Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập trắc nghiệm áp dụng vào môn tin học

pdf 13 trang binhlieuqn2 03/03/2022 5960
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập trắc nghiệm áp dụng vào môn tin học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bai_tap_trac_nghiem_ap_dung_vao_mon_ti.pdf

Nội dung tóm tắt: Sáng kiến kinh nghiệm Bài tập trắc nghiệm áp dụng vào môn tin học

  1. ÁP DỤNG BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM VÀO MÔN TIN HỌC 1. Lý do chọn đề tài: Kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy học. Đó là quá trình thu nhập, phân tích và xử lý thông tin về kiến thức, kỹ năng thái độ của học sinh theo mục tiêu của môn học. Mục đích của việc kiểm tra đánh giá là xác nhận kết quả học tập của học sinh tiểu học ở các môn học nói chung, môn tin học nói riêng và cung cấp những thông tin chính xác về quá trình dạy tin học ở tiểu học cho ban giám hiệu, cho cán bộ quản lý, giáo viên môn tin học để có những điều chỉnh tác động kịp thời tới quá trình dạy học môn tin học nhằm nâng cao chất lượng của học sinh. Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh hiện nay mang tính khách quan là phương pháp trắc nghiệm. Đối với bộ môn tin học nói riêng, hình thức kiểm tra trắc nghiệm được thiết kế trên một số phần mềm như Powerpoint, Violet, Elearning, sẽ giúp các em vừa có thể kiểm tra kiến thức vừa tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã chọn đề tài “Bài tập trắc nghiệm áp dụng vào môn tin học”. Nhằm giúp các em có một buổi học thật là lý thú và bổ ích. 2. Giải quyết vấn đề: 2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề - Giáo viên là người chủ động và trực tiếp đánh giá học sinh bằng nhiều hình thức mà đa phần là sử dụng các bài kiểm tra dưới dạng tự luận. - Dạng câu hỏi tự luận học sinh có thể diễn đạt tư tưởng kiến thức và kinh nghiệm học tập đã có. Giáo viên có thể đo lường khả năng suy luận như 1
  2. sắp xếp ý tưởng, suy diễn, so sánh phân biệt. Khuyến khích học sinh sắp đặt và diễn đạt ý tưởng một cách hiệu quả. Học sinh có thể học tủ, học lệch. - Một bài kiểm tra tự luận giáo viên chỉ cần ra đề ít câu nên việc ra đề chiếm ít thời gian. Còn học sinh khi làm kiểm tra tự luận thì phải chuẩn bị giấy kiểm tra sau đó chép đề và phải suy nghĩ để viết câu trả lời vào giấy vì thế mất khá nhiều thời gian khi làm bài kiểm tra tự luận. - Khi đánh giá kết quả học tin học của học sinh tiểu học ở dạng các câu hỏi này thì phạm vi đánh giá và nội dung kiểm tra sẽ hẹp, không bao quát được toàn bộ kiến thức học tập môn tin học trong một chương, một kỳ, hay một năm học. Do vậy độ tin cậy ở kết quả không cao, các câu trả lời thường rất dài, tốn thời gian. - Đề thi hoặc các bài kiểm tra môn tin học của học sinh tiểu học đa số là do ban giám hiệu, cán bộ quản lý hoặc giáo viên môn tin học ra đề, mà người ra đề thường ít nhiều mang màu sắc chủ quan của bản thân. Không có sự trao đổi thấu đáo giữa người ra đề và giáo viên trực tiếp giảng dạy môn tin học. Vì vậy nếu người dạy có tư tưởng