Giải pháp Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giải pháp Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giai_phap_mot_so_kinh_nghiem_giup_hoc_sinh_lop_2_giai_toan_c.doc
Nội dung tóm tắt: Giải pháp Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn - Dự giờ thăm lớp. - Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. 3. Biện pháp giải quyết: 3.1. Nắm chắc nội dung chương trình giải toán có lời văn. Để dạy tốt môn Toán lớp 1 nói chung, “Giải toán có lời văn” nói riêng, điều đầu tiên là mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa. a) Trong chương trình toán lớp 1 giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể đưa ngay “Bài toán có lời văn”. Mặc dù đến tuần 23, học sinh mới được chính thức học cách giải “Bài toán có lới văn” song chúng ta đã ngầm chuẩn bị từ xa cho việc làm bài này ngay từ bài: “Phép cộng trong phạm vi 3” (Luyện tập) ở tuần 7. * Bắt đầu từ tuần 7 cho đến tuần 16 trong hầu hết các tiết dạy về phép cộng trong phạm vi (không quá) 10 đều có các bài tập thuộc dạng “Nhìn tranh nêu phép tính” ở đây học sinh được làm quen với việc: - Xem tranh vẽ. - Nêu bài toán bằng lời. - Nêu câu trả lời. - Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh). * Tiếp theo đó, kể từ tuần 17, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời, sau đó nêu cách giải và tự điền số và phép tính thích hợp vào dãy năm ô trống. Ở đây không còn tranh vẽ nữa. * Việc ngầm chuẩn bị cho học sinh các tiền đền để giải toán có lời văn là chuẩn bị cho học sinh cả về viết câu lời giải và phép tính. Chính vì vậy ngay sau các bài tập “Nhìn tranh điền phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống” chúng ta chịu khó đặt thêm cho các em những câu hỏi để các em trả lời miệng. * Tiếp theo, trước khi chính thức học “Giải toán có lời văn” học sinh được học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn (gồm hai thành phần chính là những cái đã cho (đã biết) và những cái phải tìm (chưa biết). Vì vậy có thể giải thích cho học sinh “Bài toán là gì?” nêu mục tiêu của tiết này l chỉ giới thiệu cho các em hai bộ phận của một bài toán: + Những cái đã cho (dữ kiện) + Và cái phải tìm (câu hỏi) Bài này giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tạo của “Bài toán có lời văn”. b) Các loại toán có lời văn trong chương trình chủ yếu l hai loại toán “Thêm- Bớt” thỉnh thoảng có biến tấu một chút: - Bài toán “Thêm” thành bài toán gộp, chẳng hạn: “An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?” dạng này khá phổ biến. 13 Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn - Bài toán “Bớt” thành bài toán tìm số hạng, chẳng hạn: “Lớp 1A có 35 bạn, trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nam?”, dạng này ít gặp vì hơi khó (trước đây dạy ở lớp 2). 3.2. Dạy “Giải toán có lời văn” ở lớp 1. 3.2.1. Một số dạng toán có lời văn ở lớp 1: a) Điền phép tính thích hợp: Học sinh chỉ việc nhìn tranh và trả lời câu hỏi rồi điền phép tính. Ví dụ: bài tập 4/b (sách giáo khoa trang 69): b) Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán: Bài toán: Có bạn, có thêm bạn đang đi tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn? Với bài này, học sinh chỉ việc nhìn tranh trả lời câu hỏi của giáo viên rồi điền vào số vào đề bài thành bài toán có lời văn c) Yêu cầu học sinh điền số vào tóm tắt và tìm lời giải, phép tính rồi điền vào đáp số. Ví dụ: Lúc đầu tổ em có 6 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn? Tóm tắt Bài giải Có : bạn