. Do đó giáo dục đạo đức học sinh mang lại hiệu quả hơn. Có được những kết quả như vậy thật đáng mừng, đó là do sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, sự cố gắng trong công việc của các GVCN, sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với các ban ngành đoàn thể, và sự ủng hộ hết lòng của phụ huynh học sinh cho các hoạt động của nhà trường. Đất nước đổi mới, mở cửa, những thành tựu và tiêu cực luôn song hành tồn tại. Để đáp ứng yêu cầu mới của kỷ nguyên phát triển và hội nhập, người Việt Nam cần được giáo dục cả tài lẫn đức. Muốn vậy, nhà trường phải có hướng đi thống nhất trong giáo dục và dạy học. Muốn kết hợp các con đường nhằm giáo dục đạo đức cho học sinh, hệ thống biện pháp mà tiểu luận đưa ra sẽ có tính khả thi nếu được nhà trường vận dụng một cách đồng bộ, linh hoạt cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, với điều kiện và hoàn cảnh của nhà trường, của địa phương và khả năng nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường là hoàn toàn có thể. Cụ thể: * Đối với nhà trường: - Bồi dưỡng thêm về nhận thức, nâng cao nghiệp vụ và năng lực tổ chức công tác giáo dục đạo đức cho học sinh cho toàn thể giáo viên của trường. - Chỉ đạo tổ chức thí điểm và sau dó nhân rộng điển hình ra phạm vi toàn trường. - Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá đối với công tác giáo dục đạo đức học sinh. 27
  8. - Phối, kết hợp với địa phương và các lực lượng xã hội khác. Đầu tư trang thiết bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học trong điều kiện cho phép để nâng cao dần chất lượng giáo dục toàn diện , trong đó có giáo dục đạo đức học sinh của trường. - Quan tâm hơn đến việc xây dựng kế hoạch. Bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm * Đối với địa phương: - Tăng cường phối hợp với nhà trường và hỗ trợ kinh phí nhiều hơn cho trường để thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục. - Có những chỉ thị, nghị quyết cho các cấp thấy rõ trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục ở địa phương, phối hợp cùng nhà trường chỉ đạo tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh. * Đối với gia đình phụ huynh học sinh: - Cần quan tâm hơn nữa đến việc học hành, rèn luyện của con em mình, tạo mối liên hệ hai chiều với nhà trường để cùng phối hợp giáo dục đạo đức học sinh. - Tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí, hỗ trợ có hiệu quả cho nhà trường trong việc giáo dục đạo đức học sinh. * Đối với xã hội: - Có trách nhiệm trong việc xây dựng một môi trường học tập và vui chơi lành mạnh cho học sinh. - Phối hợp tốt cùng nhà trường trong giáo dục các mặt, trong đó có giáo dục đạo đức cho học sinh. Tạo ra phong trào xã hội hoá giáo dục, hướng dư luận vào việc lên án và ngăn chặn các hành vi vi phạm đạo đức, pháp luật Giáo dục là một quá trình khép kín, là trách nhiệm của cả nhà trường, gia đình, cộng đồng và toàn xã hội. Vì vậy việc giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường không thể tách rời giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Những gì đã trình bày trong tiểu luận này chưa thể coi là những giải pháp thoả đáng. Chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết và cần có sự trao đổi. Trên đây là một số nghiên cứu của tôi về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh ở Trung tâm GDNN-GDTX huyện Yên Lạc. Tuy nhiên, với khả năng còn hạn chế, tài liệu tham khảo chưa nhiều thuận lợi, nên đề tài không tránh khỏi 28
  9. còn có những sơ xuất. Rất mong thầy cô , đóng góp ý kiến để sáng kiến kinh nghiệm được hoàn chỉnh và có hiệu quả cao hơn. Tôi xin trân thành cảm ơn sự giúp đỡ các bạn đồng nghiệp trong trường đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm này. VIII. Những thông tin cần được bảo mật: Không IX. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến Sáng kiến được áp dụng trong điều kiện nhà trường cần đảm bảo các yếu tố sau: - Tập thể Chi bộ, Ban giám đốc, các tổ chức đoàn thể quan tâm, ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi; GVCN lớp phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường, Đoàn thanh niên giáo dục đạo đức cho học sinh. - Bản thân các giáo viên phải nêu cao tinh thần tự bồi dưỡng, không ngừng học hỏi, trau dồi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng. - Học sinh tích cực, chủ động thực hiện đúng nội quy, quy định và định hướng giáo dục của nhà trường. X. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến. * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả. Đề tài đang được áp dụng tại đơn vị và đã thu được một số lợi ích như sau: - Nâng cao nhận thức của giáo viên về đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước; thực hiện đúng hiến pháp và pháp luật; nội quy, quy định của ngành và của đơn vị. - Giáo viên thường xuyên, tích cực, chủ động bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm; bồi dưỡng việc khai thác, ứng dụng CNTT vào giảng dạy; quản lý học viên; sử dụng hệ thống thông tin quản lý giáo dục; quản lý lớp chủ nhiệm, trao đổi thông tin hai chiều giữa giáo viên và học sinh. - Nâng cao trình độ chuyên môn của giáo viên; giáo viên mạnh dạn tham các lớp bồi dưỡng, đào tạo sau đại học, tham gia các cuộc thi như: Thiết kế bài giảng e-learning, sáng tạo trên nền CNTT, giáo viên giỏi các cấp - Tạo động lực để giáo viên gắn bó với nghề, với môi trường GDTX. - Tạo hứng thú học tập cho học sinh, sôi nổi phát biểu xây dựng bài. * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân. 29
  10. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, nâng cao chất lượng giờ dạy ở các Trung tâm GDNN – GDTX. - Góp phần đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, phát huy tính tích cực của học sinh. - Giúp giáo viên tự giác bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ. - Tạo chuyển biến tích cực về mặt đạo đức của học sinh GDTX. XI. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu. Số Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực TT nhân áp dụng sáng kiến Công tác quản lý, giáo dục Giám đốc Trung Nguyễn Viết đạo đức cho học sinh tại các 1 tâm GDNN – Cường Trung tâm GDTX, GDNN - GDTX Yên Lạc GDTX, các trường THPT. Yên Lạc, ngày tháng năm 2019. Yên Lạc, ngày tháng 4 năm 2019 Thủ trưởng đơn vị Tác giả sáng kiến Nguyễn Viết Cường 30
  11. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.Nghiệp vụ quản lý trường - trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003. 2.Lý luận quản lý giáo dục và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục trường - trường cán bộ quản lý giáo dục TP. Hồ Chí Minh. Năm 2003. 3.Tạp chí Thế giới trong ta – số 74+75 năm 2008-Hội khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam. 4.Tài liệu BDTX cho giáo viên chu kỳ 3( 2004-2007) môn GDCD- vụ giáo dục trung học. 5.Th.s Nguyễn Thị Cúc – Lý luận giáo dục – Khoa sư phạm trường ĐH An Giang. năm 2006. 6.Quyết định số 40/2006/QĐ- BGDĐT về việc ban hành quy chế đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT. 7.Quyết định 02/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 23/01/2007 của Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học viên theo học Chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông 8.Quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT về việc ban hành điều lệ trường THCS, trường THPT và trường PT có nhiều cấp học. 31