đối phó với vấn đề chất lượng thì việc tìm hiểu cách thức ra đề, màu sắc chủ quan của người ra đề rồi dạy học sinh theo hướng đó là điều rất dễ xảy ra, chất lượng phụ thuộc vào kỹ năng người chấm bài. - Các đề thi dưới dạng bài tự luận thường mất nhiều thời gian để chấm bài. Vì vậy việc chữa bài kiểm tra ngay cho học sinh cũng không tốn ít thời gian. 2.2 Thực trạng của vấn đề: - Đánh giá kết quả học tập môn tin học của học sinh là một nhiệm vụ của giáo viên giảng dạy môn tin học mà trong đó học sinh có thể tham gia vào việc đánh giá, có thể xác định mình đạt được kết quả học tập ở mức độ nào. 2
  3. Vì vậy việc lựa chọn phương pháp đánh giá cho phù hợp và khách quan là việc cần thiết mà mỗi giáo viên nên làm. - Việc kiểm tra đánh giá kết quả học tin học của học sinh phải đảm bảo được tính toàn diện, tức là kiểm tra được hết các nội dung mà các em được học. Phải đảm bảo được tính chính xác, tính lượng hoá cao. Nghĩa là việc kiểm tra đánh giá phải xây dựng được các chỉ số đáng tin cậy, cho phép đánh giá có thể đo được, đếm được, quan sát được, có thể xác định được bằng con số cụ thể. Việc ra đề dựa trên cơ sở phát triển năng lực, trí tuệ học sinh ở các mức độ: + Từ đơn giản đến phức tạp : + Nhận biết, ghi nhớ tri thức ; + Thông hiểu, lí giải ; + Vận dụng ; + Phân tích ; + Tổng hợp ; + Đánh giá, nhận xét. - Việc đánh giá phải đảm bảo tính khách quan trên hai mặt: Nội dung đánh giá khách quan. Phải căn cứ vào chương trình và trình độ của các em học sinh tiểu học. Mặt khác công việc chấm điểm và thu nhập kết quả đánh giá phải khách quan. - Trong số các phương pháp đưa ra để đánh giá kết quả học tập môn tin học của học sinh như phương pháp quan sát, phương pháp vấn đáp, phương pháp kiểm tra tự luận thì phương pháp kiểm tra trắc nghiệm khách quan là có thể đáp ứng được những yêu cầu đặt ra trong việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. - Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi đã khảo sát khối lớp 3 thông qua giờ dạy lý thuyết, dạy thực hành, thông qua kiểm tra bài cũ. Khi tổng hợp kết quả thu được: 3
  4. Phân loại HS Số HS Tỷ lệ Giỏi 65/148 43.9% Khá 39/148 26.4% Trung bình 32/148 21.6% Yếu 12/148 8.1% 2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: - Trắc nghiệm khách quan là cách gọi tên trắc nghiệm dựa vào thuộc tính cơ bản của nó là tính khách quan trong chấm điểm. Trắc nghiệm khách quan được chấm điểm bằng cách đếm số lần mà học sinh lựa chọn được câu trả lời đúng trên tổng số câu hỏi rồi quy về thang điểm 10. Như vậy kết quả chấm điểm của trắc nghiệm khách quan không phụ thuộc vào người đánh giá. Đó chính là tính khách quan trong chấm điểm của phương pháp trắc nghiệm khách quan. - Trắc nghiệm khách quan bao gồm số lượng câu hỏi nhiều. Người ra đề có thể ra nhiều dạng câu hỏi. Có 4 hình thức trắc nghiệm cơ bản được sử dụng: * Dạng câu hỏi đúng sai: Ví dụ: Điền Đ vào ô vuông câu đúng hoặc S vào ô vuông câu sai. Tên của hàng phím dưới đây là gì? a) Hàng phím cơ sở b) Hàng phím trên c) Hàng phím dưới d) Hàng phím chứa dấu cách 4