Thêm : bạn Có tất cả : bạn? Đáp số: . bạn. d) Điền số vào tóm tắt rồi tự tìm lời giải và giải: Ví dụ (bài 1 trang 121): Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi có tất cả bao nhiêu cây chuối ? Tóm tắt Có : cây Thêm : cây Có tất cả : cây ? e) Yêu cầu học sinh tự tóm tắt và tìm cách giải: 14 Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn Ví dụ: bài số 4 (trang 135): Lớp 1A vẽ được 20 bức tranh, lớp 1B vẽ được 30 bức tranh. Hỏi cả hai lớp vẽ được bao nhiêu bức tranh? Nhìn chung những dạng toán trên cũng phù hợp với học sinh nhưng cũng có phần gây khó khăn cho một số học sinh chưa hoàn thành. Đây cũng là yêu cầu đối với giáo viên làm sao cho học sinh hiểu được bài toán và giải được thông qua bước phân tích đề bài sau đây. 3.2.2. Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn: Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán chưa hoàn thiện. Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai đoạn 2 vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không khó đối với học sinh lớp tôi. Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở lớp 1 gồm 2 phần: phần cho biết, phần hỏi. Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau: * Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán: Bài toán 1: Có bạn, có thêm bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu bạn? Bài toán 2: Có con, có thêm con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu con thỏ ? * Bài toán còn thiếu câu hỏi (cái cần tìm): Bài toán 3: Viết tiếp câu hỏi để có bài toán. Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. Hỏi .? * Bài toán còn thiếu cả số, cả câu hỏi (cái đã cho và cái cần tìm) Bài toán 4: Có con chim đậu trên cành, có thêm .con chim bay đến. Hỏi .? - Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu là cái cần tìm. Bước 1: Giáo viên đặt câu hỏi – Học sinh trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu trên bảng lớp. Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của bài toán. Sau khi hoàn thành 4 bài toán, giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và 15 Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có đủ dữ kiện. 3.2.3. Quy trình giải toán có lời văn: Gồm các bước: - Tìm hiểu bài toán. - Tóm tắt bài toán. - Tìm đường lối (cách) giải bài toán - Trình bày bài giải (gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số). - Kiểm tra lại bi giải Ví dụ 1: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn Bài 1 trang 117: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng ? Bước 1: Tìm hiểu bài Tôi yêu cầu học sinh: - Quan sát tranh minh hoạ trong SGK - Đọc bài toán. - Đặt câu hỏi tìm hiểu bài: + Bài toán cho biết gì? (An có 4 quả bóng) + Bài toán còn cho biết gì nữa? (Bình có 3 quả bóng) + Bài toán yêu cầu tìm gì? (Cả hai bạn có mấy quả bóng?) Tôi gạch chân dữ kiện, yêu cầu của bài toán. Bước 2: Tóm tắt bài toán. Tôi hướng dẫn để học sinh hoàn thiện tóm tắt của bài toán. Lúc này học sinh chỉ cần dựa vào bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì là đã hòan thiện tóm tắt. An có : 4 quả bóng. Bình có : 3 quả bóng. Cả hai bạn có: . . . quả bóng ? - Yêu cầu học sinh đọc lại tóm tắt. Bước 3: Tìm đường lối (cách) giải bài toán a) Hướng dẫn học sinh viết lời giải: Tôi hỏi học sinh: Dựa vào đâu ta viết được lời giải của bài toán? Học sinh: Dựa vào câu hỏi của bài toán Tôi nhấn mạnh cho học sinh: Bài toán hỏi cái gì thì trả lời ngay cái đó. Tôi có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo một số cách sau: Cách 1: Hướng dẫn cho HS chọn cách viết câu lời giải gần với câu hỏi nhất đó là: - Đọc kĩ câu hỏi. - Bỏ chữ Hỏi đầu câu hỏi. - Thay chữ mấy bằng chữ số. 16 Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn - Thêm vào cuối câu chữ là và dấu hai chấm. Để có câu lời giải: “Cả hai bạn có số quả bóng là:” Cách 2: Đưa từ “quả bóng” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “Số quả bóng hai bạn có tất cả là” Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu lời giải rồi thêm thắt chút ít. Ví dụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “Cả hai bạn có: quả bóng ?”. Học sinh viết câu lời giải: “Cả hai bạn có là:” Cách 4: Sau khi học sinh tính xong: 4 + 3 = 7 (quả bóng). Giáo viên chỉ vào 7 rồi hỏi: “7 quả bóng này là của ai?” (số bóng của hai bạn có tất cả). Từ câu trả lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số bóng của hai bạn có tất cả là” Vậy là có rất nhiều câu lời giải khc nhau, yêu cầu học sinh chọn câu lời giải thích hợp nhất, không nên bắt học sinh nhất nhất phải viết theo lời giải theo một kiểu. b) Hướng dẫn học sinh viết phép tính: Tôi nêu tiếp: “Muốn biết cả hai bạn có mấy quả bóng ta làm phép tính gì? (tính cộng); Mấy cộng với mấy? (4 + 3= 7) hoặc 4 cộng 3 bằng mấy? (4 + 3 = 7); Tiếp tục tơi gợi ý để học sinh nêu tiếp “7 này là 7 quả bóng” nên ta viết “quả bóng” vào dấu ngoặc đơn: 4 + 3 = 7 (quả bóng). Lưu ý: bài toán hỏi cái gì thì ghi tên đơn vị cái đó (Ví dụ: hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng? Tên đơn vị (quả bóng) hoặc hỏi có tất cả bao nhiêu con vịt? Tên đơn vị (con vịt) . c) Hướng dẫn học sinh viết đáp số: Tôi cho học sinh biết: đáp số viết kết quả của phép tính, danh số không cần viết trong ngoặc đơn Bước 4: Trình bày bài giải: Bài giải Cả hai bạn có số quả bóng là: 4 + 3 = 7 (quả bóng) Đáp số: 7 quả bóng Bước 5: Kiểm tra lại bài giải Sau khi học sinh làm bài xong yêu cầu các em kiểm tra lại bài xem đã đúng chưa (có thể quan sát tranh lại để kiểm tra) Ví dụ 2: Bài tập 2 (trang 169- Toán 1) Bài toán : Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti- mét? * Thực hiện theo 4 bước hướng dẫn giải bài toán có lời văn trên như sau: Bước 1: Tìm hiểu đề bài - Cho học sinh đọc đề nhiều lần để xác định dạng bài tập. 17 Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn * Đối với học sinh năng khiếu có thể hỏi: Bài toán cho biết gì? (Một thanh gỗ di 97 cm, bố em cưa bớt 2 cm). Bài toán hỏi gì? Hay bài toán yêu cầu gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti- mét ?) * Đối với học sinh chưa hoàn thành có thể hỏi: + Thanh gỗ dài bao nhiêu xăng-ti-mét? (97cm) + Bố em cưa bớt bao nhiêu xăng-ti-mét? (2cm) + Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng- ti- mét?) Bước 2: Tóm tắt bài toán (Có thể hướng dẫn học sinh tóm tắt bằng lời, bằng sơ đồ đoạn thẳng hoặc bằng hình vẽ) Tóm tắt Thanh gỗ : 97 cm Cưa bớt : 2 cm Còn lại : cm? Bước 3: Hướng dẫn cách giải và tìm lời giải: - Đối với học sinh năng khiếu: + Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng- ti- mét?) + Muốn biết thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu ta làm thế nào? (lấy: 97 - 2 = 95 (cm) - Đối với học sinh chưa hoàn thành cần hỏi : + Bài toán cho ta biết những gì? (Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt 2 cm) + Bài toán hỏi gì? (Thanh gỗ còn lại dài bao nhiu xăng- ti- mét?) + Muốn biết thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu ta làm phép tính gì ? (phép tính trừ) + Vì