  5. * Dạng câu hỏi yêu cầu lựa chọn phương án trả lời thích hợp. Ví dụ: Em hãy khoanh tròn vào câu sai nghĩa: a) Máy tính giúp em học làm toán, học vẽ. b) Máy tính giúp em liên lạc với bạn bè. c) Có nhiều loại máy tính khác nhau. d) Em không thể chơi trò chơi trên máy tính. * Dạng ghép đôi: Ví dụ: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B sao cho phù hợp: A B Nhấn và giữ nút trái chuột, di chuyển con trỏ Di chuyển chuột chuột đến vị trí cần thiết thì thả ngón tay nhấn giữ chuột. Nháy đúp chuột Nháy chuột trái nhanh hai lần liên tiếp. Nháy chuột Thay đổi vị trí của chuột trên mặt phẳng. Kéo thả chuột Nhấn nút trái chuột rồi thả ngón tay . * * Dạng câu hỏi điền khuyết: học sinh sẽ lựa chọn từ ngữ thích hợp để điền vào chỗ còn thiếu. Ví dụ: Điền từ thích hợp vào chỗ trống ( ) để được câu hoàn chỉnh. A) Thông tin trên máy tính tồn tại ở các dạng: B) Tiếng hát cho em thông tin dạng C) Truyện tranh cho em thông tin dạng . và dạng . *Chú ý: Câu hỏi phải xác định rõ độ khó. Cần nắm được độ khó để điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp với từng loại đối tượng học sinh. Câu hỏi phải có khả năng phân loại được trình độ của học sinh theo nhóm giỏi - khá - kém. 5
  6. Với những nhận thức và phương pháp trắc nghiệm khách quan trong đánh giá môn tin học đối với học sinh tiểu học như vậy. Bản thân tôi đã lựa chọn phương pháp trắc nghiệm khách quan áp dụng vào tiết học Ôn tập chương ‘‘Em tập soạn thảo’’ môn tin học lớp 3. TIẾT HỌC MINH HỌA ÔN TẬP CHƯƠNG EM TẬP SOẠN THẢO I. MỤC TIÊU: HS nắm vững kiến thức đã được học ở những bài trước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Giáo viên: Sách giáo khoa, giáo án, phòng máy. - Học sinh: Sách giáo khoa. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: Hoạt động của GV Hoạt động của HS I. Ổn định lớp (1’) II. Bài mới 1. Giới thiệu bài mới (1’) Bài : Ôn tập chương ‘‘Em tập soạn thảo’’ 2. Phát triển bài (25 – 30’) Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức đã học (20’) GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức đã học: - Nêu cách khởi động Word và giới thiệu một số chức năng của phần mềm. - Cách gõ chữ hoa? Lấy ví dụ. HS: Trả lời. - Cách gõ ký hiệu trên của phím? Lấy ví dụ. HS khác lắng - Cách sửa lỗi gõ sai? Lấy ví dụ. nghe. - Cách phục hồi thao tác trước? Lấy ví dụ. - Cách gõ các chữ thường ă, â, ê, ô ơ, ư, đ, chữ 6
  7. hoa Ă, Â, Ê,Ô, Ơ, Ư,Đ theo kiểu Telex? - Cách gõ các chữ thường ă, â, ê, ô ơ, ư, đ, chữ hoa Ă, Â, Ê, Ô, Ơ, Ư, Đ theo kiểu Vni? - Nêu quy tắc gõ dấu trong tiếng Việt? - Cách gõ các dấu thanh: huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã theo kiểu Telex và Vni? GV: Nhận xét Hoạt động 2: Kiểm tra những kiến thức đã học (10’) (GV sử dụng một phần mềm Violet để tạo câu hỏi) Câu 1: Đáp án: c) W Câu 2: Đáp án: d) Enter 7
  8. Câu 3: Đáp án: a, c như hình bên Câu 4: Đáp án: a, b như hình bên Câu 5: Đáp án: như hình bên 8
  9. Câu 6: Đáp án: ă aw â aa ê ee ô oo ơ ow ư uw đ dd Câu 7: Đáp án: ă a8 â a6 ê e6 ô o6 ơ o7 ư u7 đ d9 Câu 8: Đáp án: dấu huyền f dấu sắc s dấu hỏi r dấu nặng j dấu ngã x 9