sao? (vì có từ “còn lại”) + Gọi học sinh nêu phép tính trừ? (97 - 2 = 95 (cm) - Tìm lời giải cho bài toán là dựa vào câu hỏi: Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng- ti- mét? Chúng sẽ bỏ đi tiếng “hỏi” và “bao nhiêu xăng –ti- mét” thêm từ “là” thì ta được lời giải như sau: “Thanh gỗ còn lại dài là:” Bước 4: Trình bày bài giải Bài giải Thanh gỗ còn lại dài là: 97 - 2 = 95 (cm) Đáp số: 95 cm. Bước 5: Kiểm tra lại bài giải *Đối với giải bài toán theo tóm tắt: Tôi cho học sinh đọc tóm tắt đề toán, nhìn tóm tắt nêu đề toán, phân tích đề và giải bài toán như trên. 18 Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn 3.3. Sử dụng tốt các phương pháp dạy học trong dạy giải toán có lời văn: a. Phương pháp trực quan: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể để dựa vào đó nắm bắt được kiến thức, kĩ năng của mơn Tốn. b. Phương pháp thực hành luyện tập: là phương pháp dạy học liên quan đến hoạt động thực hành luyện tập các kiến thức, kĩ năng của môn học, chiếm 50% tổng thời gian dạy học Toán. Vì vậy phương pháp này được thường xuyên sử dụng trong dạy học Toán nói chung và dạy giải toán có lời văn nói riêng. Cụ thể cho học sinh luyện tập ở: + Làm trên bảng lớp + Làm trên bảng con của học sinh. + Luyện tập Toán trong vở . + Làm trong phiếu học tập. c. Phương pháp gợi mở vấn đáp: là phương pháp sử dụng một hệ thống các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi, từng bước dần đến cách trình by bi tốn cĩ lời văn. d. Phương pháp giảng giải minh hoạ: Phương pháp này dùng lời nói để giải thích, kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải thích. đ. Phương pháp tổ chức trị chơi học tập: Đối với học sinh lớp 1 các em vừa chuyển sang một môi trường mới được học tất cả các môn học, trong khi đó ở Mầm non các em chủ yếu là được vui chơi. Cho nên khi tiếp thu kiến thức mới các em chưa hứng thú, say mê, dễ nhàm chán. Vì vậy tổ chức trị chơi học tập trong các môn học nói chung và môn Toán nói riêng là rất cần thiết, bởi vì sau khi học sinh đã nỗ lực tự giác giải quyết các nhiệm vụ của bài học, nếu giáo viên chuyển sang một hình thức tổ chức học tập mới (trò chơi học tập) thì các em được chuyển từ trạng thái “căng thẳng” sang một trạng thái ‘hưng phấn” sẽ phù hợp với độ tuổi các em hơn. Để tổ chức trò chơi học tập mang lại kết quả thì giáo viên cần biết tổ chức trò chơi vào lúc nào trong mỗi tiết dạy, thiết kế trò chơi phải đảm bảo những yêu cầu gì, cch tổ chức trò chơi ra sao, chuẩn bị các đồ dùng, thiết bị phục vụ cho trò chơi để đạt được hiệu quả và đem lại sự hứng thú say mê học tập cho học sinh. e. Tổ chức cho học sinh học nhóm cộng tác: Trước khi giải một bài toán có lời văn giáo viên có thể cho học sinh tự suy nghĩ tìm ra cách giải bài toán sau đó có thể thảo luận trong nhóm xem cách giải đã chính xác chưa, có cần sự giúp đỡ của bạn không, rồi mới trình bày bài giải. 3.4. Sử dụng hợp lý, có hiệu quả đồ dùng dạy học, đặc biệt là đồ dùng trực quan: - Dạy giải toán có lời văn giáo viên cho học sinh quan sát đồ dùng trực quan 19 Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn đem lại hứng thú cho học sinh. Lớp học thoải mái, vui vẻ, giờ học đạt hiệu quả cao. Học sinh ham thích học toán. - Học sinh được học tập qua ứng dụng công nghệ thông tin bằng hình ảnh được trình chiếu một cách sinh động tạo sự hứng thú cho các em tập trung hơn. Tuy nhiên giáo viên không nên lạm dụng quá vào việc dạy học. 3.5. Tích cực, kiên trì và chủ động, sáng tạo đổi mới phương pháp dạy học. - Chuẩn bị bài trước khi lên lớp rất quan trọng nên việc xây dựng mục tiêu bài học cũng như sắp xếp, tổ chức các hoạt động dạy- học cần được coi trọng. - Ngoài ra giáo viên cần mạnh dạn trao đổi những vấn đề khó, những vấn đề mới với ban giám hiệu, đồng nghiệp để được tư vấn. - Trong giảng dạy có nhiều học sinh nhận thức chậm. Giáo viên phải kiên trì, không nên khắt khe mà nên tạo điều kiện cho các em được tham gia vào các hoạt động học tập, được chia sẻ để tự tin hơn - Giáo viên tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh thường xuyên trao đổi với giáo viên trong tổ, tổ chức các chuyên đề, sinh hoạt chuyên môn mới, chia sẻ, giải quyết kịp thời các khó khăn. - Tăng cường khảo sát chất lượng học sinh ngay tại các giờ học, buổi học, tuần học. - Chấm bài thường xuyên, có thể nhận xét trực tiếp hoặc ghi nhận xét vào vở học sinh, động viên học sinh kịp thời. 3.6. Cách đánh giá học sinh: Cách đánh giá trong dạy học Toán cần phải đánh giá toàn bộ kiến thức kĩ năng cơ bản của học sinh. Giáo viên cần đổi mới cách đánh giá nhằm thúc đẩy quá trình dạy học cá nhân. Đồng thời động viên, khuyến khích động viên học sinh chăm học, tự tin hứng thú trong học tập, khi đánh giá giáo viên cần lưu ý đánh giá cần đảm bảo tính khách quan công bằng, đánh giá học sinh theo quy định, theo hướng động viên có sự chú ý tới sự phát triển của mỗi học sinh, phối hợp các hình thức kiểm tra đánh giá để đánh giá đúng việc nắm kiến thức và kĩ năng trình bày, diễn đạt của học sinh. Ngoài việc giáo viên đánh giá, giáo viên cần tổ chức cho học sinh tự đánh giá mình và đánh giá bạn. Ví dụ: khi dạy bài tập 2 (trang 169) Bài toán: Một thanh gỗ dài 97 cm, bố em cưa bớt đi 2 cm. Hỏi thanh gỗ còn lại dài bao nhiêu xăng-ti- mét? Sau khi học sinh làm xong bài tập 2 ở sách giáo khoa, giáo viên cho học sinh đổi vở để các em đánh giá nhận xét lẫn nhau. Bằng cách khác giáo viên cho học sinh tự đánh giá bài của mình thơng qua việc huy động kết quả và chữa bài của giáo viên trước lớp. 3.7. Dự giờ thăm lớp: 20 Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn Khi dạy giải toán có lời văn tôi hay đi dự giờ và khảo sát học sinh, sau đó tôi cùng đồng nghiệp nghiên cứu bài làm trên giấy của học sinh, phân tích tiết dạy tìm ra và cùng nhau phân tích nguyên nhân học sinh mắc sai lầm hoặc không nắm được bài để rút ra kinh nghiệm nâng cao chất lượng cho học sinh. 3.8. Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh: - Thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin đa chiều giữa gia đình với nhà trường để quan tâm, giúp đỡ và có biện pháp kịp thời giúp học sinh học không bị sa sút. - Phối hợp với gia đình và người đỡ đầu của học sinh, có những thông tin trao đổi kịp thời để giáo dục học sinh về những kiến thức môn toán mà các em chưa đạt được, tư vấn phương pháp dạy và kiểm soát học sinh. - Khi giao bài về nhà dạng giải toán có lời văn tôi thấy các em còn lúng túng. Muốn học sinh thực hiện tốt các yêu cầu trước hết mỗi bậc cha mẹ, thầy cô phải trở thành tấm gương về nghị lực trong mắt trẻ. 3.9. Rèn cho học sinh có thói quen cần thiết trong quá trình học tập môn Toán. Hình thành nề nếp học tập: Tôi rèn cho mỗi học sinh phải độc lập suy nghĩ, làm việc tích cực; có thói quen tự giác, chủ động khi làm bài, không yêu cầu trợ giúp khi chưa suy nghĩ và chưa đọc kĩ đề. Học sinh biết huy động kiến thức mình tham gia giải quyết nội dung, yêu cầu bài tập. Rèn cho học sinh tính cẩn thận chu đáo trong học tập. Diễn đạt bằng