  10. Câu 9: Đáp án: dấu huyền 2 dấu sắc 1 dấu hỏi 3 dấu nặng 5 dấu ngã 4 Câu 10: Đáp án: HS điền đúng các chữ như hình bên. III. Củng cố - dặn dò (3’) GV: Về nhà ôn lại những kiến thức đã học để chuẩn HS lắng nghe. bị tiết sau kiểm tra chương I. GV: Nhận xét tiết học.  Ghi nhận sau tiết học - Giáo viên bám sát các dạng bài tập trong sách giáo khoa nên học sinh nắm vững bài học. - Giáo viên ghi nhận điểm. 10
  11. 2.4. Hiệu quả của SKKN Qua quá trình áp dụng vào giảng dạy tin học khối 3, so sánh với bảng tổng hợp trước đó đã thu được kết quả như sau: Trước khi thực Sau khi thực Phân loại HS Nhận xét hiện đề tài hiện đề tài Giỏi 65/148 43.9% 79/148 53.4% Tăng 9.5% Khá 39/148 26.4% 48/148 32.4% Tăng 6.0% Trung bình 32/148 21.6% 14/148 9.5% Giảm 12.1% Yếu 12/148 8.1% 7/148 4.7% Giảm 3.4% 3. Kết quả: - Kiểm tra, khảo sát được số lượng lớn học sinh. - Kiểm tra kiến thức của học sinh ở cấp độ nhớ, hiểu một cách hữu hiệu. - Kiểm tra đánh giá được phạm vi kiến thức tương đối lớn, lượng câu hỏi lớn, bao quát khắp nội dung chương trình sẽ làm tăng độ tin cậy của kết quả đánh giá. - Ngăn ngừa học sinh học tủ. - Học sinh hứng thú tham gia vào tiết học, tiết ôn tập. Tạo không khí học tập sôi nổi, tích cực, nâng cao tinh thần đoàn kết Các tiết kiểm tra không còn nặng nề. Khuyến nghị áp dụng - Nếu giáo viên sử dụng thường xuyên phương pháp này sẽ khuyến khích học sinh học bao quát cả chương trình, tích nhiều kiến thức, tránh học tủ, học lệch. - Ngoài ra giáo viên có thể áp dụng hình thức kiểm tra trắc nghiệm vào nhiều thời điểm khác nhau hoặc trong nhiều hoạt động khác nhau như là kiểm tra miệng, kiểm tra kiến thức từng hoạt động, củng cố bài học, mà lại tốn ít thời gian. 11
  12. - Công việc chấm điểm sẽ nhanh chóng, tính chính xác cao và mang tính công bằng. Không chỉ mình giáo viên chấm điểm mà tự các em cũng chấm được theo đáp án giáo viên đưa ra hoặc chấm chéo theo nhóm Những đề xuất - Tăng cường trang thiết bị dạy học: Đủ số lượng trong đó có cả dự phòng để thay thế, đảm bảo chất lượng, hiện đại hoá. Sửa chữa, bổ sung kịp thời những thiết bị bị hỏng. - Đầu tư thêm trang thiết bị công nghệ thông tin. - Quan tâm hơn đến tâm lý học lứa tuổi, giới tính từ đó có những điều chỉnh phù hợp để nâng cao chất lượng dạy và học. - Giáo viên cần tích cực nghiên cứu, biết khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả hơn trong quá trình giảng dạy. - Bồi dưỡng thêm kiến thức tin học và ngoại ngữ. 4. Tài liệu tham khảo: [1] Lê Thị Hồng Loan (2009), Bài tập tin học 3, NXBVHTT, Hà Nội. [2] Huỳnh Kim Sen (2010), Tài liệu tham khảo học tập tin học, NXBGD, Hà Nội. [3] Các website có liên quan: 12
  13. MỤC LỤC Trang 1. Lý do chọn đề tài . 1 2. Giải quyết vẫn đề . 1 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề 1 2.2. Thực trạng của vấn đề 2 2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4 2.4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm . 11 3. Kết quả . 11 4. Tài liệu tham khảo 12 13