lời văn phải chính xác, cụ thể. Tạo cho học sinh tính mạnh dạn, tự tin trình bày trước lớp. Giúp học sinh tự rút kinh nghiệm về cách học của mình. Sau khi làm xong bài tập, tôi cho các em tự kiểm tra, đánh giá và sửa chữa bài làm của mình trước khi nộp bài. Tôi luôn rèn cho học sinh ý chí vượt khó, khi gặp các bài toán khó phải tự tin không nản lòng. Khuyến khích học sinh tự lực làm bài, tìm tòi cách giải quyết để đạt kết quả cao trong học tập. Để học sinh học tốt giải toán có lời văn, tôi luôn tăng cường giúp đỡ các em nắm vững lý thuyết, giúp các em khắc sâu kiến thức ngay tại lớp. Tôi chú trọng phương pháp dạy nhẹ nhàng, tự nhiên để phát huy năng lực tư duy, sáng tạo cho học sinh. Bên cạnh đó, tôi luôn động viên, tuyên dương kịp thời nhất là đối với các em chưa hoàn thành. Tôi luôn theo dõi, nhận xét khuyến khích các em trả lời đúng. Tôi yêu cầu học sinh trình bày cách giải hay câu lời giải bằng cách diễn đạt của mình, không nhất thiết phải nói nguyên văn theo sách giáo khoa. Cuối cùng, liên hệ vào cuộc sống thực tiễn, tôi củng cố kiến thức các em dưới các hình thức tổ chức trò chơi học tập nhằm tạo sự vui vẻ, hứng thú trong học tập và khắc sâu kiến thức đã học, giúp cho các em độc lập suy nghĩ, diễn đạt tốt bằng lời, tự tin hơn trong giao tiếp. Ví dụ cụ thể: 21 Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn ( Lần đầu khi tham gia trò chơi, vì học sinh chưa quen nên người quản trò là giáo viên. Những lượt chơi tiếp theo cần khuyến khích học sinh làm người quản trò, nhằm giúp học sinh mạnh dạn khi giao tiếp). Trò chơi “ Kết bạn” - Người quản trò hô: Kết bạn! Kết Bạn! - Học sinh: Kết mấy? Kết mấy? - Người quản trò hô: Kết 4 bạn nam và 3 bạn nữ. ( Hoặc: Kết 5 bạn, trong đó có 3 bạn nam./ Kết 4 bạn, trong đó có 2 bạn nữ./ ) - Nhận xét, tuyên dương. Trò chơi “ Đi chợ” - Người quản trò hô: Đi chợ! Đi chợ! - Học sinh: Mua gì? Mua gì? - Người quản trò hô: Mẹ mua 2 con cá và 5 con cua. ( Hỏi mẹ mua tất cả bao nhiêu con?) Hoặc: + Mẹ có 10 quả cam. Mẹ mua thêm 5 quả cam nữa. ( Hỏi mẹ có tất cả bao nhiêu quả cam?) + Em mua 9 cái kẹo. Em cho bạn An 4 cái kẹo. ( Hỏi em còn lại mấy cái kẹo?) - Nhận xét, tuyên dương. 4/ Kết quả chuyển biến của đối tượng: Trong quá trình đứng lớp, tôi đã áp dụng các biện pháp trên để giúp các em học tốt môn Toán. Với sự chỉ đạo, giúp đỡ của nhà trường, bằng sự nhiệt tình, tận tâm và sự rèn luyện và bồi dưỡng thường xuyên của bản thân tôi, sự phấn đấu của mỗi học sinh, cho nên 100 % học sinh lớp tôi giải toán có lời văn rất tốt. III. Kết luận 1/ Tóm lược giải pháp Giải pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 giúp học sinh hoàn thiện một bài đủ 3 bước: câu lời giải+ phép tính+ đáp số là vấn đề đang được các thầy cô trực tiếp dạy lớp 1 quan tâm. Vấn đề đặt ra là giúp học sinh lớp 1 viết câu lời giải của bài toán sao cho sát với yêu cầu mà câu hỏi của bài toán đưa ra. Chính vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra sáng kiến kinh nghiệm mà bản thân tôi đã vận dụng vào trong quá trình dạy và đạt kết quả khả quan. Để giúp học sinh học tốt môn Toán, giáo viên cần thực hiện tốt các vấn đề sau: a/ Nhìn hình vẽ - viết phép tính b/ Rèn cho học sinh có thói quen cần thiết trong quá trình học tập môn Toán. 2/ Phạm vi đối tượng áp dụng: Đề tài này áp dụng cho tất cả học sinh lớp 1 trong huyện. 3/ Kiến nghị, đề xuất: không. 22 Nguyễn Thị Thanh Tuyền
- Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 2 giải toán có lời văn 23 Nguyễn Thị Thanh Tuyền